Ngược Về Thời Minh

Chương 468.1

Đã là trung tuần tháng mười một rồi, đã nhìn thấy được Kinh thành, khi còn cách mấy dặm nữa thì trời đổ tuyết lớn.

Một trận tuyết như lông ngỗng, tung bay lả tả, bồng bềnh lượn lờ, đây là trận tuyết đầu mùa đông, một trận tuyết lớn báo hiệu một năm được mùa. Không khí ẩm ướt mà ấm áp, bông tuyết lả tả rơi xuống đất rồi tan ra, đọng thành một vệt ướt, dần dần hóa thành một màu sắc thắm, cho đến khi hoa tuyết phía trên không hòa tan được nữa, khắp nơi trắng xóa một mảnh.

Đỉnh mũ, đầu vai, cung đao nơi eo của các chiến sĩ cũng đọng đầy hoa tuyết, dưới chân ẩm ước, nhưng bước chân của bọn họ vô cùng có lực, đón gió đạp tuyết tinh thần sáng láng, đại thắng trở về vinh quang thế nào chứ, trên dưới đại quân tràn đầy niềm vui được hồi hương và cảm xúc hưng phấn.

Khi còn cách thành ba mươi dặm, Dương Lăng phái một thám mã đi nghe ngóng động tĩnh phía trước, để tìm hiểu quy cách nghênh đón và đại thần được phái tới, để có chuẩn bị tâm lý từ sớm, để làm tốt việc hàn huyên và lễ nghi, không ngờ đại đội nhân mã đi đến chỗ cách hai mươi dặm rồi mà còn chưa thấy khoái mã về báo.

Trong lòng Dương Lăng tuy có kinh ngạc, có điều không suy nghĩ sâu. Hắn vén rèm xe lên tùy ý đưa mắt nhìn, hoa tuyết bay vào theo gió, tuy không lạnh lắm, khi chạm lên mặt thì hóa thành giọt nước, cảm giác mát lạnh thấm vào ruột gan, Dương Lăng vội vàng buông màn xuống, có điều đã hít được đầy không khí mát lạnh mang theo vị ngọt rồi.

Dương Lăng nhẹ nhàng lau mặt, lập tức muốn về nhà, cách nhà gần rồi, trong lòng liền cảm thấy an tâm. Trong đầu ngoài trừ từng bóng dáng quen thuộc, thân thiết kia ra còn có một bóng dáng chỉ có trong tưởng tượng, chính là con gái nhỏ của hắn, đứa bé mà Tuyết Lý Mai sinh, nó vẫn chưa nhìn thấy cha đâu.

Hôm nay hồi kinh, hôm nay tuyết lớn, nó do Tuyết Nhi sinh ra, ừ…vậy tên là Dương Tuyết Nhi! Khóe miệng Dương Lăng lộ ra nụ cười ấm áp. Đúng lúc này, ngoài xe có người kinh hô lên:

- Quốc Công, mau, mau mau, Hoàng…Hoàng thượng…

Dương Lăng ngẩn ngơ, lập tức cả kinh, vội vén rèm lên xông ra ngoài, hỏi:

- Hoàng thượng thế nào?

Một gã thị vệ trước xe chỉ về phía trước lắp bắp nói:

- Hoàng…Hoàng thượng…

Dương Lăng ngẩng đầu, gió thổi tuyết bay, mênh mang mờ mịt, trong màn tuyết mênh mông một đoàn nhân mã đi đến. Dương Lăng nâng người híp mắt nhìn qua, chỉ thấy nghi trượng đi trước nhất như rừng, ở giữa là tán che màu vàng, chính giữa là một cỗ kiệu cực lớn sáu mươi bốn người nâng. Dương Lăng không khỏi giật mình kinh hãi nói:

- Hoàng thượng!

Chính Đức Hoàng thượng đang ở cách hai mươi dặm, mạo hiểm tuyết lớn đầy trời mà đến đón hắn.

Dương Lăng vội vàng nhảy xuống xe, nhấc vạt bào chạy về phía trước. Ngự liễn phía trước cũng nhìn thấy đội quân của Dương Lăng, vừa mới dừng lại, vừa nhìn thấy Dương Lăng đến thì nghi trượng chi thành hai bên trái phải, các võ sĩ Kim Qua Cách nhường ra một con đường.

Dương Lăng vội vàng chạy đến trước ngự liễn, cất cao giọng hô:

- Thần, Dương Lăng, tham kiến Hoàng thượng!

Nói rồi, Dương Lăng phất vạt bào, quỳ trên nền đất trắng tuyết.

Nghi trượng hai bên là tướng quân cưỡi ngựa, phía sau là quan văn đang ngồi kiệu, ai ai cũng đều tiến lên, lẳng lặng nhìn hắn. Tuyết vẫn rơi xuống không tiếng động, hai cung nữ trước ngự liễn dùng móc vàng nâng màn kiệu lên.

Chính Đức Hoàng đế đầu đội mũ Dực Long, mặc một thân lon bào, mỉm cười từ trong đi ra, men theo bậc thân gỗ sơn son của ngự liễn mà đi xuống xe, nâng Dương Lăng dậy, vui vẻ nhìn hắn từ trên xuống dưới.

Hai người bốn tay nắm lấy nhau, vẻ mặt vui sướng, tuyết lớn kín kẽ dày đặc ở bên cạnh, phía trước hai người giống như cánh bướm phấp phới. Chính Đức cao giọng cười to, ra sức lắc cánh tay Dương Lăng, chỉ nói một câu:

- Đi, chúng ta trở về.

Chính Đức nói xong thì kéo tay Dương Lăng xoay người liền đi. Dương Lăng giật mình nói:

- Hoàng thượng!

- Lên liễn!

Chính Đức nói không do dự, kéo Dương Lăng sóng vai quay về ngực liễn, rèm vàng cứ thế mà kéo lên, khoát tay nói:

- Bãi giá hồi cung!

Đại đội nhân mã chuyển hướng tại chỗ, trùng trùng điệp điệp quay lại Kinh thành, ngự liễn ổn định mà đi về Kinh thành. Dương Lăng và Chính Đức sóng vai ngồi trên một chiếc long tháp phủ lớp gấm vàng, chỉ thấy hai người khoanh chân nói chuyện, thỉnh thoảng truyền ra mấy tiếng cười to. Các tướng quân ngồi trên lưng ngựa hai bên đều cực kỳ hâm mộ, nhưng lại không ai dám oán thầm chê trách.

Công lao mở mang bờ cõi là thứ mà ai cũng lập được sao? Nếu là bất cứ ai có thể đoạt lại bình nguyên Hà Sáo từ tay người Thát Đát, thì chính là kỳ công kiếp này, huống chi còn thuyết phục Đóa Nhan Tam Vệ, khiến cho đất Liêu Đông đều quy về Đại Minh, lấy được sơn mạch Kim Sơn từ trong tay người Ngõa Lạt, mở ra con đường thông đến Tây Vực, công tích như vậy còn có người thứ hai sao?

Văn võ toàn triều, hoàng thân quốc thích toàn bộ đều ra nghênh đón, Hoàng đến đích thân ra khỏi Kinh sư hai mươi dặm, kéo Uy Quốc Công ngồi chung ngự liễn hồi kinh, vinh hạnh đặc biệt như vậy, người ta xứng đáng. Nghi thức hoan nghênh vô cùng long trọng, tuyết lớn đầy trời, Cửu môn Kinh sư mở rộng, dân chúng toàn thành đón chào, Dương Lăng nở mày nở mặt về đến Kinh thành, đi thẳng đến Kim điện, truyền chỉ đặc biệt miễn quỳ trước vua, ban ngồi trong long đình.

Dương Lăng ngồi vào ghế, liếc mắt nhìn Tiêu Phương, Tiêu Phương khẽ gật một cái khó nhìn thấy được, Dương Lăng âm thầm yên lòng.

Muốn khai phá cương thổ cực bắc, nếu không phải tước vương, được hưởng quyền quyết định, dẫn quân độc lập thì không thể thành công, nhưng có binh bên ngoài, chính là đại kỵ của quân vương, cho nên Dương Lăng muốn làm từng bước một, bước đầu tiên chính là dựa vào công lao mà phong vương tước, bước thứ hai mới thuyết phục Hoàng đế.

Vương khác họ của Đại Minh chỉ có hai kết cục, một là ở lại trong kinh làm một Tiêu Dao Vương không có binh quyền, ví dụ như Từ Đạt; một loại là được phong đến vùng đất bát hoang trong mắt hoàng triều có thể không có giá trị gì cả, ví dụ như Mộc Anh.

Vấn đề là dựa theo tình cảm và sự nể trọng mà Hoàng đế đối với hắn thì quyết sẽ không để hắn đến nơi biên tái. Nếu người khác thay hắn xin phong, đồng nghĩa chuyện cổ động Hoàng đế trục xuất hắn. Phải biết rằng người của hoàng triều đa phần ngoài trừ bên trong không biết chuyện phiên ngoại ra thì trong mắt bọn họ, ngoài trừ biết được hai chữ Bắc Hải (Bối Gia Nhĩ Hồ) thông qua câu chuyện Tô Vũ chăn dê ra thì ấn tượng ở nơi đó chỉ là: rét lạnh, nghèo hoang, không dấu chân người, đất cằn sỏi đá.

Tóm lại, đó là nơi mà dã nhân và tội nhân mới ở, đừng nói là phong Vương gia, phong Hoàng đế cũng không đi, đi rồi thì ngáp gió tây bắc sao? Loại Hoàng đế này e rằng còn không bằng “Hoàng đế nước Đại Thuận” Triệu Vạn Hưng thống trị trên trăm người ở trấn Thắng Phương Bá Châu nữa, thế nhưng chính mình chủ động xin phong thì sao?

Chính vì ai ai cũng cho rằng đây là chuyện khổ sai, nên ai sẽ tin tưởng rằng hắn bỏ chức Vương gia yên vui con cháu đời đời hưởng phúc trong kinh không làm, lại chạy đi làm vua dã nhân chứ? Người này nhất định là trong lòng có dị tâm, ý đồ cấu kết người man tạo phản, e rằng ngay cả Hoàng đế cũng khó tránh có ý nghĩ này trong đầu, đây mới là chỗ khó không thể nào lấy được sự tin tưởng và thấu hiểu của Hoàng đế và văn võ toàn triều.

Trước khi Dương Lăng hồi kinh, từ lâu đã lén dặn Tiêu Phương sử dụng lực lượng có thể để bắt đầu hành động. Trước tiên để một Ngôn quan lục phẩm nho nhỏ thượng tấu liệt kê công trạng Dương Lăng mở mang bờ cõi, là công trạng trước nay chưa từng có, xin phong tước Vương, thử thăm dò phản ứng của văn võ cả triều, đợi khi thấy tiếng phản đối không lớn, lúc này mới xuất động quan viên chức vị khá cao thượng tấu.

Tiếng phản đối của bá quan thấp là vì công mà Dương Lăng lập thực sự là công tích mà các thần tử có công sau thời khai quốc không bao giờ lập được, hơn nữa công lao của hắn vốn đã đủ lớn rồi, nghĩ thêm chút nữa, ngoài trừ phong Vương thì thực sự cũng không còn cách nào khác.

Đương nhiên, quan trọng nhất chính là vị Hoàng đế trong lòng căn bản không giấu được chuyệ gì kia không có chút lòng dạ nào cả, bá quan còn chưa tỏ thái độ thì tự y đã nhảy cẫng lên phất cờ reo hò, vỗ tay khen hay rồi. Triều đình hiện nay…ngươi nói xem còn ai ăn no rửng mỡ mà đi quản nhàn sự này chứ?

Trước khi Dương Lăng hồi kinh cũng đã biết việc này, hỏi han Tiêu Phương chỉ là do lo lắng có sự thay đổi trong nhất thời nào đó. Quả nhiên sau khi Hoàng đến ca ngợi một phen thì Lễ Bộ Thượng thư Vương Hoa ho khan một tiếng, tiến lên một bước móc ra một tờ tấu trình, cất cao giọng đọc to.

Vừa vào tấu thì liệt kê đức của Hoàng thượng, công của Dương Lăng, cuối cùng còn trích dẫn chuyện trong sử sách có người lập công được phong Vương mà thỉnh cầu dựa theo công lao mà phong Uy Quốc Công làm Vương. Những thứ này đều là văn chương về mặt quan lại, văn võ cả triều đã biết từ lâu rồi, thế là bá quan lại ầm ầm quỳ gối, đồng thanh thỉnh phong!
Bình Luận (0)
Comment