Nguyệt Minh Thiên Lý - La Thanh Mai

Chương 205

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Khí hậu ấm dần, nước từ núi tuyết tan theo đường con sông khô cạn chảy xuôi uốn lượn, tưới đẫm đất liền, hai bên bờ cỏ cây sum sê, hoa hạnh nở rộ khắp núi đồi phủ đầy thung lũng, xa xa nhìn như gấm, sắc xuân tươi rói.

Tất Sa tranh thủ lúc rảnh rỗi, phi ngựa về, dừng trước cửa cung xuống ngựa, còn chưa kịp cất roi đã bị mấy viên quan trẻ vẻ mặt thiểu não vây chặt.

“Gì đấy?” Tất Sa phủi hoa hạnh trên vai, hỏi.

Đám quan chức tránh đường, ủ rủ đáp: “Phía lương thực quân chinh có chút nhiễu loạn… Vương triệu bọn tôi tới hỏi…”

Tất Sa nhíu mày, cất bước vào trong.

Càng đi vào trong, bầu không khí càng đè nén, quan viên lui tới, người hầu, cận vệ ai nấy cúi thấp đầu, bước chân vội vã, thần sắc nghiêm túc.

Tất Sa gọi một cận vệ đi ngang lại, hất hàm về hướng đại điện: “Có chuyện gì thế?”

Cận vệ nhỏ giọng nói: “Nghe nói là vì chuyện lương thực quân chinh… có xung đột… Quan địa phương phái kỵ binh trấn áp… hôm nay Vương cứ triệu kiến quan triều mãi… Còn ăn ngay ở nội điện…”

Tất Sa nghe hết hồn vía, trước đó vì chuyện lương thực quân chinh La Già đã hạ mấy bức chiếu thư căn dặn quan viên làm theo lệnh, thế mà giờ rối rắm vậy, hẳn đã có quan viên lá mặt lá trái, trong đó còn liên lụy đến kỵ binh đóng quân địa phương, thảo nào ban nãy thấy mấy tên quan nhìn như cha chết mẹ chết, là bọn hắn chủ quan.

Nên đi khuyên La Già không nhỉ? Giảng hòa cho mấy người kia?

Tất Sa do dự một lát, nhớ ra hôm nay mình thừa dịp có việc phải làm ra khỏi thành chơi nửa ngày, dễ bị nghi lơ là nhiệm vụ, lúc này mà vào không phải tự chui đầu vào lưới ư?

Anh đánh một vòng, tìm tới Duyên Giác, hỏi: “Vương hậu về chưa?”

Duyên Giác lắc đầu: “Thấy thư nói, phải sau nửa tháng mới về.”

Tất Sa nhịn không được nhe răng.

Văn Chiêu công chúa và La Già thành hôn gần một năm, công chúa không thích sống ở thâm cung, thường xuyên mang người ra ngoài – ở các bộ lạc, các công chúa dẫn theo bộ khúc xuất giá thường có địa vị cao, có thể tiến một bước bồi dưỡng thế lực của mình, thậm chí cùng hưởng quyền lực cùng trượng phu, thậm chí có thể chiếm bộ lạc, Vương Đình không như Trung Nguyên lễ giáo nghiêm khắc, công chúa Văn Chiêu dẫn người ra ngoài cũng không gọi là lạ, cộng thêm La Già cực kì tôn trọng nàng, triều thần Vương Đình không dám chỉ trích, Tất Sa càng không phải bất mãn vì thế.

Nguyên nhân Tất Sa nhịn không được nhe răng là: Lý Dao Anh không giữ lời hứa!

Nói đầu tháng về, nghe Duyên Giác nói đến lễ vật La Già cũng đã chuẩn bị xong, kết quả chỉ thấy về một bức tin gấp đóng kín: Vương hậu có việc chậm trễ, dời ngày.

La Già nhìn xem tin xong không nói gì thêm, viết hồi âm: “Ngày xuân nước dâng, đường ngựa bùn lầy, không cần vội đi…”

Tất Sa chột dạ, không dám đi gặp La Già, thầm nói: Nếu Dao Anh trong cung thì tốt rồi, có thể mời nàng đi khuyên giải La Già trước đã.

Còn chưa nói thầm xong, cận vệ bên kia tìm tới: hôm nay La Già đã tuyên triệu Tất Sa một lần, biết anh đã về thành, lệnh anh lập tức yết kiến.

Chân Tất Sa run rẩy.

Anh ta sợ La Già.

Trước kia đã sợ, gần đây La Già cố ý suy yếu ảnh hưởng của tăng nhân đối với triều chính, ăn nói hành động cử chỉ càng giống Tô Đan Cổ, càng vui giận không lộ, anh càng sợ.



Tất Sa xuất thân cao quý, họ mẹ là huyết mạch hoàng tộc Vương Đình, họ cha A Sử Na là một trong những dòng họ Vương tộc Đột Quyết, nếu Đàm Ma La Già qua đời, thậm chí anh còn có tư cách cạnh tranh Vương vị Vương Đình với những Vương tử tôn thất chi xa khác.

Địa vị hiển quý, trưởng bối yêu thương cưng chiều, mọi chuyện đều nghe theo anh, dù anh chọc thủng trời cũng sẽ có người che chở, khó tránh khỏi dần dần hình thành tính tình vô pháp vô thiên, lang thang không chịu trói buộc, cả ngày dẫn một đám con em quý tộc nhảy nhót, quậy phá sinh sự, không ai quản thúc.

Tất Sa không sợ trời, không sợ đất.

Chỉ sợ mỗi Đàm Ma La Già.

Ngay từ ban đầu, Tất Sa đối với vị Quân Vương bị cầm tù trong Vương Tự trong truyền thuyết kia đầy tò mò và thương hại.

Anh hoạt bát hiếu động, khó mà tưởng tượng một người từ lúc mới sinh ra đã bị nhốt trong một lao thất nho nhỏ, ba ngày hai bận bị đe dọa, khổ sở dày vò bực nào.

Nếu đổi lại là anh ta, có lẽ phát điên từ lâu, hoặc là đã nuôi thành một tên đần chẳng hiểu chuyện gì — Tất Sa từng nghe trưởng bối bàn bạc, quý tộc giữ lại tính mạng của Đàm Ma La Già cũng là bởi vì bọn họ cần một tên bù nhìn, một tên ngốc vụng về hèn yếu.

Đàm Ma La Già không phải kẻ ngốc.

Lần đầu tiên nhìn thấy ngài, Tất Sa biết, tính toán của các quý tộc đã thất bại.

La Già nho nhỏ mặc áo tăng, lẳng lặng ngồi trong lao thất, mượn nắng trời từ trên đỉnh rọi xuống đọc sách, lưng thon gầy thẳng tắp, ánh sáng lồng một lớp nhàn nhạt quanh người. 

Lao thất u ám, ngài là nguồn sáng duy nhất.

Đấy chính là Vương chúng ta.

Ngài cao quý và một mình còn lại.

Một tích tắc này, không hiểu sao trong lòng Tất Sa tuôn ra một suy nghĩ mơ mơ hồ hồ: Chờ Vương lớn lên, nhất định sẽ ra khỏi phòng giam này, đánh bại tất cả kẻ địch, đem lại hưng thịnh hòa bình cho Vương Đình. Thân là con cháu quân cận vệ, anh đi theo Vương, tận trung với Vương, máu chảy đầu rơi vì Vương, đến chết mới thôi.

Tất Sa và Đàm Ma La Già xấp xỉ nhau, luôn cảm thấy mình là đầu lĩnh của đám con em quý tộc Vương Đình thế hệ này, nhưng sau khi gặp La Già, anh lập tức kính sợ ngài.

Không lâu sau, kính sợ lại thêm phần bội phục.

La Già rất thông minh, học gì cũng rất nhanh, lại rất khắc khổ, hầu như tay không rời sách.

Rõ ràng là cùng một sư tôn, học cùng một bài dạy, bọn Tất Sa cay cay đắng đắng học thuộc lòng viết chữ, La Già đã nhất kỵ tuyệt trần*, chững chạc đàng hoàng nghiên cứu và thảo luận với sư tôn sấm ngữ, đôi khi sư tôn còn phải lật sách mới có thể trả lời câu hỏi của ngài. 

* vượt năng lực người thường, người theo không kịp. Ý tứ tương tự như cưỡi một con khoái mã chạy như bay, rời xa trần thế.

Tất Sa từ nhỏ được trưởng bối thiên vị, không chịu thua, cố thay đổi thói lơn tơn xưa kia cố gắng đuổi theo, nhưng dù anh cố gắng cỡ nào, vẫn không làm sao đuổi kịp La Già.

Đến một hôm, Tất Sa phát hiện, anh không chỉ không đuổi kịp La Già, thậm chí đến cả cái bóng của La Già cũng không thấy được. Cho dù là tập võ hay là lý luận trị quốc, hay kinh văn, mỗi thứ La Già đều học, mỗi thứ đều bỏ xa người khác lại phía sau.

La Già là mặt trời đỏ từ từ mọc, là sao trời ban đêm sáng chói, chàng đã định sẵn được mọi người kính yêu ngưỡng vọng.

Cảm giác bất lực cực lớn khiến Tất Sa uể oải, cũng làm anh thoải mái: Đã mãi mãi không đuổi kịp La Già, vậy thì theo sau lưng La Già, làm một thần tử trung thành thôi.

Tất Sa kính phục La Già từ đáy lòng. La Già bảo anh đi hướng Đông, anh tuyệt đối không đi đằng Tây. 

La Già nhỏ tuổi ở trên người đã có khí độ Quân Vương, Tất Sa và những sư huynh đệ khác, kính yêu thân là Quân Vương La Già.

Cũng như vậy, họ sợ một La Già thân là Quân Vương, La Già không phải bạo quân nhưng ngài quá thông minh, quá trầm tĩnh, ngài nhìn quá xa, họ kính sợ ngài, mà không thể nào hiểu được ngài.

Quyền hành triều đình do quý tộc cầm giữ, nhưng cận vệ Trung quân vẫn còn người thật lòng trung thành với Đàm Ma thị, họ mượn cơ hội cho con cháu vào Vương Tự học tập để tiếp xúc Đàm Ma La Già, muốn nhìn xem vị Quân chủ thiếu niên này có đáng để họ phụ tá không.

Đáp án rất rõ ràng.

Vương tuổi còn nhỏ, khó lòng chống lại quý tộc, nhưng Vương thiên tư thông minh, sớm muộn sẽ đoạt lại tôn nghiêm và quyền lực của Quân Vương.

Trong một trận triều hội lớn, thủ lĩnh bộ lạc bất mãn với quý tộc độc tài nắm đại quyền mượn men chuếnh choáng đá ngã bàn yến, rút loan đao hét đòi gặp Vương, nếu không bọn hắn dùng đao chém người ngăn cản. 

Quý tộc bất đắc dĩ, đành để Vương có mặt đại hội.

Đến khi Vương tuấn mỹ, khí độ ung dung xuất hiện trên triều, toàn bộ lặng ngắt như tờ, mãi đến khi tay chàng cầm Phật châu, đôi mắt trong lạnh đảo một vòng, thủ lĩnh bộ lạc và dân chúng dưới đài mới kịp phản ứng, quỳ xuống dập đầu, cùng niệm Phật hiệu.

Mấy đại thần tức giận đến thầm nghiến răng.

Tất Sa cũng trong đám đông, vô cùng vui mừng hành lễ với La Già, thấy Xích Mã bên cạnh tái xanh mặt. 

“Sao ngươi có thể quỳ nó…” Xích Mã công chúa đầy vẻ không cam lòng, rít ra.

Lúc ấy Tất Sa không hiểu, sao Xích Mã lại không thích thấy anh ta quỳ La Già.

Về sau, anh đã hiểu. Tất Sa biết được thân thế của mình.

Xích Mã khóc đến tê tim liệt phổi. “Tất Sa, Vương vị vốn là của đệ! Nhưng giờ thế cục còn chưa rõ, không thể để kẻ khác biết đệ mới là em trai ta… La Già chỉ là tiện chủng của tên nô lệ sinh ra! Nếu là trước đây, đến cả tư cách được phong làm Vương tử nó cũng không có! Sao nó xứng làm Vương, sao xứng để đệ triều bái!” 

Cô ta ngẩng lên, hận ý mãnh liệt trong mắt. “Đợi mấy năm nữa… đợi khi chúng ta được cận vệ toàn quân ủng hộ… Đệ yên tâm, có cao tăng trong Vương Tự biết thân thế của La Già, ông ta sẽ giúp chúng ta… Đến lúc đó chỉ cần tỷ tỷ nói ra chân tướng, tất cả sẽ phụng đệ thành Vương, nhất định tỷ tỷ sẽ giúp đệ đoạt lại Vương vị!”

Tất Sa nhìn về hướng Vương Tự: “Còn La Già thì sao?”

Xích Mã cười lạnh: “Chỉ là một tên tiện chủng…”

Tất Sa rõ dự định của Xích Mã, Tiên Vương Hậu – mẹ ruột anh, còn có những trưởng bối âm thầm chờ thời cơ biết rõ thân thế của anh đã quyết định xong mọi thứ.

Ngày chân tướng rõ ràng cũng là ngày giỗ của La Già.

Tất Sa lặng thinh thật lâu, cầm lấy bội đao mình đeo lên hông: “Xích Mã, tôi là cận vệ của Vương, bây giờ là vậy, sau này cũng thế.”

Anh đã từng thương hại Đàm Ma La Già, đã từng nhìn phòng gian nhỏ hẹp kia mà thổn thức không thôi…

Thì ra, mọi đau khổ này vốn phải do anh đón nhận.

Lúc anh còn nhõng nhẽo dưới gối trưởng bối, La Già đang chịu khổ.

Lúc anh gọi bạn đua bè, La Già đang chịu khổ.

Lúc anh cưỡi tuấn mã náo loạn đầy đường, La Già đang chịu khổ.

Anh ta và La Già vốn là anh em, một người cẩm y ngọc thực, không lo không nghĩ lớn lên, một người vừa ra đời đã bị mang đến Vương Tự, dù may mắn sống tiếp nhưng lúc nào cũng có thể bị độc chết, mỗi ngày nơm nớp lo sợ, sống trong sự sợ hãi, một vai gánh toàn bộ Vương Đình… Mà mẹ của anh ta và trưởng bối còn chưa vừa lòng, còn muốn giết La Già…

Tất Sa đưa lưng về phía công chúa Xích Mã: “Xưa kia đã muốn La Già thay tôi chịu chết, Vương vị phải là của La Già! Đệ ấy cũng là huyết mạch Vương tộc. Tôi đã lập thệ, cả đời này tận trung với La Già. Tôi vĩnh viễn sẽ không phản bội Vương của mình, các người dám gây bất lợi cho đệ ấy, trước tiên vó ngựa đẫm lên người tôi đã!”

Biết thân thế của mình rồi Tất Sa vẫn kính sợ La Già như xưa.

La Già tự mình lãnh binh ngăn cản Bắc Nhung xâm lấn, quét sạch triều đình, áp chế quý tộc, an dân lấy từ, uy hiếp các tộc, là Phật Tử anh minh vĩ đại, anh vốn không có khả năng thay thế La Già.

Ngoài kính sợ còn xen lẫn áy náy.

Tất Sa không dám nói chân tướng cho La Già, sư tôn từng nói, La Già rất có thể không khống chế được công pháp, nếu như liều lĩnh nói thật cho La Già… La Già có tẩu hỏa nhập ma không?

Lấy cách làm người của La Già, nếu thật sự tẩu hỏa nhập ma, chắc chắn sẽ tự chấm dứt. Hơn nữa, địch ngoài trước mắt, Vương Đình không chịu được rung chuyển ấy.

Anh không thể nói ra chân tướng.

Tất Sa giấu bí mật trong lòng, cả ngày lo sợ.

Anh nhìn thấy La Già bị công pháp phản phệ, từng ngày yếu đi, đau đớn, xấu hổ, phẫn uất, lo lắng, lại không biết làm cách nào khác.

Cho nên, khi nghe trong đồ cưới của Văn Chiêu công chúa có thứ thuốc có thể làm dịu nỗi đau đớn của La Già, anh lập tức bỏ rơi Xích Mã, chạy tới đại doanh Bắc Nhung lấy thuốc.

La Già phá lệ giữ lại Văn Chiêu công chúa. Tất Sa không biết mình có nên nhúng tay ngăn cản không nữa.

Ban đầu, La Già tâm như chỉ thủy, không có tình yêu nam nữ với Lý Dao Anh, chỉ muốn cho vị công chúa lưu lạc ở nước ngoài này một con đường sống, điểm này Tất Sa có thể chắc chắn.

Tất Sa cũng không nói rõ được vì đâu mình thấy bất an.

Mới đầu Dao Anh giống những người khác, trước mặt La Già rất câu nệ, dè dặt cẩn thận theo bọn Bát Nhã Duyên Giác học lễ nhà Phật, sợ mạo phạm La Già, mấy tháng không động vào món mặn, kiên trì nghiên cứu học kinh văn, nhận lấy Bát Nhã chế giễu mà thỉnh giáo tiếng Phạn, trước mặt La Già ngoan ngoãn dịu dàng, không tranh quyền thế, quay đầu sát phạt quyết đoán, sai thân binh đào hố Hải Đô A Lăng, liên hợp đám dân buôn Vương Đình khai thác con đường giao thương…

Tất Sa nhìn ra được, khi đó Dao Anh và dân Vương Đình, mười phần kính ngưỡng La Già. Nhưng thời gian dần trôi, trong kính ngưỡng của nàng đã thêm mấy phần thân cận, thêm phần thân mật hoàn toàn chân thành tin tưởng như đứa trẻ. 

Mọi người kính yêu thần linh, khẩn cầu thần linh che chở, cũng sợ lửa giận của thần.

Dao Anh lại không sợ La Già.

Trên thực tế, lúc người ở cùng La Già, thực sự quá tự tại.

Người không ngấm ngôn ngữ nhà Phật, người không rành tiếng Hồ, người không phải người trong cửa Phật, người không biết võ, lại đến từ dị quốc ngoài vạn dặm… Vắt ngang giữa người và La Già một khoảng cách không chỉ ngàn núi vạn sông và thanh quy Phật môn, nhưng lúc người và La Già cạnh nhau, tất cả cứ như tự nhiên là thế, cứ như hai người quen biết rất lâu.

Chân chính làm Tất Sa thấy sợ là: La Già không nhuốm trần tục… mà lại dung túng Dao Anh gần gũi!

Thông minh, lý trí La Già, biết rõ tất cả là không, vẫn thanh tỉnh, lãnh tỉnh xem mình trầm luân.

Hết lần này tới lần khác Dao Anh gì cũng chẳng hay biết.

Gì cũng chẳng hay biết Dao Anh đã không sợ La Già… sau khi hai người thành hôn, lá gan của người càng lúc càng lớn.

Dùng cách nói của Trung Nguyên là, ngày càng không biết lớn nhỏ.

Xưa kia, Dao Anh kính yêu La Già, gặp mặt luôn chắp tay trước ngực hành lễ, sau này nghe Duyên Giác nói… Dao Anh còn tùy tiện sờ đầu La Già…



Tất Sa suy nghĩ lung tung, tâm tư càng bay càng xa, chợt nghe mấy tiếng cố hết sức ho khan.

Cận vệ đưa anh vào điện đang nhắc nhở.

Một ánh mắt trong lạnh rơi xuống người Tất Sa, không nghiêm khắc nhưng lại nặng như ngàn quân, đè đến không thở nổi.

Anh thất thần quá lâu, La Già ngước mắt quét qua nhìn.

Tất Sa run lên, nhớ ra mình đã vào điện, vội vàng hoàn hồn, hành lễ với La Già. 

Bầu không khí trong điện còn nặng nề hơn cả bên ngoài, mấy quan triều cúi đầu, trán vã mồ hôi ròng ròng. La Già ngồi trước điện, khuôn mặt hoàn toàn trầm tĩnh hoàn toàn như trước, không hề giận dữ, nhưng không giận mà tự uy.

Tất Sa cáo lỗi trước, đợi La Già ra hiệu, lui sang một bên, cầm xem tấu trình từ biên thành đồng liêu chuyển đến.

La Già xử lý chính sự quả quyết ác liệt, đợi các phương phản hồi rõ ràng xong lập tức triệu kiến quan triều nghị định chọn người đến địa phương giải quyết hậu quả tốt nhất, đụng chạm đám quan viên là con em quý tộc, có quan hệ thân thích với rất nhiều đại thần trong điện, nhưng không ai dám cầu xin, bởi kỵ đội phụ trách áp giải đã xuất phát, ngựa tốt người nhanh, trong năm ngày có thể áp giải phạm quan về Thánh Thành.

Sắc trời dần tối, đại thần cáo lui ra ngoài. Tất Sa cũng cáo lui, đi thiên điện tiếp tục xem tấu.

Người hầu bưng tới một mâm cơm cà ri thì là óng ánh chói mắt, một bàn thịt dê và rượu sữa ngựa, mùa xuân là mùa ăn cơm cà ri, anh đói đến ngực dán vào lưng, cơm nước xong xuôi, nhìn về hướng chính điện.

Trong điện đèn sáng trưng.

“Vương dùng bữa tối chưa?”

Người hầu lắc đầu, “Bữa tối dọn vào, Vương không để ý ăn.”

Tất Sa quệt miệng, La Già bận rộn mất ăn mất ngủ, người bên cạnh khuyên cũng vô dụng…

Sao Vương hậu vẫn chưa về chứ?

Đêm nay đèn chính điện sáng mãi đến sau nửa đêm mới tắt. Sáng sớm hôm sau, nắng sớm còn lộ ra vài phần xanh nhạt, La Già đã ở chính điện xử lý chính sự.

Liên tiếp bận rộn mấy ngày thế, phạm quan bị áp giải về Thánh Thành, tra hỏi, định tội, ban bố chiếu thư, tốc độ nhanh chóng, ngựa trên quan đạo báo tin về các nơi từng con tiếp từng con, cát bụi cuồn cuộn… Tin truyền khắp các bộ lạc, dân vui mừng khôn xiết, quan triều thì vẫn nơm nớp lo sợ —— La Già lệnh Tất Sa tiếp tục truy tra việc lương thảo quân chinh các nơi, như muốn truy cứu tới cùng.

Trong tích tắc người người cảm thấy bất an.

Tất Sa suy đi nghĩ lại, bỏ đi tâm tư cầu tình, phạm quan gây ra nhiễu loạn không lớn, chẳng qua nếu như bỏ mặc không quan tâm, những quan viên khác chắc chắn học theo, đợi một thời gian, nói không chừng sẽ ủ thành đại họa, La Già quả quyết xử trí, gõ quan viên địa phương, quét sạch tập tục, tính toán sâu xa.

Trước mắt thái bình an ổn, không có địch bên ngoài dòm ngó, trong triều cũng chính sự thông suốt, quan viên khó tránh khỏi lười biếng, La Già là Quân Vương, mắt nhìn càng thêm lâu dài.

Nhìn kỹ, quả nhiên lần lượt phát hiện mấy việc liền, quan trong triều không dám thất lễ, nhao nhao dâng sớ tự xem xét lại.

Ngay lúc người ngã ngựa đổ, một tin truyền đến.

Vương Hậu về.

Tất Sa đang ở thiên điện xem tấu đến đau đầu, nghe tin, buông bản tấu, vỗ tay cười: Lý Dao Anh à Lý Dao Anh, người chạy loạn khắp nơi, còn không giữ lời hứa, nhằm ngay lúc này về, chắc chắn La Già sẽ tức giận, không tin người không sợ La Già!

Anh ra cửa đón.

Dao Anh không muốn kinh động quá nhiều người, giả làm người buôn hàng, dẫn tùy tùng lặng lẽ về cung.

Thời tiết ấm áp, nàng mặc một bộ trường bào trắng đai lưng hoa văn vàng, khoác áo choàng, mang ủng dài, trên đầu đội một mũ da trùm đầu lông xù màu trắng, khăn lụa che kín nửa gương mặt, xoay người xuống ngựa, từng bước đi lên.

Tất Sa chờ trước bậc, miệng há ra, rõ ràng nói: “Công chúa, người, xong, nha!” Vẻ cười trên nỗi đau của người khác không thèm che giấu.

Dao Anh lườm anh ta, vừa tháo mở áo choàng, vừa đi vào, nhỏ giọng hỏi tình hình trong triều.

Tất Sa cười híp mắt thuật lại việc gần đây, cuối cùng, cười lạnh một tiếng:”… Người còn nhiều lần kéo dài ngày về… là thêm dầu vào lửa nha… Người xem, La Già còn không ra đón người kìa, chắc chắn là tức giận, chờ người đi xin tội đây! Công chúa, người bảo trọng…”

La Già hung lên, đáng sợ lắm

Dao Anh xem Tất Sa nói cứ như thật, chậm bước chân, con mắt đảo quanh lộ ra giảo hoạt. “Ta hiểu rồi.” 

Nàng ra hiệu thân binh đưa một bao quần áo cho nàng, trực tiếp đi chính điện.

Đối diện một trận tiếng bước chân, tiếp vào tin tức người hầu ra đón. Hành lang chỗ sâu, một đạo thân ảnh mạnh mẽ rắn rỏi đứng ở hoa ảnh dưới, ánh mắt thanh đạm.

Dao Anh như không hề hay biết không khí ngột ngạt trong đình, ôm túi đồ dưới bóng nắng nhìn La Già cười một tiếng, dưới khăn che mặt một đôi mắt còn sáng hơn sắc xuân.

Trên mặt La Già không lộ cảm xúc gì.

Nụ cười trên mặt Dao Anh không đổi, bước nhanh đến trước mặt chàng, một mạch nhào vào lòng chàng, dán mặt vô ngực chàng cọ cọ, cả người dựa vào trước người chàng, thở một hơi dài nhẹ nhõm, vẻ rất hài lòng.

Người hầu xung quanh yên lặng lui xuống.

La Già im lặng, sau chốc lát giang cánh tay ôm Dao Anh, cho nàng dựa vững vào mình, tay trái nhẹ phủi bụt cát vương trên mũ da của nàng.

“Em đi suốt đêm để về.” Dao Anh ôm chặt chàng, trong ngực chàng ngẩng đầu, “Mỗi ngày cưỡi ngựa, mệt mỏi quá, xương cốt cả người đều đau.”

La Già rũ mắt liếc nàng, không nói.

Dao Anh chột dạ ôm chặt eo chàng, cọ cọ.

La Già vẫn không lên tiếng, nhận túi đồ từ tay Dao Anh, quay người vào điện.

“Canh nóng chuẩn bị rồi, đi ngủ một lát đi.” Cuối cùng chàng mở miệng, giọng trầm thấp, ngữ điệu ôn hòa.

Dao Anh thấy chàng định đi, một tay níu tay áo chàng: “Đợi chút ạ…”

La Già dừng lại.

“Lần này em đi đường hơi xa, gặp được mấy người buôn bán từ Phật Lâm, đây là em chọn cho chàng, lúc vừa nhìn thấy nó em rất thích…” Dao Anh mở túi đồ mang về, lôi ra một mũ trùm đầu bằng da kiểu dáng tương tự mình, ra hiệu La Già cúi đầu.

La Già cúi người.

Dao Anh kiễng chân đội mũ cho chàng, lùi lại mấy bước, một tay ôm cằm, lòng vòng quanh chàng mấy vòng, cẩn thận ngắm nghía. 

Quả là rất thích hợp.

“Để em ngắm tí nào, tình lang nhà ai đây nhỉ?” Dao Anh cười nói, “Ngọc thụ lâm phong, dáng vẻ đường đường.”

Ánh mắt u trầm của La Già rơi trên mặt nàng.

Dao Anh đầy tươi cười: “Đương nhiên là tình lang của em rồi.”

La Già không nói. Dao Anh vươn tay về phía chàng, “Mau lại đây, để em hôn tí nào.”



Ngoài cửa điện, Tất Sa sụm chân, suýt thì ngã sấp mặt (nguyên văn là ngã như chó ăn c.ứt  ).

Anh thấy La Già đi ra, chuẩn bị đến xin chỉ thị việc ra khỏi thành, ai ngờ vừa đến gần đã nghe tiếng Dao Anh công khai đùa giỡn La Già, cả kinh đến suýt rớt tròng mắt.

Nghe mấy tiếng nhè nhẹ vang trong điện, tiếng áo bào sột soạt, bóng người mạnh mẽ rắn rỏi kia yên lặng mỉm cười với nữ tử đang tới gần.

Dáng vẻ rất ngoan ngoãn.

Dao Anh cười khẽ, đưa tay ôm cổ La Già, kiễng chân, hôn nhẹ lên đầu chàng.

La Già không nói một lời, cúi người, hai tay chậm rãi siết chặt, ôm nàng.

Hai bóng người dựa vào nhau thật sát.

Ngoài cửa, Tất Sa không dám quay đầu, chân trái vấp chân phải, lảo đảo chạy xa.
Bình Luận (0)
Comment