(Giải thích tựa chương: Gió nổi mây vần mưu thần đấu trí…)Trần Cung nói: “Để phòng Hung Nô cướp bóc, các tháp canh xây chung quanh ba thành ở Tây Lương chính là dùng đèn để lính canh ra hiệu cho nhau, Công Đài nghiên cứu ra một loại đèn tín hiệu vô cùng đơn giản, dùng các hình thức chớp sáng, tối tạo thành các tổ hợp, học qua là biết ngay.”
Chu Du nói: “Nếu đúng như các ngươi nói, thì kế này quả thật vô cùng tuyệt diệu!”
Kỳ Lân nói tiếp: “Chưa hết, đây chỉ là vòng thứ nhất.”
Mọi người im lặng, chờ xem Kỳ Lân muốn nói gì.
“Quân sư của đối phương là Quách Gia.” Kỳ Lân chậm rãi giải thích: “Ngay trận đầu đã bị chặn đánh bất ngờ, nếu các ngươi là hắn, các ngươi ứng biến thế nào?”
Gia Cát Lượng không mất công suy nghĩ, vung quạt lông lên: “Lấy tĩnh chế động, thủ trên bờ, quan sát tháp đèn.”
Chu Du gật đầu nói: “Quách Phụng Hiếu được thiên hạ gọi là thiên tài, giỏi phản gián, đánh úp, liên hoàn kế, phương pháp này không thể lạm dụng, nếu không, chỉ cần hắn đoán được đèn hiệu sẽ lập tức tìm ra giải pháp, trở tay đánh chìm thuyền ta, mất nhiều hơn được.”
Kỳ Lân trầm ngâm trong chốc lát, gật đầu: “Nói phải lắm, các ngươi cần bao nhiêu lâu để phá cờ hiệu?”
Chu Du nheo mắt, suy tư một lát, đáp: “Một ngày là đủ, chúng ta còn tạo ra hai, ba bộ cờ hiệu để sử dụng luân phiên.”
Gia Cát Lượng lại nói: “Với đầu óc của người này, không thể khinh thường, chỉ cần hắn phá được tín hiệu, lập tức bày trận.”
Kỳ Lân nói: “Giả như lần đầu chúng ta thăm dò thành công, vậy lần giao phong thứ hai cứ lấy đèn hiệu làm ngược lại.
“Phải trái đổi thành trước sau, trước sau đổi thành phải trái, cũng đổi các tổ hợp xạ tiễn, mạn thuyền, mở cọc, hạ ván cầu, ít nhất cũng phải hai, ba canh giờ hắn mới đoán được.”
Chu Du bổ sung: “Lúc hắn vừa phá được, chúng ta lập tức rút quân, không tham chiến.”
Gia Cát Lượng im lặng không nói.
Kỳ Lân lại nói: “Còn buổi tối ngày thứ ba.”
Chu Du đứng dậy: “Hai đêm cũng đủ rồi, không cần đến đêm thứ ba, cứ quyết định như thế đi.”
Gia Cát Lượng phản bác: “Không! Đêm thứ ba mới là đêm đột kích đặc sắc nhất.”
Gia Cát Lượng quơ quạt lông hai lần, giống như giữa phòng khách có con sông vô hình, Giang Nam và Giang Bắc, rồi nói:
“Làm sao để dụ thủy quân chủ lực của Tào quân xuất chiến? Quyết định thắng bại, chính là ở trận cuối. Chỉ cần làm cho mưu sĩ của Tào doanh cho rằng chúng đã đoán được hết mánh khóe của đèn hiệu phe ta, Tào Tháo sẽ truyền lệnh bày trận mới, một cơ hội tác chiến tốt như thế, chắc chắn bọn chúng sẽ dốc toàn bộ lực lượng, muốn một lần nuốt trọng đội tiền trạm của chúng ta.”
Kỳ Lân gật đầu: “Như thế cũng đúng, phải khiến cho Quách Gia tin rằng, nhất cử nhất động của chúng ta đều nằm trong tay hắn, lúc này hắn mới thật sự phái ra quân chủ lực.
“Vẫn là vấn đề kia, nếu các ngươi là Quách Gia, ngày thứ ba sẽ làm thế nào?”
Chu Du và Gia Cát Lượng đều trầm ngâm không nói, một lát sau Chu Du lên tiếng trước: “Nếu ta là hắn, sẽ bắt chước theo, cũng tìm một chỗ cao, lấy đèn làm lệnh, để trong đêm có thể truyền tin.”
Gia Cát Lượng mỉm cười nói: “Bắt chước người khác, hoàn toàn không có sáng kiến gì cả.”
Lời này không biết nói Chu Du hay là đang chế giễu Quách Gia, Chu Du nhướn mày cười, hỏi ngược lại: “Khổng Minh tiên sinh có thượng sách gì chăng?”
Kỳ Lân và Chu Du cùng chờ mong nhìn Gia Cát Lượng, Gia Cát Lượng bất đắc dĩ lắc đầu: “Chỉ có cách này mà thôi. Không còn cách nào tốt hơn.”
Kỳ Lân hỏi: “Vậy các ngươi đều cho rằng Quách Gia sẽ học chúng ta, truyền tin bằng đèn?”
Vấn đề đặt ra không ai đáp, ba vị quân sư đứng đầu lại chìm sâu vào suy tư, cuối cùng Chu Du nói: “Đúng thế. So sánh ưu khuyết của phe ta và Tào doanh, Tào quân ở gần bờ, ta xa bờ; Tào quân chỉ có đèn lồng, quân ta có d… Ngươi nói vật kia gọi là gì ấy nhỉ?”
Kỳ Lân: “Đèn dầu.”
Chu Du gật đầu: “Cuối cùng chính là một trận cứng đối cứng. Cái chúng ta có, chính là giành được tiên cơ đánh úp ở hai trận đầu, nhưng đêm thứ ba, nếu Quách Phụng Hiếu học được kế này, cục diện hai phe đối đầu, thì chắc chắn cách truyền tin của hai bên sẽ hoàn toàn khác nhau, không còn bắt chước gì nữa.
“Bấy giờ, bên nào giải mã được tín hiệu đèn của đối phương, hiểu được kế hoạch tác chiến, sẽ giành được thắng lợi trong trận tập kích bất ngờ này.”
Mặt Gia Cát Lượng có vẻ sầu lo: “Chỉ sợ không hẳn như vậy, hai bên đều đưa ra nhiều bộ đèn tín hiệu.”
Kỳ Lân nói: “Nếu vậy, phái một đội tử sĩ đi trước, phá tháp đèn của chúng, nhưng đội này ắt phải hy sinh toàn bộ ở bờ Bắc.”
Gia Cát Lượng bỗng nảy ra một kế: “Việc này cứ giao cho ta, có kế phá được, không vần phá tháp đèn, chỉ cần quấy rối chúng, trận này tất thắng.”
Ba người nghị định chiến sự, tướng lãnh uống rượu đều đứng lên, Chu Du nghe Gia Cát Lượng giải thích trong chốc lát, cau này hỏi lại: “Ngươi có chắc không?”
Gia Cát Lượng mỉm cười đầy cơ trí, lúc này, Chu Du bắt đầu phân công nhiệm vụ.
“Ba ngày sau, khởi binh Xích Bích.” Chu Du thản nhiên tuyên bố.
Đột nhiên, Kỳ Lân hỏi:”Thư khiêu hiến của Tào Tháo còn đây không?”
Gia Cát Lượng giễu: “Lời cong ý vẹo, đầy trang giấy đều toát lên mùi hủ lậu mục nát của Trần Lâm, để ý đến hắn làm gì?”
Kỳ Lân đáp:”Không không không, phải trả lời thư thật nghiêm túc vào chứ. Mọi người lại đây, mỗi người viết một câu, có tài văn chương thì viết văn chương không có tài văn chương cứ chửi đờ mờ mờ.”
Mọi người: “…”
Trương Phi cười sang sảng: “Ta thích! Mắng chết hắn!” Dứt lời liền xắn tay áo sẵn sàng viết.
Vì thế, chúng tướng, mưu thần mỗi góp người một câu, Tôn Quyền mở giấy ra, mỉm cười nói: “Này cũng thú.”
Tôn Quyền là chủ, mở đầu đầy nho nhã, Lã Bố viết: “Tướng quốc tự phong, không biết ấp ủ tấm lòng của Lương Ký, càng không có cái trí của Vương Mãng, thiên thu chê cười.”
Kỳ Lân chế nhạo: “Ngươi còn biết Lương Ký, Vương Mãng nữa cơ.”
Lã Bố khiêm tốn: “Lúng dòi, lần trước bị Nể Hành chửi quá, nên phải tự đi tìm hiểu đấy.”
Mọi người cười vang, lại thay phiên nhau viết, hoàn thành bức thư.
Hôm nay đến đều là văn sĩ, Lưu Bị, Quang Vũ trong bụng đầy thi thư không nói, một tay chữ Thảo của Trương Phi cũng đẹp vô cùng.
Lưu Bị viết sau Quan Vũ, ba tên võ nhân bút lực mạnh mẽ, Gia Cát Lượng sau Lưu Bị, rồi đến Lỗ Túc, Trần Cung, sau nữa là Chu Du.
Một thiên hịch tuy nét chữ khác nhau, trăm nhà đua tiếng, nhưng khởi thừa chuyển hợp(*) lại chặt chẽ vô cùng, cũng ra hình ra dạng.
Chu Du dùng câu ‘Nay lấy đất Giang Đông tử chiến đến cùng, trùng hưng nhà Hán; oai linh Liệt đế có thiêng xin về đây chứng giám.’ làm lời kết, xong rồi giao bút lại cho Kỳ Lân.
Kỳ Lân cười cười, nói: “Ông bà ta có câu, thu đuôi, xin đừng cười.”
Mọi người nhìn Kỳ Lân, Kỳ Lân hơi trầm ngâm, viết.
Một bài hịch bay qua Trường Giang, rơi vào trước bàn của Tào Tháo.
“Oai linh Liệt đế có thiêng… xin về đây chứng giám!”
“Nghĩ tới, Đại Hán ta sáu trăm năm thịnh suy, thử hỏi non sông hiện nay, là thiên hạ của ai!”
Tào Tháo vỗ bàn: “Được!”
Tào Tháo híp mắt, thổn thức: “Cuối cùng, thiên hạ này là của ai…”
Sau buổi trưa, hội nghị giải tán, Lưu Bị, Lã Bố chia hướng về doanh, bắt đầu nghiên cứu kế hoạch tác chiến của Chu Du.
Kỳ Lân lập chiến thuật Lã Bố từ trước giờ rất yên tâm, đợi hắn viết xong lại mở cuộc họp nhỏ, Lã Bố sửa lại đôi chỗ là được. Nên cứ thế thoải mái giao việc.
Tới trưa, Kỳ Lân đã bận đến hoa mắt chóng mặt, còn ba ngày nữa mới xuất phát, bên ta lại làm tiên phong, không cần thương thảo bàn bạc với ai, trước trộm lười một chút rồi lại tính sau, nên đi dạo ra trước giáo trường tìm chỗ nằm phơi nắng, thuận tiện sắp xếp lại suy nghĩ.
Đám võ tướng Lương Châu doanh lười như một đám lưu manh, đi dạo khắp nơi, Lã Bố phân phó, những ngày này đợi lệnh, không ai được chạy lung tung, đám Cam Ninh trông như mấy ông lão đãng trí, đi lại vô mục đích khắp nơi.
Trương Liêu tập bắn tên trước giáo trường của hai doanh Lương Châu và Hán Nam.
Trong doanh đối diện, một ông lão thấy vậy cười ha hả: “Thằng cháu nhà ta, năm nay mười tuổi! Lấy cung trúc nan tre bắn bừa cũng trúng hồng tâm, bọn trẻ bây giờ thật là…”
Trương Liêu cả giận nói: “Bớt nói đùa! Có ngon ra tỷ thí!”
Một ông lão từ trong doanh Hán Nam đi ra, gọi: “Lại đây lại đây, để lão cho ngươi một bài học, tên họ là gì đấy?”
Trương Liêu và Hoàng Trung trao đổi tên họ, rồi tự xoay ngươi lên ngựa, giương cung lắp tên, đầu tiên dừng ngựa, rồi cả hai bất ngờ giục ngữ lao nhanh đi.
Trương Liêu chỉ kịp nghe dây cung vang lên ‘oong’ một tiếng, vội vàng cúi rạp xuống, nào ngờ Hoàng Trung chỉ kéo dây cung, chỉ có tiếng dây vang, không có mũi tên, biết mình bị lừa, lấy tên đầu bằng bắn ra, Hoàng Trung nhẹ tránh được, ở xa xa quát: “Đi!”
Một mũi tên bay tới, đập cho Trương Liêu lảo đảo, rơi ngựa.
Trong doanh Hán Nam, chúng tướng cười rần rần, Quan Vũ nói: “Sao nào, tốt mã rã đám.”
Ngược lại, Trương Liêu lòng trong như gương, cũng không thèm để ý, thích thú nói: “So tên không bằng người, tâm phục khẩu phục, nhưng ngươi dám so với chủ công nhà ta không?”
Hoàng Trung phùng mang trợn mắt: “Con muốn gọi viện binh?”
Trương Liêu cười nói: “Không viện binh cũng được, vậy…”
Chưa dứt lời, Lã Bố từ xa đi tới, gọi: “Văn Viễn!”
Trương Liêu cũng không quay đầu lại trả lời, biết Lã Bố bao che sẽ đến đòi lại mặt mũi.
Kỳ Lân nói: “Ngươi muốn ra ngoài tỷ thí, cũng đừng đi bắt nạt Hoàng Trung chứ, chọn người nào lợi hại nhất trong doanh bọn họ ấy, ta thấy Quan Vũ không không tệ đâu.”
Lã Bố vỗ tay áo, lười biếng đứng dậy, đi ra giữa sân nói: “Quan Vân Trường, vừa rồi ngươi nói ai tốt mã rã đám?”
Gia Cát Lượng nghe bên ngoài lều ồn ào, thong thả ra xem, Lưu Bị đang tính bảo bộ chúng đừng có gây sự, lại bị Khổng Minh ngăn lại.
Quan Vũ quát: “So thì so, nghe danh Ôn hầu vũ dũng, muốn tỷ thí thế nào?”
Lã Bố vừa lên tiếng đã chọn ngay đại tướng số một số hai của Hán doanh, Quan Vũ đồng ý ứng chiến, Lã Bố làm như khiêm tốn nói: “Ngươi muốn thi thế nào thì thi thế đó.”
Gia Cát Lượng cười tủm tỉm, quạt lông che nửa mặt, đi ra giữa giáo trường, cười yêu nghiệt, nói gì đó với Quan Vũ, Kỳ Lân thấy không hay rồi, chỉ sợ Lã Bố ăn ngay trái đắng, vội đi ra: “Chờ đã.”
Nhưng Quan Vũ vừa nghe kế của Khổng Minh xong, đã hào hùng nói lớn: “Hay lắm! Ta với ngươi sẽ so – thứ mà nam nhân nào cũng có!”
Lã Bố: “…”
Quan Vũ: “So thứ nam nhân nào cũng có! Ai thử ai dài hơn ai, dám không?”
Lã Bố trợn mắt.
Kỳ Lân rủa thầm đáng chết, lại bị Gia Cát Lượng đùa cho rồi.
Lã Bố đứng giữa sân, ừ cũng không được, mà không ừ cũng không được, Kỳ Lân nói: “Chúng ta thua! Nhận thua, nhận thua đi.”
Lã Bố giận dữ nói: “Còn chưa có so đâu, mắc gì nhận thua! Cái kia của Hầu gia… chừng… một thước… dài một thước, còn sợ ngắn hơn hắn à?! Kỳ Lân, ngươi nói xem…”
Quan Vũ cười ha hả: “Đồ bỏ, nhị gia ta dài ba thước!”
Cằm Lã Bố thiếu điều rớt xuống đất.
Vẻ mặt Kỳ Lân trông vô cùng thê thảm.
Lã Bố nói: “Ba… ba thước? Không thể nào! Muốn lừa ta à! Kiểm tra.”
Quan Vũ nói: “Cứ lấy thước tới mà đo!”
Lã Bố lấy lại được hào khí: “Muốn đo thì đo!”
Ba giấy sau, Lã Bố bắt đầu cưởi áo gấm đai vàng, Kỳ Lân nói: “Ngươi cởi quần áo làm gì! Hắn muốn so râu!”
Mọi người ngả ngửa.
Kỳ Lân nói: “Đừng làm ồn ở đây nữa, đi thôi.”
Lã Bố tự giễu cười một tiếng, nói: “Vừa rồi nghe không kỹ, không tính, các ngươi phái năm người, chúng ta cũng phái ra năm người, đánh nhau sợ sẽ tổn thương hòa khí, chơi đá gà là được, xem thắng bại thế nào.”
Lã Bố nói rất tự nhiên, quân Tịnh Châu bắt đầu ồn ào cổ vũ, cố lên, cố lên.
Gia Cát Lượng nếu tiếp tục chơi khăm người khác nữa lại có vẻ hẹp hòi, đành phải nói: “Cũng được, Quan tướng quân ra chơi một chút đi.”
“Khoan đã–!” Tiếng người hướng từ trong Hán doanh, chính là Triệu Vân.
Nãy giờ Triệu Vân khoanh tay dựa cột xem chuyện ở bên này, giờ mới châm rãi đi ra, nhấc chân bước vào giáo trường, dưới ánh mặt trời, tư thế hiên ngang nho nhã tuấn mỹ.
Triệu Vân đứng giữa giáo trường, ôm quyền nói: “Ôn hầu còn nhớ ước hẹn của chúng ta ở trận Quan Độ không?”
Lã Bố hất cằm: “Thương thế của ngươi đã tốt chưa?”
Triệu Vân gật gật đầu, khóe miệng mang một nụ cười nhẹ nhàng: “Thường Sơn Triệu Tử Long, nay xin thỉnh chiến, nhờ Ôn hầu dạy bảo.”
Lã Bố hờ hững nói: “Đá gà?”
Triệu Vân cười ôn hòa: “Đá gà, Phấn Vũ tướng quân, mời.”
——————————-
Lời tác giả: Cuối cùng, thiên hạ này là của ai – Lạc Tân Vương
——————————-
Chú thích:Khởi thừa chuyển hợp thứ tự cách viết văn thời xưa: khởi là bắt đầu, thừa là tiếp đoạn trên, chuyển là chuyển tiếp, hợp là kết thúc.