Những Con Quỷ Sa Tăng Cô Đơn

Chương 1

Ma quỷ thích phá hoại, chúng thích sự thù hận hơn tình yêu, nhưng ma quỷ không bao giờ nói dối, cũng không bao giờ phản bội, còn trung thành hơn cả những tín đồ trung thành nhất.

SA – TĂNG 1

Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã rất cô độc.

Cha tôi là một người đàn ông cao lớn, có thể coi là một nhân vật truyền kỳ. Ông không chỉ là một thương nhân rất thành đạt mà còn là một kẻ nát rượu nổi tiếng trong vùng. Mỗi lần ông say xỉn trở về đều đập nát các thứ đồ trên cầu thang khu chung cư như cóng nước của hàng xóm hay chậu hoa để trên bệ cửa sổ hành lang, sau đó bỏ ra một số tiền lớn để đền cho họ. Thế là về sau xuất hiện một hiện tượng vô cùng kỳ quặc, đó là những người hàng xóm đều cố ý để cóng nước hay chậu hoa ở những vị trí dễ nhìn nhất để tiện cho cha tôi khi say xỉn tìm được đối tượng mà trút giận. Trong trí nhớ của tôi, thời gian cha tôi say xỉn nhiều hơn hẳn thời gian ông tỉnh táo. Do đó, tôi đã thấy quá quen thuộc rồi.

Tôi không còn nhớ chính xác là mẹ tôi bỏ nhà ra đi năm tôi mấy tuổi. Trong trí óc tôi chỉ còn lưu lại hình ảnh rất mơ hồ, đó là buổi tối trước hôm bà đi, cha tôi sau khi uống say, đã đánh bà, khóe miệng bà rớm máu, đó là lần đầu tiên tôi biết rằng, thì ra hai người cùng ngủ trên một chiếc giường cũng có thể cư xử thô bạo và thù hận nhau như vậy. Tiếp đó, mẹ tôi thừa nhận trước đây yêu cha tôi là một sai lầm, kết hôn cùng ông là một hành động sai lầm tiếp nối sai lầm. Tôi không biết bà có cho rằng, sinh ra tôi – đứa con trai này cũng là một sai lầm hay không, nhưng sai lầm và sự giày vò đã làm cho bà thông minh hơn. Và thế là bà quyết định ra đi, không quay đầu lại. Trước khi đi, bà hôn lên trán tôi, đó chính là hình ảnh khiến tôi cảm thấy kinh tởm nhất trong tất cả các chuỗi hình ảnh liên quan đến tình mẫu tử. Tôi nghĩ, bà đã quyết chí vứt bỏ tôi, sao lại còn hôn tôi? Lẽ nào cái hôn đó làm cho sự ra đi của bà càng trở nên đương nhiên hơn? Tôi không biết. Tôi chỉ nhớ, khi nước bọt vẫn còn chưa khô trên trán tôi, thì bà đã biến mất khỏi tầm nhìn của tôi, và bà không bao giờ xuất hiện trong cuộc sống của tôi nữa.

Sự ra đi của mẹ đã khiến cho cha đau buồn một thời gian. Theo tôi hiểu thì thế này: Mẹ là một người phụ nữ xinh đẹp, không có người đàn ông nào lại muốn cô vợ xinh đẹp của mình bỏ đi. Tôi cho rằng lòng tự tôn của cha bị tổn thương. Vậy là ông thề sẽ cai rượu, và thực sự ông đã làm như vật. Điều tôi cảm thấy vô cùng đáng tiếc là, những ngày có thể được hít thở không khí trong nhà không có hơi rượu chỉ kéo dài được vài tháng, cho đến khi trên giường ông xuất hiện một người phụ nữ khác mà tôi cần phải là mẹ kế.

Từ nhỏ tôi đã căm hận người phụ nữ này, bởi vì bà nội tôi – người hiền từ như Quan âm Bồ tát, đã từng làm vợ địa chủ – nói rằng, cô ta là Bạch Cốt Tinh biến thành. Tôi đã nhìn thấy Bạch Cốt Tinh trên ti vi, biết cô ta muốn ăn thịt Đường Tăng. Đường Tăng là một người đàn ông vô cùng lương thiện và đứng đắn, ông tình nguyện ăn chay cả đời và không động đến nữ giới để cứu những người khác, thế nhưng Bạch Cốt Tinh lại muốn ăn thịt ông, có thể thấy được cô ta là người vô cùng độc ác. Thế là tôi tiện thể căm hận luôn người mẹ kế của tôi. Thói quen này kéo dài rất nhiều năm.

Có thể sự thù hận của tôi khiến bà ta sợ hãi, bà ta không bao giờ dám đắc tội với tôi. Hơn nữa, mỗi sáng bà ta còn dậy sớm để nấu bữa sáng cho tôi. Mặc dù trên nguyên tắc, tôi không nên ăn cơm do Bạch Cốt Tinh nấu, nhưng tôi thấy cha tôi ăn ngon lành, trong lòng nghĩ, bà ta chắc không đến nỗi vì căm ghét tôi mà đầu độc luôn cả chồng mình, nên tôi cũng thản nhiên ăn. Đồng thời trong lòng tôi cũng trào dâng cảm giác chiến thắng – chúng ta cùng căm hận nhau, nhưng bà lại phải nấu cơm cho tôi ăn. Niềm hứng thú được phục thù đó thật là tuyệt!

Năm tôi học lớp 10, tôi bắt đầu có bạn gái. Cô ta là một bông hoa đẹp của trường, mọi người đều công nhận đó là cô nữ sinh xinh đẹp nhất. Tôi đã phải mất rất nhiều công sức mới tán đổ được cô ta, đấy chính là thời khắc rạng rỡ nhất của tôi thời thanh thiếu niên – không phải vì cô gái đó mà là vì sự ngưỡng mộ của mọi người. Ngay từ nhỏ tôi đã có một sự ham muốn biểu diễn không tài nào hiểu nổi, thích được người khác chú ý, đố kỵ. Hồi đó, tôi thích dắt tay cô ta tung tăng khắp nơi, hơn nữa còn vô tư ôm hôn trong sân trường. Thậm chí trong rạp chiếu film, tôi còn sờ ngực cô ta, cảm giác như sờ vào hai chiếc bánh màn thầu cho nhiều men – không có cảm giác ham muốn ***, chỉ có cảm giác muốn ăn. Nhưng tôi vẫn hứng thú khoe khoang với những anh em đói khát về *** việc đó, cảm giác được người khác đố kỵ còn tuyệt vời hơn hẳn việc ôm hôn cô hoa khôi của trường. Không biết vì sao, tôi luôn cảm thấy khuôn mặt của cô gái đó là sự kết hợp giữa khuôn mặt của người mẹ đã bỏ nhà của tôi và người mẹ kế mà tôi căm hận. Thực lòng mà nói, cô gái này cũng khá được, quả thật cô ta rất xinh, hơn nữa củng có thể coi là lương thiện, nhưng cô ta là phụ nữ. Nhưng tôi không muốn phủ nhận rằng, cô ta gần như là người phụ nữ đầu tiên mà tôi không hề cảm thấy căm ghét từ khi tôi sinh ra đến nay.

Điều nực cười là sự căm ghét của tôi đối với phụ nữ đã trực tiếp khiến tôi say mê văn học. Tôi không muốn trò chuyện giao lưu với mọi người trong nhà, bởi tôi cho rằng tư tưởng của họ rất nông cạn, ngu xuẩn đến mức không thể chấp nhận được. Tôi không thể tưởng tượng nổi một người phụ nữ muốn làm mẹ kế của kẻ khác, hơn nữa còn dốc hết sức lực vào ngôi nhà khiến người ta ngạt thở này có gì ấn tượng để tôi khai thác.

Trong một lần rất tình cờ, tôi đọc được một cuốn sách mang tên “Tropic of Cancer”. Đó là một cuốn sách có thứ ngôn ngữ vô cùng *** lọan. Tác giả của cuốn sách đó là Henry Miller 1, ông ta viết mọi phụ nữ siêu việt có thể lên giường với bất cứ người đàn ông nào, điều này đã khiến cho sự thù hận của tôi đối với phụ nữ nhanh chóng trở thành sự khinh bỉ. Rất nhiều năm sau, khi tôi hiểu ra rằng cuốn sách này không hề có ý thể hiện ý nghĩa đó – bởi vì gần như người đàn ông nào trong truyện cũng đều có bộ dạng như vậy – ý nghĩ đó đã hình thành một hệ thống tư tưởng ăn sâu vào trí óc tôi. Hay nói một cách khác, sự thù hận khinh ghét của tôi đối với phụ nữ chẳng liên quan gì đến Henry Miller cả. Cho dù hồi đó tôi có không đọc “Tropic of Cancer”, mà đọc “Đời nhẹ khôn kham” (Nesnesitelná Lebhkost bytí)-2 hay Lolita-3, kết quả cũng đều như vậy thôi.

Những câu chữ hoặc tĩnh lặng, hoặc trôi nổi dập dềnh không phải là căn nguyên tội ác của tôi, mà chỉ là sự theo đuổi học đòi làm sang đối với những sự vật cao sang điển nhà của tôi – một cậu con trai có thành kiến với phụ nữ.

Sau này, có một sự việc càng củng cố thêm cách nghĩ này của tôi. Thầy hiệu trưởng gọi điện thọai cho cha tôi, thông báo cho ông biết, nếu như cậu con trai của ông tiến hành những họat động lăng nhăng dành cho con em giàu có, giai cấp tư sản, thậm chí hạ lưu, làm bại họai tinh thần văn mình trong trường, sẽ bị ngôi trường điểm cấp ba này đuổi học. Tôi nghĩ, đây chắn chắn chính là lời của ông hiệu trưởng điên rồ đó.

Cha tôi chẳng thể nói ra được một đọan kinh điển đến vậy. Cho dù ông là một nhà doanh nghiệp xuất sắc, nhưng ông vẫn luôn là người biết giữ chừng mực. Thế là tôi bị cha lấy dây thắt lưng da, đánh cho một trận tơi bời, còn bị cấm không được ăn cơm. Điều đáng buồn cười là, khi ông ta đánh tôi, vợ ông ta lại luôn bảo vệ tôi, còn cãi nhau gay gắt với ông, bà nói, nếu như ông đánh quá đà thành thương tật, thì bà sẽ li hôn với ông. Tôi nghĩ chắc chắn hai người đã thương lượng trước với nhau, kẻ đấm người xoa, như vậy sẽ có thể vẹn cả đôi đường – đã đánh tôi nhưng vẫn có thể giữ được phong độ của bậc phụ huynh. Cái trò trẻ con này chẳng qua mắt tôi nổi đâu, tôi nghĩ vậy đấy. Thực ra tôi rất muốn nói với người phụ nữ đó: tôi hận bà, chỉ vì lòng dạ tôi hẹp hòi, còn việc tôi khinh bỉ bà, vì hành động của bà quá giả tạo. Tôi là một kẻ quá khích và cố chấp điển hình, e rằng tính cách này sẽ trung thành với tôi suốt cả cuộc đời.

Hồi đó, nguyện vọng lớn nhất của tôi là có thể thi đỗ được vào đại học trong thành phố lớn, như vậy sẽ có thể rời xa khỏi ngôi nhà méo mó biến dạng và người phụ nữ khiến tôi căm ghét này. Sau khi tôi nói suy nghĩ với cha tôi, nét mặt ông thể hiện sắc thái tình cảm vô cùng phức tạp, nhưng tôi biết ông sẽ không phản đối quyết định này của tôi, còn về người phụ nữ đó, tôi chẳng thèm quan tâm đến. Mặc kệ cho bà ta tự sinh tự diệt trên chiếc giường của của cha tôi đi. Bà ta bằng lòng dùng sự nhu nhược của mình để bao dung người chồng say xỉn và đứa con trai quá khích và cố chấp của chồng, điều này chẳng liên quan gì tới tôi cả.

“Văn năm thì quá lâu, chỉ tranh thủ từng ngày”-4. Câu nói này của Chủ tịch đã khích lệ tôi, khiến hai năm sau tôi thi đỗ được vào khoa Hý kịch trường Đại học Bắc kinh. Hôm công bố danh sách, cả nhà tôi đều rất vui, đặc biệt là mẹ kế của tôi, thậm chí bà còn ép ra được mấy giọt nước mắt, linh thiêng và trong sạch giống hệt như tất cả các bà mẹ khác, sự khôi hài này của bà ta khiến sống lưng tôi lạnh buốt, nhưng điều này không thể nhấn chìm được niềm vui thành công của mình. Bởi vì người mà tôi căm ghét sẽ biến mất khỏi tầm mắt của tôi, tôi cũng sẽ vĩnh viễn rời xa cái thành phố buồn chán nhỏ xíu này.

Trước khi vào đại học, tôi đã làm một việc đáng hãnh diện nhất là đã nói lời bye bye với cô hoa khôi của trường một cách thuận lợi. Chia tay dứt khoát là một cách khá ngọan mục, đẹp mắt. Hôm chia tay, tôi hẹn cô ta tới một quán café khung cảnh rất thanh tịnh, trong tiếng nhạc jazz du dương mê hồn, tôi nắm tay cô, nói rõ cho cô biết ba tầng ý nghĩa: một là, tôi không hề thích cô ta; hai là, tôi khinh thường cô ta; ba là, cả cuộc đời này, sẽ không có ai yêu cô ta thật lòng.

Tôi phải thừa nhận rằng, buổi diễn giảng hôm chia tay của tôi có hơi quá đáng. Tầng lớp ý nghĩa trong câu nói cuối cùng thậm chí còn có chút ý vị của lời nguyền độc ác, nhưng tôi nghĩ với vai trò đã từng là bạn trai của cô ta, khi chia tay, tôi có nghĩa vụ phải tặng cho cô ta một lời khuyên chân thành. Cô ta quá xinh đẹp và gợi cảm, điều đó khiến cho mọi người không hề chú ý đến những thứ gì khác ngoài ngoại hình của cô ta, đây chính là sự bi ai của tất cả mọi phụ nữ xinh đẹp.

Tất nhiên, những lời ác ý của tôi còn nhắm hướng tới bao hàm một số thành phần khác. Khi chúng tôi vẫn còn bên nhau, cô ta đã phản bội tôi. Thực ra đó cũng không phải là lỗi của cô ta, khuôn mặt cô ta xinh đẹp, thân hình gợi cảm, đương nhiên cô có quyền đong đưa kẻ khác khi tôi không mấy chú ý tới cô, nhưng trước mặt tôi thì vẫn thể hiện rõ sự chung thủy. Suốt một thời gian dài, thậm chí tôi còn tin tưởng rằng cô ta là người phụ nữ đặc biệt duy nhất trên thế giới, cho đến một hôm, một người anh em của tôi – có thể coi là người anh em – sau khi uống say đã thổ lộ cùng tôi, cậu ta đã từng lên giường với “hoa khôi trường”, thì quan điểm này mới hoàn tòan chấm dứt.

“Người anh em” đó không có lỗi, bởi cậu ta là đứa con trai phát triển hòan tòan bình thường. “Hoa khôi trường” cũng không có lỗi, bởi vì cô cũng là một cô gái phát triển bình thường. Hơn nữa, lúc đó, tôi luôn quan niệm rằng, chỉ cần là phụ nữ thì đã có tội, từ khi bắt đầu sinh ra đã gánh tội lỗi khởi thủy, tất cả những cố gắng sau này đều không thể thay đổi được. Người có lỗi là tôi, tôi đã nghĩ quá tốt về người yêu, đặt mình vào hòan cảnh thật ngượng ngùng.

[ Theo đạo Cơ Đốc – chỉ tội của thủy tổ loài người Adam và Eva đã ăn trộm trái trí tuệ – trái cấm, trong vườn Eden. Tội này truyền mãi muôn đời, trở thành căn nguyên của mọi tội ác và tai họa. ]

Thực ra, tổng kết lại, trong ba năm trời, chúng tôi phần lớn là hợp tác, rất ít khi đối kháng, cảm giác thành công vẫn chiếm ưu thế. Trong những năm tháng tôi vẫn còn hứng thú đối với phụ nữ, cô ta gần như đã chấp nhận tất cả những hưng phấn của tôi. Về điều này tôi thực sự rất cảm ơn cô ta. Cho nên tôi cho rằng, lời khuyên nhủ chân thành của tôi là rất lương thiện và vĩ đại.

Cô ta nghe xong bài diễn thuyết chia tay của tôi, liền cho một cái bạt tai rồi khóc và chạy ra ngoài. Thật là một người phụ nữ khó hiểu.

Tôi kiên quyết phản đối nhã ý tiễn tôi đến tận trường học của cha tôi. Hôm rời khỏi nhà đi đến Bắc Kinh học, mẹ kế nhét cho tôi một túi giấy nhỏ xíu. Tôi giả vờ nhưng không biết việc đó, nhét nó vào trong túi áo. Sau khi lên máy bay, tôi mở ra xem, đó là một miếng ngọc, màu xanh ngọc bích, bên trên buộc một sợi dây màu đỏ. Xem ra, bà ta có ý để tôi đeo nó vào cổ. Tôi cười một cách bất lực. Bà ta cũng muốn học theo những điệu bộ khiến người ta cảm thấy nổi da gà của những người mẹ kế trong phim truyền hình trên ti vi, lén nhét miếng ngọc gia truyền của bà cho đứa con trai không phải do mình đẻ ra nhưng lại coi nó hơn con đẻ…. Nghĩ đến đây, tôi gần như suýt nôn.

Thế là tôi tiện tay nhét miếng ngọc đó vào trong túi du lịch, bắt đầu tưởng tượng ra cuộc sống sinh viên của tôi. Những con người khiến tôi chán ghét ở cái thành phố nhỏ xíu phía Bắc hãy đi gặp quỷ dữ hết cả đi.

Thực ra, nói bọn họ đi gặp quỷ dữ không phải là nguyền rủa bọn họ, mà là lời chúc phúc chân thành đối với họ, ma quỷ thích phá hoại, chúng thích sự thù hận hơn tình yêu, nhưng ma quỷ không bao giờ nói dối, cũng không bao giờ phản bội, còn trung thành hơn cả những tính đồ trung thành nhất.

Năm đó, tôi 18 tuổi

___________________________________

1- Henrry Miller sinh năm 1891 ở New York city, mất năm 1980 ở California, nhà văn, dân Bô-hê-miêng đúng nghĩa, với những tiểu thuyết tự trung thực cực độ – đặc biệt về tình dục, gây ảnh hưởng giải phóng trong văn chương giữa thế kỷ 20

2- Tên một cuốn sách của Milan Kundera, ông sinh ngày 1/4/1929 tại Bruno, cộng hòa séc, là một nhà văn Séc, hiện mang quốc tịch pháp.

3- Lolita (1955): tên một cuốn tiểu thuyết của vladimirovich Nabokov

4- Câu nói của Mao Trạch Đông, nêu lên tính cấp thiết của vấn đềSA- TĂNG 2

Thượng Hải là một nơi khiến con người hưng phấn. Tại nơi đây, mỗi ngày đều có rất nhiều người tiêu tiền như rác, tiêu số tiền khó khăn lắm họ mới kiếm được ở trên mảnh đất không thuộc về họ, để đổi lấy một chút thể diện và sự tôn trọng. Bất cứ ai đều có thể tìm thấy được một công việc phù hợp với mình tại Thượng Hải, bởi vì nó quá rộng, có thể dung nạp tất cả những người quang minh lỗi lạc và những kẻ lén lén lút lút. Nhưng tôi lại là một trường hợp ngoại lệ.

Trong cuộc sống của tôi, Thựơng Hải là một nơi âm u và cô độc. Tôi sinh ra trong một ngôi nhà kiểu Tây màu đỏ được gọi là khu nhà giàu của Thượng hải. Tòa nhà đó chỉ có hai tầng, nhưng nó lại hoàn tòan thuộc về gia đình chúng tôi. Nghe cô giúp việc nói, đó là tài sản duy nhất được cha của ông nội tôi để lại sao bao năm tháng lăn lộn trên bến Thượng Hải. Dáng vẻ của tòa nhà xấu tệ. Vào mùa hè, bên ngoài tường mọc đầy những dây leo màu xanh biếc, hơn nữa còn kéo theo cả một lũ muỗi và côn trùng. Cả tòa nhà mùa đông ấm áp, mùa hè mát mẻ. Tôi rất muốn tìm hiểu nguyên nhân đông ấm hè mát từ phương diện kết cấu căn phòng, nhưng tôi lại chẳng hiểu gì về kiến trúc cả, do vậy, điều này luôn là một câu hỏi lớn ám ảnh tôi. Nhưng có một điều làm tôi rất cảm kích – đó là căn nhà này không làm cho tôi bị mắc các loại bệnh về phong hàn, mà lại trở thành ngục Bastille trong lòng tôi, cũng chính là vật kích thích cho sự phản kháng của tôi.

Nói thực lòng, tôi căm thù ngôi nhà nửa vời kệch cỡm này đến tận xương tủy. Nhưng không biết vì sao, mẹ tôi lại vô cùng yêu thích nó. Bà thích đi dạo bên ngoài tòa nhà mỗi chiều tà mùa hạ, khoe khoang về ngôi nhà của chúng tôi với mấy bà hàng xóm béo phì nộn bên khu chung cư đối diện. Tất nhiên, nội dung khoe khoang đôi khi cũng mở rộng đến người chồng biết kiếm nhiều tiền và cô con gái vừa xinh đẹp vừa ngoan ngõan của bà. Tôi không thích bà nhắc đến người khác. Tôi không thích bất cứ ai bàn luận về tôi. Nhưng bà là mẹ tôi, bà đã sinh ra tôi, điều này cho phép bà có quyền bàn luận về tôi trước mặt những người khác.

Mẹ tôi là một mô phạm về người phụ nữ đầu óc không bình thường trước tuổi điển hình. Bà thích nhất là việc giám sát tất cả những người bên cạnh bà giống như nữ đặc vụ Liên Xô, đặc biệt là nhất cử nhất động của tôi. Tôi thấy thật đáng tiếc vì bà không được cục tình báo quốc gia kết nạp, nếu không, bà sẽ trở thành người phụ nữ bị những quốc gia đang có ý định lật đổ Trung Quốc căm hận nhất.

Điều đáng buồn là, tôi lại là người phải gánh chịu tất cả những tội lỗi mà lẽ ra các đế quốc tư bản chủ nghĩa phải chịu. Bà luôn có những lý do hoàn mỹ để lao vào phòng tôi khi tôi đang nói chuyện điện thoại với bạn bè, đồng thời còn có thể học thuộc làu nội dung trong cuốn nhật ký có khóa của tôi. Kinh khủng hơn nữa là bà biết tên tất cả các bạn trai trong lớp tôi, đồng thời kết mối thâm giao hữu hảo với cô giáo chủ nhiệm nổi tiếng quái đản, thích ngược đãi học sinh của tôi.

Bà là một thiên tài trong việc đặt ra các quy tắc, điều lệ. Những quy tắc và hệ thống giới hạn bà đặt ra vô cùng hoàn mỹ, thưởng phạt phân minh, hợp lý, khiến ta không thể không khen ngợi. Đặc biệt là sự phòng bị về vấn đề nam nữ, tư duy, tâm lý tinh tế, sắc sảo của bà đã được thể hiện vô cùng sâu sắc. Nếu như trên đường đi học về, tôi có nói vài câu với bạn trai trong lớp, hành động và nét mặt của bà luôn khiến tôi cảm thấy tôi đã đào cả mộ tổ của nhân dân tòan thế giới. Nếu như khi tôi vào nàh vệ sinh thay băng vệ sinh, mà có người lao vào xem, thì đó chắc chắn là bà, người mẹ đã sinh ra tôi.

Tôi biết nguyện vọng lớn nhất của bà là gì. Chắc chắn là muốn tôi giống y như bà, cứ ngoan ngõan vâng lời trải qua tuổi thanh xuân của tôi, sau đó lấy một người đàn ông biết kiếm tiền, rồi sẽ đối xử với con gái tôi như bà đã từng đối xử với tôi. Sau khi tôi hiểu được về bà ngoại tôi, tôi càng tin tưởng điều này. Mẹ tôi suốt ngày hát bài “Lớn lên con sẽ giống như mẹ”, hơn nữa, khi hát hưng phấn quá, bà còn có thể hét lên vài từ tiếng Anh. Tôi không hiểu có phải những người phụ nữ cho rằng mình rất thành công đều tự đắc thậm chí có chút biến thái về tâm lý như vậy không.

Tôi hận mẹ tôi, đây là cảm giác khắc cốt ghi tạm nhất suốt tuổi thơ của tôi.

Và điều này đã tập trung thể hiện vào tình yêu tôi dành cho cha tôi.

Từ khi được sinh ra, tôi đã rất ít khi được gặp cha tôi. Ông thường xuyên làm việc ở nước ngoài, mỗi năm đều chỉ có thể ở nhà hai, ba tháng, nhưng mỗi lần gặp cha, trong lòng tôi luôn rất phấn khích. Trên chiến trường kinh doanh đầy danh lợi, luôn xuất hiện những người dàn ông thành đạt hơn người. Họ mặc những bộ comple đắt tiền hàng Hugo Boss, dùng nước hoa dành cho nam giới hiệu YSL hoặc CK, trong bất cứ buổi giao tiếp nào đều có thể mỉm cười trò chuyện với cả những người quen và người lạ, đồng thời tự tin có thể trở thành trung tâm chú ý trong tất cả mọi nơi. Trong mắt tôi, cha tôi chính là một người đàn ông như vậy. Ông là thần tượng của tôi, có một địa vị thánh thần trong lòng tôi. Tôi thậm chí luôn cho rằng, ông cưới mẹ tôi chắc chắn bởi vì ông nội tôi nợ ông ngoại tôi một món tiền lớn.

Nhưng điều khiến tôi vô cùng kinh ngạc là, cha đối xử rất tốt với mẹ, họ luôn tôn trọng nhau. Tôi không thể lý giải được điều này. Tôi không biết có phải khi ở bên cha tôi, bà đã cố giấu sự ngông nghênh càng rỡ của mình. Nhưng bất luận thế nào, trong ký ức của tôi, họ chưa từng cải nhau, ít ra trước mặt tôi là thế. Điều này càng khiến cho tôi yêu quý cha tôi hơn – một người đàn ông lấy phải một người phụ nữ đầu óc không bình thường mà vẫn giữ được phong độ thì rất đáng được con gái ông sùng bái.

Mỗi lần về nhà, cha đều dẫn tôi đến khách sạn sang trọng nhất Thượng Hải để ăn một bữa, sau đó đi nghe nhạc hoặc đi mua sắm – tôi thích tiêu tiền, cũng rất thích âm nhạc, huống hồ tôi căm ghét việc cứ phải ở trong ngôi nhà màu đỏ kinh tởm đó.

Trong phòng riêng của tôi, việc duy nhất tôi có thể làm là nghe nhạc. Vài năm đó tôi gần như đã nghe tất cả, thậm chí tôi có thể kể vanh vách tên tất cả các bài hát chính trong các bộ phim điện ảnh Hollywood được ghi chép trong lịch sử âm nhạc thế kỷ 20.

Tôi thích nhạc Âu – Mỹ hơn nhạc Trung Quốc. Bởi tôi không thể nào chấp nhận được việc cho thêm những từ ngớ ngẩn vào trong giai điệu du dương. Có hai cách để giải thích những từ ngữ ngớ ngẩn, có một số ca từ thật linh tinh khó hiểu; có một số ca từ chẳng có chút ý nghĩa sâu sắc gì, những loại ca từ này nhiều không kể xiết, ví dụ “Nhớ nụ cười của em, nhớ chiếc áo khóac của em, nhớ chiếc tất màu trắng và mùi cơ thể em…”, từ “nhớ” đầu tiên có thể coi đó là tình yêi, những từ nhớ thứ hai và thứ ba không chừng chỉ để làm hài lòng sở thích kỳ quặc với đồ vật của một số người, câu cuối chính là lời nói mê sảng của kẻ đang tuổi dậy thì.

Tôi thích nhất là bài hát “Hotel California” của ban nhạc Eagles. Bởi tôi cảm thấy màu sắc sặc sỡ của khách sạn trong bài hát rất giống với ngôi nhà của tôi – có mặt ở nơi đây là điều tôi không được phép lựa chọn, nhưng rời khỏi đây lại là điều quá khó. Điều khác biệt là, tôi không phải là “prisoner of my own device”-1, mà là “prisoner of all my life”-2.

Phần lớn thời gian tôi không được gặp cha tôi. Ngoài thời gian đi học, những thời gian khác tôi đều bị mẹ tôi nhốt trong tòa nhà màu đỏ của chúng tôi. Mọi thứ trong tòa nhà này đều vô cùng bức bối, khiến tôi nghẹt thở, như thể cả ngọn núi Ngũ Hành Sơn đang đè lên lưng tôi. Cuối cùng, vào một buổi chiều cuối tuần, nhân lúc bà chợp mắt ngủ, tôi lén chạy ra ngoài. Đây dường như là lần đầu tiên tôi có thể một mình tự do tự tại đi lại trên đường phố. Lúc đó, tôi đã là học sinh cấp ba rồi.

Tôi ăn rất nhiều đồ ăn vặt bên các quán ăn dọc đường, mỉm cười với tất cả những anh chàng đẹp trai đi lướt qua tôi, và dùng tòan bộ số tiền của mình để mua một chiếc áo con màu sắc sặc sỡ trong trung tâm thương mại. Trước đây, tất cả đồ lót của tôi đều là mẹ tôi mua cho, chúng giống y nhau, và đều vô cùng đơn điệu, nếu như những cha đạo có thể được lấy vợ, thì vợ của họ sẽ không bao giờ mặc thứ đồ lót đó, hơn nữa, màu sắc của chúng giống như màu dây dải rút quần của những bà già đi dạo bên sông Hòang Phố vào buổi tối, chúng khiến tôi thấy kinh.

Hôm đó, khi trời chưa tối, tôi đã trờ về nhà. Quả thực, tôi rất sợ người mẹ đầu óc không bình thường của tôi lái máy bay, lao trước Bin Laden để đâm vào tòa nhà thương mại của Mỹ.

Nhưng bà đã mời cảnh sát đến. Từ đằng xa, tôi đã nhìn thấy bà khóc lóc thảm thiết, lấy tay lau nước mắt và đang nói chuyện với một người cảnh sát, nét mặt ông thể hện rõ rệt sự mệt mỏi mất hết kiên nhẫn. Khi bà nhìn thấy tôi, bỗng bà ngừng khóc, tôi nhìn thấy ánh mắt bà ánh lên tia nhìn dữ dội khiến tôi sợ hãi đến nổi da gà. Tôi nhìn vị cảnh sát đó với con mắt đồng tình, rồi đi vào phòng mình.

Tình cảnh tối hôm đó hết sức thê thảm. Mẹ tôi đã dùng hết tài nghệ của mình để kể cho tôi nghe, tất cả những phụ nữ không đứng đắn đều bắt đầu trở nên xấu xa sau khi bỏ nhà ra đi, bà luôn nhận định rằng đây là một chân lý vững vàng không gì có thể lay chuyển nổi – bà coi việc tôi lén ra khỏ nhà thành việc bỏ nhà ra đi. Bà đã đưa ra vô số những ví dụ khắp trong ngoài nước, từ cổ chí kim về những cô gái không chịu nghe lời mẹ, cuối cùng đều trở thành kỹ nữ hoặc ăn xin. Tôi nghi ngờ rằng những người đó đều do bà bịa đặt ra, bởi vì nếu như những người phụ nữ mà mẹ tôi nhắc đến có những kinh nghiệm từng trải truyền kỳ, tôi cũng chẳng đến nỗi không biết chút gì về họ.

Bà còn nói cả đến chiếc áo lót tôi mới mua, luôn miệng ca thán rằng những kẻ làm ra chiếc áo lót như vật đáng bị đem xử bắn, bởi vì họ thiết kế áo lót không đồng nhất sẽ dẫn đến sự xuống dốc về đạo đức và mất đi sự liêm sĩ của phụ nữ trên tòan thế giới, sẽ cản trở tiến trình phát triển của tòan nhân loại.

Tôi kinh ngạc phát hiện ra, không ngờ người mẹ không bình thường này của tôi lại có sức tưởng tượng kì quái đến vậy. Sau này, một người bạn tôi học khoa Hý kịch trường Đại học Bắc Kinh sau khi nghe chuyện của bà xong liềnn nói, bà không trở thành một nhà viết kịch thực sự là một tổn thất lớn đối với giới văn học Trung Quốc. Nhưng lúc đó tôi chẳng buồn tranh luận với bà nữa, bởi tôi thực sự quá mệt mỏi. Thế là khi bà cứ thao thao bất tuyệt thuyết giáo thì tôi ngủ. Hôm đó, tôi mơ một giấc mơ kỳ diệu, tôi mơ thấy cha tôi và mẹ ly dịm tôi đi theo bố, ngày ngày ông đều dẫn tôi đi chơi. Đó là ngày vui nhất trước khi tôi tròn 18 tuổi. Lúc đó, tôi đã hạ quyết tâm sẽ rời khỏi nơi này, rời khỏi người phụ nữ này.

Sau khi tốt nghiệp cấp ba, tôi không thi đỗ được vào bất cứ trường đại học nào cả. Tâm lý bị ức chế trong một khỏang thời gian dài đã khiến tôi có cảm giác vô cùng sợ hãi đối với việc phải gánh vác trách nhiệm. Tôi nói với mẹ tôi, tôi muốn đến nơi khác để học một vài thứ gì đó. Chẳng cần nghĩ cũng biết được phản ứng của bà. Nhưng lần này tôi đã thông minh hơn, tôi để con dao kề sát động mạch trên cổ tay tôi, dùng cái chết để uy hiếp bà. Thế là bà nhanh chóng khuất phục, bởi bà không muốn khiến cho mơ ước bao năm của mình – biến tôi thành người giống y như bà – trở thành bong bóng xà phòng.

Cha mẹ tôi quyết định cho tôi đến học tại một trường chuyên về ngoại ngữ tại Bắc Kinh. Nguyên nhân rất đơn giản, cậu ruột tôi sống ở Bắc Kinh, hơn nữa, hình như còn là một nhân vật có chức có quyền. Lần này thì tôi không có ý kiến gì. Chẳng phải vì tôi có cảm tình gì đặc bịêt với Bắc Kinh hay với ông cậu của mình, chỉ vì lúc đó mong ước duy nhất của tôi chính là rời khỏi ngôi nhà này, còn đến đâu đều không quan trọng. Hơn nữa, tôi cho rằng, học tốt ngọai ngữ cũng sẽ có lợi cho việc nghe ca nhạc nước ngoài của tôi.

Cái thời khắc trước khi lên máy bay, tôi đã khóc. Bởi hôm đó cha tôi không đến tiễn tôi – ba hôm trước ông đã đến nơi khác để giải quyết công việc. Ông gần như là người duy nhất khiến tôi lưu luyến trong thành phố này.

Mẹ tôi cũng khóc. Trong khỏanh khắc đó, tôi chợt phát hiện ra rằng, người mẹ đang khóc trông cũng rất xinh đẹp. Tôi nghĩ ban đầu chắc chắn cha tôi yêu bà cũng chính vì giọt nước mắt của bà. Trong giây phút đó, lần đầu tiên từ khi sinh ra, tôi cảm thấy bà không phải là gián điệp, là nhà pháp lý hay nhà viết kịch, mà là một người mẹ khóc vì tiễn đứa con gái đi xa.

Bà vẫn không chịu ngừng lời căn dặn của mình, cho đến tận khi tôi bước qua được vạch vàng vào nơi kiểm tra.

Đúng vào khoảnh khắc máy bay cất cánh, thật không ngờ tôi lại có chút cảm giác không nỡ rời xa bà. Nhưng cảm giác này nhanh chóng bị thay thế bởi sức hấp dẫn khổng lồ của thành phố cổ xưa phương Bắc đó. Cuối cùng tôi cũng có được giây phút yên tĩnh và tự do của riêng mình.

Năm đó, tôi 19 tuổi.

____________________________________________-

1- tù nhân của những đều mình làm ra.

2- tù nhân của chính cuộc đời mình.

SA – TĂNG 3

Từ nhỏ đến lớn, nền giáo dục thâm căn cố đế nhất mà tôi nhận được chính là phụ tùng cha tôi một cách tuyệt đối.

Cha tôi là một người đàn ông cao lớn có một cuộc đời phi phàm. Năm ông 16 tuổi đã bị gia đình đưa vào quân đội, tiếp nhận sự giáo dục của Đảng. Sau đó, ông nhiều lần lập công, đồng thời nhanh chóng nhận được sự khen ngợi của cấp trên. Cuối cùng, ông cũng trở thành cấp trên của những người khác.

Có lẽ vì nguyên nhân này, nên ông cũng có được địa vị tối cao trong gia đình. Ông dùng giọng điệu quát mắng cấp dưới để quát mắng vợ và con trai – bất luận họ có lỗi hay không, và chủ đề cuộc sống của tôi cùng người mẹ hiền hòa nhu nhược, chính là phục tùng.

Nhiều năm sau, khi tôi hồi tưởng lại cuộc sống thời thơ ấu, luôn có một câu hỏi lớn, đó là tại sao tôi lại phải phục tùng một cách cam chịu cha tôi như vậy? Nhưng tôi vẫn không sao tìm được một đáp án hợp lý. Có lẽ là quán tính của hành vi.

Ngay từ khi tôi nói còn chưa sõi, tôi đả bắt đầu ngủ riêng một mình trong phòng rồi. Cha tôi luôn đề xướng việc ngủ riêng một mình từ nhỏ là thói quen tốt. Ông kiên trì cho rằng, nếu như đứa con trai từ hau tuổi trở lên mà vẫn ngủ cùng với cha mẹ, vậy thì chắc chắn sau này nó sẽ trở thảnh một kẻ thủ *** dung tục. Mỗi lần nói đến điều này, trên mặt ông luôn hiện lên thần thái kỳ dị, như thế bất cứ ý kiến khác đều là sự bất kính đối với quyền hạn thần thánh của người cha. Mẹ thương tôi, sợ tôi bị cảm lạnh và sợ hãi, ban đêm bà luôn viện cớ đi vệ sinh lém vào phòng tôi đắp chăn cho tôi. Thói quen này kéo dài nhiều năm, kết quả là bà thực sự bị bện đái dắt, đây là điều day dứt nhất trong lòng tôi trong nhiều năm nay. Mẹ là một người phụ nữ rất đáng thương. Cả một đời bà đều cố gắng tìm được điểm thăng bằng từ chồng và con trai. Nhưng rốt cuộc lại đánh mất mình, thật hết sức đáng thương.

Thực ra, ngủ một mình cũng chẳng có vấn đề gì cả, tôi cũng rất thích ở riêng trong phòng mình – khi cha tôi có mặt ở nhà, tôi luôn cố tránh thật xa, bởi ông luôn có thể chọn được tật xấu của “tiểu lưu manh” trong từng cử chỉ hành động lời nói của tôi – nhưng lớn lên khi hồi tưởng lại chi tiết này, tôi luôn nghi ngờ rằng có phải ông nhặt được tôi từ chiến trường hay không. Bởi theo như quan điểm lưu hành hiện nay, những bậc phụ huynh đối xử với con trẻ như vậy đều bị coi là tâm địa độc ác, tàn bạo, sẽ gặp phải lời nguyền của những bô lão. Hơn nữa, đối xử với một đứa trẻ như vậy rõ ràng là hành động vô nhân đạo. Thiết nghĩ, đối với một đứa trẻ trí nào chưa phát triển hoàn thiện, sao có thể đảm bảo ban đêm nó không rơi từ trên giường xuống dưới đất? Trên thực tế, tôi nghi ngờ rằng lúc nhỏ mình thực sự đã từng bị ngã, do đó não tôi luôn phản ứng chậm hơn người khác một chút. Thực ra, hồi đó trong lòng tôi luôn ấp ủ một nguyện vọng, đó chính là hy vọng cha tôi có thể ngồi trong phòng tôi một lúc mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, cho dù không nói gì cả, chỉ cần ngồi một lát thôi, tôi cũng sẽ rất sung sướng. Nhưng tiếc thay, nguyện vọng này chưa bao giờ được thực hiện. Giữa chúng tôi gần như không bao giờ có thêm những lời ngoài lề.

Điều khiến tôi không thể chịu đựng nổi là ông không cho phép tôi được có tiển để tự do chi tiêu, thời gian này duy trì đến tận khi tôi lên cấp ba. Thực ra, đôi lúc ngẫm nghĩ cũng thấy cha có lý, bởi tôi biết tiền là một trong những nhân tố quan trọng nhất dẫn đến tính cách của bọn lưu manh trong xã hội. Những hành vi tội phạm của chúng thường là bắt đầu từ việc trấn lột tiền của những bạn học sinh nhỏ yếu ớt. Hơn nữa, có một điều làm tôi vô cùng yên tâm, đó chính là tôi không có tiền, đương nhiên cũng sẽ không có ai đến cướp hay trấn lột tôi, nên tôi đã bình an vô sự suốt dọc đường đi học trong bao năm qua.

Năm tôi mười hai tuổi đã xảy ra một việc mà cả đời tôi không bao giờ có thể quên được.

Trong lớp có một thằng bạn luôn căng thẳng với tôi ( thực ra tôi và phần lớn các bạn trong lớp đều chẳng thân thiết lắm, có điều thằng này cứ làm tôi thấy ngứa mắt), nó đem đến lớp một con dao gấp có kết cấu rất cầu kỳ đẹp mắt. Tất cả mọi người trong lớp đều bị khuất phục, mọi người chuyền nhau xem, trên mặt chủ nhân con dao luôn hiện lên nụ cười dương dương tự đắc, hết sức mãn nguyện. Gần như tất cả mọi người trong lớp – cả những bạn gái nữ xinh đẹp cũng đều vây quanh nó, hỏi nó có thể mua con dao đó ở đâu, nó như thể là người đại diện phát ngôn cho con dao đó. Nó nói bố nó đã đem con dao đó từ Thụy Điển (hoặc là Thụy Sĩ) về, trong nước không mua được. Giọng điệu của nó như thể cố ý muốn ra oai với tôi – tôi có cảm giác là nhằm vào mình.

Thế là tôi cảm thấy mình bị sỉ nhục vô cùng nặng nề. Điều này được coi là sự sỉ nhục vì nó đến từ một kẻ tôi khinh thường nhất – từ nhỏ tôi đã căm ghét những kẻ tiểu nhân ra vẻ ta đây giàu có, cảm thấy chúng tầm thường hết mức. Và thế là tôi quyết định chấp nhận sự thách đấu này.

Tôi đã ấp ủ một kế họach vô cùng vĩ đại. Nó được xưng là vĩ đại vì trong quá trình thực hiện kế họach này, tôi dường như đã phải mạo hiểm cả sinh mạng mình. Tôi quyết định lấy trộm súng của cha tôi để mang đến trường học. Tôi muốn cho mọi người bết, so với súng thì con dao được mua từ Thụy Sĩ về chỉ là vật quá xoàng xĩnh, không đáng nhắc tới. Chủ nhân của nó là một kẻ thật đáng thương hại.

Tôi chẳng mất bao nhiêu công sức để lấy trộm súng của cha, và tất nhiên không bị ông phát hiện. Thực ra, không phải do ông lơ là sơ suất, mà bởi vì ông quá yên tâm về tôi – ông không tin đứa con trai hễ nhìn thấy ông là run lẩy bẩy lại có gan làm việc này. Sáng hôm sau, tôi đem khẩu súng đó đến trường. Kết quả nằm trong dự liệu của tôi, tất cả mọi người đều vây quanh tôi, đây là việc chưa từng xảy ra. Cậu bạn đó ngồi nghịch con dao cô độc một mình trong góc lớp. Cuối cùng, tôi đã có thể ngẩng cao đầu với tư thế của kẻ chiến thắng, liếc xéo mắt nhìn dáng vẻ bại trận của nó.

Thế nhưng lạ thay, cảm giác lúc đó chẳng được tuyệt vời giống như trong tưởng tượng của tôi. Ánh mắt cậu bạn chẳng lộ ra sự đố kỵ hay rầu rĩ mà tôi mong đợi. điều này khiến cho cảm giác chiến thắng của tôi giảm đi đáng kể.

Thầy giáo chủ nhiệm nhanh chóng phát hiện ra khẩu súng đó. Khi thấy nhìn thấy khẩu súng, gần như đã nhảy đủ cao để phá được kỷ lục nhảy cao của châu Á, hơn nữa còn dùng những từ ngữ kiểu “bạo đồ – tên hung bạo” để nhiếc móc tôi – có lẽ ông đã liên tưởng đến vụ án nổ súng ở trong trường học tại Mỹ, học sinh Trung Quốc đó tên là Lô Cương, dùng súng ngắn bắn chết thầy giáo kmình, sau đó tự sát. Tôi nghĩ, đó chính là thời khắc huy hòang rạng rỡ nhất trong cả cuộc đời dạy học của thầy chủ nhiệm. là một thầy giáo Trung Quốc dạy lớp 10, không ngờ ông đã phát hiện ra được một bạo đồ đem súng vào trong lớp học của mình. Nếu như ông có đủ tư cách để viết hồi kí, tôi nghĩ ông quyết không bỏ qua phần này.

Chuyện tiếp theo đương nhiên sẽ xảy ra – thầy giáo chủ nhiệm gọi điện thoại đến nhà tôi, mẹ tôi đến trường đón tôi về nhà. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong đời cha tôi đánh tôi, hơn nữa đánh vô cùng tàn bạo – có thể nói là một trận “thừa sống thiếu chết”, bởi vì xương sống mũi của tui gần như bị ông đánh gãy. từ đó về sau, mũi tôi trở thành vị trí dễ bị thương nhất, động một chút là chảy máu.

Trận đòn tàn bạo đó đã khiến tôi hòan tòan tỉnh ngộ – tôi không được phép sống trong ngôi nhà này theo cách riêng của mình, làm như vậy chỉ tự làm mình phải chịu đau đớn. tôi bắt buộc phải tuân theo quy tắc của người đàn ông đã đánh tôi một trận nhừ tử này.

Thế là tôi chọn lựa là một kẻ “trầm mặc” – giống như bộ dạng mà cha tôi hằng mong muốn. cả ngày tôi ở trong phòng mình, làm việc riêng của mình. Đọc sách, nghe nhạc, ngủ, tự an ủi mình. Gần như tôi không gia lưu trò chuyện cùng những người khác, thậm chí ngay cả với họ hàng thân thích, tôi cũng chỉ nói qua loa vài câu xã giao, dần dần tôi cảm thấy một mình sống trong không gian của riêng mình rất tuyệt, bởi có như vậy tôi mới không phải lo lắng bị người khác xâm phạm tư tưởng và thế giới của mình, khiến tôi có cảm giác tự do tự tại.

Tôi bắt đầu không cho phép người khác vào phòng tôi – kể cả cha mẹ tôi. Tôi không còn hy vọng cha tôi có thể bước vào phòng nói chuyện với tôi vài câu trước khi đi ngủ như trước đây nữa, bởi tôi dần dần không thể chịu được mùi của người khác trong phòng mình.

Năm mười sáu tuổi, mẹ tôi ngày càng lo lắng đã dẫn tôi đến bệnh viện để tư vấn tâm lý. Từ hôm đó, tôi biết mình mắc phải căn bệnh “trầm cảm”. mẹ tôi đã khóc, và tối đó, sau khi về nhà đã cãi nhau một trận kịch liệt với cha – đây là lần đầu tiên trong bấy nhiêu năm. Và đây cũng là lần đầu tiên cha tôi lặng lẽ chịu đựng những lời nhiếc móc ầm ĩ của mẹ, ông không hề lên tiếng, mà chỉ ngồi im lặng trên giường.

Tôi vẫn thấp thóang nhận ra giọng của mẹ, đại ý là chính cha đã hại tôi, ông khiến cho con trai ông trở thành một kẻ có trở ngại về mặt tâm lý.

Tôi chả quan tâm đến mấy việc này. Khi mẹ nổi giận lôi đình với cha, tôi đang ở trong phòng mình xem đĩa DVD – đây là việc tôi thường làm nhất trong mấy năm trở lại đây khi ở một mình trong phòng – đó là một bộ phim điện ảnh Hồng Kông tên gọi “Thiên thần sa đọa”. Đạo diễn bộ phim là một kẻ đeo kính râm cả ngày. Bộ phim đó quay rất đẹp, màu sắc tươi sáng, rạng rỡ, kể về một nhóm người tự xưng là “thiên thần” sống cô độc trong cùng một thành phố. Những “thiên thần” đó người thì mang nụ cười chết người, người thì đi tất lưới, nằm trên giường người khác và tự an thủ ***, người thì lên giường cùng một người đàn ông vô tình gặp gỡ ở McDonald, người thì mặc dù là người câm nhưng lại có thể lải nhải mãi không thôi…. Họ cũng liên quan đến nhau và lại cùng cách xa nhau, dường như chẳng cần phải có mối liên hệ tất nhiên gì với nhau.

Tôi cảm thấy những người trong film đều là chính tôi. Nhưng tôi không phải là thiên thần, tôi là ác quỷ.

Mẹ tôi chưa bao giờ từ bỏ cố gắng làm cho tôi trở nên vui tươi hơn. Bà luôn dặn tôi đi chơi cùng bạn bè, nhưng tôi chẳng có chút hứng thú gì. Thậm chí là còn bỏ tiền ra mời một bác sĩ tâm lý chuyên viên tư vấn tâm lý định kỳ cho tôi, những điều này khiến tôi chán nản và bất lực. thực ra tôi rất hài lòng với cuộc sống hiện thời của tôi. Nếu như có thể, tôi hy vọng cả đời sẽ sống một mình.

Thật không ngờ, giờ thì cha tôi lại bắt đầu chủ động tìm đề tài để trò chuyện với tôi. Nhưng đáng tiếc rằng, tôi đã chẳng còn gì để nói với ông nữa. về điều này, tôi cũng rất lấy làm bứt rứt, bởi đây đã từng là mong ước lớn nhất thuở ấu thơ của tôi. Hiện giờ mong ước đã trở thành hiện thực, tôi lại cảm thấy vô cùng vô vị, nhàm chán. Dường như tất cả lòng nhiệt tình đã bị cạn khô trong những tháng ngày cô độc.

Sau đó, tôi thi đỗ được vào khoa Điện tử của Đại học Thanh Hoa. ở ngay Bắc Kinh nhưng cách rất xa nhà tôi. Cha mẹ tôi luôn cho rằng sau khi tôi vào đại học, sống trong ký túc xá cùng các bạn, tình trạng của tôi sẽ thay đổi. nhưng tôi thực sự không thể chịu đựng nổi việc chia sẻ không gian với năm con người hoàn tòan xa lạ. thế là tôi kiên trì ngày ngày đi về nhà, dù mất rất nhiều thời gian đi lại.

Nếu nói vào đại học sẽ khiến cho cuộc sống của tôi có điều gì thay đổi, thì đó chính là tôi đã học được cách lên mạng Internet, hơn nữa tôi còn rất say mê thế giới mạng. lần đầu tiên tôi phát hiện ra, trên thế giới còn tồn tại một thế giới tuyệt đẹp đến thế. Trong cái thế giới đó, không ai biết bạn là ai, bạn cũng không biết người khác là ai. Bạn có thể có một không gian riêng cho mình – hơn nữa muốn rộng bao nhiêu, có bấy nhiêu. Bạn cũng có thể trò chuyện với bất cứ ai trên thế giới mà không cần lo lắng sẽ nảy sinh bất cứ cảm giác thất bại – bởi giữa mọi người chỉ có ngôn ngữ, không có âm thanh, không có sắc thái tình cảm, không có động tác, không có bất cứ thứ gì khiến bạn cảm thấy bị xâm phạm.

Không lâu sau tôi tự mình lập nên một trang web cá nhân có tên “Thành phố của Sa-tăng”. Chủ đề của nó liên quan đến tất cả mọi thứ thuộc lĩnh vực điện ảnh. Tôi đã đem tất cả nhiệt tình đối với điện ảnh để tâm sự lên trang web này. Còn về cái tên của nó, tôi chẳng mất công suy nghĩ nhiều. tôi chỉ cảm thấy tôi trái ngược với những thiên thần xinh tươi rạng rỡ thành đôi thành nhóm, tôi giống như một con ác quỷ cô độc, bằng lòng vun đắp cho thành phố của riêng mình – địac ngục. tôi mô phỏng sự lập dị khác lạ của Vương Gia Vệ, cho dù sức tưởng tượng của tôi không được rực rỡ như anh ta.

Tôi chẳng tuyên truyền gì cho “Thành phố của Sa – tăng” của tôi bởi nó thực sự có ý nghĩa “không gian riêng tư”. Tôi đã thổ lộ hết tâm tư của mình vào không gian này và không hề muốn người khác biết. mặc dù như vậy, đôi khi vẫn có người truy cập vào. Đây là điều không thể tránh khỏi. bất cứ một người con gái nào cởi qùân áo mà vẫn để cửa sổ mở toang thì không thể trách được những người đi đường bên ngoài cửa sổ vô tình đi qua. Tôi hòan tòan hiểu điều này.

Tôi nhanh chóng có được một số lượng “bạn bè” tương đối khả quan. Tôi không biết tên, giới tính và địa chỉ của họ, thậm chí còn thể khẳng định rốt cuộc họ có phải là con người có thực hay không. Họ có thể là ông trùm tàn độc của Colombia, có thể là Thế tử của liên bang Tiểu vương quốc Ả rập, thậm chí cũng có thể là anh chàng béo mập cận nặng nằm ở giường bên dưới tôi. Tôi chuyện trò rất hợp gu với bọn họ. lúc này tôi mới phát hiện ra, thực ra tôi cũng có thể chia sẻ một số thứ với người khác, chỉ có điều những thứ được chia sẻ rất hạn chế.

Năm 22 tuổi, sau khi tốt nghiệp đại học, tôi không nghe theo ý nguyện của cha me là mong tôi tiếp tục học lên thạc sĩ, cũng không giống phần đông mọi người bắt đầu đi làm kiếm tiền – nhà tôi vốn chẳng hề thiếu chút tiền đó – tôi vẫn ngày ngày ở lì trong phòng mình, tiếp tục sống những ngày tháng chỉ có điện ảnh và mạng.

Tôi không biết những ngày tháng như vậy sẽ duy trì đến bao giờ. Có thể một ngày, cũng có thể cả đời.

SA – TĂNG 4

Bao năm qua, tôi luôn cố gắng tìm kiếm vị trí của mình trong thành phố này. Nhưng lần nào cũng thất bại. bởi tôi phát hiện ra rằng, cho dù tôi có cố gắng thế nào đi chăng nữa, cái thành phố này cũng chẳng vì thế mà thay đổi đi chút gì. Tôi làm cuộc phỏng vấn học giả tại Mỹ hai năm, trong lòng nhớ mong Bắc Kinh vô cùng. Thế nhưng khi tôi quay trở về, phát hiện ra rằng không một ai ở thành phố này có chút thương cảm trước sự ra đi của tôi. Điều này khiến tôi cảm thấy rằng, sinh mệnh của tôi vô cùng nhỏ nhoi – cho dù tôi có được thứ mà nhiều người hằng mong ước.

Mặc dù như vậy, cho đến tận hôm nay, tôi vẫn cho rằng mình là một người khá hạnh phúc.

Cha tôi là một giáo viên đại học được mọi người kính trọng. ông dùng cả cuộc đời để sưu tầm đầy sách trong thư phòng của mình. Khi còn nhỏ, việc tôi thích nhất là tranh thủ thời gian cha tôi đến trường dạy học, lén vào trong thư phòng của ông tìm sách để đọc. cha không cho phép tôi động vào sách của ông, có lẽ ông đã dự cảm trước được rằng những cuốn sách đó cuối cùng sẽ gieo tai họa. tôi còn nhớ năm tôi 12 tuổi, khi tôi đang lén đọc một cuốn sách giáo trình lịch sử văn học trong thư phòng của ông thì bị ông bắt được. thế là tôi bị phạt đứng, đứng đến tận giờ ăn tối. mặc dù bị trừng phạt, nhưng tôi tôi lại không hề óan hận chút nào, ngược lại tôi còn có cảm giác thích thú sau khi lén đọc trộm sách. Niềm khóai cảm kỳ lạ này đã theo tôi rất nhiều năm.

Chỉ vài năm sau, chính vì những cuốn sách trong thư phòng mà cha bị đưa đến nông truờng Giang Tây để cải tạo, và ông qua đời luôn tại đó. Mẹ tôi một mình gánh vác trách nhiệm nuôi dưỡng tôi. Thật may là nhà tôi chỉ có một cậu con trai là tôi nên vẫn có thể được ăn no trong những năm tháng đầy biến động đó.

Sau khi cuộc thi cấp III được khôi phục tôi đã thi được vào trường Đại học Bắc Kinh một cách thuận lợi. Hồi đó, thi vào đại học không khó như bây giờ, và nguời theo nghiệp học cũng ít hơn bây giờ nhiều. Đó là năm 1978, tôi 18 tuổi. có thể nói, phần lớn tuổi thanh thiếu niên của tôi không bị lở dở vào việc lao động nghĩa vụ hoặc lên núi, về nông thôn-1. Chính vì thế sức khỏe của tôi luôn tốt hơn những bạn học khác. Minh chứng rõ nét nhất là cho đến tận khi gần 40 tuổi, tôi vẫn không hề mắc phải các bệnh tật liên quan đến lưng và cơ bắp.

Tôi gần như là người nhỏ tuổi nhất trong khóa học, hơn nữa còn là một giống sinh viên theo đúng nghĩa của nó, những người khác thì phần lớn đều trải qua lễ rửa tội tàn khốc của Cách mạng văn hóa, cuộc sống đã già cỗi và quá đỗi mỏi mệt. do cả ngày đều ở cùng những người lớn hơn tôi mấy tuổi, thậm chí mười mấy tuổi, khiến tôi trông có vẻ già dặn hơn những người bạn cùng trang lứa. do cái chết nơi đất khách quê người của người cha, tôi luôn thích suy nghĩ đến những phương diện âm u của cuộc sống mà ít người chú ý tới. cho nên tôi thích chau mày – thói quen được hình thành trong quãng thời gian học đại học đã đi cùng tôi suốt cuộc đời. nhưng hành động chau mày không phải do tâm trạng không vui, mà chỉ chứng tỏ tôi đang suy ngẫm.

sau khi tốt nghiệp, tôi dễ dàng được giữ lại trường làm giáo viên – hồi đó ở lại trường rất dễ, phần lớn mọi người đều vẫn chưa ổn định tinh thần đối với cơn ác mộng Cách mạng văn hóa, nên không muốn làm giáo viên – làm một giáo viên đại học giống như cha tôi. Tôi dạy văn học Phương Tây, tiện thể cũng dạy tiếng Anh trong một số trường ngôn ngũ. Đây là một nghề chẳng kiếm được nhiều tiền, nhưng lại được mọi người kính trọng, do đó, khi tôi xuất hiện ở bất cứ nơi nào cũng được mọi người cư xử lịch sự, đúng mực. nhưng không biết vì sao, cảnh ngộ năm đó của cha luôn giống như cơn ác mộng luôn luôn vây quanh trí não tôi, không thể nào xua tan được.

năm ba mươi tuổi, tôi yêu con gái một ông lãnh đạo khoa. Một cô gái điềm đạm, đoan trang, xinh đẹp, tôi yêu cô từ cái nhìn đầu tiên, nhiệt tình theo đuổi cô, và cuối cùng cũng cưới được cô về làm vợ. thời gian đó, tôi gần như ngỡ rằng mình là người hạnh phúc nhất trên thế giới này.

Trong con mắt của mọi người thì sự thực cũng đúng là như vậy. có một người vợ tôn quý, chẳng bao lâu tôi được đề bạt thành phó khoa, đồng thời tôi có rất nhiều cơ hội ra nước ngoài học bồi dưỡng. từ trước đến giờ, tôi luôn cho rằng, quyết định đúng đắn nhất cả đời tôi chính là cưới cô vợ này.

Nhưng “Thiếu sót đáng tiếc được che giấu luôn khiến cho những thứ tưởng như hòan mỹ có chút lấm tấm khiến ta chán ghét”. Tôi đã cảm nhận được sâu sắc câu nói này trong cuộc sống hôn nhân của mình. Tôi không biết có phải là tất cả các phụ nữa xinh đẹp đều thích gây khó dễ cho các ông chồng trong vấn đề sinh họat ***. nói chung, mỗi lần quan hệ đều như làm công cụ – lấy nhau bao năm nay, tôi gần như chưa nhìn thấy tòan bộ thân thể của cô ấy, bởi cô luôn kiên quyết tắt đèn khi quan hệ. Hơn nữa, cô ấy từ chối “khúc dạo đầu”. về điểm này, cô rất giống người phụ nữ tôn quý được vô số các kỵ sĩ quỳ lạy của châu Âu thời kỳ xã hội phong kiến. và tôi – tinh lực dồi dào lại buộc phải trở thành con chiên khổ hạnh của Chúa của cứu thế dưới thánh đường.

Thật may mắn, sau khi kết hôn chỉ vài năm, chúng tôi đã có con, một cậu con trai kháu khỉnh đáng yêu. Tôi thấy rằng đây thực sự là một việc xác suất thấp, bởi mặc dù khi chúng tôi đều đang ở giai đoạn sung mãn nhất, cũng chỉ quan hệ hai tuần một lần. và sau đó khi có con, cô ấy càng có cớ để từ chối thân mật với tôi. Thậm chí tôi đã từng nghi ngờ rằng cô ấy đang tôn thờ một tà giáo nào đó.

Sau này tôi mới biết, nguyên nhân trực tiếp khiến cô ấy căm thù quan hệ *** chính là vì tính quá ưa sạch sẽ của cô. Bởi có lần cô vô tình nói với tôi, nếu như không vì muốn sinh con thì cô ấy quyết không cho t*ng trùng của người đàn ông vào trong cơ thể mình. Cách nghĩ này khiến tôi còn sởn cả gai ốc. tôi không biết cô ấy làm thế nào để giải quyết những ham muốn đó của mình, nhưng chỉ vì theo đuổi sự sạch sẽ tinh khiết mà từ chối quan hệ với chồng mình là một điều thực sự vô cùng khó hiểu.

Thế là tôi phải tự mình trải qua phần lớn đời sống ***. mỗi lần tôi thấy ham muốn liền chui vào trong nhà vệ sinh, sau đó, tự thủ *** bằng việc tưởng tượng ra mình đang làm tình một cách phóng đãng với người phụ nữ lẳng lơ nhất trên thế giới. điều thú vị là, trong khi tôi thủ ***, đầu óc tôi luôn xuất hiện rất nhiều hình ảnh tưởng tượng kì dị, và có thể có xúc cảm để viết rất nhiều thứ.

Giờ thì tôi đã hiểu vì sao Allen Ginsberg-2 có thói quen vừa thủ đâm vừa sáng tác – cuộc sống *** bị kìm chế là nguồn cảm hứng mạnh mẽ nhất.

Đôi khi tôi cũng đi tìm những người phụ nữ khác. Ví dụ, khi đi công tác ở tỉnh ngoài, tôi có làm cuộc trao đổi nho nhỏ với những ngừoi bán *** gọi điện thoại đến phòng trong khách sạn, nhưng phần lớn tôi đều không thích như vậy. vì nó khiến tôi có cảm giác đời sống *** của tôi là một món đồ xa xỉ phẩm cần thiết phải mua – điều này khiến tôi rất tự ti. Tôi thường có hoang tưởng sau: trong một đêm xuân trăng sang, tôi và một người phụ nữ hòan tòan thuộc về riêng tôi yên lặng ở trong nhà chúng tôi, cửa sổ phòng mở toang, rèm cửa sổ màu bạc voan mỏng, gió xuân nhè nhẹ thổi vào, vuốt ve da thịt của chúng tôi. Cô ấy mặc bộ đồ ngủ gợi cảm, cô ấy dùng ánh mắt vui nhộn để trêu chọc tôi, ngón tay mềm mại vừa vô tình, vừa cố ý vuốt qua ngực tôi…. Tôi không biết mong ước không hề xa xỉ này của tôi đến khi nào mới có thể trở thành hiện thực. hy vọng là trước khi khả năng về *** của tôi bị cạn kiệt.

Thế là trong sự mơ hồ đó, nửa cuộc sống của tôi đã trôi qua cùng với sự tưởng tượng rất nhiều kiểu phụ nữ. cuối cùng tôi cũng đã hiểu ra một điều, ông trời đều đối xử công bằng với tất cả mọi người. ông luôn đặt một điểm tựa cân bằng cho từng người. một người đàn ông sự nghiệp thuận lợi, cuộc sống vật chất đầy đủ thì không nên đòi hỏi có một cuộc sống tính dục hòan mỹ nhất thế giới. thật lòng, tôi rất yêu vợ mình, nhưng mỗi lần đối diện với cô ấy, tôi luôn cảm tưởng như mình chẳng qua chỉ là thân thể một con bù nhìn của một linh hồn khác của cô ấy. cô ấy cho tôi tất cả những gì mà tôi đang có và tôi lại không thể dùng lọai sức mạnh cuối cùng của đàn ông để chinh phục được cô. Cũng chính vì thế, thân thể cô vẫn luôn có sức hấp dẫn rất lớn đối với sau khi chúng tôi đã kết hôn mười mấy năm.

Thậm chí, tôi đã từng nghĩ, nếu như có thể, tôi thà vứt bỏ tất cả những gì tôi đang có để đổi lấy một người phụ nữ không hề xinh đẹp, nhưng có thể khiến tôi cảm thấy mình thực sự đúng nghĩa là một người đàn ông.

Năm tôi bốn mươi tuổi, mẹ tôi qua đời. hôm đó tôi gào khóc một trận, mẹ đã hy sinh cả đời vì tôi. Mặc dù tôi cũng đã đem lại cho bà những năm tháng yên tĩnh, dễ chịu trong cuộc đời, nhưng sự ra đi của bà vẫn khiến tôi cảm thấy vô cùng áy náy. Tôi khóc suốt một ngày, mọi người đều nói tôi là đứa con hiếu thảo, chỉ riêng mình tôi biết, vì sao tôi khóc. Không chỉ bởi vì người thân qua đời, mà còn khóc cả cho bốn mươi năm tôi đã sống.

Người vợ xinh đẹp luôn ở bên cạnh tôi. Cô luôn miệng nói, cô hiểu được cõi lòng tôi.

Thực ra cô chẳng hiểu gì cả.

Sự ra đi của mẹ khiến tôi cảm thấy trên coi đời này, chẳng còn gì để tôi cần gìn giữ nữa.

Có đôi khi tôi bỗng muốn bỏ nhà ra đi, đến một thành phố hoàn tòan xa lạ. ở đó, tôi sẽ giấu danh tính, tìm một người phụ nữ bằng lòng lên giường cùng tôi, bắt đầu xây dựng lại một gia đình. Tất nhiên cách nghĩ này chỉ là một mộng tưởng thóang qua mà thôi. Cho dù tôi và vợ tôi không có cuộc sống ***, nhưng điều này không cản trở việc chúng tôi làm một cặp ân ái, huống hồ có cả con.

Tôi không biết ở Trung Quốc có tất cả bao nhiêu người đàn ông có cuộc sống giống như tôi. Họ vì con trẻ, vì tất cả những thứ đang có trong tay khiến người khác ngưỡng mộ và cam chịu cuộc sống giống như thầy tu khổ hạnh, từ bỏ niềm khoái lạc lớn nhất của chốn nhân gian. Tôi nghĩ, nếu như cho họ có cơ hội được chọn lựa lại, họ sẽ cân nhắc kĩ lưỡng hơn nhiều, cũng giống như tôi vậy.

________________________________________

1- Ở trung quốc, thời kì cách mạng văn hóa những thanh niên trí thức đều bị phân về nông thôn hoặc lên núi làm việc

2- Irwin Allen Ginsberg ( 1926 – 1997): nhà thơ Mỹ, tác giả bài Howl ( tiếng tru) nổi tiếng, trong những thủ lĩnh “ thế hệ Beat” của thập niên 60
Bình Luận (0)
Comment