Niên Thiếu Vô Tình

Chương 90

Mùa đông năm Tuyên Hoà thứ bảy,

Người Kim diệt Liêu xong liền chia ra hai hướng quy mô xâm nhập phương nam.

Tống quân không chịu nổi một kích, khiến quân Kim thuận lợi một đường đánh thẳng xuống.

Trong lúc nhất thời thiết kỵ như mây, lang yên tứ khởi, sinh linh đồ thán… Văn thư cấp báo nhiều như tuyết đầu đông tới tấp bay về kinh…

(lang yên: khói đốt từ phân sói, dùng làm ám hiệu báo động thời xưa, ‘lang yên tứ khởi’ ý nói tình thế nguy cấp)

Trong tình thế hoảng loạn, Huy Tông Triệu Cát đã thoái vị chạy xuống phía nam, Thái tử Triệu Hoàn kế vị, sử xưng là Tống Khâm Tông.



Tháng giêng năm Tịnh Khang thứ nhất, quân Kim tiến đến chân thành Biện Lương.

Tháng mười hai, Khâm Tông Triệu Hoàn dâng thư đầu hàng ngoài thành Khai Phong.

Giữa một mảnh huyết vũ tinh phong, mây sầu sương thảm, đế quốc Bắc Tống đã chính thức tuyên cáo chấm dứt.

Trong hỗn chiến, người con thứ chín của Triệu Cát là Khang Vương Triệu Cấu may mắn thoát thân, chạy trốn xuống Nam Kinh (Hà Nam Thương Khâu).

Tháng năm năm Tịnh Khang thứ hai, Triệu Cấu xưng đế tại phủ Ứng Thiên ở Nam Kinh, sau dời đô về Lâm An, sửa niên hiệu Tịnh Khang năm thứ hai thành Kiến Viêm năm nhất, sử xưng là Tống Cao Tông.

***

Đêm lạnh như nước.

Hồ Tây Tử sóng biếc bập bềnh, giữa hồ phản chiếu một vòng trăng sáng.

Hắn dựa tại đầu lầu hoa, nhìn thuyền hoa trên hồ không ngừng lai vãng, thỉnh thoảng có tiếng nói cười bị gió thổi truyền đến bên tai.

Trên mặt hồ,

Hàng nghìn chiếc đèn hoa đủ màu đang trôi nổi, hoà cùng ánh trăng tán xạ ra xung quanh, lưu quang rực rỡ khắp Tây Hồ, sáng rực như ban ngày.

Một thế giới phồn hoa xán lạn mỹ lệ đến cực điểm, lại dường như không thể đả động được hắn.

Ngắm trăng xưa người đâu chẳng thấy, muốn theo trăng trôi đến bên người.



Dưới lầu,

Một đôi tay trắng nõn mềm mại, chậm rãi thả một chiếc đèn hoa sen tinh xảo đẹp đẽ vào hồ.

Giang sơn nhiều mưa gió,

Giang hồ lắm phong sương,

Mà nàng, vẫn như cũ mắt ngọc mày ngài,

Dung nhan chẳng đổi,

Thêm sương càng diễm, gặp tuyết càng thanh.

Bên cạnh,

Nam tử áo trắng cúi đầu mỉm cười, trong nhất thời, toàn bộ ánh đèn rực rỡ của cả Tây Hồ dường như đều thu vào trong mắt hắn.

Nhưng mà,

Trong mắt hắn, lại chỉ thấy vẻ thanh và diễm của nữ tử trước mặt này.

Đơn giản vì,

Suốt đời hắn, nàng chính là anh hùng trủng, ôn nhu hương…



Lúc này,

Đã là Kiến Viêm năm thứ ba.

***

Hàng năm đến ngày này,

Hắn đều quay về nơi đã từng lưu lại giấc mộng tiếu ủng giang sơn của chính mình.

Chỉ một mình,

Không cho bất luận kẻ nào theo.

Ở đây,

Kỳ thực chỉ có một gốc mai.

– một gốc mai đã chết khô.

Dưới tàng cây.

Có một nấm mồ xanh cô độc,

– nơi này, an nghỉ một truyền kỳ.

Mộ không có bia.

Bởi vì,

Không ai nhẫn tâm lập bia.

Không ai muốn tin con người tịch mịch như tuyết, ưu sầu như nguyệt kia đã rời khỏi nhân gian.



Cho tới bây giờ,

Phương Ứng Khán vẫn nhớ rõ mồn một đêm hôm đó.

Huyết ảnh dâng lên phá tan giấc mộng.

Mà mỗi khi giật mình tỉnh giấc, trong cơn thở dốc sợ hãi, nỗi tuyệt vọng vẫn tràn ngập, bao vây hắn.

Hắn khi đó, cuồng loạn và táo bạo,

– thân thể giống như đã mất đi cảm giác…

– mà nỗi thống khổ trong linh hồn lại rõ ràng như vậy…

Ở Phong Nguyệt sơn trang, hắn giống như phát điên không ngừng tìm kiếm,

– tìm kiếm những gì người nọ đã lưu lại cho dù chỉ là một hơi thở, cho dù chỉ là một chút dấu vết.

Hắn thậm chí đã châm lửa,

– ánh lửa đỏ như máu,

– như một con quái thú tham lam.

Đình viện hoa cỏ sum xuê ngày xưa chỉ trong giây lát đã chìm ngập trong tro bụi địa ngục.

– lòng, dường như đang giãy dụa trong tử vong…

– lửa, phảng phất muốn thiêu rụi linh hồn…

Trong ánh lửa hừng hực,

Dần dần hiện lên những bóng người…

– Tô Mộng Chẩm, Bạch Sầu Phi, Lôi Tổn… Hứa Thiên Y… Văn Tuyết Ngạn…

– mỗi người bọn họ đều đeo trên lưng nỗi thống khổ của chính mình.

Hắn thậm chí nghe được tiếng cười của u linh.

– người nọ đã đi,

– lòng của hắn cũng theo đó mà chết, mà cháy, mà hoá thành tro tàn…

Như vậy,

Giấc mộng mà hắn đã từng có đâu?

Ngày xưa gió mát trăng thanh…

Ngày xưa quy khứ lai hề…

Lẽ nào đều đã bị thiêu theo lửa, bị đốt thành tro?
Bình Luận (0)
Comment