Ở Rể

Chương 209

Điện Trường An.

Mã công công đốt đèn lên, Hoàng đế phê duyệt tấu chương xong cũng không có ý định nghỉ ngơi.

Hoàng đế vui vẻ, vô cùng vui vẻ.

Mã công công nhẹ giọng nói: “Bệ hạ, Thừa tướng dẫn theo người của Nội sử phủ đến đợi bên ngoài, nói là thỉnh tội lỡ tay làm Kiếm Si và Tân Phong bị thương”.

Lỡ tay làm bị thương? Hoàng đế cười mà không nói.

Sau khi Kiếm Si được cứu thì vào thẳng cung.

Đây là ân sủng to lớn.

Ý của Hoàng đế không cần nói cũng biết, Kiếm Sỉ đã là người của Hoàng đế.


“Ra lệnh bọn họ lui xuống đi, chuyện này phạt Nội sử phủ là được”, Hoàng đế bình thản nói.

“Không trị Hoàng Các sao?”.

Hoàng đế nhíu mày, Mã công công lập tức tự tát vào. miệng: “Lão nô lảm lời, hồ đồ đưa ra đề nghị”.

Hoàng đế hạ giọng: “Thừa tướng giảo quyệt, dùng chuyện nhỏ thế này phạt ông ta không có ích gì, cảnh tỉnh ông ta là được. Bây giờ khôi phục chế độ bảo vệ nhân tài mới là chuyện quan trọng nhất”.

Khôi phục chế độ bảo vệ nhân tài, Hoàng đế không chỉ có thể hạn chế quan viên, mà còn có thể bảo vệ văn nhân tài tử.

Như vậy, con đường màu máu khoa cử sẽ không còn khó đi đối với văn nhân.

“Vâng, vâng, vâng... lão nô tài sơ học thiển, không sâu sắc băng bệ hạ”.

“Truyền chỉ tuyên Tân Phong và Tiêu Lâm ngày mai vào cung, lần này sẽ do trẫm đích thân viết chỉ”.

Cuối cùng Hoàng đế cũng gặp Tiêu Lâm, cảm thấy vô cùng vui vẻ.

Mã công công bắt đầu mài mực, cười mà nếp nhăn trên mặt cũng như biến thành đóa hoa: “Lão nô lần đầu thấy bệ hạ vui vẻ như vậy. Nhắc tới, Tiêu hội nguyên đúng là người vô cùng tài giỏi. Chuyện ở Ám Uyên tuy hẳn và bệ hạ chưa nói với nhau dù một chữ, nhưng lại hiểu ý của bệ hạ. Dù là lão nô bồi bạn bên cạnh bệ hạ nhiều năm cũng không thể sánh kịp”.

Hoàng đế cười lớn, không tiếp lời, bắt tay viết thánh chỉ.

Từ trước đến nay khảo sinh chỉ thông qua thi Đình mới có thể gặp được Hoàng đế.

Tiêu Lâm chưa thi Đình mà đã có thể gặp bệ hạ, đây là vinh dự lần đầu có từ khi Đại Ngụy dựng nước đến nay.


Khi chỉ ý xuống đến Tần phủ, Tân phủ đã bi thương suốt một ngày trở nên sôi sục.

Bệ hạ triệu kiến đại công tử!

Trên chỉ ý nói đại công tử anh dũng vô song, diệt trừ thần tử mưu nghịch, bảo vệ Vương gia, ghi công hạng nhất! Truyền đại công tử ngày mai vào cung lĩnh thưởng!

Trên chỉ ý rõ ràng còn có Tiêu Lâm, người của Tân phủ lại chọn lọc bỏ qua.

Trên thánh chỉ viết là thưởng Tần Phong công lao hạng nhất và ba nghìn lượng vàng, đồng thời ngày mai vào cung lĩnh thưởng, không nói chữ nào về việc ban thưởng cho Tiêu Lâm.

Nhìn sơ qua, Tân Phong mới là nhân vật chính của thánh chỉ này, Tiêu Lâm chỉ làm nền.

Tân lão thái thái vô cùng vui vẻ, lần này Tần Phong ghi công hạng nhất, lại có thêm vốn để cưới công chúa.

Tiêu Lâm không để tâm thánh chỉ nói gì, chỉ bình tĩnh tiếp. nhận thánh chỉ. Hoàng đế đã nói hẳn muốn thưởng gì có thể nói lúc diện thánh, tốt hơn Tân Phong nhiều.

Tiêu Lâm đã thay đổi cái nhìn về Hoàng đế. Trước kia hắn nghĩ Hoàng để bị hạn chế bởi Ngụy giám quốc từ nhỏ, tính tình cũng có phần nhu nhược.


Từ chuyện Ám Uyên thì thấy Hoàng đế là quân vương, thật sự có thể xem là một người nhẫn tâm. Ky binh mà Hoàng đế phái đi đều bị xem thành kẻ phản loạn của Nội sử phủ.

Thừa tướng đối mặt với tội danh đột nhiên bị gán cho e rằng không kịp trở tay, hoang mang ra mặt.

Kiếm Si còn đáng thương hơn, bị Hoàng đế chém đứt bàn tay, thành người tàn phế cả đời, không còn cầm kiếm được nữa. Đây là ông ta đáng tội, không đáng để thương xót. Đáng buồn là ông ta nghĩ Hoàng đế là ân nhân cứu mạng của mình, mình bị người ta tính kế còn không biết, cũng là một kẻ đáng thương.

Hoàng đế dạy dỗ người khác một cách âm thầm lặng lẽ, còn xóa sạch dấu vết của mình.

Nhưng Hoàng đế cũng có mặt nhân nghĩa, mặc dù ván cờ được sắp đặt tàn nhãn, nhưng Kiếm Si, Tân Phong và Tiêu Lâm vẫn còn sống.

Tiêu Lâm rất mong chờ ngày mai vào cung. Hoàng cung của Đại Ngụy chắc hẳn toàn là châu báu, đồ cổ. Đến lúc đó, xin Hoàng đế một hai thứ, sau này trang trí ở tửu lâu thì oai phong biết mấy.

Người Tần phủ vô cùng vui mừng. Tân Phong vốn buồn bã không vui cuối cùng cũng vui lên được chút, cúi đầu tạ ơn rồi quay về nhà.

“Cô gia, cô gia”.

Bình Luận (0)
Comment