Phồn Hoa Ánh Tình Không

Chương 9

Hoa Hoài Tú nghe mục trừng khẩu ngốc. Nếu những gì Quan Tỉnh nói là sự thật, vậy Bộ Lâu Liêm là có tâm hại chết Thi Kế Trung và Chu Liêu Đại. Đến tột cùng là do ân oán gì có thể khiến sư phụ không màng đến chục năm tình sư đồ, muốn hại chết đồ đệ của mình?

Y nghĩ không ra. Như khi phụ thân tức giận vì y đào hôn, cũng tuyệt đối sẽ không đối y đuổi tận giết tuyệt.

Phiền Tế Cảnh hiển nhiên bị chân tướng này dọa, mở miệng khẽ gọi vài tiếng đại sư huynh, nhưng không có nói thêm được gì nữa.

Quan Tỉnh đối với sự thất thố của hắn cũng không kinh ngạc. Cái này hắn cũng đã từng trải qua.

Hoa Hoài Tú dù sao cũng là người ngoài cuộc, sau khi kinh hãi qua đi, lập tức khôi phục lý trí, nắm lấy thời cơ hỏi: “Các ngươi có biết nguyên nhân?”

Thi Kế Trung im lặng quay mặt đi chỗ khác, giơ tay lên như muốn lau khóe mắt.

Quan Tỉnh hơi nghiêng người, giúp hắn cản lại ánh mắt của Hoa Hoài Tú và Phiền Tế Cảnh.

Một lúc sau, Thi Kế Trung mới quay đầu lại, lộ ra khuôn mặt đau khổ nói: “Ta tự hỏi từ nhỏ đến lớn đều coi sư phụ như chí thân trưởng bối, cũng không có nửa điểm bất tôn bất kính. Ta cũng không hiểu sư phụ vì sao lại đối với ta như vậy.”

Phiền Tế Cảnh đột nhiên nhớ tới một việc, “Nhị sư huynh biết việc này sao?”

Khuôn mặt Thi Kế Trung cứng lại.

Quan Tỉnh diện vô biểu tình nói: “Ta có bóng gió nhắc nhở qua, bất quá hắn không để ý đến.”

Hoa Hoài Tú nguyên bản chỉ cảm thấy những người ở Cửu Hoa phái đều lạnh lùng, hiện tại xem ra, quả thực là quỷ dị.

Sư phụ trăm phương nghìn kế hạ độc thủ hại đồ đệ, mà sư huynh đối với sinh tử của sư đệ cũng là thờ ơ lạnh nhạt. Duy nhất bình thường chỉ có Phiền Tế Cảnh, nhưng Hoa Hoài Tú đột nhiên nghĩ người như hắn ở môn phái như thế này vô cùng kỳ lạ, không hợp với Cửu Hoa phái.

Phiền Tế Cảnh nghe Quan Tỉnh nói, quả nhiên trở nên lo lắng, “Ta đi nói cho nhị sư huynh.”

Quan Tỉnh hầu kết giật giật, cuối cùng là nhịn xuống.

Hoa Hoài Tú nghĩ kĩ lại, hỏi: “Ngươi có gì chứng minh được các ngươi lúc đó chỉ ở hoa viên, không đi tới nơi khác?”

“Không thể chứng minh.” Quan Tỉnh thản nhiên nói, “Giống như lúc trước các ngươi vô pháp chứng thực chúng ta có thực là ở trong phòng nói chuyện phiếm hay không.”

Nếu là bình thường, Hoa Hoài Tú nhất định sẽ rất thưởng thức sự thẳng thắn của hắn, thế nhưng giờ này khắc này, y chỉ cảm thấy biểu tình của đối phương như đang khiêu khích “ngươi không làm khó dễ ta được”. Đúng như đã từng nghe, khi ngươi nghi ngờ một người thì thế nào cũng thấy nhất cử nhất động của người đó thập phần khả nghi.

Thi Kế Trung đột nhiên nói một câu, “Bộ Lâu Liêm không phải do chúng ta giết.”

Hắn không như trước đây xưng hô sư phụ mà gọi thẳng tục danh của Bộ Lâu Liêm, có thể thấy được trong lòng tích hận càng sâu, nguyên bản còn cố che lấp, giờ đây đã bị xé rách, tâm tình chôn sâu trong lòng liền không cần che giấu nữa.

Phiền Tế Cảnh thấp giọng nói: “Có thể sư phụ có nỗi khổ riêng.”

Thi Kế Trung trừng mắt nhìn hắn, giống như muốn từ trên mặt hắn nhìn ra một tia dấu hiệu ngôn bất do trung [1], thế nhưng nhìn đi nhìn lại, hắn nhìn hồi lâu, chỉ thấy được sự kiên định, tựa như sự tôn kính đối với sư phụ đã ăn sâu vào trong lòng, cho dù có chuyện gì xảy ra cũng không bị dao động hay mất đi.

Quan Tỉnh nói: “Nhân tử đăng diệt [2]. Vô luận khi còn sống hắn đã làm gì, hiện tại đều không còn trọng yếu nữa.”

“Nhưng hung thủ là ai lại rất trọng yếu.” Hoa Hoài Tú nói.

Ánh mắt Quan Tỉnh nhìn y trở nên băng lãnh.

Hoa Hoài Tú dung mạo nhã lệ thế gian khó có được, thế nhưng trong mắt hắn, so với một một khúc gỗ không có gì khác biệt.

Phiền Tế Cảnh nhịn không được tiến lên một bước, kéo Hoa Hoài Tú lùi lại sau: “Đại sư huynh, ta mong muốn những gì ngươi nói là đúng.”

Quan Tỉnh thu lại tia nhìn băng lãnh, thản nhiên liếc nhìn hắn nói: “Ta tuy không phải là hung thủ, nhưng vô cùng kính phục hung thủ.”

Phiền Tế Cảnh ngẩn người, còn hắn xoay người hướng hoa viên đi.

Thi Kế Trung đi theo được hai bước, quay đầu lại nói: “Ta cũng không biết hung thủ là ai, bất quá ta nghĩ hắn nhất định có nỗi khổ riêng.”

Hai người đi rồi, Hoa Hoài Tú và Phiền Tế Cảnh còn đứng tại chỗ ngẩn người.

Hoa Hoài Tú nhìn bàn tay Phiền Tế Cảnh nắm lấy tay mình, mà Phiền Tế Cảnh thì đang nhìn phương hướng hai người kia rời đi.

Hồi lâu.

Đại khái là tay Phiền Tế Cảnh cầm có chút mỏi, nhịn không được buông ra, lại bị Hoa Hoài Tú nắm lấy.

“Biểu ca?” Phiền Tế Cảnh buồn bực nhìn hai tay giao tại một chỗ.

Hoa Hoài Tú vội ho một tiếng, giơ tay hắn lên nói: “Ngươi đã bao lâu không cắt móng tay rồi?”

Phiền Tế Cảnh nhất thời không phản ứng lại, suy nghĩ kĩ càng chớp chớp mắt vài lần mới nói: “Ba ngày trước.”

“Trách không được móng tay dài như vậy.” Hoa Hoài Tú trợn mắt nói dối rồi buông tay hắn ra, nói sang chuyện khác, “Ngươi đang nghĩ cái gì?”

Phiền Tế Cảnh nhẹ nhàng thở dài rồi nói: “Ta đang suy nghĩ, ta có nên tìm hung thủ hay không.”

Hoa Hoài Tú nhướng mày nói: “Bởi vì những gì mà đại sư huynh và ngũ sư đệ ngươi nói?”

Phiền Tế Cảnh nói: “Có thể người nọ thật là có nỗi khổ riêng.”

“Ngươi nghĩ tính tình của sư phụ ngươi thế nào?” Hoa Hoài Tú hỏi.

Y cho rằng Phiền Tế Cảnh nhất định sẽ trả lời là sư phụ đối với hắn ân trọng như núi hay đại loại thế, nhưng đợi hồi lâu, nhưng chỉ đợi được khuôn mặt sầu khổ của Phiền Tế Cảnh.

“Ngươi dao động rồi?” Hoa Hoài Tú mừng rỡ.

Phiền Tế Cảnh chậm rãi ngẩng đầu, mi đầu giãn ra, nói: “Ý nghĩ của ta trước sau không đổi.”

Hoa Hoài Tú thở dài. Hắn chính không có thay đổi.

“Huống chi, giết ngươi là sai.”

“Bộ Lâu Liêm là chưởng môn một phái.” Hoa Hoài Tú nói, “Ví dụ như sư đệ ngươi, biết rõ chuyện sư phụ ngươi dạy võ công như vậy, nhưng cũng chỉ giận mà không dám nói gì. Không chỉ không thể vạch trần chân tướng, lại còn phải thời thời khắc khắc đề phòng sư phụ ngươi hạ độc thủ tiếp. Nếu như hắn là hung thủ, chẳng lẽ làm như vậy không phải là để tự bảo vệ mình?”

Phiền Tế Cảnh nói: “Thế nhưng sư phụ vì sao phải giết hắn?”

“Kỳ thực có một câu ta không biết có nên nói cho ngươi nghe hay không.” Hoa Hoài Tú chậm rãi nói.

Phiền Tế Cảnh hai mắt sáng ngời nhìn y.

“Chỉ sợ ta nói ra lại làm ngươi tức giận.”

Ánh mắt Phiền Tế Cảnh có hơi buồn bã nói: “Ngươi lại muốn nói xấu sư phụ sao?”

Hoa Hoài Tú nghe hắn nói xong, không khỏi nâng cằm ngẫm xem bản thân đến tột cùng là đã nói xấu nhiều hay ít.

“Nếu là đối án tử hữu dụng...” Phiền Tế Cảnh đấu tranh, “Thì nói ngắn gọn chút.”

Hoa Hoài Tú một bên suy nghĩ ngắn gọn chừng mực, một bên chậm rãi nói: “Ta chỉ là nghĩ, nếu như là hai người có ân oán, như vậy có thể là trong đó một người là có lỗi, cũng có thể là song phương đều sai. Thế nhưng nếu như nhiều người đối với một người đều có ân oán, như vậy, sai khả năng là do người kia.”

Phiền Tế Cảnh nghe y nói lòng vòng, lòng vòng đến mức hồ đồ rồi, “Ý của biểu ca là?”

“Tính tình của sư phụ ngươi có thể là...” Hoa Hoài Tú nhớ hắn nói qua muốn nói ngắn gọn, vì vậy hơn nửa ngày mới tìm được từ nói. “Có thể là không được hoan nghênh.”

Phiền Tế Cảnh hờ hững.

Hoa Hoài Tú nói: “Chí ít hiện giờ chúng ta biết được, năm sư huynh đệ các ngươi trừ ngươi ra, đều có động cơ giết hắn. Mà hai vị sư thúc của ngươi tuy rằng luôn miệng nói muốn tìm ra hung thủ, thế nhưng xem ngôn hành cử chỉ của bọn họ, cũng không phải thật tình là muốn thay sư phụ ngươi chủ trì công đạo, tựa như là...”

“Tựa như là gì?”

Hoa Hoài Tú trầm ngâm nói: “Như là ngư ông.”

“Ngư ông?”

“Trai cò đánh nhau, ngư ông đắc lợi.” Hoa Hoài Tú nói. “Hiện cò đã ăn thịt trai, mà ngư ông có thể tùy thời bắt được cò.”

“Sư thúc bọn họ...” Phiền Tế Cảnh nghĩ muốn biện giải gì đó, rồi lại nghĩ bản thân không thể nào biện giải nổi.

Hoa Hoài Tú suy nghĩ một chút, đột nhiên nói: “Được rồi. Ta nhớ ngươi nói ngươi có ba vị sư thúc, một người nữa đâu?”

“Người còn lại là Biển sư thúc. Hắn từ khi ta còn rất nhỏ đã bế quan không ra, không để ý tới việc thế tục nữa rồi.” Phiền Tế Cảnh nhíu mày giải thích.

“Ngươi có biết vì sao không?” Hoa Hoài Tú đột nhiên có loại cảm giác nói không nên lời. Giống như mỗi một sự việc trong Cửu Hoa phái đều có liên quan đến cái chết của Bộ Lâu Liêm. Khi hắn còn sống, từng việc một đều như hạt giống bị chôn dưới đất, chờ hắn vừa chết, liền thi nhau đâm chồi nảy mầm.

Phiền Tế Cảnh nói: “Sư phụ nói Biển sư thúc trời sinh dữ thế vô tranh [3], sở dĩ không thích ở lại trong môn phái.”

“Môn phái các ngươi có gì hảo tranh chứ?” Hoa Hoài Tú nghĩ những lời của Bộ Lâu Liêm bên trong có vấn đề.

Phiền Tế Cảnh lần đầu nghe Bộ Lâu Liêm nói những lời này còn chưa cảm thấy gì, hôm nay bị Hoa Hoài Tú nói như vậy, cũng hiểu được có vài phần cổ quái.

Hoa Hoài Tú lắc đầu nói: “Ta nghĩ cuối cùng chúng ta cũng không nắm được đầu mối chính xác nào cả.”

“Đầu mối chính xác?”

“Tỷ như...” Y dừng một chút nói, “Hung thủ đến tột cùng là có bao nhiêu người.”

Phiền Tế Cảnh sửng sốt.

“Lại tỷ như...”

Một đệ tử canh giữ Cửu Hoa Sơn vội vã đi tới nói: “Phiền sư huynh, Hoa công tử.”

Phiền Tế Cảnh gần đây có chút thần hồn nát thần tính [4], khẩn trương nói: “Xảy ra chuyện gì sao?”

Đệ tử trông giữ Cửu Hoa Sơn nói: “Bên ngoài có vị cô nương muốn tìm Hoa công tử.”

“Cô nương?” Khuôn mặt xinh đẹp tuyệt trần của Hoa Hoài Tú nhăn lại.

Phiền Tế Cảnh hỏi: “Vị cô nương đó họ gì?”

Đệ tử canh giữ Cửu Hoa Sơn đáp: “Lữ.”

==============================================================

[1] Ngôn bất do trung 言不由衷: nghĩ một đằng nói một nẻo.

Ngôn bất do trung, chất vô ích dã.

Câu thành ngữ này xuất phát từ “Tả truyện – Ẩn Công tam niên”. Dương Bá Tuấn ghi rằng “Nhânngôn vi tín, trung đồng trung”.

言不由衷

Ngôn bất do trung

春秋时期,诸侯郑国的实力强大,郑庄公任周朝的卿士,执掌朝廷大权。他凭借自己的势力和地位,不把周天子放在眼里。当时任天子的周平王,是一个软弱无能的人,他不得不依靠郑庄公处理郑朝政,却有对号公忌父十分相信,想让他代替郑庄公处理朝政。

Thời kỳ Xuân Thu, chư hầu của nhà Chu là nước Trịnh thực lực rất cường đại, Trịnh Trang Công được làm khanh sĩ trong triều đình nhà Chu, chấp chưởng quyền lực to lớn trong triều đình. Trịnh Trang Công dựa vào thế lực và địa vị của mình, thường tỏ ra chuyên quyền, không để Chu thiên tử vào mắt. Lúc đó thiên tử là Chu Bình Vương, là một thiên tử mềm yếu và vô năng, Chu Bình Vương nhân lúc Trịnh Trang Công phải lo xử lý việc triều chính của Trịnh quốc, Chu vương đã muốn đưa Quắc Công Kỵ Phụ là người mà Chu vương thập phần tin tưởng, thay thế chỗ của Trịnh Trang Công xử lý triều chính nhà Chu.

郑庄公知道这件事后,对周平王特别不满。周平王非常害怕,赶紧向郑庄公解释说,他没有让忌父取代郑庄公的想法。为了取得郑庄公的信任,他和郑庄公互换人质,让周太子狐到郑国去作人质,而郑公子忽则到周朝来做人质。

Sau đó, khi Trịnh Trang Công biết việc này đã đối Chu Bình Vương rất bất mãn. Chu Bình Vương phi thường sợ hãi, đã vội vàng hướng Trịnh Trang Công giải thích là, mình không có ý tìm cách cho Kỵ Phụ thay thế Trịnh Trang Công. Để làm cho Trịnh Trang Công tín nhiệm, Chu vương đã cùng Trịnh Trang Công thương lượng trao đổi con tin, cho Chu thái tử Cơ Duệ Phụ tới Trịnh quốc làm con tin, và ngược lại, Trịnh Hốt là con cả Trịnh Trang Công sang nhà Chu làm con tin.

公元前720年,周平王死去,他的孙子姬林继位。称周桓王。周桓王也想让忌父代替郑庄公当卿士掌管朝政。郑庄公知道后大怒,派大夫祭足领兵马,到周朝的温地收割麦子,并全部运送到郑国。到了秋天,祭足又带领兵马到周朝成周,把那里的谷子全部割掉,运回郑国。从此,两国之间的关系愈加恶化,彼此间结下了仇恨。

Năm 720 TCN, Chu Bình Vương mất, cháu nội của Chu Bình Vương là Cơ Lâm lên kế vị. Hiệu Chu Hoàn Vương. Chu Hoàn Vương cũng muốn để Kỵ Phụ thay thế Trịnh Trang Công làm khanh sĩ, chưởng quản triều chính. Trịnh Trang Công biết nên đã rất giận dữ, phái Đại phu Tế Túc lĩnh binh mã, đến đồng ruộng của nhà Chu lúc đang mùa thu hoạch lúa mạch, đem toàn bộ vận chuyển về Trịnh quốc. Khi tới mùa thu, Tế Đủ lại đem binh mã kéo vào thành của nhà Chu, những nơi nào có ngũ cốc, toàn bộ đều lấy hết, đem về nước Trịnh. Từ đó về sau, quan hệ lưỡng quốc ngày càng chuyển biến xấu đi, hình thành cừu hận.

解释: 由:从;衷:内心。话不是打心眼里说出来的,即说的不是真心话。指心口不一致。

Giải thích: do: tòng (tuân theo); trung: nội tâm (cũng có thể hiểu là trung với thiên tử). Nói điều không phải trong tâm tư, tức là nói không thật tâm. Tâm và lời nói bất nhất. Ở tích trên, Chu Bình Vương nhu nhược, hèn yếu, Trịnh Trang Công chuyên quyền lấn lướt thiên tử, cả hai đều muốn lật đổ người kia nhưng còn e ngại lẫn nhau. Trịnh Trang Công không trung với vua. Thiên tử lòng muốn mà miệng nói khác. Dân gian dùng 

[2] Nhân tử đăng diệt 人死灯灭: người chết thì đèn cũng tắt. Ý là người đã chết rồi thì mọi việc cũng tốt nhất nên cho qua đi.

[3] Dữ thế vô tranh 与世无争: không tranh với đời. Đây là một loại thái độ xử thế tiêu cực lảng tránh mâu thuẫn. Cũng là một mục tiêu hướng tới của con người, một thái độ xử thế vô cùng lạc quan.

Câu trên xuất xứ từ Chiến Quốc sách – cuốn tứ,Sở sách (楚策)“Tự dĩ vi vô hoạn, dữ nhân vô tranh dã”.

TRANG TÂN DÙNG NGỤ NGÔN KHUYÊN SỞ TƯƠNG VƯƠNG(Trang Tân vị Tương Vương)

Trang Tân bảo Sở Tương Vương (1):

– Nhà vua (ngồi xe) bên tả có Châu Hầu, bên hữu có Hạ Hầu; sau xe có Yên Lăng Quân và Thọ Lăng Quân (2). Bốn người đó chuyên dâm loạn, xa xỉ, không lo việc nước, Dĩnh đô (3) tất nguy mất.

Tương Vương bảo:

– Tiên sinh già rồi lẫn chăng? Hay là muốn rủa Sở đấy?

Trang Tân đáp:

– Tôi thực tâm thấy tất nhiên phải như vậy, không dám rủa nước Sở. Nếu nhà vua cứ sủng ái bốn người đó mãi như vậy, thì Sở tất mất! Tôi xin được lánh qua Triệu, ở đó một thời gian để quan sát những biến cố của Sở.

Trang Tân qua Triệu ở năm tháng. Quả nhiên Tần chiếm những đất Yên, Dĩnh, Vu, Thượng Thái, Trần của Sở, Tương Vương phải chạy trốn (4) tới Thành Dương, sai người kỵ mã dẫn đường qua Triệu đón Trang Tân. Trang Tân bằng lòng đi.

Trang Tân tới. Tương Vương bảo:

– Quả nhân không biết dùng lời khuyên của tiên sinh, nay sự thể đã như vậy, làm sao bây giờ?

(5) Trang Tân đáp:

– Tôi nghe tục ngữ có câu: “Thấy thỏ rồi mới nghĩ tới chó săn, cũng không phải là muộn; mất bò rồi mới lo rào chuồng cũng chưa phải trễ”. Tôi nghe nói xưa kia vua Thang, vua Vũ chỉ có trăm dặm đất mà hưng thịnh lên được; vua Kiệt, vua Trụ có cả thiên hạ mà bị nguy vong. Hiện nay nước Sở tuy nhỏ, cắt chỗ dài bù vào chỗ ngắn thì cũng còn được vài ngàn dặm, chứ nào phải trăm dặm mà thôi.

(6) Nhà vua không thấy con chuồn chuồn kia ư? Nó có sáu chân, bốn cánh, bay lượn giữa khoảng trời đất, cúi mổ  con muỗi, con ruồi để ăn, ngửa hứng nước sương ngọt ngào để uống, tự cho rằng chẳng lo lắng gì cả, vì không cạnh tranh gì với ai; có ngờ đâu một đứa nhỏ cao năm thước lấy mật làm keo bôi vào tơ, cột ở đầu cái gậy dài bốn nhẫn (7) mà bắt được con chuồn chuồn, chuồn chuồn rơi xuống đất, vị kiến ăn thịt. Con chuồn chuồn là vật nhỏ. Đến như con chim sẻ vàng kia, cúi thì mổ những hạt gạo trắng, ngửa (8) thì đậu ở trên cây rậm rạp, hăng hái vỗ cánh, tự cho rằng chẳng lo gì cả vì không cạnh tranh với ai; có ngờ đâu rằng có cậu công tử vương tôn nọ, tay trái giương ná, tay phải cầm đạn, bắn nó ở chỗ cao mười nhẫn, đem về làm chim mồi bắt chim sẻ khác; ban sáng nó còn bay nhảy trên cây rậm mà tối đã bị xào nấu với muối dấm, chỉ trong khoảnh khắc đã bị rớt vào tay cậu công tử nọ. Con sẻ còn là vật nhỏ. Đến như con hộc (9) vàng kia bay lượn trên sông biển, đậu ở cái đầm lớn, cúi thì mổ con lươn, con cá chép, ngửa thì ăn củ ấu, cây hoành (10), hăng hái vỗ cánh chẳng lo lắng gì cả vì không cạnh tranh với ai. Có ngờ đâu người thợ săn sửa soạn mũi tên và cây cung, buộc sợi dây tơ vào cây tên (11), bắn nó ở chỗ cao trăm nhẫn, nó bị trúng mũi tên nhọn, bị sợi tơ kéo về (phía người thợ săn) và rớt xuống đất trong luồng gió mát; ban sáng còn bay lượn trên sông biển mà buổi tối đã bị nấu nướng trong cái đỉnh cái vạc rồi. Con hộc vàng còn nhỏ. Đến như việc Thái Linh Hầu (12) thì cũng vậy. Phía nam ông ta chơi miền Cao Pha (13), phía bắc ông ta leo núi Vu Sơn, uống nước suối Như Khuê, ăn cá sông Tương, tay trái ôm hầu non, tay phải đỡ ái thiếp, cùng với họ dong ruổi ở trong miền Cao Thái mà không lo gì việc nước cả. Có ngờ đâu rằng Tử Phát (14) được lệnh của Sở Tuyên Vương (15), bắt trói ông ta bằng dây tơ đỏ, đem về cho Tuyên Vương. Việc Thái Linh Hầu còn là nhỏ. Đến việc của nhà vua; ngồi xe, bên trái có Châu Hầu, bên phải có Hạ Hầu, sau xe có Yên Lăng Quân và Thọ Lăng Quân, ăn lúa gạo của đất được vua phong, chở vàng trong kho do bốn phương tiến cống, cùng với bọn đó rong ruổi ở miền Vân Mộng, mà không lo gì việc quốc gia thiên hạ cả. Có ngờ đâu rằng Nhương Hầu phụng mệnh vua Tần (16), đem binh lại đóng đầy trong thành Mãnh Tái mà nhà vua phải trốn ra khỏi thành đó (17).

Tương Vương nghe xong, mặt tái mét, toàn thân run rẩy, rồi cầm viên ngọc khuê trao cho Trang Tân, phong Trang Tân làm Dương Lăng Quân, và cho hưởng đất Hoài Bắc (18).

(1) Trong bộ Tuân Tử chép là Sở Trang Vương, có lẽ sai. Vì Trang Tân là hậu duệ của Trang Vương. Việc này xảy ra trong đời Chu Noản Vương. [Sở Tương Vương tức Sở Khoảnh Tương Vương (298 tr.T.L-263 tr.T.L.].

(2) Châu, Hạ là những nơi thuộc Hồ Bắc; Yên Lăng nay thuộc Hồ Nam, còn Thọ Lăng thì không biết ở đâu. Bốn nơi đó là đất phong cho bốn sủng thần của Sở Tương Vương.

(3) Dĩnh đô: chỉ kinh đô nước Sở.

(4) Nguyên văn: có chữ yểm là che. Crump dịch là chống giữ.

(5) Cổ văn quan chỉ trích từ đây.

(6) Margoulies dịch từ đây.

(7) Mỗi nhẫn tám thước.

(8) Chữ cúi, ngửa ở đây có nghĩa là ở dưới thấp, ở trên cao.

(9) Hộc là một loài chim giống con nhạn.

(10) Một loại cỏ thơm.

(11) Để kéo cây tên về, khi đã bắn xong.

(12) Không rõ ai.

(13) Có sách giải thích là gò núi.

(14) Tử Phát: là đại phu nước Sở. Trong Tả truyện và Sử ký, gọi là công tử Khí Tật.

(15) Có lẽ là Sở Linh Vương thì phải hơn.

(16) Tức Tần Chiêu Vương.

(17) Cổ văn quan chỉ và Margoulies trích tới đây.

(18) Nguyên văn: dữ Hoài Bắc chi địa dã. Diệp Ngọc Lân dịch là: dùng kế hoạch của Trang Tân mà khôi phục được miền Hoài Bắc.

(Trích từ CHIẾN QUỐC SÁCH, Chú dịch và giới thiệu: Giản Chi – Nguyễn Hiến Lê, Nhà xuất bản: Từ điển Bách khoa, Năm xuất bản: 2006, Số trang: 496)

Chú giải: ở đây chúng ta thấy có sự xuất hiện của câu “Tự dĩ vi vô hoạn, dữ nhân vô tranh dã”, tức là việc Trang Tân dùng ví dụ những con chuồn chuồn, con chim sẻ vàng, con nhạn vàng để diễn tả sự tưởng chừng như vô tranh với ai, nhưng cuối cùng lại bị diệt thân.

Nhân gian dùng tích trên để miêu tả việc tích cực cũng như tiêu cực của “Dữ thế vô tranh”.

[4] nguyên văn Thảo mộc giai binh 草木皆兵: tương tự như câu thần hồn nát thần tính, trông gà hóa cuốc. Ý nghĩa của câu thành ngữ này là cỏ cây đều là binh lính. Sau đây là một chút lịch sử của câu thành ngữ trên:

“Phong thanh hạc lệ, thảo mộc giai binh” có xuất xứ lịch sử từ một trận đánh nổi tiếng, Trận Phì Thủy.

Trận Phì Thủy (Phì Thủy chi chiến: 淝水之戰) là trận đánh nổi tiếng năm 383 thời Đông Tấn – Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc giữa quân Tiền Tần và quân Đông Tấn. Gần 100 vạn quân Tiền Tần gồm nhiều sắc tộc Ngũ Hồ và Hán, dưới sự chỉ huy của vua Tiền Tần Phù Kiên vừa thống nhất miền bắc đi thân chinh, cuối cùng bị quân Đông Tấn dưới sự chỉ huy của Tạ Huyền, đánh cho đại bại. (nước Tiền Tần ở đây không phải là nước Tần của Tần Thủy Hoàng thời Chiến Quốc).

Tiền Tần lúc này đang rất mạnh, thế lực dần bành trướng, tiêu diệt các nước Hồ, diệt nước Đại, thống nhất toàn miền bắc Trung Quốc. Phù Kiên thu dụng nhiều tướng sĩ các tộc Ngũ Hồ khác thành một đội quân đông đảo. Phù Kiên rất tự tin vào sức mạnh của mình, nên quyết ý nam tiến, muốn tấn công nhà Đông Tấn.

Tháng 8 năm 383, Phù Kiên dẫn quân xuống phía nam. Cả đoàn quân Tiền Tần hùng mạnh hành quân kéo dài hàng ngàn dặm.

Triều đình Đông Tấn quyết định cử Tạ Huyền làm Đô đốc tiên phong. Lúc này, quân Tiền Tần rất đông đảo và dũng mãnh, quân Đông Tấn kém hơn. Trước thế mạnh của quân Tần, Tạ Huyền và Tạ Thạch dựng trại cách Lạc Gián khoảng 25 dặm, không thể tiến lên nữa. Còn Phù Kiên để lại phần lớn quân ở lại Thuận Thành, còn mình tự dẫn 8000 kỵ binh đến Thọ Dương.

Bấy giờ, Tạ Huyền dùng kế, sai Lưu Lao Chi mang 5000 quân đến Lạc Gián, lợi dụng đêm tối và tình thế sông nước, làm chủ phía tây Lạc Gián.

Phù Kiên đứng trên núi Bát Công thấy quân Đông Tấn dũng mãnh bắt đầu lo lắng, bèn sai bộ tướng của Phù Dung là Kỳ Liệt mang quân đóng ở bờ bắc sông Phì Thủy. Tạ Huyền bèn sai sứ đến nói với Phù Dung rằng:

Ông là người tinh thông binh pháp, vậy lại dàn quân ngay mặt trước, như thế là có ý lưu lại đánh lâu ngày, không muốn thắng nhanh. Chi bằng hãy lui lại phía sau một ít để quân tôi qua sông, quyết một trận sống mái cho xong!

Phù Kiên muốn nhân lúc quân Đông Tấn qua nửa chừng thì đánh úp nên chấp thuận đề nghị đó trong khi các tướng Tiền Tần phản đối. Phù Dung tán đồng ý kiến của anh, bèn hạ lệnh cho quân lui lại để chờ quân Đông Tấn. Quân Tiền Tần đông, rút lui dần dần loạn đội hình. Hàng tướng Chu Tự cầm 1 cánh quân, nhân đó hô to:

Quân Tần thua to rồi!

Quân Tiền Tần nghe vậy hoảng loạn, tranh nhau chạy trốn, Phù Dung không ngăn lại được. Tạ Huyền thừa cơ thúc quân qua sông tấn công vào quân Tiền Tần. Các tướng Tạ Diễm, Hoàn Y xung trận, quân Tiền Tần bị giết rất nhiều. Phù Dung ngã ngựa chết trong đám loạn quân.

Tạ Huyền thừa thắng đuổi theo quân Tiền Tần đến tận huyện Thọ, thu được chiếc xe vân mẫu của Phù Kiên cùng rất nhiều khí giới và 10 vạn con trâu, bò, ngựa; sau đó lấy lại thành Thọ Xuân. Phù Kiên dẫn tàn quân chạy về Hoài Bắc.

Trận Phì Thủy là trận lớn nhất thời Ngũ Hồ thập lục quốc, quyết định cục diện đối lập nam bắc. Trận đánh quyết định sự tồn vong của nhà Đông Tấn vốn đã suy yếu vì loạn Ngũ Hồ, làm tan rã nhanh chóng đế quốc Tiền Tần hùng mạnh vừa được xác lập.

Như vậy, chỉ sau một thời gian rất ngắn sau trận Phì Thuỷ, miền bắc lại bị chia cắt trở lại, trên bản đồ phía bắc có sự tồn tại của 7 quốc gia.

Bản thân Phù Kiên không sao lập lại được thế thống nhất như trước đây. Không chống nổi sự trỗi dậy các bộ tộc, Phù Kiên bị vua Hậu Tần là Diệu Tràng bắt giết năm 385.

Từ các sự kiện của trận Phì Thủy người Trung Quốc đã sáng tác một câu thành ngữ nổi tiếng:

風聲鶴唳草木皆兵

Phong thanh hạc lệ, thảo mộc giai binh

Câu thành ngữ này để chỉ quân Tiền Tần khi rút chạy sợ hãi đến mức nghe tiếng gió rít (phong thanh), hạc kêu (hạc lệ), nhìn thấy cây cỏ (thảo mộc) mà cũng tưởng là quân Đông Tấn đang đuổi theo mình.

Sau này thành ngữ này thường được sử dụng chỉ lúc hoang mang, trông gà hóa cuốc.
Bình Luận (0)
Comment