Phong Lưu Tam Quốc

Chương 113

Trách Dung tâm bị dao động, thế nhưng vẫn tìm vấn đề mà nói:

- Trương Lãng đối với Triệu Dục đối đãi thật tốt. Ta giết gã rồi, làm thế nào cam tâm chứ?

Quách Gia cười ha hả nói:

- Chúa công đối với việc này đặc biệt sai ta đến cảm ơn hai ngươi. Triệu Dục bình thường mượn thế lực gia tộc của mình tại Từ Châu nói thẳng không hối. Chúa công muốn biểu hiện rằng mình rộng lượng, cho nên bất đắc dĩ mới dung túng Triệu Dục. Hôm nay hai vị tướng quân giết Triệu Dục, chúa công phải ngầm vụng trộm cao hứng đấy.

Quách Gia nhìn thấy hai người này đang dao động thì từ trong ngực áo lấy ra một phong thư, giao cho đao phủ bên cạnh, bảo gã đưa cho Trách Dung.

Hai người thần sắc mờ mịt nhận lấy phong thư rồi mở ra xem.

Dần dần trên mặt hiện ra sự kinh ngạc, dường như không tin.

Trách Dung hiển nhiên là đã bị những lời của Trương Lãng trong thư làm cho động dã tâm. Chẳng qua là vẫn còn cẩn thận nói:

- Người nào dám cam đoan lời của Trương Lãng là thật? Nếu hắn cũng như Lưu Diêu rút cầu qua sông thì hai huynh đệ ta lại càng chết không có chỗ chôn.

Quách Gia nắm bắt vô cùng chính xác tâm tính của bọn chúng. Từ “Lưu đại nhân” đến bây giờ gọi thẳng kỳ danh. Trách Dung hai người này tâm trí bắt đầu dao động mãnh liệt. Chỉ cần thêm chút sức thì chuyện sẽ thành công.

Quách Gia thừa dịp truy kích, cất cao giọng nói:

- Chúa công ta nói là làm. Chuyện này chỉ cần hai vị đồng ý, tất chiêu cáo thiên hạ. Chủ ta luôn thủ tín với người, thì làm sao thất tín với thiên hạ.

Hai người liếc mắt nhìn nhau, cuối cùng giống như hạ quyết tâm thật lớn. Trách Dung trầm giọng nói:

- Được, bọn ta sẽ lui về Quảng Lăng, nguyện cùng Trương Lãng kết làm răng môi. Nếu như Lưu Diêu phái người tấn công, Từ Châu cần phải phái binh trợ giúp. Nếu không thì Quảng Lăng cũng khó mà giữ được.

Quách Gia trong nháy mắt hiện lên một tia thần sắc khiến cho người ta khó nắm bắt, trong lòng như trút được gánh nặng. Chẳng qua y không tỏ ra đắc thắng, vui mừng. Mà cuộc nói chuyện này cũng nằm trong dự liệu của y, liền gật đầu nói:

- Điều đó là dĩ nhiên.

Ba người hàn huyên một lát rồi Quách Gia cáo từ rời đi.

Trương Lãng cùng với Viên Thuật giằng co lẫn nhau ở Hu Dị mấy ngày liền.

Lúc này, Từ Châu truyền đến một tin tức vừa mừng vừa lo. Mừng là Đại tướng Viên quân Cầu Nhuy, Phó tướng Lương Cương mang theo năm vạn binh xâm nhập Từ Châu trong vòng mấy trăm dặm, đã bị Cao Thuận lãnh binh đánh cho tan tác. Cầu Nhuy thua chạy, còn Lương Cương thì chết trận. Cùng với Lý Phong cướp lương thực thất bại, phải đóng quân lại Từ Châu, tiến thoái lưỡng nan.

Lo chính là Tào cùng với Lữ Bố đại chiến gần sắp kết thúc. Thừa dịp Trương Lãng xuất chinh Dương Châu, ra sức chọn người, điều Hạ Hậu Uyên lãnh một vạn tinh binh, đóng quân tại Sơn Dương, yên tĩnh quan sát Từ Châu. Mặc dù tên của y là Vi Minh Quốc, nhưng dã tâm lại có thể thấy được dễ dàng. Đánh bại Cao Thuận và Lý Phong, còn chưa kịp hồi phục thì Hạ Hậu Uyên thừa dịp chỗ trống mà nhảy vào thì hậu quả thiết tưởng không chịu nổi.

Thì ra Tào tự biết Trương Lãng đánh hạ Hu Dị, tùy thời chuẩn bị tấn công Thọ Xuân nên trong lòng hết sức lo lắng. Bởi vì hắn ta biết Trương Lãng chính là rồng bay lên. Chỉ cần cho hắn không gian nhất định để phát huy, khi đó có thể bay lên ba nghìn dặm, nhất định sẽ trở thành một chướng ngại lớn cho việc bình định thiên hạ của mình. Ông ta muốn mượn cơ hội này xâm lấn Từ Châu, nhưng lại phạm phải Lữ Bố. Vốn định chia ra hai nửa. Tuần Úc lãnh binh đối kháng Lữ Bố, còn mình thì tái chiến Từ Châu.

Tào đem chuyện này nói cho mưu sự. Tuần Úc liền khổ gián:

- Tướng quân không thể. Ngày xưa Cao Tổ bảo vệ phần đất Quan Trung, Quang Võ đã thấm sâu vào con cháu thiên hạ. Có cường công, có lui ra nhưng thủ vững. Mặc dù có điều khó xử nhưng sẽ thành nghiệp lớn. Tướng quân quản Duyện Châu, huống chi sông, núi là quân sự trọng yếu. Nay Lữ Bố tấn công, Viên Thiệu lại như hổ đến từ Hà Bắc. Nếu như lúc này lấy Từ Châu, binh mã ở lâu vẫn chưa phá được, lại còn bị Lữ Bố trì hoãn, thì khi đó Duyện Châu sẽ bị nguy. Từ Hu Dị đến Từ Châu, ngồi khoái mã cũng mất mười ngày. Nếu Từ Châu phá không được, chúa công giống như không có rễ chi bình, thì nơi nào còn thuộc về? Nay Đào Khiêm đã chết, Trương Lãng uy vọng rất cao. Dân chúng Từ Châu rất tin tưởng Trương Lãng, tất nhiên là sẽ giúp Trương Lãng tử chiến. Chúa công vứt bỏ Duyện Châu mà lấy Từ Châu. Lần này bình định Duyện Châu, tiến thủ Hà Bắc thì đều là đế vương lập nghiệp. Xin chúa công hãy nghĩ lại.

Tào sắc mặt âm trầm, không biết trong lòng đang nghĩ gì. Đôi mắt híp lại, phất tay áo nói:

- Trương Lãng người này hùng tài đại lược. Mọi chuyện đều có dự kiến trước. Nếu như không thừa dịp cắt đi đôi cánh của hắn thì ngày sau sẽ là một đại hoạ.

Tuần Úc mỉm cười tự tin:

- Chủ công, từ con đường phát triển của Trương Lãng có thể thấy được hắn lấy Từ Châu làm căn cơ. Sau lấy Hu Dị, Thọ Xuân. Tiếp theo tất nhiên là hạ lưu đông Trường Giang. Từ Bàn Cổ khai thiên đến nay, thành nghiệp từ bắc đến nam trong thiên hạ chiếm đa số. Nhưng thống nhất thiên hạ từ nam chí bắc là không có tiền lệ. Phương bắc mặc dù chiến loạn nhiều năm, nhưng dân phong cường hãn, lại chịu được khó nhọc. Còn dân phía nam thì lại không quả quyết, không đủ kiên nghị, lại không thể chịu khổ. Nhiều người chỉ thích an nhàn. Vả lại, địa lý của Hoa Hạ từ tây đến đông, cao thấp mở ra, phương bắc rất nhiều bình nguyên và cao nguyên. Phía nam mạng lưới sông ngòi dày đặc. Hoa Hạ chia làm ba bộ phận, lấy Quan Trung cùng Thục Vì làm cánh tây. Lấy Sơn Tây, Uyển Lạc, Kinh Châu làm cánh trung. Lấy U Châu, Ký Châu cùng Giang Đông làm cánh đông. Một loại là chiếm lĩnh cánh tây, mưu đồ cánh trung, áp bách cánh đông. Mà từ đó, từ cánh đông khởi binh, trước chiếm lấy cánh tây, sau đó gây sức ép cho hướng nam. Cho nên muốn thành nghiệp cũng không thể không chọn phương thức tùy tây sang đông, từ bắc đến nam để thống nhất trung nguyên. Bởi vậy có thể thấy được Trương Lãng trước chiếm Từ Châu, sau mưu đồ Hoài Nam, rồi đến Giang Đông thì chính là tự rước thất bại. Vô bá vương khí. Nhiều nhất là chỉ có thể thành một chư hầu, về sau chẳng có gì.

Tào sau khi nghe Tuần Úc giải thích thì cúi đầu trầm tư, nhưng vẫn không yên lòng, cuối cùng phái ra một vạn nhân mã, lặng yên theo dõi kỳ biến.
Bình Luận (0)
Comment