Phù Dung Trì

Chương 54

Tư Tư trở về Tương Đông Hiên sau bữa tiệc trà, tinh thần uể oải không vui. Nàng muốn đến Dụ Kiến cung tìm anh họ nhưng nghe bảo cơn giận của hoàng thượng chưa nguôi, thế là không dám sang. Tư Tư ân hận cầm chiếc đai lưng trên tay. Nếu nàng không bất cẩn làm rách thì bây giờ đã tặng cho Ca Dương rồi. Tư Tư còn thấy áy náy với Sử Hựu Trát, nhìn vẻ vui mừng của hắn nàng làm sao nói ra sự thật được?

Tiệc trà chiều nay có quá nhiều người, mặc dù Tiểu Mai tỷ tỷ đứng phía sau thì thầm tường thuật lai lịch nhưng Tư Tư vẫn không thể nhớ hết ai là ai. Nàng chỉ một lòng nghĩ đến Ca Dương, không biết hắn sẽ giận bao lâu, có phải rất thất vọng vì nàng không?

Tư Tư thờ ơ lãnh đạm, không có nhiệt tình theo đuổi cuộc nói chuyện với các vị phu nhân, khiến cho không khí vui vẻ dần lạnh xuống, rất nhàm chán. Sử Mỹ Cảnh vẫn tỏ ra nhiệt tình mười phần, nàng lớn hơn Tư Tư hai tuổi, là em gái cùng mẹ của Hựu Trát ca ca. Nể tình bằng hữu, Tư Tư cố gắng cười với cô ấy, kín đáo rút tay lại. Nàng thực không thích bộ dạng thân thiết của một người xa lạ, quen biết giữa họ đâu đến mức chị chị em em dính sát vào nhau. Sử Mỹ Cảnh tự cho là đúng, còn dám lớn gan gọi nàng là “tẩu tẩu”.

Người xưa có dạy, ăn có thể ăn bậy nhưng nói không được nói bừa. Sử phu nhân đen mặt, chưa kịp la mắng đứa con gái ngu ngốc thì Tư Tư đã dùng ánh mắt sắc bén nhìn cô ta.

- Bổn cung nhớ rõ mình còn chưa gả cho ai. Hai tiếng tẩu tẩu thật không dám nhận!

Sử Mỹ Cảnh ngưng cười, biết bản thân lỡ lời nên vội vàng quỳ xuống xin tội.

- Điện hạ thứ lỗi, tiểu nữ vui quá không chú ý ngôn từ, mong điện hạ trách phạt!

Người ta đã chủ động xin phạt, Quận chúa cũng không muốn làm nàng thất vọng:

- Vậy ngươi về chép một trăm lần Nữ tắc, Nữ giới đi!

Sử Mỹ Cảnh ngạc nhiên nhìn lên, muộn màng nhận ra người đang nói không phải tiểu cô nương bình thường mà là đương kim Quận chúa hoàng triều, vai vế Minh Châu cao bằng trưởng công chúa. Mỹ Cảnh suy nghĩ đơn giản, cứ tưởng người ta thích anh trai thì nhất định cũng thích mình.

Lần đầu tiên Tương Tư ngồi ở ghế chủ vị, áo bào đỏ rực, khuôn trang nghiêm nghị, dáng vẻ không giống với Tư Tư mà Ca Dương biết chút nào. Con người luôn có nhiều chiếc mặt nạ để đối nhân xử thế! Quận chúa ít nói nhưng mở miệng có uy, mọi người dần thay đổi ý niệm ban đầu, trở nên dè dặt cẩn thận hơn. Từ hôm đó, trong giới thượng lưu ở kinh thành có lời đồn đại, nghe bảo Quận chúa điện hạ lãnh đạm cao quý, tuy còn trẻ nhưng đã có phong thái hoàng tộc, người thường không thể tới gần!

- Lãnh đạm cao quý? Không thể tới gần?

Nghe Ninh công công báo lại, Ca Dương thích thú nhướng chân mày. Hắn buồn cười nhìn cô bé ngủ gật trong lòng mình, đưa tay xoa vụn bánh còn dính trên môi. Ca Dương từng lo lắng tính tình khả ái ngây thơ của nàng sẽ khiến người ta nảy sinh ý đồ lợi dụng, cho dù hắn hết sức bảo vệ cũng không thể cam đoan nàng luôn luôn bình an. Tạo hình “lãnh đạm cao quý” này thật sự cần thiết, không biết là nàng cố ý hay vô tình?

Lại nói tiệc trà ngày hôm đó, mọi người ra về mà không thu được chút ích lợi nào. Sử Hựu Trát cố ý nán lại, đợi Tư Tư ở vườn đào gần Ngự hoa viên. Hắn hơi xúc động nhìn cô gái nhỏ mới một năm không gặp mà đã thay đổi nhiều như vậy. Nhớ mùa đông năm ngoái họ lần đầu hạnh ngộ ở kinh thành. Hôm ấy Hựu Trát ra chợ lựa một món quà sinh nhật cho em gái, đứng ở gian hàng thủ công nhìn trúng chiếc đèn kéo quân xinh xắn tinh xảo, lúc giơ tay muốn lấy thì đã chậm một nhịp. Chiếc đèn bị một bàn tay nhỏ nhắn trắng trẻo nhấc lên. Nhìn theo đôi tay ấy, hắn trông thấy một tiểu cô nương mặc kiện áo trắng hồng, đầu tết hai bím tóc nhỏ, thắt nơ rũ xuống bên vai. Sử Hựu Trát mở to mắt, giống như phát hiện ra một miền đất lạ.

- Xin lỗi... Công tử cũng muốn mua cái đèn này sao? Có thể nhường cho tôi không?

Nàng ăn nói lễ độ, cho thấy giáo dục rất tốt. Quần áo nàng mặc nhìn tưởng đơn giản nhưng toàn bộ đều là gấm lụa quý giá, a hoàn theo hầu có võ công cao cường. Sử Hựu Trát tinh mắt đánh giá, kinh nghiệm mách bảo cô gái này xuất thân không tầm thường. Dĩ nhiên hắn sẽ không tranh giành một cái lồng đèn với cô gái xinh đẹp này, ngược lại còn hào phóng bảo:

- Tiểu thư thật có mắt nhìn hàng, chỉ trách tại hạ đã chậm một bước. Không bằng để tại hạ trả tiền cho cái đèn này, đổi lại nàng có thể cho ta biết quý danh không?

Hắn cũng thật bất ngờ vì lời gạ gẫm quá trực tiếp của mình. Xưa nay Sử Hựu Trát vẫn phản cảm với mấy trò ghẹo gái của lũ bạn đồng học. Ngô Hà Nguyên từng nói hắn quá nghiêm túc khách khí, khiến cho các cô nương ái mộ mà không dám tiến tới làm quen. Thế mà vừa mới gặp vị tiểu thư này hắn lại dám mở lời thô tục như vậy. Sử Hựu Trát cảm thấy không ổn, muốn xin lỗi trước ai ngờ nàng vô tư cười nói:

- Tiểu muội họ Chu, nếu công tử hào phóng như vậy thì tiểu muội cũng không từ chối!

Xem ra nàng không bị hành động của hắn gây ác cảm. Hựu Trát sung sướng trong lòng, lập tức trả bạc cho chủ quầy, cùng với Chu tiểu thư rời đi. Hình như kiếp trước họ là bạn bè, tán gẫu hết sức ăn ý. Hắn lớn hơn nàng sáu tuổi nhưng phát hiện có một số kiến thức mình còn thua kém, nói chuyện với cô gái thông minh hòa nhã vô cùng thú vị. Cứ như vậy, họ quen biết một năm, chỉ qua lại thư từ là chủ yếu nhưng hắn chờ mong từng bức thư nàng gửi. Nét chữ rất đẹp, vừa mềm lại vừa cứng rắn, nàng viết theo mẫu tự Phức Thảo, kiểu viết này phức tạp và trí tuệ hơn mẫu tự thường, ngay cả sĩ tử nhà quan cũng không có nhiều người am hiểu sâu sắc. Viết được chữ Phức Thảo một cách uyển chuyển thành thạo như vậy lại càng hiếm thấy. Sử Hựu Trát rất tò mò sư phụ của nàng là ai. Hắn dĩ nhiên không đoán ra, từ dấu phết, nét đơn, từ cách cầm bút cho tới cách chấm mực đều là đương kim bệ hạ đích thân dạy nàng. Khi nàng còn nhỏ hắn bế ở trong lòng, vừa dỗ dành vừa ép buộc nàng tập viết. Khi nàng lớn hơn hắn đặt một chiếc bàn con bên dưới thư án, để nàng tự tập viết còn mình chuyên tâm xem tấu chương, thỉnh thoảng ngẩng đầu lên phải nhắc nhở cô bé không được lười biếng. Vì thế, trong chữ của nàng có nét mềm mại của tiểu Quận chúa và nét mạnh mẽ như bậc quân vương.

Bạn qua thư là một cách quen biết thịnh hành giữa nam nữ ở Khương La. Nếu hẹn hò gặp nhau dễ bị soi mói đánh giá thì trao đổi văn thơ lại tao nhã thanh lịch. Ban đầu Hựu Trát điều tra những gia đình họ Chu trong thành, không phát hiện có tiểu thư nào tên là Chu Tương Tư cả. Nàng bảo hắn đưa thư cho trưởng quầy ở Khôi Túc Lâu, đây là quán rượu nổi tiếng nhất Đế đô. Hắn điều tra lại thấy người đứng sau Khôi Túc Lâu là một vị họ Ngô. Tất cả manh mối dường như đứt đoạn. Sử Hựu Trát không đề cập việc này với nàng, nàng càng muốn giấu thì hắn càng quyết tâm tìm ra. Cuối cùng phải nhờ tới tên bằng hữu chí thân – Ngô Hà Nguyên. Cha của hắn là Ngô Thái học sĩ có địa vị rất cao ở Hàn Lâm Viện. Khi Ngô Hà Nguyên nghe xong câu chuyện, hắn liền vỗ vai Hựu Trát phá lên cười:

- Khôi Túc Lâu là đầu mối thông tin của kinh thành, họ Ngô mà cậu nói là phụ thân của ta! Vị tiểu thư kia chắc chắn không phải họ Chu, chẳng lẽ cậu không biết ở kinh thành có họ kép sao?

Họ kép? Ở kinh tất nhiên có nhiều họ kép. Âu Dương, Đông Phương, Trần Đình,... Họ kép của Chu là gì? Đó là Chu Lạc! Sử Hựu Trát vừa kinh ngạc vừa thất vọng. Hóa ra nàng là con cháu hoàng gia, vậy mà hắn không nghĩ ra. Nếu Tương Tư là người hoàng tộc thì hắn có trèo cao nổi không? Hựu Trát còn đang bâng khuâng thì Ngô Hà Nguyên đã dập tắt luôn chút hy vọng của hắn:

- Nói nhỏ cho cậu biết, cậu đụng phải củ khoai nóng rồi! Quận chúa của phủ Hòa An vương có phong hào Minh Châu nhưng tên khai sanh của nàng là Chu Lạc Tương Tư, vừa khéo hiện tại là mùa đông, mỗi năm điện hạ đều hồi kinh nghỉ đông. Theo mình thấy, người cậu gặp chắn chắn là Minh Châu Quận chúa rồi...

Biết lai lịch “khủng khiếp” của Tương Tư, Sử công tử mất ngủ hết mấy ngày, tới sáng ngày thứ ba thì ghi danh dự thi Khoa cử. Vốn dĩ Sử lão gia muốn hắn học tập thêm vài năm nữa thế nhưng Hựu Trát lại tự ý ghi danh sớm. Kể từ ngày đó, hắn dồn hết trí lực vào hai việc, viết thư cho Tương Tư và chong đèn đọc sách. Thật may mắn là vòng sơ khảo hắn đứng thứ nhì, đợi tới xuân năm sau thi trung khảo, mùa hè thi phúc khảo. Sử Hựu Trát đã nghĩ, mình nhất định phải đỗ Trạng Nguyên. Mọi năm Tân khoa trạng nguyên diện kiến hoàng đế đều được xin một phần thưởng, hắn muốn xin bệ hạ ban hôn, để hắn lấy người thương về nhà!

Năm nay Tương Tư làm lễ chải tóc, hắn mặt dày thỉnh cầu nàng tặng chiếc đai lưng. Tương Tư viết thư hồi đáp, nàng nói đai lưng không được vì nàng muốn tặng nó cho anh họ. “Anh họ” tất nhiên là bệ hạ rồi! Hựu Trát bật cười, cảm thấy Tương Tư hồn nhiên đáng yêu, suy nghĩ đơn giản. Hắn gửi lại một lá thư dài, giải thích cho nàng biết đai lưng không thích hợp tặng cho hoàng thượng, nàng nên tặng ngài khăn tay để tỏ lòng tôn kính, như vậy mới hợp đạo lý. Gửi thư vài lần, cuối cùng hắn cũng thuyết phục được Tương Tư.

Dĩ nhiên Hựu Trát không biết bao nhiêu công sức suýt đổ vỡ chỉ bằng một câu của bệ hạ. Lúc nàng đưa đai lưng cho mình, Hựu Trát xúc động muốn ôm lấy. Hắn muốn nói nàng biết hắn vừa gặp đã yêu thích, nàng hãy đợi hắn một năm, khi hắn thi đỗ Trạng Nguyên sẽ lấy nàng làm vợ...

Hành động của Mỹ Cảnh trong buổi tiệc trà làm Hựu Trát thất vọng, cô em gái này bị mẫu thân chiều hư rồi, đúng là không có đầu óc. Hắn không thể để Tương Tư có ấn tượng xấu về người nhà mình, vì vậy cố tình đợi nàng trong vườn đào gần Ngự hoa viên. Hôm nay Tương Tư mặc váy đỏ, trang điểm cầu kỳ, khác xa với hình ảnh tiểu cô nương mua đèn năm ngoái. Nàng lộng lẫy như một con phượng hoàng khiến Hựu Trát vừa vui vừa buồn.

- Tương Tư, muội đừng để bụng mấy lời trái quấy của em gái ta, ta thay mặt Mỹ Cảnh xin lỗi muội!

- Không sao, huynh cũng biết ta không hẹp hòi như vậy mà...

Hựu Trát có hơi ngại ngùng, dù sao họ cũng nói chuyện bằng chữ là chủ yếu, đâu có mấy khi tiếp xúc nhau. Hắn nhìn nàng, cảm thấy lòng rạo rực thứ nhiệt huyết gọi là thanh xuân.

- Cảm ơn muội vì cái đai lưng, nó rất đẹp, ta sẽ mãi mãi giữ bên mình.

- À... Chuyện đó... Thật ra thì...

Tư Tư cắn môi, hổ thẹn trước vẻ chân thành của hắn, cuối cùng nàng chỉ nói:

- Uhm, huynh thích thì tốt rồi! Giờ này cũng muộn, huynh trở về đi, có gì cứ viết thư cho ta!

Sử Hựu Trát gật đầu, lưu luyến nhìn nàng thêm vài lần, không biết đến bao giờ mới gặp lại nữa...

Tư Tư đem theo phiền muộn trở về Tương Đông Hiên, nàng không biết Ca Dương có đến đây ăn tối như đã hứa hay không nhưng vẫn sai người dọn thức ăn lên. Chờ đến khi mặt trời lặn, trăng treo đầu cành, Tư Tư buồn chán ngủ quên mất, nằm trên bàn gỗ say sưa đánh giấc...

Nàng lại thấy mình đứng bên cái hồ sen trong hoàng cung, hôm nay cô gái đó nhìn khá nhợt nhạt. Tất nhiên nàng ấy luôn nhợt nhạt nhưng mà cảm giác lần này càng mờ ảo hơn, giống như sương mù buổi sáng, chờ khi trời ấm lại thì tan biến mất.

- Em trở lại rồi? Chị cứ tưởng không kịp chào tạm biệt em chứ!

- Cô muốn đi đâu? – Tư Tư ngạc nhiên hỏi.

Phù Dung mỉm cười:

- Chẳng phải đã nói trước với em sao? Khi em mười bốn tuổi thì chị phải rời đi. Chị là một ảo ảnh, là hồi ức đọng lại trong hồ sen này, chị hoàn toàn không có thật! Sau khi chị rời đi sẽ không làm phiền em nữa, một ngày nào đó em sẽ nhớ ra chị, đó là lúc chúng ta hợp nhất thành một!

Tư Tư gãi đầu, vấn đề trừu tượng này nàng không hiểu lắm.

- Trước khi đi chị muốn cho em nhìn thấy kết cục cuối cùng của Sở Phù Dung. Tư Tư, lại đây nào, nắm tay chị!

Tư Tư không còn ác cảm với cô nàng “quỷ nước” này nữa, những câu chuyện nàng kể đều khiến Tư Tư cảm thông. Nàng chẳng qua là một đóa hồng nhan bạc mệnh, đời người nổi trôi khiến nàng đi nhầm dòng, rơi vào tay một kẻ không thể cho nàng hạnh phúc... Tư Tư giơ tay ra, lần này Phù Dung không kéo nàng xuống đáy hồ nữa mà lại bước xuyên qua, tan biến vào cơ thể Tư Tư. Nàng thấy người mình nhẹ bổng, mí mắt trĩu nặng rồi ngã xuống bên bờ hồ...

***

Ta nhìn chiếc lọ sứ trong tay, hoàn toàn không nghe thấy tiếng bước chân tới gần. Mãi đến khi hắn cất giọng trầm thấp:

- Mấy giờ rồi mà nàng vẫn chưa ngủ? Hoàng nhi của trẫm buồn ngủ lắm rồi!

Hôm nay quá bận rộn, mãi đến giờ này Vĩnh Khang mới trở về. Hắn treo áo choàng lên giá, cởi ngoại bào rồi ngồi xuống giường.

- Nghĩ gì mà đăm chiêu thế? Nghe nói hồi sáng có mấy kẻ phiền phức tới à?

Ta đã sớm giấu cái lọ ấy đi, bĩu môi dựa vào lòng hắn:

- Người ta là phi tần như hoa như ngọc của ngài, kẻ phiền phức gì chứ?

- Sao mà không phiền? Tối ngày cứ lượn qua lượn lại, không nấu canh thì may áo, không viết thư thì vẽ tranh đem qua, bọn họ tưởng hoàng cung là khu vườn tình yêu chắc? Trẫm phiền không muốn diễn trò nhàm chán này... Về sau nàng đừng gặp đám đàn bà đó, cứ đuổi thẳng không cần khách khí!

Ta nằm trong lòng hắn, chầm chậm đáp:

- Quả nhiên vô tình là bậc đế vương. Ngài đối xử với nữ nhân kề vai áp má của mình như vậy, không sợ họ oán hận sao? Trong mắt ngài chúng tôi ngu ngốc khờ dại, làm chuyện vô bổ. Ngài chỉ quan tâm quyền lực và thiên hạ, nhi nữ thường tình khổ biết bao nhiêu? Tuy bọn họ chẳng phải tốt lành nhưng thiếp thân không oán trách, cùng là đàn bà, kiếp chung chồng thì ai chẳng khổ?

Vĩnh Khang không lập tức phản bác, hắn im lặng ôm ta, dịu dàng vuốt ve bụng ta, lúc lâu mời thầm thì:

- Điều nàng nói không sai nhưng rất phiến diện. Nàng tưởng ai cũng như mình sao? Trẫm chỉ không cho họ sự đối đãi chân thành, điều này là tất nhiên rồi. Người ta sinh ra chỉ có một trái tim, ai có thể nhét hết tất cả vào đó chứ? Bản chất của con người là ích kỷ, ngay cả con cái cũng đứa trọng đứa khinh, làm sao trẫm yêu bọn họ như yêu nàng được? Theo cách nói của nàng thì làm phi tần rất khổ? Không đâu! Ít nhất họ đã sướng hơn phụ nữ bần nông. Cơm ngon áo đẹp, sống trong lầu vàng gác ngọc, cả dòng họ cũng được thơm lây. Chỉ có những kẻ không biết đủ mới không hài lòng về cuộc sống này, tham vọng quá lớn thì kết cục không tốt đẹp. Lòng tốt của nàng thật là dư thừa, nàng cảm thán vì bọn họ, sao không dùng cái đầu nhỏ này tìm cách tranh đoạt đi? Để trẫm không ngó ngàng gì họ nữa, để trẫm phong nàng làm Hậu. Nàng không cố gắng thì làm sao biết không được?

Ta nhếch môi cười. Hắn cảm thấy ta là con thỏ trắng hiền lành nhút nhát sao? Hay ta là Quan Âm Bồ Tát? Ta chẳng phải Thánh mẫu, ta chỉ giữ một quan niệm đạo lý cơ bản mà thôi, khi không cần thiết thì đừng đạp lên người khác bởi vì ác giả có ác báo, ta đi con đường rộng rãi của riêng mình... Ta không tranh đoạt vì nó không có ý nghĩa gì, huống hồ giữa ta và hắn còn có bao nhiêu quốc thù, gia thù. Nếu là ngày trước, ta sẽ vì lời mật ngọt của hắn mà cố gắng hết mình, phụ nữ ai không mơ ước độc chiếm một người đàn ông? Đối với ta, trước tiên là hắn cũng yêu ta, chấp nhận cùng ta phá bỏ những rào cản và trở ngại. Bây giờ nói cũng vô ích, ta và hắn không thể cứu vãn nữa, chỉ đành chọn cách trốn tránh tự lừa dối để không cấu xé lẫn nhau thôi!

- Đừng nói chuyện này nữa, hôm nay con có ngoan không, nó có đạp nàng đau không?

- Có một chút, cũng không đau lắm...

- Hừ, chờ nó sinh ra trẫm sẽ dạy dỗ nó cho nàng, dám làm mẹ nó đau!

Hắn quen tay cởi áo yếm, cẩn thận đặt ta nằm xuống.

- Khuya rồi, ngài ngủ sớm để mai lên triều, hôm nay không cần làm.

- Không sao, nàng cứ ngủ đi, đừng quan tâm ta...

Hắn đặt môi lên ngực ta, nhẹ nhàng và cẩn thận. Phương thức này có vẻ tốt, lúc đầu ta chưa quen cảm thấy rất xấu hổ, về sau mọi thứ đều lưu loát tự nhiên. Bình thường ta rất ham ngủ, mặc kệ hắn làm gì vẫn nhắm mắt ngủ say. Hôm nay có một số chuyện cứ lẩn quẩn trong đầu, ta không tìm được câu trả lời thì không thể bình yên.

Nhẹ rên một tiếng, quả nhiên khiến hắn dừng lại. Ta không cho hắn ngẩng đầu lên, đưa tay ôm lấy, luồn mười ngón vào mái tóc đen dài. Hắn vẫn tỉnh táo không để mình đè lên bụng ta, chống tay hôn dọc theo bờ ngực, vòng lên cổ.

- Không lẽ trong sách nói đúng, thai phụ thừa âm thiếu dương, biểu hiện mãnh liệt sao?

Hắn cười bên tai ta, gợi tình trêu chọc. Gã khốn này thích nói bậy bạ ở trên giường, ta bực bội giật tóc hắn.

- Á... Sư tử phu nhân, nàng muốn lột da đầu vi phu à?

Hắn khống chế đè hai bàn tay ta lên trên đầu, môi hạ xuống dây dưa. Hạ Hầu Vĩnh Khang là một tên lừa đảo, đừng bị vẻ cẩn thận dịu dàng của hắn đánh lừa. Trước kia cũng như vậy, ban đầu hắn thề thốt sẽ nhẹ nhàng, sẽ kiềm chế, kết quả không bao lâu đã phát điên. Hóa ra lực tự chủ của tên này kém như vậy, ta rất nghi ngờ. Nhớ tới những năm đầu hắn không muốn ta mang thai nhưng chẳng bao giờ kịp rút ra, hại ta uống thuốc quanh năm. Có nhiều khi phát bực, ta canh lúc mấu chốt thì đá hắn ra. Tiếc là chỉ hiệu quả lần đầu.

Hắn hôn chán lại cạp cắn, cầm tinh con chó à? Ta bực bội tránh ra, đưa tay nhéo một phát. Vĩnh Khang hít sâu, đau mà không dám kêu, chỉ nằm xuống để ta nghiêng người dựa lưng vào ngực hắn. Môi lạnh mơn trớn sau gáy, nhè nhẹ mân mê xuống sống lưng. Ta móc đôi chân dài của mình đan vào cặp chân trần của hắn, tư thế mập mờ.

- Nàng... Hôm nay làm sao vậy?

Hắn vừa thở vừa khàn giọng nói. Ta không dám đáp, chỉ có thể nhắm mắt lại, kéo tay hắn vòng qua bụng mình.

- Phù Dung... Nàng làm trẫm điên mất...

Hắn xoay đầu ta lại, say mê gặm nhấm, tưởng tượng đến một loại rượu hảo hạng. Thế giới của ta chỉ còn lại bóng tối, có tiếng thở dồn dập, từng cái ve vuốt dịu dàng, từng lời đường mật bên tai... Ta chợt nghĩ, nếu những gì Lâm Trang Phương nói là sự thật thì người đàn ông ở sau lưng là anh trai của ta, ta và hắn chảy cùng dòng máu, thứ máu ấy dơ bẩn và tanh tưởi. Hai người chúng ta, anh trai và em gái, kinh tởm đến dường nào!

- A Dung, đừng khóc, đừng khóc... Ta làm nàng đau sao?

Nước mắt ta chảy dài, không rõ là khóc cho bản thân hay cho Vĩnh Khang nữa. Lạy trời cao, đây không phải sự thật, ông hãy nói với con đây chỉ là trò đùa ác ý mà thôi! Con không thể yêu anh trai mình được, còn con của con nữa, nó sẽ thành cái gì nếu bố mẹ nó là một đôi huynh muội loạn luân? Nó không thể sống trên đời này, bởi vì sự tồn tại của nó mang tên “tội lỗi”...

Ta bấm mạnh vào vai hắn, máu bật chảy ra. Vĩnh Khang trong cơn kích tình không chú ý tới chi tiết này. Ta khéo léo dùng chiếc khăn trắng chuẩn bị từ trước, thấm hết máu vào, rồi giấu khăn dưới gối. Một người có tính đa nghi cẩn thận như hắn mà không phát giác được gì, khi hắn ở bên ta hoàn toàn buông xuống mọi phòng bị, nếu ta có ý đồ ám sát chắc sẽ thành công dễ dàng.

Đạt được mục đích, ta thả lỏng tinh thần, chiều theo ý hắn, để hắn đưa mình vào một con thuyền chênh vênh. Mặt nước lắc lư, đỉnh màn lắc lư... Tất cả vòm trời chỉ gói gọn trong đôi mắt cháy bỏng.

- A Dung...

- Dạ?

- Em đã làm gì trẫm vậy?

Ta giương mắt lo lắng nhìn hắn, chẳng lẽ hắn phát hiện chuyện gì?

Vĩnh Khang hổn hển vùi đầu vào hõm vai ta, trước khi phóng thích ái tình hắn đã khào khào hỏi:

- Rốt cuộc... Em đã làm gì trái tim ta vậy?

Những tháng này Trúc Uyển quá vắng lặng. Mỗi ngày của ta trôi qua là những chuỗi nhàm chán lặp lại. Ngủ, ăn, thẩn thờ... Ăn, ngủ, lại thẩn thờ... Thỉnh thoảng có cung nữ do chủ tử sai đến dò la, họ không được bước vào Trúc Uyển nhưng có thể thấy ta ngồi nghiêng bên cửa sổ.

Một người điên hiền lành.

Đúng vậy, ta không gào hét, cũng không lên cơn đập phá đồ đạc. Trông thì điên điên nhưng chẳng gây phiền phức đến ai. Trời vào thu rồi, dây thường xuân trên hàng rào chuyển màu lá vàng nhạt, ta đếm tứng chiếc rụng xuống, giống như đếm sinh mệnh của mình. Phải chi ta có thể rời đi khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống. Đôi lúc, được chết cũng là món quà xa xỉ...

Từ lâu rồi hắn không đặt chân đến Trúc Uyển nữa nhưng lại không hoàn toàn bỏ mặc ta. Thị vệ ngoài kia vẫn bao vây hai tầng, nội bất xuất ngoại bất nhập, cách biệt hơn cả lãnh cung. Thuốc thang và đồ ăn tẩm bổ là những thứ tốt nhất, y phục mùa thu cũng may mười bộ hoa mỹ nhưng ta chỉ mặc áo đơn trắng mà thôi. Hắn không nhìn đến nhưng đối đãi vẫn như cũ, khiến cho hậu cung đoán già đoán non, rốt cuộc là được sủng hay thất sủng?

Ta lim dim mắt nhìn cái tổ chim ngay trên chạc cây, chim trống tha mồi, chim mái nằm ấp trứng. Đây là một loài chim quý, tên gọi là bạc trĩ, trứng màu xanh cải thảo, có phôi kỳ dài đến ba tháng. Ở quê hương ta không có giống chim này, bạc trĩ rất hiếm gặp, chúng luôn sống thành đôi, nếu một con không may bị chết thì con kia sẽ ở lại canh xác. Vì vậy bạc trĩ chỉ đẻ trứng với một người bạn đời.

Khi Vĩnh Khang phát hiện tổ chim này ta đang mang thai tháng thứ sáu, hắn nói rằng khi hoàng nhi ra đời thì trứng chim cũng nở, hắn còn dự tính sai người chuyển cái tổ đi xa một chút, sợ chim non kêu ồn khiến con không ngủ được...

Sáng nay thức dậy ta nghe thấy tiếng chim chíp, đến giữa trưa thì tiếng càng rõ ràng, ba quả trứng đã nở. Tính sơ sơ hôm nay cũng là ngày lâm bồn, nếu thai kỳ không kéo dài. Ta liền mở rương gỗ, sắp xếp lại những bộ quần áo tí hon. Cái mũ len màu đỏ may hai lỗ tai gấu xù xì, đôi hài nhung chỉ vừa ba ngón tay, chiếc yếm kim đồng thêu hình em bé,... Ta nhớ rõ lai lịch của từng món. Chỉ mấy tháng mà Vĩnh Khang đã sưu tầm đầy đủ quần áo bít tất. Hắn ngồi vẽ một cái nôi ru con bằng bút than chì, thiết kế thanh gỗ để treo vải mùng, gắn lên đó hình ngôi sao và trăng lưỡi liềm. Chân nôi làm cong để tiện lắc lư, bọc vải bông tránh gây tiếng động. Tuyển ra vài thợ mộc lành nghề, chỉ mất ba ngày đã đóng xong chiếc nôi theo bản vẽ. Vĩnh Khang là một hoàng đế tận tâm, hắn từng vẽ ra hệ thống thoát nước cho đồng ruộng, từng vẽ máy cơ xay bột mì, từng thiết kế đòn bẫy ném đá phá được bức tường dày hai tấc, kẻ địch rất sợ hãi nỏ bắn liên hoàn của quân đội Khương La... Chắc không ai ngờ được, có một ngày Hạ Hầu Vĩnh Khang lại ngồi vẽ – vẽ nôi cho con.

Ta từng hoài nghi rất nhiều thứ nhưng ta không hoài nghi tình phụ tử của bệ hạ. Hắn mong chờ đứa trẻ này, nếu có thể thì hắn đã giành luôn cái bụng bầu của ta rồi. Sự dịu dàng trong đôi mắt người cha là điều ta nghĩ đến nhiều nhất khi uống bát canh đó. Trong cơn đau lưu sản, ta hy vọng hắn đến muộn, để không phải nhìn thấy thằng bé. Hắn hận ta như ta hận chính mình, không có người mẹ nào tàn nhẫn với cốt nhục như vậy!

Ta bắt đầu quyết định từ bỏ đứa bé khi máu trong dung môi hòa thành một, thứ màu đỏ hồng ấy sẽ là máu của con ta. Nó có muốn sống không nếu chính mình là một thứ tội lỗi? Ta biết mình quyết định thay thằng bé là độc đoán nhưng ta không thể đợi nó hiểu chuyện rồi mới hỏi. Khi nó còn nằm trong giấc ngủ ấu thơ chưa kịp tỉnh, ta chọn cách giải thoát, cho dù đau xé tâm gan.

Giờ thì ta hiểu, ánh mắt trốn tránh và phẫn hận khi hắn ném tấm chăn che người ta lại, sai cung nữ chuẩn bị nước tắm. Hắn biết rõ mình vừa làm chuyện đồi bại với em gái ruột. Ta bị lãng quên trong Trúc Uyển, không phải hắn mất hứng thú mà vì hắn không dám chạm vào. Ép ta uống thuốc phá thai, hắn không một lời giải thích, bởi vì hắn có tâm trạng giống hệt ta bây giờ! Nếu người đã từ bỏ một lần thì sao còn gây ra lần thứ hai? Câu trả lời rất đơn giản: Hắn muốn níu kéo, để ta có một vướng bận, để ta cả đời liên quan đến hắn!

Ta cứ nghĩ mãi, Hạ Hầu Vĩnh Khang thoát khỏi nổi ám ảnh huyết thống bằng cách nào để đem lòng yêu thương mong chờ đứa trẻ này? Ta cũng muốn học khả năng phi thường đó. Thân ta nhơ nhuốc ta chịu được nhưng con ta bẩn thỉu thì ta không đành lòng. Rồi sẽ có một ngày nó giống như ta, bị người ngoài đem chứng cớ tới, chỉ cho nó thấy ba mẹ nó là anh em ruột, vì loạn luân mà sinh ra nghiệt chủng là nó đây.

Ta đau mờ hai mắt, cơn đau này còn oằn oại hơn cơn đau trước. Đứa trẻ trước dù gì cũng chưa có hình hài, ta chỉ mang thai nó hai tháng, chưa kịp cảm nhận tình mẫu tử. Đứa trẻ này ta mang nặng tám tháng có hơn, từng ngày vỗ về trò chuyện, nó cử động trong cơ thể ta như thứ sinh linh kì diệu, mong manh như ngọn đèn mà kiên cố như thành quách. Tên gọi của nó là “sinh mệnh”.

Trong cơn đau mất dần ý thức, ta đã nghe thấy một tiếng rồng ngâm. Tiếng kêu thê lương và tuyệt vọng, giống như màu xanh sẫm nơi đáy vực, cũng giống như tiếng lòng nát vụn vì nổi đau. Ba quả trứng chim đã nở nhưng con ta không chào đời, chiếc nôi bị gió thổi tự động lắc lư, bầu trời có những ngôi sao bé bé đã không được đôi mắt ngây thơ ngắm nhìn...

Trong giấc mê dài ta vẫn nghe thấy những lời đứt đoạn, hắn nói ta tàn nhẫn, hắn bảo ta vô tâm... Bên má cảm giác ướt át, những giọt nước kia rất mặn.

Tội mưu hại long tử là tội chết, hắn tuyên bố ta không biết bảo vệ chính mình, để bản thân vấp ngã sảy thai, tự giam mình sám hối một năm. Đời ta cứ vậy mà mịt mờ, không biết rồi mình phải làm gì, phải làm cách nào mà sống tiếp.

Ba con chim non sau bốn tháng thì thay lông, lông tơ trắng mềm rụng xuống, từ từ mọc ra lông vũ xinh đẹp. Nếu con ta được sống, chắc bây giờ thằng bé đã bắt đầu ê a gây chú ý với mọi người xung quanh, nó biết lẫy và ngóc đầu dậy. Nếu ta bế nó vào nôi, nó sẽ rất thích thú nhìn bầu trời trăng sao, nó giơ tay khều tú cầu sặc sỡ, mở to mắt nhìn món đồ chơi đong đưa... Ta luôn mơ thấy những giấc mơ như vậy, thằng bé từ từ trưởng thành, trong ảo tưởng của ta...

Cuộc sống điên điên dại dại nhìn từ ô cửa sổ, hoang tưởng vuốt ve chiếc bụng phẳng lì. Tiểu Na bắt đầu phát hoảng khi ta ngồi ru cái gối nói chuyện trêu đùa với cái gối...

- Nếu nàng muốn điên thì tốt nhất đừng bao giờ tỉnh lại! Nếu đau khổ như vậy thì sao lúc đầu còn làm?

Ta ngờ nghệch nhìn nam chân cao lớn bỗng xuất hiện trước mặt, hắn trông quen quá, ta cố nhớ lại. À phải rồi, đây là chồng của ta, cũng là anh trai ta. Chồng và anh trai có thể cùng một người đúng không?

- Sở Phù Dung! Nàng lập tức đứng dậy thay áo chải đầu cho trẫm! Đừng có làm bộ làm tịch, người nên bị bức điên là trẫm mới đúng!

Tiểu Na quỳ dưới đất khóc lóc, nàng ấy van xin hắn đừng tổn thương đến ta, ta đã không bình thường như trước nữa. Vĩnh Khang thô bạo lôi ta đứng dậy, sai người chuẩn bị nước. Hắn lỗ mãng xé áo váy ta ra nhưng khi nhìn thấy những vết cào trên làn da trắng tuyết thì lập tức dừng lại.

- Khốn khiếp, hạ nhân các ngươi chăm sóc nương nương thế nào vậy hả? Vì sao để nàng bị thương?

- Hoàng thượng tha mạng, nương nương tự cào vào mình, nô tì đã cắt móng tay nhưng không hiệu quả. Mỗi ngày trước khi nương nương thức dậy nô tì đều phải lấy vải quấn kín mười đầu ngón tay lại. Nương nương không thích như vậy, cứ ngồi khóc mãi... Nô tì không dám bọc ngón tay của nàng nữa...

Vĩnh Khang im lặng, hắn nhẹ xoa những chiếc móng bị cắt sâu của ta, cuối cùng rất nhẹ nhàng bế ta về phòng. Ta nằm trong ngực hắn, vẫn nghĩ mãi... Chồng và anh trai là một người, như vậy có ổn không? Con của chúng ta sẽ gọi cha nó là phụ thân hay cửu cửu?

Hạ nhân đem thuốc tới, Vĩnh Khang cởi áo ngoài và yếm, nhẹ nhàng xoa lên những vết chằng chéo trên ngực ta. Ta mơ màng nhìn đôi mắt chuyên chú và khổ sở của hắn, còn có tức giận, oán hận, đau lòng... Tất cả trộn lại thành một gam màu đen sâu thăm thẳm.

- Đừng phá hoại thân thể toàn bích này, nó là của trẫm, nàng không biết sao?

- Muốn trút giận thì cứ đánh người, trẫm sẽ không nói nàng đanh đá...

- Trẫm không biết vì sao nàng lại bỏ con, nếu nàng hận trẫm thì không nên thanh toán lên con cái chúng ta chứ? Có cha mẹ nào khốn khiếp hơn chúng ta không? Bọn trẻ đều chết trong tay đấng sinh thành!

Hắn đặt phấn thuốc xuống bàn, nhíu mày nhìn những vết thương chưa có dấu hiệu lành lại.

- Ngốc nghếch, yếu đuối, tiêu cực! Nàng không mạnh mẽ lên thì đến bao giờ mới báo thù được? Trẫm không dễ bị giết đâu, nàng cứ thế này đến bao giờ mới rửa sạch thù nước thù nhà hả?

Rất lâu sau này, khi ta là một vu hồn ngụ ở hồ sen, ta nghe được quan chép sử của triều đại sau bàn bạc với nhau. Họ phát hiện một cuộn thánh chỉ bị chôn giấu, nội dung rất quái lạ không biết là thật hay giả. Nét chữ rất giống bút tích của Thiên Vĩnh đế, ông ấy viết cái chết của mình dù có ra sao cũng không liên quan đến Hoàng hậu, miễn cho mọi tội danh. Về việc truyền ngôi thì ghi là Thái tử Hạ Hầu Lâm Kỳ. Điều kì quái ở chỗ không có hoàng tử nào tên là Lâm Kỳ cả, Lâm Kỳ là ai?

Lại nói tiếp rất lâu sau đó nữa, khi ta nhớ hết mọi chuyện, khi ta là Tương Tư và cũng là Phù Dung, khi chàng là Ca Dương mà cũng là Vĩnh Khang, chúng ta lại sinh một đứa con.

Chàng đặt tên cho thằng bé là...

Chu Lạc Lâm Kỳ.

Khoảng thời gian này ta cứ ngây ngây dại dại, không biết ngày đêm, thường xuyên mất tập trung và bị nói lắp. Thái y bắt mạch lắc đầu, bảo là tâm bệnh, thuốc men không ăn thua. Ta mắc một dạng thường thấy của chứng trầm cảm, do trải qua cú sốc lớn, cảm xúc mãnh liệt mà bản thân không chống đỡ được. Người và vật xung quanh đều mơ hồ. Khi ta ngơ ngác nhìn cái tổ chim trên chạc cây thì vô tình mùa thu cũng qua, mùa đông trôi mất, đã sang năm sau. Có người ôm ta thầm thì bảo:

- Được rồi, được rồi... Trẫm lại thua rồi, nàng đừng dày vò ta nữa. Chỉ cần nàng khỏe lại thì muốn gì cũng được, muốn ta trả tự do cho Trung Lương, muốn ta dâng Khương La cho kẻ khác hoặc muốn ta tự sát trước mặt nàng... Gì cũng được, sao cũng được, thế nào cũng được!

Cứ như vậy, ban ngày ta không làm gì, thường ngồi đờ đẫn nhìn tổ chim. Ban đêm ta cũng chẳng làm gì, chỉ nằm đờ đẫn nhìn đỉnh màn... Nhìn... Nhìn... Mệt thì tự động ngủ. Những tác nhân bên ngoài không ảnh hưởng nhiều nhưng ta vẫn cảm nhận được. Ví dụ như lúc chiếc cốc kề bên môi, nếu ta ngoan ngoãn uống nước thì tốt, nếu ta vẫn nín thinh không hành động thì người đó sẽ có biện pháp khác. Lâu dần, cốc cũng không cần thiết, hắn nhất mực kéo ta vào lòng mớm từng ngụm nước.

Mỗi khi cảm thấy bứt rứt muốn được giải tỏa, ta sẽ làm gì đó để mình bị đau, càng đau càng tốt. Cảm giác ấy rất dễ chịu, nó chứng minh ta là một người còn sống, có xúc giác, có đau đớn, nó khiến tâm trí ta tập trung hơn, làm mọi giác quan tỉnh táo lại. Nhưng mà cách này không dùng được nhiều. Vào ban ngày ta thường bị cột vào giường hoặc trói vào ghế, cố giãy thế nào cũng không thoát được. Ta chống cự bằng cách khóc to, mếu máo như đứa trẻ. Có lần tiếng khóc của ta khiến một cô gái cảm động.

- Nương nương, Tiểu Na cởi trói cho người nhưng mà người không được tổn thương bản thân nữa. Nếu không hoàng thượng sẽ giết nô tì mất!

Ta vội vàng gật đầu, chỉ cần được thả ra. Thực tế chứng minh ta không đáp ứng được yêu cầu của nàng, bởi vì ngày hôm sau ta khóc rất dữ nhưng nàng chỉ đứng khóc theo mà không giúp đỡ nữa... Vì thế ta mong chờ người đó, chỉ có hắn là tốt bụng nhất, luôn cởi trói cho ta. Dĩ nhiên ta không biết, người trói ta lại cũng chính là kẻ này...

Ta chỉ phân biệt được một giọng nói, âm thanh đó trầm tính, có khi như tiếng gió mát thì thầm bên tai, có lúc như bão tố giận dữ, lại có lúc tắc nghẹn thổn thức... Cho dù như thế nào, ngày qua ngày nó vẫn rót vào tai ta những lời khó hiểu, nó làm ta thấy an toàn dù không biết nguyên do. Mỗi lần cảm xúc lên xuống thất thường ta lại bị hắn ôm chặt, dùng cánh tay to bảo vệ trước ngực. Rồi sau đó ít hôm, một người quái lạ khác sẽ xuất hiện, cứ than vắn thở dài, cầu xin nài nỉ ta:

- Nương nương đại nhân, ngài có thể từ bi đức độ tha cho chủ tử của lão nô được không? Cắn vào tay thì không sao nhưng đừng cào lên mặt bệ hạ, hoàng thượng không thể dán băng keo mà lên triều đâu!!! Mọi người đã đồn ầm lên rồi, kể ra có mấy trăm phiên bản lận!

- Lão nô cầu xin ngài, có thể đánh ngày lẻ, chừa ngày chẵn được không? Phải để thời gian cho vết thương cũ lành chứ!

- Dung phi nương nương, bên ngoài nói hoàng thượng thật đáng thương, cưới nhầm “vũ thê” huhuhu...

Kẻ đó một khóc hai nháo, điệu bộ của hắn rất vui, ta liền hiểu mình làm được việc tốt, cần phải phấn đấu phát huy, cho nên người kia tiếp tục chịu tội đi... Kể ra hắn cũng là người nhẫn nại, chưa bao giờ đánh trả, cùng lắm là quát mấy tiếng, nếu ta giả vờ oan ức hắn lại quay sang xin lỗi, cứ như thế ta luôn được hời!

Nói vậy không phải lúc nào ta cũng hóa thành chó cắn người lung tung, phần lớn thời gian ta vẫn là “người điên hiền lành”. Lúc ta ngoan ngoãn hắn thích ôm ta vào ngực, tham gia trò chơi “nhìn tổ chim”. Ba con chim non đã đủ lớn, bắt đầu học bay, tuy bộ lông vũ còn thưa và ngắn nhưng bóng mượt, giống hệt chim bố mẹ. Không bao lâu nữa, chim con sẽ trưởng thành, chúng phải bay đến vùng trời của riêng mình, tìm một người bạn đời để sinh tổ trứng nhỏ. Những quả trứng ấy lại nở ra thế hệ mới, trong khi ông bà cha mẹ chúng đã già và chết đi... Cái vòng tuần hoàn đó gọi là “quy luật sinh tồn”.

- A Dung, trẫm đã suy nghĩ kĩ rồi. Bây giờ nàng khỏe lại, chúng ta cùng trốn đi được không? Trẫm từ bỏ thân phận hoàng đế, nàng cũng quên quá khứ của mình. Chúng ta trở thành không – ai – cả, làm lại từ đầu, quen lại từ đầu, yêu lại từ đầu...

Ta nhắm mắt, nghe nhịp tim của hắn đều đặn, như một giai điệu không lời, thổn thức và khát vọng. Trong âm thanh bình yên đó, ta lại ngủ quên mất. Cuộc sống của ta giống như sự lãng quên, quên áp lực, quên nỗi đau, chọn cách chui vào vỏ ốc để tự vệ. Có lẽ hắn nói đúng, ta vốn là một đứa yếu đuối cùng nhu nhược, ta chỉ biết cam chịu và thỏa hiệp. Khi hắn đối xử lạnh bạc, khi hắn ép ta bỏ con, khi hắn đem quân tàn sát quê hương, khi đầu phụ hoàng bị gói trong vải lụa... Hắn gây ra tổn thương sâu sắc, còn ta tự mình chữa lành. Chục ngày ít tháng sau đó, hắn đem sự dịu dàng như thuốc gây mê, tiêm vào chỗ rách mới kéo da non. Khi ấy, ta lại nén xuống thù hận, nhắm mắt chấp nhận. Thứ hắn muốn chẳng qua là thân thể tàn hoa bại liễu này thôi, một trăm năm sau nó là bộ xương khô, giá trị hao mòn theo năm tháng...

Ta luôn tìm nhiều lý do để biện hộ cho sự thỏa hiệp của mình. Vì tỷ tỷ, vì Lăng Quân, vì con cái. Chống đối kẻ như hắn chẳng khác gì dùng trứng chọi đá, hắn là đế vương cường quyền, ta là phi tử bé nhỏ không thanh không thế... Lý lẽ nào cũng phù hợp, lập luận nào cũng đúng đắn nhưng tất cả đều là ngụy biện!

Tỷ tỷ cần sự bảo vệ của ta sao? Nàng ấy khinh thường ta còn không kịp.

Hắn quá mạnh không thể đánh bại sao? Vậy thì ta nên tuẫn táng theo quê hương mới đúng. Sống tiếp chỉ mang danh kẻ phản bội, kẻ sợ chết mà thôi!

Con đã mất rồi, chỉ còn Lăng Quân là mối lo duy nhất. Nếu huynh ấy cũng chết thì ta không lưu luyến điều gì trên thế gian này nữa... Ta đã mất cha mẹ, mất quốc gia, mất cốt nhục, ta sống trên mảnh đất kẻ thù, ăn nằm với kẻ thù. Rồi đây người dân Trung Lương sẽ xỉ thẳng mặt ta mà mắng: Công chúa bán nước.

Ta thỏa hiệp cả đời, không vì người nào khác mà vì ta yêu hắn, dù tự phủ nhận rất nhiều lần. Hắn làm ta khổ nhưng ta dễ dàng bỏ qua chỉ bằng lời hay ý đẹp. Hóa ra ta giỏi huyễn hoặc bản thân như vậy, không dám thừa nhận mình là đứa lụy tình ngu dốt. Tình cảm của ta đã biến chất khi biết được quan hệ máu mũ anh em. Còn lý do gì để lao đầu vào nữa?

Ta nên ngừng lại.

Ta phải ngừng lại.

Làm sao để ngừng lại bây giờ?

Chất xúc tác cuối cùng khiến ta chấm dứt kiếp khổ nạn này là cái chết của Lăng Quân. Sợi chỉ mong manh treo sinh mệnh ta nghìn tấn, cuối cùng nó cũng đứt.

Hôm ấy vẫn như mọi ngày, ta nhìn tổ chim bị đôi bạc trĩ bỏ lại, không biết lũ chim sẻ có muốn dọn nhà đến không? Từ khi ta phát bệnh Trúc Uyển bị giới nghiêm, thị vệ bên ngoài ít đi nhưng không ai bén mảng tới. Ta bài xích người lạ nên cung nhân vẫn như cũ không quá mười người. Hôm ấy trời nắng đẹp, ta bị trói trên ghế, ngơ ngác nhìn tán cây lấp lánh. Đột nhiên có người đàn ông cao lớn che mất tầm nhìn. Hắn sừng sững ở trước mặt, không để ta xem nắng trên cây...

- Tránh... Ngươi... Đừng...

Ta khó khăn nói vài tiếng không nên câu, nhíu mày nhìn kẻ phá rối. Kẻ này lạ hoắc, mặc y phục thị vệ, bộ dạng lén lút không giống người tốt.

- Cô là Dung phi phải không?

Ta há miệng, chớp chớp mắt.

- Cô có biết Lăng Quân không?

- Lăng... Lăng ca ca?

Ta hồi thần tỉnh táo lại, kẻ kia cũng không có thì giờ nghe ta xác nhận. Hắn vội vàng đưa một món đồ qua.

- Trước khi chết huynh ấy gửi cho cô cái này!

Ta nhìn con dao găm quen thuộc, cán đúc bằng thép, khắc một chữ “Quân” tinh tế. Đây là Tiểu Phi Đao mà ông nội Lăng làm cho các cháu. Lăng Kì, Lăng Thế, Lăng Quân mỗi người có một cái. Năm ta lên mười bốn Lăng Quân đã tặng nó cho ta, gọi là vật đính ước. Năm mười bảy ta trả lại cho hắn, đi theo Hạ Hầu Vĩnh Khang. Vật này quan trọng như vậy, ta không bao giờ nhìn lầm. Cây đoản đao này đích thực là Tiểu Phi Đao.

Những tháng mê muội đột nhiên bừng tỉnh, ta mở to mắt nhìn cây dao nhỏ, run run hỏi người lạ mặt:

- Ngươi vừa nói cái gì? Lăng Quân đang ở đâu? Huynh ấy có khỏe mạnh không?

- Lăng đại ca trên đường trốn chạy bị Ngự lâm quân bắt được, giam trong đại lao gần nửa năm rồi bị giết. Trước khi chết huynh ấy đã đưa vật này cho tôi, muốn tôi tìm Dung phi ở Trúc Uyển, giao nó cho bà ấy...

Trốn chạy bị bắt lại!

Giam nửa năm rồi giết!

Hạ Hầu Vĩnh Khang! Quân sát nhân, đồ dối trá!!!

Ta trừng trừng mắt nhìn nét chữ quen thuộc trên cán dao, hoàn toàn tỉnh lại từ trong ảo mộng. Hắn lừa ta rất nhiều lần, không ngờ cả chuyện thả tự do cho Lăng Quân cũng không giữ lời hứa. Tốt lắm, tốt lắm, hắn đã giúp ta hạ quyết tâm cuối cùng. Một chút yêu thương sót lại đã theo gió bay đi, nếu ta không giết được hắn thì ta cũng không cần sống nữa!!!

Tiểu Na rất ngạc nhiên khi thấy ta bình thản yêu cầu nàng cởi trói. Ta đạp con dao dưới gót giày, bảo nàng ra ngoài pha ấm trà khác. Ở trong phòng, ta giấu đoản đao vào ngách giường, một chỗ kín đáo an toàn.

Bệnh tình của ta bỗng nhiên chuyển biến, thần trí minh mẫn như người thường khiến hắn kinh ngạc vui sướng. Ta cười nhạt nhìn vào khuôn mặt ác nhân kia.

- Nàng hết bệnh rồi? Có thật không? Sẽ không cáu xé trẫm nữa chứ...? Tại sao ánh mắt nàng toàn sát khí như vậy?

Ta run run hạ hàng mi xuống, mềm mại trả lời:

- Bệ hạ lại đùa thiếp rồi...

- Ha ha...

Hắn bật cười kéo ta ngồi lên đùi, nâng mặt ta nhìn thật tỉ mỉ. Đôi mắt kia chân thành đến mức ta không đoán được là cố ý hay giả vờ.

- Em hết bệnh thật rồi... Trẫm mừng quá... Mừng quá...

- Thần thiếp đã khiến hoàng thượng lo lắng.

Ta dịu dàng đáp lại, tình tứ kéo tay áo. Hắn không chú ý tới biểu hiện khác lạ này, chỉ đắm chìm trong niềm vui. Ta ôm cổ hắn, khóc lóc kể mình bị bệnh, tinh thần như quỷ ám cho nên hại chết con. Ta ân hận vô cùng, ta tự trách bản thân... Vĩnh Khang thấy ta khóc thảm cũng hoảng lên, hắn không giận ta, không trách ta, hắn đổ hết tội lỗi cho Thái y viện. Nương nương có tâm bệnh từ lâu mà không phát hiện, nàng bị trầm uất trong giai đoạn mang thai, kết quả không tự chủ hại chết đứa trẻ. Khúc mắc được tháo gỡ, hắn nhẹ nhõm khi biết ta không cố ý giết con, chỉ hoài niệm đứa bé xấu số.

Ta khỏe mạnh lại nhưng thường quên mất nhiều chuyện cũ, lúc hắn tra hỏi ta giả ngu trả lời bậy bạ. Thái y đoán rằng đầu óc ta vẫn còn rối loạn, một thời gian sau sẽ tốt hơn. Vĩnh Khang nhíu mày nói nhỏ: “Cứ vậy mới tốt nhất!” Còn ta thì cười thầm độc thoại: “Từng món nợ cũ ta đều nhớ hết!”

Ta tự ngồi phân tích lợi thế của mình. Thuộc hạ trung thành chỉ có mỗi Tiểu Na, bản thân lại không biết võ công, chạy trốn khỏi hoàng cung là vô vọng. Ba mươi sáu kế chỉ dùng được kế mỹ nhân! May là gã khốn này vừa thiếu đề phòng vừa háo sắc, chờ hắn ngủ say ta sẽ ra tay. Sự thật chứng minh giết người không phải lĩnh vực ta am hiểu, giết Thiên Vĩnh đế càng khó hơn lên trời.

Sau chuyện bát thuốc phá thai, hắn kiên trì điều tra những kẻ thông đồng giúp đỡ ta. Hậu cung thật đoàn kết và nhiệt tình, chuyện gì không giúp nhưng riêng chuyện này ai cũng góp công. Hắn muốn tra ra ngọn ngành e là tốn nhiều tâm sức. Cũng từ đó mọi loại dược liệu đưa tới Trúc Uyển đều bị kiểm tra nghiêm ngặt, muốn lén lút trộm thuốc mê là hoàn toàn bất khả thi.

Gã khốn này còn là tên sâu rượu nghìn chén vẫn trơ trơ, muốn chuốc say hắn e là ta đã bất tỉnh trước. Có khi nằm chờ đến nửa đêm, nghĩ rằng cơ hội đến rồi, vừa ngồi dậy thì gã đã mở mắt, mơ màng nhìn ta hỏi:

- Nàng muốn đi vệ sinh à? Trẫm bế nàng đi...

Thói quen này đã hình thành từ khi ta mang thai, mỗi đêm thức vài lần, đói bụng, khát nước, buồn nôn, khó thở, chuột rút, ác mộng, khó ngủ, muốn nghe kể chuyện, muốn nghe hát, muốn ngắm trăng, muốn chờ mặt trời mọc... Số lượng lý do ngày càng phong phú... Kết quả ai đó đã rèn được kĩ năng tốt, chỉ cần ta cử động liền tỉnh dậy.

Con đường mưu sát chồng gian nan khổ cực, mãi không thành công!

Ta cắn răng đợi mùa xuân trôi qua, thời tiết nóng lên bắt đầu vào hạ. Tháng năm trong triều có sự kiện lớn, phái đoàn Am Kê đem lễ vật đến Khương La, xin đổi lấy một cây Ngọc hồi. Là người Khương La, ai cũng từng nghe bài ca dao này:

“Quỳnh dịch” gặp nắng lặng lẽ chết

“Ngọc hồi” bách bệnh chữa đều hết

“Thái tượng” giữ đất chân không mệt

“Huyền kiếm” thô kệch rết cúi đầu.

Đây là bài thơ nói về bốn thứ quốc bảo. Chất dịch của cây Quỳnh chỉ sống ở phương Nam là một loại kịch độc. Chỉ có hoàng tộc nắm giữ bí quyết bào chế, “quỳnh dịch” gặp nắng tự nhiên kết liễu đời nạn nhân. Đây là Quốc bảo thứ nhất. Ngọc hồi là tên một loại nhân sâm ngàn năm, dân gian đồn rằng nó có thể cải tử hoàn sinh, chữa khỏi bách bệnh. Đây là Quốc bảo thứ hai. Thái tượng là bức tượng Thái Thượng lão quân, không có ai đẽo gọt mà do khối thạch trắng tạo hóa hình thành, nó hướng ra biển lớn, ngàn năm làm vị thần bảo hộ đất đai. Đây được xem là Quốc bảo thứ ba. Huyền kiếm là món vũ khí tùy thân của Thiên Vĩnh đế, có thể điều khiển Ngự lâm quân. Cờ hiệu của Ngự lâm quân thêu hình rết chúa trăm chân ôm nén bạc.

Am Kê đem châu báu và đặc sản quý giá chất đầy hai con tàu, chỉ muốn đổi lấy một cây Ngọc hồi bé bằng củ cải, vậy mà tên hoàng đế còn mặt nặng mày nhẹ, do dự không quyết. Phải biết rằng Am Kê là một quốc gia nằm ngoài đại lục, cách một biển lớn cùng bao nhiêu núi non. Bọn họ kể lại chuyến đi này bắt đầu hai năm trước, ngày thứ bảy trăm ba mươi lăm mới đến được Khương La. Hành trình nguy hiểm gặp một trăm mười sáu lần hải tặc cướp bóc, tám lần suýt đắm tàu vì bão đại dương, thủy thủ đoàn thiệt mạng hai phần ba.

Am Kê là quốc gia giàu có, ở lục địa của họ xếp hạng nhất nhì, giống như Khương La và Đại Thế vậy. Quốc vương Sã Bồ Nị Lai chỉ có một Hoàng hậu, bà sinh được một con trai nhưng thằng bé ốm nặng, thầy thuốc giỏi nhất cũng bó tay. Quốc vương thương con, sau khi thử hết mọi cách ông nghe được câu chuyện về Khương La và Ngọc hồi, quyết định vơ vét quốc khố, đưa tới lễ vật giá trị nhất, muốn đổi lấy một cây nhân sâm. Sinh mệnh của Thái tử chỉ kéo dài được ba năm rưỡi, thời gian đi là hai năm, nếu bây giờ trở về không đem theo tài sản cồng kềnh thì có thể thần tốc vừa kịp một năm rưỡi. Thái tử Am Kê vẫn còn hy vọng!

Câu chuyện từ những người ngoại quốc xa xôi khiến triều thần Khương La ai cũng đồng tình và thông cảm. Họ biết Ngọc hồi là thứ vô giá, trăm nghìn năm mới có một cây. Vì thế ai cũng do dự, không biết nên ủng hộ hay ngăn cản, mọi quyết định tùy thuộc vào bệ hạ.

Lúc đó Vĩnh Khang ngồi trên ghế rồng, mắt lim dim nghe sứ thần tưởng thuật, cuối cùng chỉ cười nhạt đáp:

- Sợ là các vị phải tay không trở về rồi! Bởi vì cây Ngọc hồi cuối cùng trẫm vừa mới dùng hết!

Tin tức như sấm giật bên tai, không chỉ sứ đoàn hết hy vọng mà triều thần cũng ngẩn ngơ. Dùng hết là dùng thế nào? Biết mọi người nghi hoặc, bệ hạ cũng thẳng thừng nói luôn:

- Chuyện là ái phi của trẫm bị sảy thai hai lần, đều nguy hiểm tính mạng. Lần đầu dùng nửa cây, lần sau dùng nốt nửa cây còn lại. Chỉ trách Thái tử quý quốc không gặp may, khó cãi lại ý trời!

Dưới sân triều ai cũng đờ đẫn, hoàng thượng đem Quốc bảo hai lần cứu ái thiếp, đây gọi là phá của hay si tình?

Ta biết được chuyện này cũng ngạc nhiên một lúc, cảm thấy có uẩn khúc. Lần đầu ta bị hãm hại, sau khi té ngã đã có dấu hiệu sẩy thai. Thượng cung đem thuốc tới ngay lúc sức khỏe ta suy yếu, uống xong bị băng huyết, quả thật sống lại là một kỳ tích. Tuy nhiên, lần thứ hai ta chủ động uống thuốc, hơn nữa cái thai đã tám tháng, chỉ sinh non mà thôi, y nữ nói mất máu không nhiều.

Khi ta hỏi chuyện này, Hạ Hầu Vĩnh Khang có tâm tư riêng, hắn xoa bàn tay ta nhẹ nhàng đáp:

- Nàng đoán không sai, thực ra vẫn còn lại nửa cây nhân sâm nhưng mà trẫm không muốn cho. Lỡ sau này nàng lại gặp chuyện, tính mạng không giữ nổi thì phải làm sao?

Ta nhìn vào mắt hắn, thiên ngôn vạn ngữ không nói thành lời. Ta đã quyết định giết chàng, sau khi chàng chết ta sẽ tự sát. Vì vậy cả hai chúng ta không ai cần tới nửa cây Ngọc hồi kia cả... Dĩ nhiên ta không dám nói thật, chỉ dùng ngữ điệu dịu dàng khuyên nhủ:

- Bệ hạ, cứu một mạng người hơn xây một tòa thành, huống chi người này là Thái tử Am Kê. Quốc vương bỏ ra nhiều tài sản như vậy, đoàn sứ giả cũng tốn rất nhiều máu và nước mắt mới tới được đây... Thần thiếp nghĩ ngài không nên khiến họ tuyệt vọng, xem như tích đức, về sau Am Kê phải nhớ ơn Khương La.

Hạ Hầu Vĩnh Khang cười nhạt lắc đầu.

- Trẫm không cần ai nhớ ơn, trẫm cũng không muốn nghĩ nhiều như vậy. Trẫm chỉ biết, còn nửa cây Ngọc hồi thì còn một cơ hội. Không ai biết được tương lai thế nào, huống chi...

Hắn kéo ta vào lòng, nói tiếp vế sau:

- Huống chi trong cảm nhận của ta, nàng mong manh như sợi chỉ mành... Ta luôn linh cảm có ngày nàng biến mất!

Mong manh như chỉ mành...

Một ngày sẽ biến mất...

Thì ra là vậy...

Ta nhắm mắt lại, nghe nhịp tim mạnh mẽ trong lòng ngực rộng, dối lòng mà nói:

- Vậy thì thiếp hứa sẽ bảo toàn chính mình, không để rơi vào nguy hiểm, tính mạng là quan trọng nhất. Như vậy bệ hạ yên tâm chưa?

Hắn không trả lời, giơ tay xoa lên môi ta rồi bế ta vào phòng, kéo rèm giường rũ xuống...

Hôm sau phái đoàn Am Kê nhận được tin vui. Thật ra vẫn còn nửa cây Ngọc hồi khác, bệ hạ đồng ý tặng cho họ. Trước ngày trở về triều đình mở tiệc lớn, chiêu đãi sứ thần rượu thịt linh đình. Bọn họ vui vẻ tiếp nhận, còn đòi được gặp vị “ái phi” mà bệ hạ nhắc tới. Rốt cuộc là tiên nữ nào giáng trần khiến hoàng đế không tiếc thứ gì cứu nàng hai lần như vậy?

Ta biết cơ hội mình chờ nhiều tháng đã tới. Đêm đó ta mặc váy hoa sen đem từ Trung Lương qua, chiếc váy nhuộm bằng cánh sen, tẩm ướp nhụy sen, chất liệu vô giá. Nó là thứ quý nhất trong của hồi môn mẫu phi cho ta.

Lại giống câu chuyện của mười năm về trước, ta xuất hiện trong tiếng nhạc, đeo lục lạc ở cổ chân, lần nữa múa điệu Phù Dung Lưu Hương, đem “bất khả” trong truyền thuyết trình diễn hoàn mỹ. Thật lâu rồi ta mới bay nhảy, cuộc sống buồn phiền và sầu đau khiến ta quên mất mình từng là “Vũ Tiên” tài hoa bí ẩn của Trung Lương. Đôi cánh của ta vì hắn mà xếp lại, nguyện làm bồ câu sống trong lồng sắt.

Am Kê có một loại rượu quý làm từ nho tím và ô liu, kết hợp bảy vị thảo mộc. Khi còn nhỏ ta đọc được trong sách cổ hoàng gia, nếu đem rượu này uống với trà sen và ăn bánh tằm thì sẽ tổ hợp thành một loại xuân dược, đưa người ta lên thiên đàng, hoàn toàn không biết gì nữa. Cho dù tửu lượng của Hạ Hầu Vĩnh Khang là ngàn chén không say thì cũng gục ngã trước thứ xuân dược phức tạp này. Trà sen trong yến tiệc chắn chắn có, bánh tằm ta đã sai Tiểu Na là sẵn, lát nữa lôi kéo hắn về Trúc Uyển. Những gì ta phải làm lúc này là mê hoặc bệ hạ!

Hạ Hầu Vĩnh Khang thì dễ quyến rũ lắm, hắn vốn háo sắc mà. Ta uốn éo cơ thể theo tiếng trống, mắt đưa tình tràn đầy câu dẫn rồi hài lòng nhìn kẻ đó đánh rơi cái cốc lần thứ ba. Hôm nay ngồi cạnh hắn có Lâm Trang Phương – Lâm quý phi, tiếp đó là tứ phi, ngũ tần, Sở Tâm Huệ cũng có mặt. Có lẽ đây là lần cuối ta gặp chị ấy.

Khúc nhạc kết thúc, điệu Phù dùng tàn khép lại, cả sảnh vẫn còn mê man. Ta ở giữa đám vũ công đứng dậy, yểu điệu bước lên đài cao, đi tới ghế rồng, xô Lâm quý phi qua một bên, hiên ngang chiếm chỗ cạnh hắn. Hạ Hầu Vĩnh Khang nhìn ta không chớp mắt, linh hồn còn dạo chơi chưa về. Lúc này sự táo bạo của ta khiến mọi người tỉnh lại, trước tiên là vỗ tay ầm lên, sau đó là nhao nhao bàn tán. Mỹ nhân này là ai, rốt cuộc nàng là ai? Dung phi nương nương sao? Ai mà tin chứ!

- Hoàng thượng~~~ thần thiếp vô lễ, chàng không trách phạt chứ?

Giọng điệu của ta đủ gọi là yêu phi rồi, nhất định cả hậu cung đang nguyền rủa trong lòng. Hoàng thượng không để ý chuyện ta lớn mật, hắn còn táo tợn hơn:

- Ngồi ở đây làm gì? Nơi này không phải chỗ của em...

Lâm quý phi còn chưa kịp mừng thì đã thấy bệ hạ bế ta lên, giống như bình thường ta ngồi trong lòng hắn. Hoàng đế đã trắng trợn, triều thần cũng hùa theo. Những bình rượu lăn lốc dưới bàn, vũ cơ chia nhau ngồi cùng các vị quan gia, ma men xui khiến làm bọn họ phóng túng mạo muội hơn bình thường. Chỉ có hai chữ để mô tả khung cảnh này: Sa đọa!

Ta rất hài lòng nhìn xanh xanh đỏ đỏ bên dưới, tiếng nói cười, tiếng đàn hát, một đêm này đủ làm ra tên tuổi Sở Phù Dung ta rồi!

- Hoàng thượng~~~ thần thiếp không thích rượu, muốn uống trà sen!

- Người tới! Lấy trà sen cho nương nương.

- Hoàng thượng~~~ uống một mình không vui, chàng uống với thiếp đi~~~ Thiếp nửa chèn, chàng nửa chén...

- Được, được... Đây là cái gì? Dấu son môi à?

Hắn chọn đúng vết son uống cạn, ta nhìn hắn ngửa cổ, yết hầu động đậy, cảm thấy kế hoạch đã xong một nửa.

- Hoàng thượng~~ đám người này thật phá hại phong cảnh. Chàng với ta trở về Trúc Uyển đi, được không?

Hạ Hầu Vĩnh Khang híp mắt:

- Về đó làm gì?

Ta đánh vào ngực hắn, nũng nịu đáp:

- Biết mà còn hỏi!

Hạ Hầu Vĩnh Khang phát rồ lên thật, hắn như con ngựa đứt cương, ôm ta chạy vội ra khỏi điện, bay lên mái nhà, hướng về Trúc Uyển. Trước khi rời đi ta nhìn thấy ánh mắt hai người. Lâm Trang Phương kinh ngạc ngỡ ngàng, Sở Tâm Huệ mơ hồ vỡ lẽ...

Trở về cái viện nhỏ nằm sau rừng trúc, nơi này yên tĩnh không một tiếng động, khác hoàn toàn đại sảnh náo nhiệt ầm ĩ ngoài kia. Gió đêm khiến Hạ Hầu Vĩnh Khang tỉnh táo một chút, hắn chậm bước lại, nhìn ta thì thầm:

- Nàng cố ý phải không?

- Phải.

- Mục đích của nàng là gì?

- Khiến ngài yêu ta sống chết.

- Ha ha, chỉ có vậy thôi? Thế thì nàng tính sai rồi, ta vốn đã yêu nàng sống chết...

Trong phòng đốt sẵn nến long phụng, mùi sáp thơm ngọt ngào, chăn đệm trải ngay ngắn, đĩa bánh tằm đặt giữa bàn.

- Hoàng thượng, bánh này là món quê ở Trung Lương, ngày bé thiếp rất thích ăn, chàng nếm thử đi.

- Uhm...

- Ngon không?

- Không ngon bằng nàng.

- Đáng ghét!

- Haha...

- Hoàng thượng, nếu thiếp muốn làm hoàng hậu, muốn chàng phế bỏ hậu cung, muốn độc chiếm quân chủ, vậy có được không?

- Được, nàng muốn gì cũng được...

- Xạo quá!

- Trẫm nói thật, muốn mạng ta cũng được...

- Hả? Mạng chàng? Mạng chàng đáng giá mấy đồng? Có thể đem ra cho thiếp chơi chút không?

- Có thể...

- Lại xạo rồi...

- Có thể mà... Trẫm đã nghĩ... Chờ khi hoàng nhi của chúng ta sinh ra, trẫm nuôi nó lớn, truyền dạy cho nó tất cả những gì một quân vương cần có... Sau đó...

- Sau đó thế nào?

- Sau đó ta tự sát, chết trước mặt nàng...

- Thật không? Vì sao?

- Vì... Ta yêu em, em hận ta, chỉ khi ta chết đi thì tình yêu của em mới trở về nguyên vẹn. Em sẽ thương xót, sẽ mong nhớ, sẽ quên hết những việc xấu ta làm...

- Chàng đã làm việc xấu gì? Này, này... Đừng cởi áo thiếp, khai ra trước đi, chàng làm việc xấu gì?

- Ta... Ta là...

- Là cái gì?

- Là ca ca của em.

-...

Hắn dần mất bình tĩnh, xuân dược này rất nặng. Ta bị ném lên giường, chiếc váy đẹp cứ vậy rơi xuống đất. Nụ hôn vẫn thế nhưng say đắm nồng nàn hơn. Gã này vừa thừa nhận hắn là anh trai ta, nói xong liền lên giường với ta, thật là cầm thú hết sức!

- Ca ca...

Ta cũng bệnh hoạn theo, tự nhiên lại gọi như vậy. Động tác của Vĩnh Khang ngừng lại, nghi hoặc mở mắt nhìn:

- Nàng vừa nói cái gì?

- Ca ca... Anh trai...

-...

Lý trí của hắn dằn co cùng cảm xúc, sau đó bại trận, lại vùi đầu vào ngực ta hôn hít. Người ta bị nâng lên, cong thành một đường mỹ lệ, uốn sát theo cơ thể nóng hừng hực của hắn. Hắn đem ta xoay qua trở lại như rán cá, làm hết tất cả tư thế chúng ta từng làm. Khi cao trào run rẩy bắn ra, hắn dễ nói những lời thật lòng.

- Ta yêu em, yêu em, yêu em...

- Khi em còn bé xíu nằm trong nôi, ta từng muốn giết em một lần, may mà ta chưa thực hiện được...

- Ta sẽ đem bí mật này chôn xuống mồ, mọi tội lỗi tự mình gánh chịu...

- Không phải... Không đúng... Em gái gì chứ? Em là vợ của ta, vợ của ta kia mà...

Đầu hắn ướt đẫm mồ hôi, bị mê dược khống chế đến ngốc, không thể ngừng lại được, giống như đem hết kích tình một đời sử dụng cho đêm này. Ta cũng bị dày vò đến thảm, bàn tay nhỏ run run lau giọt nước bên khóe mắt.

- Lớn rồi mà khóc, không sợ thần tử của chàng cười cho à? Mình làm hoàng đế đấy!

Hắn ôm ta trong lòng, tiếng khóc của rồng là một âm thanh khẽ khàng tĩnh lặng, thổn thức trong bóng tối, nghẹn ngào tư vị yêu thương, cuối cùng làm ướt chiếc gối, ướt tâm hồn ta...

Tiểu Phi Đao nắm ở trong tay, sau khi rút vỏ là một lá thép phát sáng mờ ảo, lưỡi dao không tiếng động kề ngang cổ hắn. Hắn thở đều, say trong giấc nồng. Cổ, đầu, ngực, bụng,... Tất cả điểm yếu đều trần trụi phơi bày, chỉ cần ta đâm xuống thì không bao giờ tỉnh lại... Nắm cán dao bằng hai tay, gồng hết sức lực mà chỉ chạm vào yết hầu, không thể xuống thêm được nữa. Ta nín thở, cả người run rẩy... Giết... Giết... Phải giết...

Mười năm ấm lạnh như một đoạn hí kịch trình diễn liên tục trong đầu óc ta. Đôi mắt hắn chăm chú, mơ màng, giận dữ, buồn bã... Cho dù là sắc thái nào thì hình bóng in hằn trong nhãn cầu chỉ có một mình ta. Linh hồn ta từ lâu bị ám mùi hơi thở của kẻ này, quen thuộc từng tấc da cho tới kẽ tóc. Hắn là người đàn ông đầu tiên và duy nhất, thân mật hơn bất cứ ai, gần gũi hơn bất cứ ai, dù là thân xác hay huyết mạch...

Cố gắng năm lần bảy lượt, cuối cùng ta từ bỏ, thực sự từ bỏ, cơ hội được trả thù cuối cùng...

Ta không cách nào cắt đứt tình yêu của mình bằng chiếc dao này...

Ta không còn mặt mũi nhìn cha mẹ nơi suối vàng nữa...

Ném con dao vào ngăn tủ, ta trèo qua cửa sổ, trong đêm không trăng không sao vô thức đi tới bờ hồ.

Phù Dung Trì, một ngày ta chết đi cũng chỉ có hoa sen làm bạn. Ta lên thuyền nhỏ, chèo ra giữa đầm, trên đường tiện tay hái mấy búp hoa còn động tầng hơi nước. Hoa rất đẹp, màu hồng ta yêu nhất. Cái bớt trên trán mơ hồ phát đau, không biết là thật hay ảo giác. Mẹ từng nói ta mang cốt sen, có lẽ tiền kiếp là một tiên đồng hầu hạ Hoa Thần. Ta mắc lỗi lầm gì đó nên Thiên giới đầy xuống trần gian, phải nếm đủ chín kiếp đau khổ thì mới rửa hết tội...

Ta đứng trên chiếc thuyền neo ở giữa hồ. Gió thổi tà váy phất phơ... Thổi lên nước mắt đông cứng, thổi cho hồn ta mát lạnh, rồi thổi cả người ta rơi xuống đáy hồ... Ta thấy mình chìm dần, xung quanh đen như mực, lóng lánh mặt nước trên đầu.

Vào thời khác đó, ta chỉ nghĩ đến hai chữ: Giải thoát!

“Là tự nàng rơi vào tay ta... Cả đời này... Không thoát được!”

“Tại sao? Bởi vì trẫm vừa gặp đã thích nàng, cảm thấy không thể sống mà không có nàng!”

“Hai ngày nữa là lễ đề thân của Ngũ công chúa, ta sẽ chờ nàng ở đó, xem như câu trả lời cuối cùng!”

“Đừng khóc, muội đừng khóc... Trẫm xin lỗi, là trẫm khốn nạn đến trời đất không dung, nếu có hình phạt nào dành cho chúng ta thì cứ để ca ca gánh chịu...”

“Không lừa nàng, liệu nàng có đồng ý đi theo trẫm không?”

“Chờ xem, sau khi hoàng nhi ra đời ta sẽ trả thù nàng thế nào...”

“Mối quan tâm lúc này của trẫm không phải Đại Thế hay thiên hạ... Mối quan tâm của trẫm bây giờ là nàng và hoàng nhi. Trẫm không muốn gây chiến tranh chết chóc lúc này, trước khi con chào đời cũng phải tích đức cho nó chứ!”

“Khi em còn bé xíu nằm trong nôi, ta từng muốn giết em một lần, may mà ta chưa thực hiện được...”

“Không phải... Không đúng... Em gái gì chứ? Em là vợ của ta, vợ của ta kia mà...”

“Ta yêu em,

Yêu em,

Yêu em,

Yêu em,

Yêu em,

Yêu em...”
Bình Luận (0)
Comment