Phu Quân, Xin Chào!

Chương 14.2

Trong lòng Triệu thị thật sự buồn bực, nữ nhi sao lại không hiểu nỗi lòng bà chứ? Gả cao sang có gì tốt? Về sau không thể làm đương gia nắm quyền, bà bà lại khó hầu hạ, còn một đám họ hàng thân thích, các mối quan hệ chồng chéo đến phiền loạn, cũng giống như bà, tuy là gả ngang hàng nhưng trong lòng có lúc nào yên ổn? Cũng may trượng phu của bà trước mặt bà luôn ngay thẳng, tôn trọng nên chi thứ hai mới đến phiên bà làm chủ. Ngay đến cả thiếp thất có sinh con thì tất cả cũng đều là nữ.

Đối với nữ nhi duy nhất của mình, bà cũng hi vọng con mình sống tốt. Đại cô phu nhân tuy là sống nhờ hầu phủ nhưng trong tay đồ cưới rất nhiều, chỉ vì muốn ở cùng nhà mẹ đẻ nên mới không ra ngoài tìm chỗ ở. Có cô cô làm bà bà thì về sau cũng sẽ không chịu uất ức. Cháu họ tuấn tú lịch sự, quen biết với Châu nhi còn hơn là gả cho người xa lạ. Nhưng nha đầu kia nghĩ đến ai không nghĩ lại nghĩ đến Nhiếp Chính vương. Dã tâm quá lớn cũng không tốt, làm sao đến phiên nữ nhi mình gả cho Nhiếp chính vương được chứ? Đông Thái hậu cũng có vài tiểu muội muội cùng chất nữ đến tuổi thành thân, làm sao có thể đến phiên người khác chiếm tiện nghi?

Mà nhị nha đầu có dụng ý tìm đến Tứ cô nương còn không phải là muốn thông qua mẹ đẻ hoàng thượng mà đạt được nguyện vọng sao? Nếu mọi chuyện suôn sẻ thì còn nói làm gì nữa. Vì tương lai của nữ nhi bà tuyệt đối không thể để nhị nha đầu tùy hứng làm càn được! Hôn nhân đại sự vốn là cha mẹ chỉ định sao có thể đến phiên con cái làm chủ! Nghĩ đến đây, Triệu thị âm thầm hạ quyết tâm phải tìm đại cô phu nhân nói chuyện đem hôn sự định đoạt!

Không nói đến tâm tư mỗi người mỗi khác, buổi tối dùng cơm ở Hỉ Nhạc đường, Lý Tử Du gặp được Đại bá phụ, Nhị bá phụ cùng Tứ thúc và một vài vị đường ca đường đệ, còn có đại cô phu nhân Tạ Lý thị và nữ nhi của bà ở tại Hầu phủ.

Lý Tử Du biết con gái của đại cô không phải là do bà sinh nhưng đại cô lại dường như rất thích cô nương này. Mọi người chào nhau lấy lễ xong thì lão thái ra lệnh một tiếng liền vào phân bàn dùng bữa. Một chút âm thanh cũng không có, mọi người ăn cơm đều thật tao nhã, đầu cũng chẳng nâng lên một chút nào.

Chờ dùng bữa tối xong, Đại bá phụ liền cáo từ, đại gia, nhị gia cùng tam gia cũng rời đi, chỉ còn lại đám nữ nhân. Lão thái thái muốn nhân cơ hội này đem tin tức Lý Tử Du trở về nói cho mọi người biết, mục đích đã đạt được còn chuyện trong lòng mọi người có nổi sóng hay không thì chẳng biết được.

Đại cô phu nhân Tạ Lý thị đưa cho Lý Tử Du một đôi triền ti xuyến* bằng vàng làm lễ gặp mặt.

(*mình cũng chẳng biết là cái gì =.=)

“Du nhi đã trở lại, ta cũng yên tâm rồi.” Đại cô phu nhân nói

Tạ Lý thị cũng mang mệnh khổ, tuổi còn trẻ mà phu quân đã bị bệnh qua đời, chỉ còn lại một đứa con trai duy nhất cùng nữ nhi thứ xuất. Lão thái thái đau lòng bà còn trẻ đã ở góa nên đưa bà về Hầu phủ, cho bà một mình một sân, chi phí ăn mặc mỗi ngày đều là Thái phu nhân tự xuất tiền qua, cũng vì thế mà các phu nhân trong phủ đều không oán trách gì mà còn thấy lão thái thái yêu thương Tạ Lý thị nên đối xử tôn trọng với bà.

Cho nên vị đại cô này đối với Lý Tử Du rất hòa ái dễ gần. Trong lòng Lý Tử Du cảm giác là lạ. Không phải nàng thảo mộc giai binh* mà là mỗi một ngày qua đi đều làm nàng nhận ra rằng sống phải có tâm nhãn, người khác đối tốt với mình đều phải nghĩ xem người ta có mục đích gì. Hơn nữa người trong Trấn Viễn hầu phủ này không phải là dạng ngu ngốc.

[*đại ý là không có mà làm thành có. Dựa theo điển cố trong cuộc chiến của hai nước Tần và Tấn: Trong Trận Phì Thủy, để khỏa lấp sự chênh lệch lớn về quân số, Tạ An, Tạ Huyền tung quân Tấn tấn công sớm lực lượng quân Tần của Phù Kiên để tạo ra cảm giác rằng quân Tấn đông đảo không kém gì quân Tần, lại gửi thư cho Phù Kiên để nghị lui quân Tần để Tấn sang sông, quyết chiến một trận. Quân Tần trong khi lui quân vì hỗn loạn nên đội hình tan rã, giẫm đạp lên nhau mà chết rất nhiều (Phong thanh hạc lệ, Thảo mộc giai binh: tưởng tiếng gió, tiếng hạc, cỏ cây là quân Tấn đang tiến công). Nguồn: Wikipedia]

Quan hệ trong Trấn Viễn hầu phủ hơi rắc rối. Mọi người có thể quay lại cuối
Bình Luận (0)
Comment