Mà vị bằng hữu cây khế quen biết nàng không phải ngày một ngày hai kia, mới vừa rồi còn là một công tử tuấn tú dỗ ngon dỗ ngọt nàng, bây giờ lại chớp mi một cái, nhún vai tỏ vẻ thương nhưng không giúp được gì.
Ánh mắt lại trở về vẻ lười biếng suy ngẫm, trên trang sách hiện năm chữ to đùng, "ta cũng không biết".
Được thôi, Tang Kỳ im lặng, nhéo một cái thật mạnh vào lưng hắn, giọng nói trong trẻo bình tĩnh, nhắm mắt chém bừa: "Nếu thánh nhân không chết hết, án trộm cướp vẫn sẽ liên tục phát sinh.
Cho nên muốn tất cả nạn trộm cướp ngưng lại, thì phải giết hết mấy người phẩm đức cao ngạo thanh khiết kia trước đã...!Ta nghĩ, đại khái chính là ý như vậy."
Nàng cau mày, nhìn chằm chằm trang sách, chính mình cũng cảm thấy cách giải thích này cực kỳ không đứng đắn, ở đâu ra cái loại logic khỉ gió này chứ.
Yến Vân Chi còn chưa phản ứng gì thì đã có người không nhịn được cười khẽ.
Rồi sau đó, y vẫn như cũ dùng giọng nói thong dong, trầm ổn lạnh lùng, thản nhiên nói một câu: "Hửm, hoá ra muốn trừng trị trộm cướp còn phải dùng tới phương pháp tuyệt đường sống như vậy à..."
Cả phòng học đều cười vang, chỉ có y vẫn mang vẻ mặt bình thường như không có chuyện gì.
Tang Kỳ ngồi yên, sắc mặt ửng đỏ, không xấu hổ cũng không giận dữ, nghe xong cũng cười.
Tiếng cười thanh thuý ngọt ngào của con gái như một làn âm thanh cao vút mà êm tai, xen lẫn trong nhóm đàn ông con trai thô kệch cứng nhắc đột ngột vang lên.
Mọi người không biết vì sao nàng lại cười, sự sôi nổi liền ngừng lại.
Đợi cho tiếng cười đều đã biến mất, Tang Kỳ mới thản nhiên nói một câu: "Ta không hiểu, nếu cái gì ta cũng biết thì còn cần tư nghiệp như ngài làm gì? Nguyên nhân chính là ta kém tài học dốt mới làm nổi bật lên sự cơ trí cao minh của ngài chứ."
Y đang thắng nàng một nước cờ, vậy mà bị nàng ăn miếng trả miếng, còn thuận miệng nịnh hót y.
Lúc này Yến Vân Chi mới ngẩng đầu lên, ánh mắt dừng lại trên người nàng thêm vài giây, lại không chút gợn sóng ý định dời đi chỗ khác, sau khi giải thích ý nghĩa chính xác của câu nói vừa rồi, tiếp tục giảng bài.
Tang Kỳ nhìn chằm chằm y, bắt được một ý cười không dễ bị phát giác trên khuôn mặt tuấn nhã lạnh lùng kia, đôi mắt liền sáng lên.
Nàng cũng không phải tới đây để làm tài nữ gì cả, khiến người ta đỏ mắt mà nhìn, chỉ cần không làm y bực bội, chiều theo y, có thể đưa được túi tiền, hoàn thành vụ cá cược là đã coi như đạt được mục đích rồi.
Vất vả nhịn nhục đến lúc tan học, Yến Vân Chi tiêu sái rời đi, Tang Kỳ thì ném túi sưởi cho Trác Văn Viễn, chạy theo y.
Đối phương dáng cao chân dài, bước đi rất nhanh, chỉ một lúc sau đã đi qua hết mấy cái hành lang trùng trùng điệp điệp, đi vào một căn phòng.
Đây là phòng nghỉ ở nơi làm việc của y, lúc Tang Kỳ đuổi đến, y đã bỏ sách trên tay xuống, cầm ngay lấy dù.
Nghe Tang Kỳ ho khan một tiếng, y quay đầu nhìn lại, thấy nàng đứng tựa vào khung cửa, trong tay cầm theo một cái túi nhỏ, cười tủm tỉm nói: "Yến tư nghiệp, lần đầu gặp mặt, xin chiếu cố nhiều hơn.
Học trò có món lễ vật muốn tặng cho ngài."
Ánh mắt y nhàn nhạt lướt qua nàng, nói câu: "Ah."
Tang Kỳ nghẹn lời, ah...!Ah là có ý gì?!
"Vậy tư nghiệp có nhận hay không đây?" Nàng đung đưa túi tiền trong tay, tăng cường cảm giác tồn tại của nó.
Ánh mắt thì nhìn trúng cây dù của y.
Đó là một cây dù vừa thấp kém lại cực kỳ xa hoa.
Mới nhìn thì đen sì không ra gì, nhưng quan sát kỹ lại thấy nan dù là được đẽo từ cây gỗ mun ngàn năm, không trau chuốt thêm bất cứ thứ gì khác, hoàn toàn tự nhiên.
Tán dù thì làm bằng vải dầu thượng hạng, không thấm nước dù là một giọt, ẩn ẩn vân hoa, trong cái bất động thanh sắc mà biểu lộ phẩm vị cũng như gia thế của chủ nhân.
Yến Vân Chi cầm theo nó, từng bước một đi về phía nàng.
Sau đó, làm như không nhìn thấy, sượt người lướt qua nàng mà đi ra ngoài.
Lúc đi ngang qua nàng còn nghi hoặc hỏi lại một câu: "Tại sao phải nhận?"
Tang Kỳ bị hỏi câu này, chớp mắt mấy cái, tại chỗ giật mình, nhất thời không biết phải trả lời thế nào.
Mưa đã nhỏ lại, áo trắng của Yến Vân Chi bồng bềnh, ngón tay thon dài như ngọc cầm cây dù ưu nhã lại có khí khái kia, tản bộ một đoạn xa dưới mưa mới có âm thanh ôn nhuận bay tới, "Tang nhị tiểu thư, Phùng tiến sĩ ghét nhất là đệ tử đi trễ."
Đúng lúc đó, tiếng chuông báo vào học liền truyền đến..