Quy Tự Dao

Chương 5


Hồng hạnh nở hoa, ấy cũng vừa lúc mưa bụi phất qua.
Sau Đông Chí là tiết Hàn Thực, sau tiết Hàn Thực là tiết Thanh Minh.

Dân chúng trong thành Ký Châu này bắt đầu chuẩn bị tiền giấy cùng điểm tâm, nối nhau ra ngoại thành làm lễ hiến tế mộ phần, hoặc là tới chùa miếu dâng hương cầu nguyện.

Trên triều cũng đã cho nghỉ, để quan viên có thể hồi hương tảo mộ, chuẩn bị lễ lạt cho tổ tiên.
Dân cư ở Đế kinh đông đúc tấp nập, thành Ký Châu này giờ đây cũng khó tránh khỏi cảnh đường xá chật kín, rộn ràng nhốn nháo.

Quan lại cưỡi ngựa đi kiệu, dân thường cũng đổ ra đường, ở mỗi điểm giao lộ đều chật như nêm cối.
Ở một góc nhỏ phía Tây ngoại thành Ký Châu, có một nơi yên tĩnh vắng người, ấy là Bích Vân tự.
Trước cổng chùa có một tiểu ni cô đang vẩy nước quét sân, chợt lại nghe tiếng vó ngựa từ xa truyền tới, sau đó là tiếng ngựa hí một hồi.

Tiểu ni cô liền buông chổi chạy tới, tiếp lấy dây cương người kia đưa cho, lại cười nói với người ngồi trên ngựa, "Ta biết hôm nay thế nào công tử cũng tới, nhưng sao lại tới trễ như vậy a?"
Đường Từ uyển chuyển xuống ngựa, ung dung chờ tiểu ni cô buộc ngựa xong, lúc này mới trả lời: "Đông Hoa môn chặn không cho ngựa qua, ta mới phải đi đường vòng."
Sáng sớm nay mưa bụi lất phất mang theo khí lạnh phương Bắc cuốn tới đây, tiểu ni cô để ý thấy trên trán Đường Từ phủ một tầng mồ hôi mỏng, nghĩ hẳn là nàng gấp gáp tới đây, cũng không khỏi bực tức: "Tiết Thanh Minh, phủ nha Thuận Thiên được nghỉ cũng không nói, nhưng bách tính ai cũng muốn ra thành thăm mộ, vậy mà lại cấm ngựa?"
Ánh mắt Đường Từ chăm chăm nhìn hoa văn trên phiến đá xanh, cười như không cười: "Vũ An hầu dẫn theo cả gia quyến xuất thành từ hướng Đông Hoa môn, đi tế điện tổ tông.

Có lẽ là chặn cửa ấy, tránh ảnh hưởng đến Vũ An hầu thôi."
Vũ An hầu chính là Hộ bộ Thượng thư Hàn Văn, khi còn trẻ từng giữ chức Trường sử của Tề vương phủ ở Từ Châu, sau được phong tước hầu.

Tiểu ni cô từ nhỏ đã ở trong chốn thanh tịnh, đương nhiên biết rất ít về tình hình triều chính đương thời.


Cười mấy tiếng liền bỏ qua chủ đề này, bắt đầu đòi Đường Từ kể chuyện phồn hoa náo nhiệt trong thành cho nghe.
Cho đến khi đi xuyên qua chính điện, vào tới hậu viện, tiểu ni cô mới thu lại bộ dáng tinh nghịch, thi lễ cao lui.
Trước cửa sân có hai binh sĩ thân mang giáp trụ, hông đeo trường đao.
Đám ấy quét mắt nhìn Đường Từ một cái, kiểm tra hộp điểm tâm trên tay nàng, lúc này mới rời khỏi.
Dưới tán cây bồ đề, có một người phụ nữ đứng tuổi đang khom lưng múc nước, gánh nước trên vai đung đưa theo bước chân, lưu lại trên mặt đất những vệt nước loang lổ.

Cứ đi ba bước lại phải dừng lại nghỉ, chống đầu gối mà thở dốc, vừa ngẩng mặt lên đã thấy gánh nước bị người khác mang đi.
"Ôi ôi..." người phụ nữ đuổi theo ngăn cản: "Đường công tử, đây là chuyện nặng nhọc, cứ để cho ta làm!"
Đường Từ một tay xách gánh nước, một tay đỡ hộp điểm tâm, nhẹ nhàng cười cười: "Xuân Hoa cô cô, tuổi ta còn trẻ, những việc này có ngại gì chứ."
Xuân Hoa cô cô kia cố gắng ngăn cản vài lần, nhưng chung quy vẫn là để Đường Từ làm, nhận hộp điểm tâm lại ngại ngùng nói: "Tiết Thanh Minh năm nào ngươi cũng tới, phu nhân mỗi khi thấy ngươi cũng đều vô cùng vui mừng, ngươi cũng không cần phải mua những thứ điểm tâm này, lãng phí tiền bạc."
Đẩy cửa gỗ phòng bếp ra, trong phòng có một người phụ nữ trung niên, trang phục đơn giản nhã nhặn, búi tóc chỉ có cây tram gỗ xuyên qua.

Ở nơi thanh tịnh này, khí độ cùng cử chỉ giơ tay nhấc chân của người này lại tỏa ra loại khí chất không thích hợp với nơi thanh đăng cổ miếu.

Nàng đưa tay múc một thìa canh, bàn tay vươn ra khỏi ống tay áo rộng, để lộ ra bàn tay chỉ có bốn ngón tay, ngón út đã không còn.
Nghe thấy tiếng động, nàng buông thìa gỗ xuống, chậm rãi đi tới, cười nói ôn hòa: "Con đã đến rồi, đã dùng cơm trưa chưa? Thực ra vẫn còn vài món đạm bạc, hâm nóng lại liền có thể ăn rồi, muốn không?"
Ánh mắt Đường Từ xa xăm vài phần, nhìn dung nhan này không còn vẻ diễm lệ cao quý như khi xưa nàng còn nhỏ, lại thêm vài phần bình dị ôn hòa, vẫn khiến nàng cảm thấy an tâm.

Nàng cố gắng không đưa ánh mắt nhìn bàn tay người kia, rồi tự trấn an bản thân.

Những năm này nàng đã tự luyện cho mình cái khí độ ung dung, gặp người nói tiếng người, gặp quỷ cũng có thể nói tiếng quỷ, liền ngẩng đầu khẽ nở nụ cười, ngữ điệu thực tự nhiên: "Sáng nay con mới ăn một cái màn thầu cùng một chén cháo, nghe người nói đã liền thấy đói bụng rồi."
Tĩnh Từ dặn dò Xuân Hoa mấy câu, rồi nắm tay Đường Từ dắt vào gian trong, vừa đi vừa dùng ngữ điệu trưởng bối mà tán ngẫu.
Những năm trước kia Xuân Hoa cũng đã âm thầm cảm khái, từ khi phu nhân dọn tới Bích Vân tự, tính tình cũng đã thay đổi rất nhiều, rất khó mở lòng mà chân thành đối đãi với người ngoài.


Ba năm trước có một thiếu niên trẻ tuổi xuất hiện, không biết đã dùng biện pháp gì mà khiến phu nhân dùng mọi cách che chở, quan tâm đến tương lai quan lộ, lại đích thân khuyên hãy bái Lại bộ Thượng thư làm thầy.

Mà bản thân Xuân Hoa nàng càng ngày cũng càng cảm thấy nàng và Đường Từ người này vừa gặp mà đã thân thiết như quen từ lâu.
"Kỳ thi mùa Xuân năm nay con toại nguyện rồi chứ?" Tĩnh Từ nâng tay áo, rót một chén trà xanh còn đang nghi ngút khói đẩy tới trước mặt Đường Từ.

Nhìn y phục của người đối diện, nàng đoán rằng đứa trẻ này ắt đã làm quan rồi.
Đường Từ chậm rãi nhai, ánh mắt thả lỏng, gật đầu: "May mắn có Tĩnh Từ sư phụ người ngày đêm thắp hương khấn Phật, con vào được Hàn Lâm Viện rồi."
Ngữ điệu chân thành, bộ dáng ngoan ngoãn lễ độ, Tĩnh Từ cũng không tiết kiệm lời khen ngợi, vỗ vỗ bàn tay nàng: "Người nhà Phật vẫn luôn nói, có lòng thành tất sẽ toại nguyện, ta biết con chí ở quan trường, đương nhiên chân thành mong con đạt được như ý.

Thực ra thì a, suy cho cùng vẫn là do phúc phận của con tự tu được.

Đã viết thư về báo cho cha mẹ tin vui này chưa?"
Đường Từ có chút giật mình, cũng chỉ đáp: "Vẫn chưa."
Nhưng nghe tiếng ngón trỏ gõ xuống mặt bàn gỗ: "Tội này đáng đánh."
Ngoài dự đoán, Đường Từ lập tức buông chén trên tay, đứng sang một bên nắm quyền cúi đầu.
Tĩnh Từ trầm mặc trong chốc lát, nhưng lại nghĩ đứa trẻ này vẫn đang còn ít tuổi, hẳn là vẫn chưa chu đáo suy nghĩ cho gia đình, vì thế lời giáo huấn cũng nhẹ nhàng đi: "Cổ ngữ vẫn luôn dạy, cha mẹ còn sống thì con cái không được phép đi xa.

Con sinh ra ở Vân Châu, nơi ấy cách thành Ký Châu xa ngàn dặm, nhập kinh đã được hơn ba năm.

Tuy gánh trên vai kỳ vọng lớn của gia tộc, cũng đã chịu không ít khổ cực, ngay cả ta nghĩ đến cũng đã lo lắng, vậy gia phụ sẽ cảm thấy như thế nào? Hiện giờ công đã thành, danh đã toại, tại sao không viết một phong thư báo cho gia phụ, để gia phục sớm vô lo vô nghĩ mà an hưởng tuổi già chứ?"
"Sư phụ nói phải, con biết sai rồi, hôm nay trở về sẽ viết ngay lập tức." Đường Từ vòng tay rộng, cúi đầu càng sâu, nhìn vào là bộ dáng gia giáo tu dưỡng, nhưng thực chất là để che đi đôi mắt đã phiếm hồng.

Tĩnh Từ biết nàng luôn nghe lời mình, cũng không nói thêm gì nữa.

Kéo đôi tay đang chắp thành quyền để nàng ngồi xuống, lại để ý thấy mi mắt nàng có chút ướt, liền sợ rằng lời mình nói có chút quá nghiêm khắc: "Gia nhập quan trường, cống hiến cho triều đình, phục vụ cho bách tính, đây vốn là chuyện vui.

Lời ta vừa nói nếu quá nghiêm khắc, con cũng không cần suy nghĩ quá nhiều."
Đường Từ lắc đầu, thấp giọng: "Đâu có quá khiêm khắc, trên đời này sư phụ vẫn là người ôn nhu quan tâm đến con nhất...!vậy..."
Tĩnh Từ nhìn bộ dáng khác thường lúc này của Đường Từ không khỏi có chút lạ lẫm, cũng buồn cười: "Thân là nam nhi đỉnh thân lập địa, sao có thể cứ muốn rơi nước mắt là rơi nước mắt được đây?"
Đường Từ ngại ngùng, lại vừa buồn bực, chớp chớp mắt, "Khiến người chê cười rồi, từ khi còn nhỏ con đã dễ khóc như thế, phụ thân mắng trách không ít lần rồi, đánh cũng đã từng, vẫn khó mà sửa đổi được." Nàng ổn định lại tâm tình, lại nói: "Dù vậy, trước mắt người ngoài dù có thế nào cũng sẽ không như vậy."
Ý rằng, nàng không coi Tĩnh Từ như người ngoài.
"Phụ thân con như vậy cũng không nên, đánh con nhưng tâm cha mẹ đau.

Dạy bảo khuyên răn thì được, nhưng tuyệt đối không thể động thủ." Tĩnh Từ cảm thấy da dẻ thiếu niên này mềm mại mịn màng, cử chỉ nho nhã văn khí, sớm đã cho là gia cảnh không chỉ giàu có mà còn có gốc trâm anh.

Còn trẻ tuổi như vậy mà đã luyện được khí độ ung dung trầm tĩnh, biết chuẩn mực lễ nghi thế này, đúng quả là không tầm thường, cũng không dễ dàng.

Nhất thời trầm mặc một lat, Tĩnh Từ nhất thời không biết nên kể chuyện gì, đành nhớ lại một chuyện cũ, kể cho Đường Từ nghe: "Ta đã từng kể chuyện này với con chưa nhỉ? Ta cũng từng có một đứa con gái, là thân nữ nhi nhưng từ nhỏ đã có lá gan không nhỏ, hầu như không sợ chuyện gì, nhưng lại sợ sấm chớp.

Mỗi khi trời vào mùa đông, Ký Châu thường có bão về ban đêm, sấm chớp nổi đì đùng, nhất định phải có ta ở bên con bé mới có thể ngủ được, nếu không a, sợ là khóc đến mức nước mắt đủ nhiều để tưới Ngự Hoa viên đấy."
Kỳ thật, đúng là kể chuyện xưa, nhưng bản thân Tĩnh Từ lại đắm chìm trong đó, không tự thoát ra được.

Khóe miệng phảng phất ý cười, mà ánh mắt lại càng xa xăm.
Có cỗ chua xót nồng đậm tỏa lên từ đáy lòng Đường Từ, nàng hít sâu một hơi, gắp lên một miếng điểm tâm thật lớn: "Năm nay tay nghề của Xuân Hoa cô cô lại tiến bộ không ít, ăn càng ngày càng vừa miệng!"
Tĩnh Từ nén lại bi thương trong đáy mắt, hòa nhã nói: "Không phải năm ngoái con nói mứt táo không đủ ngọt sao, nàng ghi nhớ, năm nay cho thêm đường."
"Phiền Xuân Hoa cô cô vất vả rồi.

Con ăn xong liền xuống giúp cô cô làm mấy việc." Đường Từ chợt nhớ ra khi nãy để ý thấy trong phòng bếp bày rất nhiêu đồ, dường như hôm nay muốn đón khách, trong lòng có chút gấp: "Hôm nay...!Bích Vân tự có khách sao?"
Nhìn Đường Từ ăn ngon miệng, Tĩnh Từ lại rót thêm chén trà xanh: "Là khách mà cũng không phải khách.


Vị cô nương này ta đã nhắc qua mấy lần với con, mẫu thân của nàng và ta có giao tình thâm hậu, nếu không phải khi xưa ta đã thề không bước chân ra khỏi Bích Vân tự nửa bước thì cũng đã sớm đi thăm mộ bà ấy rồi.

Nàng phải giữ hiếu ba năm, ba năm ăn chay kham khổ như thế, xem ra cũng thật đáng thương."
"Cái gì?" Đường Từ ôm ngực, ho khan không ngừng, chân mày nhíu lại một đoàn, bộ dáng chật vật.
Tĩnh Từ vội vàng đứng lên vuốt lưng cho nàng, vừa bối rối vừa oán trách: "Con đứa nhỏ này, sao lớn như thế rồi vẫn bị nghẹn đồ ăn chứ! Mau uống nước vào."
"Phu nhân, Nhu Kha tiểu thư tới rồi." Đang lúc này, tiếng của Xuân Hoa cô cô vọng tới từ bên ngoài.
Giọng nói vừa dứt, hai cánh cửa gỗ đã mở ra.
Mỹ nhân đứng trước cửa che đi ánh sáng trời chiều, thân hình yểu điệu, mắt phượng mày ngài, cổ tay dưới ống áo rộng trắng nõn như sương tuyết.

Gót chân uyển chuyển như đang bước trên hoa sen đi tới, khẽ khuỵu gối cúi đầu hành lễ với Tĩnh Từ: "Nhu Kha thỉnh an bá mẫu."
Tĩnh Từ đi tới đỡ nàng, bàn tay đặt lên đầu vai nàng, trên khuôn mặt lộ ra xót xa: "Gầy đi không ít mà vẫn tận hiếu tới đây, mẫu thân con dưới cửu tuyền biết được hẳn là vô cùng vui mừng."
Nhu Kha khẽ gật đầu, lúc này mới để ý thấy có một thiếu niên y phục tôn quý mà tinh giản đang ngồi bên bàn.

Thiếu niên đang hơi cúi đầu ngồi kia không phải là không nhận ra ánh mắt của người mới vào đang quét qua chỗ mình.

Đường Từ cắn răng đứng dậy, để biểu tình của mình ung dung tự nhiên như thường, khóe miệng hơi nở nụ cười, ánh mắt bất động, vòng tay chắp quyền: "Đã nhiều lần được nghe mỹ danh Nhu Kha quận chúa của Dự Vương vương phủ, dung mạo tú lệ bất phàm, tại hạ Đường Từ, hôm nay mới có dịp hạnh ngộ."
Quận chúa Nhu Kha, từ nhỏ lớn lên trong Vương phủ, lại thường ra vào Hoàng cung xuất nhập Đại Nội, người nàng từng gặp qua nhiều vô số kể.

Nhưng lúc này, khi bốn mắt chạm nhau, dù là ánh mắt người đối diện tĩnh lặng không chút rung động, nhưng Nhu Kha nàng lại không khỏi lùi về một bước, hô hấp một thoáng hỗn loạn.
Trên đời này có rất nhiều chuyện, nếu chưa từng trải qua sẽ không thể rõ ràng.

Nhu Kha nàng trước nay chưa từng tin cái gọi là tam sinh tam thế, cái gọi là luân hồi chuyển kiếp, nhưng giờ phút này như thể lại chợt ngộ ra cái gì gọi là nhất kiến như cố.
Thiếu niên này...!rốt cuộc là ai vậy?
- -- Hết chương 5 ---.

Bình Luận (0)
Comment