Nếu nói đến thông minh lanh lợi, ba người Tiểu Mạn, A Nô và Cổ Trúc Đình có lẽ không kém hơn Uyển Nhi “bất tại kỳ vị, bất mưu kỳ chính”, nhưng các nàng lại không như Uyển Nhi từ mười bốn tuổi đã đi theo ngự tiền, chìm đắm trong lịch duyệt quan trường, cho nên sẽ không có thói quen phân tích hôn tang cưới gả từ góc độ biến đổi chính đàn, tranh đua thế lực.
Còn Uyển Nhi và các nàng lại khác nhau, cho nên Uyển Nhi lập tức nghĩ đến đủ loại ảnh hưởng đến cục diện chính trị của việc Thổ Phiên cầu thân với Đại Chu. Đột Quyết đã từng vì phò mà cầu thân họ Võ mà không phải họ Lý mà cự tuyệt cho con gái xuất giá, làm cho Võ Diên Tú đến giờ vẫn còn đang chăn ngựa trên thảo nguyên, công chúa mà Thổ Phiên cầu thân cũng chỉ có thể là người của Lý gia.
Hiện tại Hoàng đế đã quyết định trả lại giang sơn cho họ Lý, điểm này trong ngoài đều biết, cho nên đối tượng Thổ Phiên cầu thân càng không thể trở thành người của Võ gia. Nhưng Lý Đường Tông Thất hiện nay còn mấy công chúa thích hợp để xuất giá đây?
Hoàng thái tử Lý Đán tuy có sáu người con gái, tuổi cũng không lớn, nhưng sau khi Lý Hiển hoàn triều, để củng cố địa vị của mình, đã sử dụng sách lược hôn nhân để lôi kéo thế gia, kết giao Võ gia, sáu người con gái đều nhanh chóng xuất giá, gả cho con cháu Thế gia và con cháu Võ gia, Thổ Phiên muốn cầu thân Đại Chu, mục tiêu lựa chọn duy nhất chỉ có thể là con gái của Tương Vương Lý Đán.
Con nối dõi của Lý Đán nhiều hơn so với thất ca Lý Hiển của y. Y có năm người con trai, mười một người con gái, trong đó con gái lớn nhất chưa đến hai mươi tuổi, con gái nhỏ nhất mới bảy tuổi, mà vẫn còn mấy người chưa xuất giá.
Cứ như vậy liền xuất hiện rắc rối, mục đích chính của của việc Thổ Phiên cầu thân là gì? Vì hoà bình? Tuyệt đối không có khả năng! Trong lịch sử không có tác dụng chính thức của việc cầu thân này. Cầu thân luôn ở trong tình huống một bên vô lực tái chiến, một bên tái chiến thì mất nhiều hơn được, nên mới trở thành một thủ đoạn được đưa ra để kết thúc xung đột.
Có những trường hợp sau khi hai nước cầu thân có bình ổn can qua vài năm, mười mấy năm thậm chí mấy chục năm, không phải vì gả con gái đi mà là vì hai bên đều không còn khả năng tiếp tục khơi mào chiến tranh hoặc không cho rằng ở giai đoạn hiện tại tiếp tục khơi dậy chiến tranh sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn.
Vậy thì Thổ Phiên cầu thân là vì trong tình trạng Vương tướng nội đấu, hao tổn quốc lực mà muốn hành quân lặng lẽ, nghỉ ngơi dưỡng sức? Nếu là như vậy, Đại Chu có lẽ sẽ đồng ý cầu thân.
Ngươi nghỉ ngơi dưỡng sức, ta cũng nghỉ ngơi dưỡng sức, mấy mươi năm nữa ai mạnh ai yếu, thì phải xem trong mấy chục năm này ai tu dưỡng nghỉ ngơi tốt hơn.
Nhưng hiện tại đối tượng Thổ Phiên muốn cầu thân chỉ có thể là con gái của Tương Vương còn Lý Hiển lại là một người có danh Thái tử, lại vì đại quyền rơi vào tay Võ Thị, một khi đăng cơ cũng sẽ nhất định trở thành một thái tử của Hoàng đế yếu thế. Sau khi Thổ Phiên kết thông gia với Tương Vương, liệu có giật dây Tương Vương nhòm ngó ngai vàng Hoàng đế, tiện đà can thiệp nội chính Đại Chu một cách hợp lý không?
Hoàng Thái tử Lý Hiển và Tương Vương Lý Đán vốn dĩ danh phận quân thần đã định, nhưng việc này đối với huynh đệ đều đã từng làm qua Thái tử, cũng đều đã từng là Hoàng đế, một khi có một thế lực ngoại quốc từ trong quấy phá, tương lai triều đình liệu có rộ lên sóng gió, khiến chính cục tương lai Đại Chu trở nên khó bề nắm bắt
Thổ Phiên từ sau khi diệt trừ quân thần Luận Khâm Lăng, quân lực đại thương, nếu đại chiến với Đại Chu thì bại nhiều thắng ít. Sau khi Võ Tắc Thiên dời đô về Trường An, lại tăng cường lực lượng ở khu vực Quan Trung, áp lực phía Thổ Phiên tăng gấp bội, đây có thể là một trong những nguyên nhân trọng yếu khiến họ chọn cầu thân.
Nhưng cũng giống như vừa rồi Luận Di Tát muốn đào hố để Dương Phàm nhảy xuống, mục đích bọn họ cầu thân không thể nào mang thiện ý, chỉ cần cho họ cơ hội, họ sẽ không bỏ qua việc phân liệt Đại Chu, làm suy yếu Trung Nguyên. Hơn nữa, từ phương diện Đế quốc Đại Chu mà xét, sau khi Thổ Phiên và Tương Vương kết thông gia liệu có khiến Hoàng Thái Tử nghi kị không?
Đối với Võ thị mà nói, Lý Đường là nhất thể. Thổ Phiên và Tương Vương kết thân, với lực lượng lớn mạnh của Võ Thị, Võ Thị sẽ phản ứng thế nào? Võ Tắc Thiên mấy năm gần đây luôn chuẩn bị cho phần hậu sự. Bà ta cố gắng tạo ra chính cục cân bằng liệu có phải vì việc cầu thân mà bị đánh bại? Bà ta làm thế nào để lựa chọn đây?
Tất cả những lựa chọn chưa rõ ràng này trong tương lai đều có thể nảy sinh những ảnh hưởng sâu sắc cho chính cục Đại Chu, Dương Phàm dù chỉ là một võ tướng đơn thuần, đứng trên cương vị nhạy cảm của chàng như thế này, cuốn vào phân tranh cũng là kết quả tất nhiên, huống hồ chàng âm thầm còn có thân phận khác.
Hôm nay nếu cảm thấy sự việc không có liên quan thì đã vứt sang một bên rồi. Đợi khi hoạ đến bên thân mới nghĩ cách ứng biến thì đã muộn rồi. Một người biết nhìn xa không thể làm việc thiển cận hạn hẹp như vậy được, cho nên Dương Phàm cho dù không biết trong việc này có thể làm được gì, nhưng chàng nhất định phải đi, chàng cần biết trước hết xảy ra chuyện gì để còn phòng ngừa chu đáo.
Kỳ châu Tư Mã Trương hộ tống đội ngũ phái viên Luận Di Tát rời đi sau nửa canh giờ, xe của cả nhà Dương Phàm cũng rời khỏi Ngũ Trang Viên. Hoàng hôn tranh tối tranh sáng. Đoàn xe đang đi trên con đường cạnh thung lũng nguy hiểm. Đó là con đường mà nước sông chảy qua hàng ngàn vạn năm tạo thành, sức mạnh thiên nhiên to lớn đã đem vách đá hoàng thổ và phù sa sông khắc thành con đường thê lương mà bi tráng.
Uyển Nhi và Dương Phàm kìm cương ở bên vách đá hoàng thổ, nhìn vào thâm cốc sâu thẳm kỳ dị. Gió đêm thổi qua sợi tóc mai của Uyển Nhi, ánh tịch dương chiếu lên tóc nàng làm óng lên một màu vàng kim, giống như một pho tượng tuyệt mỹ.
“Năm đó, Gia Cát Lượng ra đi từ Hán Trung, chọn tuyến đường đi trượt, mặc Tần Lĩnh tiến vào Ngũ Trương Nguyên. Dùng dằng ở đây với Tư Mã Ý của Nguỵ, dùng kế dụ Nguỵ binh vào rãnh hồ lô, đốt lửa chặn cửa cốc, nhưng lại không nghĩ đến việc một trận mưa lớn đã giúp Nguỵ binh chuyển nguy thành an, Gia Cát Lượng một đời hùng tài, cũng chỉ có thể nắm tay thở dài:
- Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên.
Dương Phàm lập tức lên đỉnh núi, nghe thấy giọng nói nhỏ nhẹ của Uyển Nhi, dường như nhìn thấy được tư thế hào hùng tinh kì mấy ngày liền đó, giống như nghe thấy tiếng trống trận ù ù vậy. Dương Phàm cảm khái nói:
- Đâu chỉ Gia Cát Lượng mới nảy sinh cảm thán, không ai có thể tuỳ tiện làm theo ý mình, cho dù hắn có là Hoàng đế cao cao tại thượng! Nàng yên tâm, ta chỉ muốn mưu sự, mà không nghịch thiên!
*********
Ngự Sử Đài khởi xướng công kích lần đầu với Nhị Trương, thành công bãi miễn chức quan của ba huynh đệ Trương Đồng Hưu, Trương Xương Nghi, Trương Xương Kỳ, lại phạt Trương Xương Tông hai mươi cân đồng, xem như có chút thu hoạch, nhưng nguyên khí của Nhị Trương bị tổn thương, sau mấy ngày, do Nhị Trương thỉnh cầu, ba anh em Trương Đồng Hưu liền lại làm quan.
Võ Tắc Thiên hạ chỉ, bổ nhiệm Trương Đồng Hưu làm Phường Châu Thừa, Trương Xương Nghi làm Bác Vọng Thừa, Trương Xương Kỳ làm Kỳ Châu Thừa. Ba người đều là giáng chức xuống làm huyện thừa, đây là trợ thủ cho quan chính ấn của một huyện, so với kinh chức trước đây được xem như giáng chức quan, nhưng bàn về thực quyền thì tối nhiều sáng ít.
Trong kinh thành có hai chỗ dựa, Huyện thừa bọn họ đủ sức ép Huyện lệnh, trở thành nhất huyện làm chủ trên thực tế: hơn nữa ba người nói là bị giáng chức, mà lại chưa từng rời khỏi Quan Trung, đều là làm quan địa phương, mà đế đô lúc này lại đang ở Quan Trung, hơn nữa quan chức ba người đều là nhàn tản không có thực quyền, hiện tại lại thực sự có thực quyền trong tay.
Đây là lần phản kích đầu tiên của Nhị Trương, cũng là lần phản công cường lực đầu tiên của Võ Tắc Thiên. Nhị Trương từ việc này chứng minh Hoàng đế đối với bọn họ vẫn sủng ái như cũ, Võ Tắc Thiên từ việc này thể hiện rõ quyền lực trong tay bà ta vẫn mạnh như xưa, Ngự sử đài tuy rằng có thể lợi dụng những quy tắc của pháp luật để gây khó dễ cho Nhị trương, bà ta cũng có thể dùng quy tắc của quyền lực để ngăn cơn sóng dữ.
Tể tướng Nguỵ Nguyên Trung và Ngự Sử Trung Thừa Tống nghe tin ba người Trương Đồng Hưu đó lại được tin dùng, liền đuổi đến Ngự tiền cư lý tranh lực, kết quả lại không công mà lùi. Nguỵ Nguyên Trung lửa giận bừng bừng, đang phát động quan nhân công kích Nhị trương một đợt, phái viên Thổ Phiên Luận Di Tát lại đột nhiên lại đến Trường An.
Đám người Nguỵ Nguyên Trung công kích Nhị Trương lần này thật là thiên thời địa lợi, nhân hoà đều không chiếm, lần bộc phát bất ngờ này gây sự chú ý cho triều đường hoàn toàn xoay chuyển, trước việc quốc gia đại sự ảnh hưởng sâu sắc này, bọn họ cũng không thể không thức thời vụ mà tiếp tục đeo bám án tham ô của anh em Trương Thị.
Phái viên Thổ Phiên Luận Di Tát lần này đến kinh, cống tiến triều đình Đại Chu một nghìn ngựa con, hai nghìn lượng vàng, mang theo quốc thư thỉnh cầu Hoàng đế Đại Chu đem tông thất công chúa gả cho Tán Phổ Thổ Phiên. Ngựa tốt ngàn con vì không thể dắt theo vào kinh nên đã giao cho quan phủ Kỳ châu tiếp nhận.
So với Khả Hãn Mặc Xuyết của Đột Quyết xưa nay cầu hôn luôn luôn keo kiệt, cống vật của Thổ Phiên xem như rất long trọng rồi, tuy nhiên sau khi cầu thân, họ sẽ nhận được hồi môn càng giàu có hơn nhiều. Mặc dù cầu thân không được chấp nhận thì Đại Chu cũng sẽ ban thưởng gấp bội, Đế quốc Trung nguyên trước nay luôn rộng rãi.
Võ Tắc Thiên tiếp quốc thư trên triều, tuyên bố ngày hôm sau sẽ khoản đãi sứ giả Thổ Phiên tại Đại Minh cung lân đức điện. Sau khi dặn dò Lễ bộ cung sắp xếp cho phái viên Luận Di tát, bà lập tức bàn bạc với quần thần liệu Đại Chu có nên đồng ý thỉnh cầu cầu thân của Thổ Phiên.
Nhất thời quần thần tranh luận, châu đầu ghé tai, trên điện ong ong một hồi. Võ Tắc Thiên thấy thế chau chau mày, nhìn về phía Tể tướng trong đám người, cao giọng hỏi:
- Nguỵ khanh, ngươi nghĩ sao?
Nguỵ Nguyên Trung chậm rãi bước ra, hướng Võ Tắc Thiên vái một vái dài, châm chước nói:
- Theo thần nhớ, Đại Đường Thái Tông Hoàng đế đã từng nói: phong tục Bắc Địch nhiều là nội chính, đó là sinh con, còn cháu ngoại ta, bất xâm Trung Quốc, đoạn cũng biết rồi, lấy cái này mà nói. Biên giới ba mươi năm lại đây đều vô sự.
Thiên hạ được như hôm nay tuy quốc hiệu gọi là Đại Chu, nhưng Võ Tắc Thiên là do nhi tử “thoái vị nhường ngôi” mới đăng cơ thành Hoàng đế, thuộc loại diễn biến hoà bình, còn Đại Đường Thái Tông Hoàng đế lại là cha của bà ta, cho nên Đại Chu đối với việc của triều trước cũng không kiêng kị lắm. Võ Tắc Thiên tự mình cũng thường xuyên nói thời điểm Thái Tông thì thế nào thế nàp, do đó Nguỵ Trung Nguyên dẫn lời Đường Thái Tông mà đáp cũng không có gì.
Võ Tắc Thiên ánh mắt chăm chú, truy vấn:
- Nói vậy thì, Nguỵ tướng là tán thành việc cầu thân?
Nguỵ trung Nguyên hơi chút do dự, vuốt cằm đáp:
- Đúng vậy! Thần nghĩ rằng Thổ Phiên đã có thành ý hoà bình, ngại gì không kết làm quốc gia cha vợ chứ. Hai nước biến thù thành bạn, thì vạn dân hạnh phúc.
Nguỵ Trung Nguyên là người của Thái tử, trung thành với Thái tử Lý Hiển, nhưng quan hệ của ông ta và Tương Vương Lý Đán cũng khá thân thiết. Vừa rồi ông ta chần chừ không ra cũng là vì cái tầng quan hệ này.
Ông ta cảm thấy nếu kết thân với Thổ Phiên chỉ có thể gả con gái của Tương Vương, như vậy sẽ bất lợi cho việc củng cố địa vị thái tử, nhưng Lý Đường Tông thất và Thổ Phiên kết thân sẽ có lợi cho việc cạnh tranh giữa Lý Đường Tông Thất và gia tộc Võ Thị, cho nên nhất thời khó có thể lấy hay bỏ. Nhưng Hoàng đế đã hạ cố hỏi thăm, khiến hắn không thể chậm rãi cân nhắc, đành phải gấp gáp trả lời.
- Lời này của Nguỵ tể tướng sai rồi!
Nguỵ Trung Nguyên vừa dứt lời, một vị quan văn dáng người cao to bước ra từ đám quần thần, cất giọng dõng dạc phẫn nộ:
- Năm Trinh Quán thứ ba, Tùng Tán Can Bố kế vị Tán Phổ, sau đó sẵn sàng ra trận, bình ổn phản loạn các nơi, tiếp tục chinh phục các bộ lạc Tô Bì, Đa Di, Phong Đồng … , ý đồ nhất thống Thổ Phiên.
Năm Trinh Quán thứ tám, Tùng Tán Can Bố khi nội loạn chưa bình, vì mưu cầu sự ủng hộ của Trung thổ đại quốc chúng ta, liền thỉnh hôn với Thái Tông Hoàng đế nhưng bị cự tuyệt! Nhiều lần, lại cầu hôn, vẫn không được phép! Tùng Tán Can Bố liền tập hợp vũ lực, binh phát Tùng châu, vì việc Đại đường Thái Tông Hoàng đế sở bại, việc cầu thân sau đó cũng không nhắc tới nữa.
Năm Trinh Quán thứ mười bốn, Tùng Tán Can Bố nhờ vũ lực nhất thống Thổ Phiên, sau đại loạn cần đại trị khẩn cấp, muốn đại trị thì cần mượn lực lớn mạnh của Trung thổ chúng ta, liền trấn binh biên giới, lại lần nữa thỉnh hôn, cũng đem việc giúp đỡ về các phương diện thợ thủ công, nông thư, văn giáo, chính thể .v.v. làm đồ cưới.
Đương lúc đó, Đại Đường Hoàng đế đang viễn chinh Cao Ly, hơn nữa vì Đông Tây Đột Quyết nội loạn, Đại Đường nhan cơ hội này phát binh thảo phạt, thực vô dư lực khai chiến ba mặt, lại giao binh với Thổ Phiên vừa được nhất thống binh phong chính thịnh, bất đắc dĩ mới đồng ý cầu thân. Theo đó mà thấy, những lời luận thực đó là che giấu, Nguỵ tể tướng thông kim bác cổ, lẽ nào không biết?