Cuối năm rồi, việc phòng ngự trong cung cũng có phần tăng cường hơn trước, Dương Phàm đi khắp nơi tuần tra, chỉ đạo cấp dưới phải cẩn thận vì hôm nay là một trong những ngày quan trọng, chớ để ra sai sót gì, Dương Phàm đến lúc này mới tìm ra được lí do dời cung, hắn vừa ra khỏi cung thì Nhâm Uy đã đứng trước ở Huyền Vũ Môn đem áo khoác lông hồ ly khoác lên người cho hắn.
Dương Phàm thấp giọng hỏi:
- Thẩm Mộc có thể hồi kinh đến sao?
Nhị tông Hiển Ẩn "Thừa Tự Đường" đã tránh xa được sự đời thị phi, sau khi hai bên tiến hành hợp tác với nhau, thì có một số quan hệ cần giải quyết. Về chuyện báo thù, giương thương múa kiếm thì Thẩm Mộc giỏi hơn Dương Phàm, lại thêm chuyện hắn ta không phải là người làm quan, hành động tự do, cho nên những ngày này vẫn do hắn lo liệu mọi chuyện, bàn bạc cùng với một số người có vai vế.
Hiện giờ trời đang rét đậm rét hại, tuyết rơi rất nhiều, lại gần hết năm nên Thẩm Mộc tất nhiên phải về kinh đón năm mới. Dương Phàm đã có ý nhắc trước cho Nhâm Uy nghe ngóng thời gian Thẩm Mộc trở về, hai người đã rất lâu rồi chưa gặp nhau, khoảng thời gian hiển ẩn nhị tông cũng có nhiều việc cần hai người thương lượng, trước mắt việc quan trọng nhất chính là không thể thiếu sự tham gia của Thẩm Mộc.
Nhâm Uy liền nói:
- Ty chức nhe ngóng được, ngày mai thì Thẩm công tử sẽ hồi kinh.
Dương Phàm ngửa mặt lên nhìn trời rồi thở dài:
- Năm nay tuyết ở Quan Trung thực sự là quá lớn, nhưng hi vọng ngày mai không có bão tuyết làm cản trở lộ trình của hắn.
Nhâm Uy khẽ cười và nói:
- Tướng quan xin ngài cứ việc yên tâm, dù tuyết có lớn hơn nữa cũng chỉ có thể ngăn được thiên binh vạn mã, Thẩm công tử đã muốn hồi kinh, thì không gì có thể ngăn cản được.
Dương Phàm gật đầu tỏ vẻ đồng ý, thấy thuộc hạ đang giữ ngựa, hắn liền buộc lại vạt áo, chỉnh lại yên rồi nhảy lên lưng ngựa.
Bên hồ Long Khánh, năm tòa dinh thự phía bên phải của Dương phủ đã xây xong một nửa. Phủ của Lý Thành Khí và Lý Thành Nghĩa đã chính thức khánh thành, Phủ của Lý Long Cơ cũng chỉ còn một chút nữa là hoàn thiện đó là vì thời tiết quá lạnh nên tạm thời ngừng công.
Lý Thành Khí và Lý Thành Nghĩa khánh thành nhà mới, tự nhiên muốn mở tiệc ăn mừng vào tối nay ngay tại vương phủ Lý Thành Khí. So với yến tiệc mừng tân gia được tổ chức vài ngày liên tiếp của công chúa An Nhạc thì có phần phô trương hơn nhiều vì có sự góp mặt của rất nhiều người quyền quý trong kinh thành. Người con thứ năm của Tương Vương thì khiêm tốn hơn nhiều, chỉ mời họ hàng thân thích, anh em nội ngoại và một vài vị hoàng thân quốc thích.
Bốn lệnh ái đã được định hôn của Tuong Vương chính là Thọ Xương, Kinh Sơn, Hoài Dương và Lương Quốc, hôm nay cũng là ngày mà bốn nàng được gặp mặt các vị công tử trong danh sách kén rể của phụ thân và ca ca. Bốn nàng chỉ có thể ngồi trong tòa nhà sau cùng của vương phủ, không được tùy tiện đi ra ngoài để tránh trường hợp các nàng có thể thẹn thùng khi vô tình gặp mặt các vị công tử ngoài kia.
Bảy vị tiểu thư tuổi hãy còn nhỏ, trong mắt của mọi người thì vẫn chưa là những thiếu nữ mà chỉ là những cô bé nghịch ngợm. Mấy tiểu thư khá cá tính, hoạt bát , cực kỳ hiếu động, làm sao mà óc thể ngồi yên ở trong nhà được, lại cả việc không thể đi ra nhà trước gặp mặt những công tử kia, thế nên bảy nàng liền chạy nhảy trong Quận Vương phủ, loáng một cái đã tới đầu hồi bên trái.
Bảy vị tiểu thư của Tương Vương, lớn nhất thì ngoài đôi mươi, nhỏ nhất mới có 6 tuổi, người nào người nấy đều choàng áo da Tuyết Hồ, hai ba chiếc áo sử dụng đã khá lâu nên thay bằng áo lông chồn, ai ai cũng toát lên vẻ thanh cao quý phái, người thì trong sáng yêu kiều, người thì dịu dàng nhu mì, người thì lại dễ thương đáng yêu, tuy không phải là quốc sắc thiên hương, nhưng vì xiêm y lộng lẫy, khí chất lại cao quý nên ai ai cũng xinh đẹp yêu kiều.
Thọ Quang Huyện Chủ Lý Hoa Uyển năm nay mới 12 tuổi, nhưng nàng rất dịu dàng, khí chất thanh cao, từ nhỏ đã yêu thích thư pháp và nhạc luật cho nên trong bảy vị tiểu thư nàng là người hiền thục nhu mì nhất.
Bảy tỷ muội dừng lại dưới gốc cây điêu linh, Lý Hoa Uyển xoa xoa bàn tay nhỏ bé của mình đang đỏ lên vì lạnh, nói với các chị:
- Muội nghe nói cái tên sứ giả của Thổ Phiên vẫn đang ở lại Tứ Phương Quán, ngày nào cũng mượn cớ đến thỉnh an Tổ mẫu rồi ép Người đồng ý việc hôn sự, y muốn một trong bảy tỉ muội ta theo y về Thổ Phiên.
Thanh Dương Huyện Chủ bằng tuổi Lý Hoa Uyển, chỉ là khác sinh thần. Thanh Hoa nhan sắc tuy không có gì nổi bật nhưng da lại trắng nõn mịn màng, nghe tỷ tỷ nói xong thì mặt trắng bệch ra, nói lý nhí:
- Muội không muốn gả đi Thổ Phiên, nghe nói đi đến đó thì phải chịu khổ, coi lều là phòng, lầy đất làm giường, hơn nữa trên cao nguyên lại càng gần trời, chỉ toàn gió và nắng, đên đó không lâu chắc muội thành cục than mất.
Tây Thành Huyện chủ cũng mười hai tuổi, nói:
- Muội chỉ biết nghĩ đến làn da của ngươi, chuyện nhỏ như vậy thì nói làm gì, ta còn nghe nói người nào mà bị gả đến đó giả sử chồng chết thì gả cho con trai, con trai chết thì gả cho cháu trai, ngày trước công chúa nước Đại Tùy bị gả đi Thổ Phiên, cả đời phải xuất giá những 4 lần.
- Trời ơi, thật là khủng khiếp! Như vậy chẳng phải là chuyện loạn luân, trái với luân thường đạo lý hay sao, có chết muội cũng không đi.
- Thì đó, ta còn nghe nói, người ở đó cả đời cũng chỉ tắm có vài lần, trên người luôn có mùi hôi thối.
Mấy tiểu thư nghe đến đây thì tự dưng bịt mũi lại, nhăn mày chau mặt giống như đã ngửi thấy mùi đó, nhìn thấy người đàn ông Thổ Phiên vậy.
Sùng Xương Huyện Chủ Lý Trì Doanh 9 tuổi, trong mắt mọi người là người ưu tú nhất, đôi mắt to tròn long lanh, môi hồng răng trắng, các đường nét trên mặt hài hòa, tuy rằng có chút ngây ngô, trẻ con nhưng cái khí chất của một tài nữ thì không thể nào phủ nhận được.
Lý Trì Doanh nghe vậy liền tức giận nói:
- Thật là không thể hiểu nổi, hoàng tổ mẫu tại sao phải nhẫn nhịn Thổ Phiên lâu như vậy, lẽ nào Người can tâm để tôn nữ của Người bị gả đi Thổ Phiên chịu khổ ư? Còn nhớ lúc Thái Tông Hoàng trị vì, Đại Đường ta hùng cường như thế nào, lúc mai táng Văn Thành chẳng phải là vẫn còn sợ đến mức xanh mặt hay sao?
Người hầu của tỷ ấy đến cơm cùng không được ăn. Sau khi xuất giá chỉ ở trong một căn phòng nhỏ, trong phòng chỉ có một chiếc giường, một chiếc tủ mà thôi, mấy người cùng vào phòng thì chỉ còn cách là đứng thôi. Văn Thành mang nhiều đồ hồi môn như vậy mà còn phải chịu đủ tủi nhục, lại còn bị Chính phi hiếp đáp, xuất giá hơn một tháng mà cũng không có một a hoàn theo hầu.
Người Thổ Phiên cho là hôn sự của Văn Thành là vì Đại Đường sợ binh lính của Thổ Phiên nên đã cống nạp lễ vật cho Thổ Phiên, rõ ràng Đại Đường chúng ta đã bị người ta coi khinh, đã bị người ta sỉ nhục nhưng lịch sử lại không ghi như vậy, họ nói Thổ Phiên luôn kỉnh trọng và ngưỡng mộ Đại Đường, như là coi nước ta là thượng quốc vậy, đúng là lừa mình dối người.