Tái Sinh Để Vươn Lên Dẫn Đầu (Tái Sinh Ở Hồng Kông Năm 1950)

Chương 1 - Bắt Đầu

Đây là một câu chuyện kể về Hồng Kông ở thập niên năm mươi, một thời kì huy hoàng, đầy rẫy sóng gió và hiểm nguy.

Hồng Kông vào thập niên năm mươi, kinh tế và xã hội phát triển nhanh chóng, trở thành địa khu giàu có nhất thế giới, kinh tế phát triển mạnh và tiêu chuẩn sinh hoạt cao nhất. Giá đất cao nhất Hồng Kông lúc bấy giờ là 251, 44 xu/ foot vuông. Dân số ở Hồng Kông cao tới một triệu rưỡi, tiền vốn nước ngoài tràn vào, dân số tăng nhanh chóng. Sự thịnh vượng và trỗi dậy của ngành bất động sản là điều có thể đoán trước.

Vào những năm 1950, Hồng Kông từ một thương cảng dần thay đổi thành một thành phố công nghiệp hóa, cùng với sự trỗi dậy của ngành bất động sản, vô số dòng vốn đến từ mọi phía đổ vào Hồng Kông để phát triển các nghành công nghiệp. Những năm đó, biểu tượng cánh buồm của Hồng Kông được đổi thành các tòa nhà chọc trời, với ý nghĩa ngành bất động sản đã thay thế ngành vận tải biển trở thành tiêu chuẩn mới ở nơi đây.

Thời ấy, một viên cảnh sát mặc quân phục mới vào nghề có mức lương hàng tháng là 120 nhân dân tệ, nhưng một viên cảnh sát cấp thấp nhất mỗi tháng trong tay ít nhất cũng phải 300 đô la Hồng Kông. Tỷ lệ phá án của đội cảnh sát lúc bấy giờ luôn ổn định ở mức 6%-10%. Trong suốt những năm thập niên năm mươi, số tội phạm lực lượng cảnh sát Hồng Kông bắt được đã vượt quá 100.000 vụ mỗi năm, phơi bày tình trạng rối loạn kỷ cương. Mỗi lần khép lại hồ sơ vụ án vào giữa năm và cuối năm, lực lượng cảnh sát luôn phải giải ngũ một đội mấy trăm người. Đây là những kẻ tiêu biểu chuyên kiếm sống bằng nghề làm vật tế thần.

Những năm này, Hoa hậu Hồng Kông chưa phải trò tự tiêu khiển của người dân Hồng Kông mà là một cuộc thi sắc đẹp Châu Á có thể sánh ngang với thế giới. Người được chọn có thể xuất ngoại sang Mỹ, ký hợp đồng với công ty điện ảnh của Hollywood và được đào tạo bài bản về kỹ năng diễn xuất điện ảnh trong nửa năm với mức lương hàng tuần là 250 đô la Mỹ. Đương thời, đại lý của một chiếc xe ô tô của Hồng Kông được bán với giá 2.000 đô la. Lúc đó, Hoa hậu Hồng Kông còn chưa nổi tiếng, người phục vụ ấy lại có thể đeo lên vòng quyệt quế, trở thành ngôi sao hàng nghìn người săn đón.

Những năm thập niên năm mươi, ca sĩ vẫn được gọi là ca sĩ, nhưng họ không có buổi biểu diễn riêng, các hộp đêm, quán bar, vũ trường là nơi để họ thể hiện giọng hát. Thời đó, người yêu thích ca nhạc có một cái tên thống nhất là Cữu Thiếu Đoàn. Các ca sĩ khi ấy ngoại trừ chất giọng và danh tiếng còn phải so sánh quy mô Cữu Thiếu Đoàn của mình hơn ít với người khác. Mỗi lần ca sĩ bước xuống sân khấu sẽ chủ động đến chỗ Cữu Thiếu Đoàn mời rượu xã giao. Trong nghề được gọi là gặp mặt đáp lễ. Những thành viên Cữu Thiếu Đoàn đều là người không giàu thì sang. Nhằm ủng hộ ca sĩ, hằng năm họ dành hết ghế ngồi ở hàng đầu, bất kể gió mưa thế nào cũng đến cổ vũ. Thậm chí họ đi theo ca sĩ đến từng nơi biểu diễn, hở ra là cùng Cữu Thiếu Đoàn của ca sĩ khác so xem ai nhiều tiền hơn, vung tiền như rác.

Những năm 1950, các vũ nữ có thể đình công, khiến cho các buổi biểu diễn vào buổi tối không có vũ nữ bồi rượu, yêu cầu chủ các hộp đêm phải tăng lương và phúc lợi cho các vũ nữ. Nếu như khách khứa đả thương vũ nữ mà ông chủ hộp đêm không ra mặt thì đừng mong còn vũ nữ tiếp tục ở lại làm việc tại đấy.

Hầu nữ người Phi- líp- pin hồi thập niên năm mươi không được xem trọng. Nhà của những người có tiền có thói quen thuê người giúp việc có kinh nghiệm tự chải đầu, tiền lương hàng tháng là 150 nhân dân tệ, trong phòng ngủ riêng có ra- đi- ô và được nghỉ hai ngày lễ lớn trong năm. Điều kiện khắc nghiệt như vậy, muốn kiếm người con gái có thể tự chải đầu là cực kì khó. Trong nhà có người giúp việc nữ có mái tóc bím dài cũng không khác gì mặt mũi của ông bà chủ.

Vào thời điểm ấy, ngoại trừ dân bản địa Tân Giới ( New Territories-một trong ba khu vực chính của Hồng Kông), không ai tự xưng là người Hồng Kông. Người Triều Châu, người Thuận Đức, người Hồ Châu hay người Phúc Kiến mỗi nơi đều có một thương hội và một người dẫn đầu. Khi cần ra mặt, nhiều khi không cần gọi cảnh sát, chỉ cần đi chào hỏi hội trưởng thương đoàn hoặc người cầm đầu, tất sẽ có người đứng ra giải quyết. Cho dù sau cùng xuất hiện xô xát, dùng vũ khí đánh nhau hay có người chết cũng không bao giờ lấy một đồng từ người đồng hương.

Ngày đó, những thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới vẫn chưa đổ bộ, những người giàu muốn mặc đồ ngoại thì phải đến những cửa hàng quần áo nước ngoài để may đo riêng. Người Hoa thật sự có tiền lại trên đường đi công tác hằng năm đến Thượng Hải mời về thợ cắt tóc và thợ may, tùy theo vóc dáng mà cắt áo. Nếu một tiệm cắt tóc ở Hồng Kông treo bảng có chứa hai chữ Thượng Hải, lập tức thợ cắt tóc có thể đầu tắt mặt tối, kiếm được hơn ba trăm đô la Hồng Kông kèm thêm tiền boa, cao hơn mức lương hàng tháng của nhiều người.

Trong suốt mười năm của thập niên năm mươi, số lượng nhà máy tăng từ 1478 lên 8809. Số lượng công nhân tăng từ 80.000 lên 370.000 người. Vô số ông trùm đã làm giàu từ đó, bao gồm các ngành tài chính, dệt may, vận tải biển, báo chí, đồ chơi, tóc giả, trang phục, vân vân. Mà sau này họ được gọi là những người đứng đầu trong các nghành công nghiệp khác nhau.

Hồi bấy giờ, Hồng Kông tiếp giáp với Ma Cao, nơi chống lại quân phản cách mạng thứ 9. Một nhóm cướp tàn nhẫn được thành lập bởi quân đội sụp đổ của Quốc dân Đảng đã tung hoành ngang dọc khắp vùng biển của hai nơi, cướp bóc các tàu buôn. Thuyền đã nhanh mà chúng lại hung, được trang bị súng pháo đầy đủ, chúng có tên là "Đại thiên nhị".

Không giống như ngày nay, người đương thời rất coi trọng tình nghĩa, bảo vệ lời hứa. Lúc mới đặt chân đến Hồng Kông không quen cũng chẳng biết, nhưng chỉ cần ngồi trong quán trà nhờ sự giúp đỡ bằng giọng địa phương, những người cùng uống trà sẽ đứng ra giúp đỡ. Không cần biết đang học hành, tìm việc làm hay tìm nơi ở, hỏi thăm người thân họ hàng thì đều được xử lí đàng hoàng từng cái một.

Những năm ấy, có hơn 1700 chiếc xe kéo chạy trên đường, cùng cạnh tranh mối làm ăn với các loại xe điện ồn ào, ô tô, xe buýt mới nổi. Lúc đó, giá vé xe điện mỗi người là 6 xu, so sánh với vật giá hồi đó có thể ăn một bát cháo máu heo và hai cái bánh tiêu. Để đối đầu với các phương tiện giao thông đang nổi lên, xe kéo từng vận động phong trào 5 xu, họ dùng chân để đối chọi với ô tô. Cuối cùng, buộc chính quyền Hồng Kông ngừng cấp phép xe kéo và hạn chế các tuyến đường lái xe kéo.

Hồng Kông vào thập niên năm mươi, thanh niên trẻ tuổi thường sẽ đi thi học viện cảnh sát hay đi hứa hôn, hoặc cả hai. Nhưng nếu cả hai đều thất bại, người ta chỉ có thể ổn định làm việc tại một xưởng chế tác, bị chế giễu là không có tương lai. Mà thời đó, cha mẹ thà dâng con gái cho một gã đàn ông có tiền làm vợ bé chứ không gả con cho một chàng trai nghèo. Đây là thời đại cho phép chế độ đa thê.

Hồng Kông vào thập niên năm mươi, khi đi dạo trên phố, bạn luôn có thể bắt gặp một người người phụ nữ xinh đẹp tên là "Giảo bà" mặc một bộ sườn xám đẹp đẽ phối với tất lụa thủy tinh và giày da cao gót sáng màu hoặc một chiếc váy hoa tự may, cũng có khi là một chiếc áo khoác nhỏ có eo và tay áo hẹp, phối với quần ống rộng như váy thời Đường, phô bày đôi chân trắng trẻo trần trụi. Cô ta mang một đôi guốc gỗ cao gót thếp vàng và đỏ, chỉ một thoáng lướt qua mà bạn có thể cảm thấy như bao đóa hoa nở rộ. Mùi nước hoa "Nghiễm sinh hành" thoang thoảng trên chóp mũi, sự tươi đẹp của thế gian cũng chỉ bấy nhiêu là cùng, vương vấn trong lòng bạn một mùi thơm.

Lúc bấy giờ, có vô số ông trùm, triệu phú còn chưa phát tài và rất nhiều phụ nữ xinh đẹp, người tài nhưng tuổi còn trẻ.

Nhưng xã hội thời đó trắng đen lẫn lộn, trật tự hỗn loạn, vẫn chưa có ai quy định về ranh giới thiện và ác.

Cũng vào thời gian này, có một người đàn ông tên Tống Thiên Diệu du hành thời gian trở về quá khứ.

Mà câu chuyện này bắt đầu từ năm 1951, khi một chàng trai mười tám tuổi bị từ chối khi xin gia nhập trường cảnh sát.

Bình Luận (0)
Comment