Thái Âm Tinh Quân Rải Đào Hoa

Chương 9

Trận Triệu Ma cũng giống với tên gọi của nó dùng để triệu hoán mấy loại ma thú ở U Minh giới. Tuy rằng hầu hết ma thú đều bị giam tại U Minh nhưng một phần nhỏ trong số chúng nếu tu luyện chưa đến nơi đến trốn mà có kẻ triệu hoán vẫn có thể men theo khe hở kết nối nhân giới và ma giới không một tiếng động rời khỏi ngục lao, cái giá phải trả chính là trở thành tay sai của kẻ triệu hoán nó, phục tùng vô điều kiện và không được phép phản bội.

Loại trận pháp này mấy ngàn năm trước sau khi Cự Môn Tinh Quân nghiền nát xương cốt của Tiên Đạo Yêu rõ là đã nên biến mất ở nhân gian rồi mới phải.

Nhắc đến Cự Môn Tinh Quân, Lam Âm nhớ là mình có từng trêu chọc qua hắn khiến hắn đem một góc Quảng Hàn cung đập tơi tả, thật sự rất bạo lực.

- Để vẽ trận đồ lớn còn rõ nét như vậy xem ra tên này rất lao lực đi.

Hoạt Lịch Sam đè lại biểu tình vặn vẹo lấy tay áo lau khoé miệng, để vẽ được trận Triệu Ma thì không được dùng máu thường mà phải dùng máu của chết để vẽ. Ngặt nỗi phàm nhân có phong tục làm tang bảy ngày mới đem người đã khuất đi chôn, việc lấy máu xem như bất khả thi.

Nhưng mà...nếu ngươi có đủ kiên nhẫn, dùng hai cái máng thật lớn đủ một người nằm đặt thi thể bị cắt ra từng bộ phận riêng biệt ở trong, dùng một miễng gỗ dài lọt thỏm vừa vặn với tấm ván rồi chèn thật nhiều đá nặng lên. Cứ như vậy ngày này qua ngày khác, máu sẽ từ từ bị ép ra ngoài, chân tay ban đầu cũng bị nghiền thành một đống thịt vụn nhão nhoẹt.

Lam Âm liếc qua đống thịt rữa trải khắp cả thạch động mà Hoạt Lịch Sam vừa đạp vào lại nhìn trận đồ vẽ đến hoàn hảo kia, quả thật là một kẻ có tính kiên trì thật cao. Hoạt Lịch Sam hiển nhiên cũng nghĩ đến vấn đề này, mặt co rúm lại:

- Đây rốt cuộc là loại yêu tà gì?

Lam Âm không nói, nhìn quanh thạch động phát hiện nó vốn là một cái hang chết không có lối ra nhưng lại có tiếng nước nhỏ xuống vô cùng rõ ràng. Một giọt nước rơi xuống má Hoạt Lịch Sam, còn suýt rơi xuống đầu Lam Âm hắn lập tức xoè chiết phiến đỡ lấy giọt nước đó.

Hoạt Lịch Sam đưa tay quyệt nước dính trên mặt phát hiện nó có mùi rất khó ngửi:

- Thạch động này giáp với lưng núi, sao lại có nước?

Lam Âm giơ chiết phiến lên săm soi giọt nước kia một lúc lập tức ném chiết phiến đi, Hoạt Lịch Sam hơi kinh ngạc:

- Sao vậy?

- Nước chết.

-???

Lam Âm giơ ngón trỏ chỉ lên trần thạch động, Hoạt Lịch Sam ngẩng đầu nhìn liền thấy trên trần động không quá cao có 5 - 6 cái quan tài bị dây leo quấn lấy treo thẳng đứng lắc lư ngay bên trên đầu mình, loại nước sóng sánh kết lại nhỏ từng giọt xuống chỗ hai người đang đứng. Hiển nhiên đây không phải nước thường, là nước từ thi thể thối rữa tiết ra.

Hoạt Lịch Sam "..."

Tại sao người gặp xui xèo luôn là ta? Tại sao? Tại sao? Ta đã tạo nghiệt gì????!

Lam Âm cười đến lưng đau, thấy Hoạt Lịch Sam dùng loại ánh mắt như oán phụ biết tin chồng chết trận nhìn mình đột nhiên cười không nổi nữa, ho khan hai tiếng liền chuyển vấn đề:

- Ngươi có từng nghe qua loài Sài Lang chưa?

Hoạt Lịch Sam hơi nhíu mi khó hiểu:

- Sài Lang?

Nói về Sài Lang kỳ thực cũng không có mấy người biết được vì đây là loại dã thú cổ xưa, là loài khiến người ta ghê tởm hơn là sợ hãi vì nó chỉ ăn xác chết đã thối rữa. Thân hình của Sài Lang lớn hơn sói thường, răng nanh cực dài, nếu nó tìm thấy con mồi sẽ cắn xé đến chết sau đó lôi xác giấu vào bụi cây hay hang núi chờ đến khi xác bắt đầu phân huỷ đầy ròi bọ nó mới mò đến ăn. Nhiều lúc không vồ được ai nó sẽ đi đào bới mồ mả ăn người chết ở trong nên những làng mạc ở miền núi có tập tục dùng dây thừng treo quan tài lên cành cây to tránh cho Sài Lang ăn xác, lúc ấy Sài Lang chỉ có thể đứng dưới góc cây chờ những giọt nước từ xác chết chảy ra khỏi quan tài, nó sẽ ngẩng đầu thật cao thưởng thức thứ nước " béo bở" ấy.

- Dừng!

Hoạt Lịch Sam không nghe nổi nữa, lấy tay bịt miệng Lam Âm lại.

- Nếu vậy thì...chuyện này do một con Sài Lang gây ra?

Lam Âm gỡ tay hắn ra:

- Ừm, nói rõ hơn là một con Hắc Sài Tử Yêu.

Hắc Sài Tử Yêu chính là loài Sài Lang đã ăn qua trăm ngàn xác chết, hấp thụ oán hận của những cái xác nó ăn khi còn sống, dầm dần biến thành một loại ma thú đặc tính kỳ dị, tu vi tuy không cao nhưng rất nguy hiểm.

- Nhưng ma thú ngươi gặp rõ là giết người xong ăn thi thể luôn chứ đâu kéo thi thể đến nơi nào khác?

Lam Âm cũng rất thắc mắc về vấn đề này nhưng hắn không muốn nghĩ quá nhiều, huých Hoạt Lịch Sam một cái:

- Về thôi, tối chúng ta quay lại, Sài Lang thường đi săn vào ban đêm.

Lúc hai người rời khỏi thạch động Hoạt Lịch Sam hít sâu vào mấy ngụm khí tươi mát ngâm trong nắng:

- Đậu moá quá tốt! Ông đây sắp chết ngạt rồi!

Lam Âm tiến đến ôm Lâm Thanh vẫn ngủ ngon dưới gốc cây lên phát hiện vài dấu móng vuốt còn rất mới trên đất cùng dấu chân loài vật xung quanh Lâm Thanh, mắt hơi loé lên. Hắn vuốt ve vòng bạc trên tay Lâm Thanh:

- Có kẻ tìm đến?

Vòng bạc run lên khiến chuông kêu đinh đang như đáp lại lời Lam Âm, hắn không nói gì vỗ về hài tử trong ngực nói với Hoạt Lịch Sam:

- Chúng ta không cần quay về khách điếm kia nữa, phỏng chừng đã có kẻ tìm đến làm khó dễ, hiện tại tìm một nhà thôn dân hỏi thăm, ở đây nhiều xác chết như vậy ở bìa rừng nhất định có làng mạc gì đó.

Hoạt Lịch Sam nghĩ đến sáng nay Lam Âm đã đạp một tên vương gia xuống khỏi tầng hai của khách điếm rất tán thành cùng hắn ven theo một con suối lớn ở bìa rừng. Đến xế chiều quả nhiên tìm được một ngôi làng nhỏ, nhà nào cũng đóng cửa kín mít.

Lam Âm đưa Lâm Thanh cho Hoạt Lịch Sam bế, đi đến gõ cửa một nhà:

- Cho hỏi có ai ở nhà không? Chúng tôi là lữ khách lỡ đường, có thể cho chúng tôi ngủ lại một đêm không?

Trong nhà vẫn không có động tĩnh gì, hai người chờ qua một lúc lâu, Hoạt Lịch Sam suốt ruột nói:

- Chắc không có ai đâu, để ta đạp cửa!

Đột nhiên cửa sổ dán dấy tối om lại sáng lên ánh nến, cánh cửa mục nát dần dần mở ra, một ông lão quá tóc mai điểm trắng, da vàng rọt bơ phờ, hai mắt gườm gườm nhìn cả hai.

Lam Âm nở nụ cười:

- Chào thúc thúc, chúng ta là lữ khách, mong có thể nghỉ qua một đêm ở nhà thúc.

Ông lão kia không nói gì, tránh qua một bên ý mời vào, Lam Âm ngoắc ngoắc Hoạt Lịch Sam cẩn thận vào trong nhà tranh, nhỏ giọng nói:

- Nơi này không bình thường...
Bình Luận (0)
Comment