Thẩm Nguyệt Một Kiếp Hồng Trần

Chương 442

Chương 442

Liễu Mi Vũ gào thét: “Ngoại trừ ả ta ra còn có thể là ai? Chắc chắn là ả đàn bà đê tiện đó!”

Cẩn thận suy xét lại thì Liễu Mi Vũ đột nhiên nhớ ra trong bữa tiệc tối qua Ngọc Nghiên bên cạnh Thẩm Nguyệt có nhắc nhở có một cái lỗ ở sau váy của nàng ta.

Khi đó Liễu Mi Vũ không lưu ý chỉ một lòng ngoảnh đầu nhìn làn váy.

Giờ nghĩ lại, sai sót chắc chắn xảy ra vào lúc đó! Là Thẩm Nguyệt vụng trộm đổi trà của nàng ta thành chiếc chén có bỏ thuốc sẵn kia!

“Thẩm Nguyệt! Ta với ngươi không đội trời chung!”, Liễu Mi Vũ chỉ tay lên trời lập thề: “Một ngày nào đó, ta sẽ khiến ngươi phải nếm trải tất cả những gì mà ta đã phải chịu đựng!”

Sau đó Tần Như Lương cũng không bao giờ đến gặp nàng ta thêm lần nào nữa.

Chớp mắt trời đông lạnh giá đất trời cũng một mảnh tiêu điều.

Lá liễu trong Trì Xuân Uyển cũng lìa cành rụng hết chỉ còn trơ lại cành cây.

Thôi thị quét lá rụng liền quét thành một đống lớn, sau đó chất rơm củi để sưởi ấm.

Năm nay chậm chạp không đổ tuyết, thỉnh thoảng trời xanh sẽ có nắng quang.

Bắp Chân không thích bí bách trong phòng, bé ngược lại thích ra ngoài sân chơi đùa.

Thẩm Nguyệt khoác cho bé một chiếc áo bông nhỏ, nhưng Ngọc Nghiên luôn không yên tâm bé mặc không đủ dày và ấm áp sẽ bị đông lạnh mất.

“Mặc quần áo quá dày sẽ không tiện cử động tay chân, Bắp Chân của chúng ta là bé trai, sẽ không mỏng manh như vậy có phải hay không?”

Bắp Chân lắc lư thân hình nhỏ bé khiến khóa trường mệnh phối trên trang phục kêu leng keng giòn tan.

Âm thanh đó trong trẻo như một cơn gió.

Bất cứ khi nào Thẩm Nguyệt nghe được đều bật cười híp mắt.

Bởi nàng chốc chốc sẽ nhớ tới đây là khóa trường mệnh Tô Vũ đã tặng cho con trai của mình.

Nàng coi Tô Vũ như một người bạn, nên trong tiềm thức cũng tự thuyết phục bản thân bạn bè thỉnh thoảng nghĩ đến nhau là chuyện bình thường.

Kinh thành nổi phong ba rồi.

Trên đường to ngõ nhỏ, sau bữa cơm trà chiều nhàn rỗi, ngoại trừ bàn tán về việc hậu viện nhà hiển quý nào có mâu thuẫn còn thảo luận về những chuyện khác.

Ví dụ như vì giao thương vùng biên cảnh đã dấy lên xung đột giữa biên giới Dạ Lương- Đại Sở, dẫn tới loạn lạc leo thang, binh sĩ biên giới của hai bên đã rục rịch gây chiến với nhau.

Lần cuối cùng Dạ Lương thất bại dưới tay Đại Sở đã là chuyện của vài năm trước.

Dạ Lương hiếu chiến, không cam tâm khuất phục trước Đại Sở, hơn nữa thắng bại là chuyện thường tình trong nhà binh, không thể phân định thắng bại lâu dài qua một trận chiến.

Dạ Lương nuôi binh tích trữ quân lương sớm đã có dã tâm nổi loạn gây chiến.

Một khi xảy ra xích mích giữa hai quốc gia ở biên giới, Dạ Lương cầu còn không được, chỉ sợ không thể quẫy vũng nước này càng thêm đục.

Mà vị trí lãnh thổ của Đại Sở lại bị kìm kẹp ở giữa nên khá khó chịu.

Ở phía bắc của Đại Sở vẫn còn một nước nữa là Bắc Hạ.

Vài năm trước, nội chính Bắc Hạ nhiễu nhương kéo dài hơn mười năm nên vẫn luôn trong tình trạng ốc còn không mang nổi mình ốc, do đó khi Đại Sở khởi binh chống lại Dạ Lương mới không canh cánh nỗi lo biên cương phía bắc (bắc cương) này.

Bình Luận (0)
Comment