Chương 1: Mở Đầu
Trời đất trắng xóa một màu tuyết phủ. Đang vào lúc rét đậm nhất tại vùng Đông Bắc biên cương nơi khổ hàn. Trong quân doanh, từng tốp binh sĩ mặc áo đơn mỏng ôm nhau run lập cập ngồi quanh đống lửa sưởi ấm. Với hoàn cảnh như thế, tướng sĩ ai cũng lấy làm bình thường không một lời ca thán. Đầu năm đến giờ, họ đã tập thành thói quen, chuyện đói rét xảy ra thường ngày. Trong một tốp binh lính có một người thần sắc hết sức cổ quái. Hắn chỉ khoảng tầm 15 hoặc 16 tuổi gì đó, hết nhìn người bên này lại liếc sang bên nọ, không quên xoa xoa tay vào nhau hơ ấm trước ngọn lửa. So với xung quanh, hắn có vẻ phá lệ nổi bật vì nước da trắng trẻo, khuôn mặt sáng sủa, mày kiếm mũi thẳng đẹp tựa Phan An tái thế Tống Ngọc trùng sinh. Hắn tên là Nhiếp Phong.
Có chúa mới biết vì sao sau một đêm tỉnh dậy hắn lại trọng sinh vào thân thể này. Dựa theo ký ức của nguyên chủ thì nơi này thuộc nước Đại Việt cai trị. Vừa lúc gặp Hông tướng quân suất binh đi ngang qua, thấy y đứng ngơ ngác một mình, bèn thu vào trong quân, trở thành một cái tiểu binh sĩ.
Từ đó đến nay được hơn một tháng, Nhiếp Phong trải qua kiếp quân lữ đầy gian khổ gió sương. Qua ký ức và lời kể của binh lính xung quanh khiến Nhiếp Phong cảm thấy kinh ngạc: Đại Việt là đế quốc rộng lớn chia làm 36 châu. Mỗi châu trấn giữ một tòa thành. Thế giới này dung hợp nhiều tiểu thuyết võ hiệp mà kiếp trước y từng đọc.
Triều đình và giang hồ chia làm 2 mảng chế ứng lẫn nhau. Triều đình gồm có tay sai là Cẩm Y Vệ và Lục Phiến Môn. Giang hồ bắc có Thiếu Lâm, Côn Lôn, Tuyết Sơn, Nga My. Nam có Võ Đang, Cái Bang, Đường Môn, Hoa Sơn, ngũ nhạc kiếm phái, còn có Danh Kiếm Sơn Trang, Bí Cung, Ma Giáo, Hắc Long Bang, Di Hoa Cung, Cự Kình Bang, Khô Lâu Môn…
Cá nhân cao thủ tuyệt thế kiếm khách gồm có bạch vân thành chủ Diệp Cô Thành, Vạn mai sơn trang Tây Môn Xuy Tuyết, Danh kiếm sơn trang Tạ Hiểu Phong. Thần kiếm đại hiệp Yến Nam Thiên. Ngoài ra phái Hoa Sơn đại đệ tử Lệnh Hồ Xung kiếm pháp cũng nổi danh không kém. Đại việt thế giới bao la rộng lớn tông môn san sát, cao thủ nhiều như mây. Làm cho Nhiếp Phong tâm tình phấn chấn đầy háo hức chờ mong nhưng cũng không khỏi thấp thỏm lo sợ. Bởi vì thế giới này có một lực lượng không phải con người cũng tồn tại tuy khả năng va chạm rất ít nhưng trong sử sách có ghi đến.
Đó chính là “quỷ quái” một thế lực hác ám siêu nhiên, bí ẩn gây ra rất nhiều vụ án kinh dị lạ thường khiến cho Cẩm Y Vệ và Lục Phiến Môn cũng đau đầu. Ví dụ như Đại Việt sử ký có ghi năm Hồ thứ tám (hoàng đế Đại Việt mang họ Hồ nên lịch đều tính theo họ vua) vụ án kì quái cả một thành tự dưng đang ban ngày trời bỗng chuyển sang đêm tối đen như mực, kéo dài suốt một tuần.
Khoảng thời gian đó, người dân trong thành bỗng hóa điên xông vào cào cấu, cắn xé lẫn nhau. Cả quan phủ binh sĩ cũng không ngoại lệ. Đại Việt năm Hồ thứ 9 có ghi các danh môn chính phái đang tham gia Hoa Sơn luận kiếm bỗng nhiên có sương mù xuất hiện bao phủ. Ai bị sương mù nhiễm vào đều bị biến mất không rõ lý do chỉ để lại trên mặt đất quần áo và binh khí kèm đồ vật theo người!
Những dạng thảm án tương tự cứ cách 5 năm lại xuất hiện một lần. Dần dần triều đình và nhân sĩ giang hồ khám phá ra lực lượng đầu sỏ tội ác là thế lực siêu nhiên gọi chung “quỷ quái”
Với những cao thủ tuyệt thế nổi danh trên giang hồ thì thực lực cũng đủ để toàn mạng thoát ra khi bị “quỷ quái” tấn công nhưng đều phải trả giá đắt. Vì vậy Triều đình đã lập ra một bản đồ đánh dấu những nơi có “quỷ quái” hay xảy ra để mọi người tránh. Nơi đó được gọi là cấm kị hay vùng đất chết.
Lúc này, Hông tướng quân đang ở trong lều trại cầm một tấm bản đồ da dê nghiên cứu. Thỉnh thoảng lông mày lại nhíu sâu như đang suy tư việc gì. Hoàng đế hoang dâm vô độ, hoạn quan nhũng nhiễu triều chính khiến bao quan tước lão thần bị hạ sát. Nhân dân khắp nơi lầm than đói khổ bèn nổi dậy đánh cướp hợp lại thành đội quân khởi nghĩa. Hầu hết đều xuất phát từ tầng lớp nông dân bần cùng và nô lệ.
Triều đình Đại Việt rộng lớn trải dài 36 châu. Hông tướng quân nhận lệnh đi vùng Đông Bắc dẹp loạn gọi là Giao châu. Mỗi châu có một tòa thành trấn giữ. Giao châu thành đã thất thủ vào tay nghĩa quân nổi dậy. Từ khi hành quân đến nay hơn một tháng, binh sĩ đã thấm đói mệt lại thêm cái rét lạnh gió tuyết càng làm cho nhuệ khí giảm xuống.
- Với tình hình này ngày mai tiến công không biết có phá chiếm lại được thành không đây? Hông tướng quân nghĩ thầm. Nếu không tốc chiến tốc thắng càng để lâu với khí hậu khắc nghiệt thế này quân lính không chết vì chiến trận cũng ra đi vì lạnh và đói do lương thực mang theo có hạn. Mà quân lương tiếp tế thì chờ mãi vẫn bặt vô âm tín.