Edit: Tiểu Bảo
Có thể tới thành phố lớn học đại học là lý tưởng lớn nhất từ lúc chào đời đến nay của Trần Tố, Trần Tố cũng vì thế mà nỗ lực học tập.
Sau khi học xong tiểu học ở thôn Tô Bắc, mẹ Trần chủ gia đình dứt khoác làm ra quyết định mà khi đó rất ít phụ nữ nông thôn có thể làm được, để bọn nhỏ lên thị trấn học cấp hai, đây chính là việc rất tốn tiền, lưng cõng mấy chục cân
(=1/2 kí) lương thực ở trong phòng ký túc xá mười sáu nam sinh, Trần Tố học sáu năm cấp hai, cấp ba ở trường trung học hạng hai trên thị trấn, trên Trần Tố có anh trai Trần Hạo lớn hơn một tuổi, học cùng một lớp với cậu, dưới là em trai Trần Khải nhỏ hơn hai tuổi, học dưới một lớp. Trần Tố rất ít khi về nhà, ba anh em thay phiên nhau về nhà lấy quần áo và lương thực các mùa, trong sáu năm cấp hai cấp ba, bọn họ chính là vượt qua trong căn phòng kí túc xác mười sáu nam sinh, không gian thuộc về chính mình cũng chỉ có phân nửa giường đôi chật hẹp đó thôi.
(*hệ thống giáo dục TQ là 6 năm tiểu học, 3 năm cấp hai, 3 năm cấp 3)Trần Tố đứng hàng thứ hai, không phải con đầu cũng không phải con út dễ làm nũng, từ khi hiểu chuyện Trần Tố liền không nổi bật, so sánh với Trần Hạo sảng khoái trượng nghĩa cùng Trần Khải biểu hiện bản thân xuất sắc chỉ có thể dùng không nổi bật để hình dung, tính tình không nổi bật, cá tính không nổi bật, thành tích không nổi bật, mang mắt kính thật dày suốt ngày chôn đầu trong sách vở, Trần Tố tư chất bình thường, đi học luôn lấy cần cù bù thông minh.
Nhà họ Trần ở trong thôn coi như là nhà có tiếng, mẹ Trần chủ gia đình chỉ học hết năm ba tiểu học, thế nhưng cũng không tính là mù chữ, sinh cho ba Trần tính tình hiền lành thành thật ba trai một gái, là người ủng hộ quan niệm nuôi con dưỡng già điển hình trong thôn, về sau hai người vẫn là triển khai kế hoạch hoá gia đình, con trai nhiều, đầu cũng ngẩng thật cao, con trai thứ ba sinh ra không bao lâu, ánh mắt tinh tường dùng vôi nước quét lên tường hai chữ lớn – “tạp hoá”* ngoài căn nhà bếp** thấp bé sát bên đường, lên chợ bán sỉ trên thị trấn mua nước tương, dấm, thuốc lá giá rẻ về bán, thu nhập một tháng tính sơ sơ trên đầu ngón tay có thể còn có lời hơn cả làm nông, căn bếp xây mới nhất cao nhất trong các căn bếp đắp bằng đất bùn thời đó, nhà chính không xây lại xây cửa tiệm vừa cao vừa sáng, còn tốn một đống tiền vào thị trấn mua tủ thuỷ tinh, đồ vật mới mẻ đặt bên trong tủ thuỷ tinh trong suốt, rất là loá mắt đó.
( *chỗ này chính xác là “tiểu điếm”, mạng phép Việt hoá thành tạp hoá**raw là 橱房 nhưng 2 chữ này ghép lại không có nghĩ, nên mình nghĩ là ở đây tác giả viết sai chính tả, phải là 厨房 = phòng bếp, hai chữ này âm đọc giống nhau, đều là /chú/)