Thiên Hạ Kiêu Hùng

Chương 624

Dương Nguyên Khánh cảm nhận được sự bất an trong lòng cô, liền cười hỏi:

- Bản thân công chúa có muốn ở trong cung Tấn Dương không? Nếu công chúa muốn, vi thần sẽ sắp xếp.

Dương Phương Hinh không muôn nói rằng mình muốn ở trong phủ của Dương Nguyên Khánh, cô nói vòng vo:

- Nếu tỷ tỷ cũng vào ở trong cung Tấn Dương, thì ta cũng bằng lòng dọn đến cung Tấn Dương. Dù sao ta cũng muốn ở cùng với tỷ ấy.

Dương Nguyên Khánh ha hả cười,

- Vi thần hiểu rồi!

- Dương tổng quản…

Trong xe ngựa, Dương Phương Hinh không kìm được liền hỏi:

- Băng nhi nói ngươi là người đàn ông nhân hậu nhất thế gian. Ngươi có thấy đúng không?

- Vi thần là cha nó. Đối với nó đương nhiên vi thần là người đàn ông nhân hậu nhất thế gian rồi. Công chúa không cho rằng phụ thân của công chúa là người tốt nhất thiên hạ này sao?

- Đúng vậy!

Trong xe ngựa Dương Phương Hinh thấp giọng nói:

- Trong thiên hạ cha của ta là nhân ái nhất, bao dung nhất, là người lương thiện nhất không ai sánh bằng.

Trầm ngâm một lúc, Dương Phương Hinh lại nói nhỏ:

- Dương tổng quản, cảm ơn ngươi!

- Cảm ơn cái gì?

Dương Nguyên Khánh không hiểu liền hỏi.

- Cảm ơn ngươi đã tôn cha ta làm Vũ Đế chứ không dùng Dương, Suy, Ai, Mạt. Những chữ này sẽ hạ thấp cha ta. Ta nghe nói triều Đường gọi cha ta là Dương Đế. Dương tổng quản, ta hy vọng ngươi sẽ thắng triều Đường.

Dương Nguyên Khánh gật đầu

- Công chúa điện hạ, công chúa nên nhớ điều này. Triều Đường là kẻ thù của chúng ta, không riêng gì là kẻ thù của Dương Nguyên Khánh mà đó là kẻ thù của Đại Tùy. Cho dù công chúa không hài lòng với vi thần thì cũng không được ca ngợi kẻ thù.

- Ta không thế đâu, ta không bao giờ lại ca ngợi kẻ đã giáng chức phụ thân ta thành Dương Đế.

Cung Tấn Dương nằm ở bên ngoài thành bắc, phải đi từ thành bắc ra. Đội hình của Dương Nguyên Khánh lên đến đường lớn Tấn Dương. Đường lớn Tấn Dương là trục đại lộ của Thái Nguyên. Nó thẳng tắp nối giữa cửa thành nam và cửa thành bắc kéo dài ra ngoài. Điểm cuối là cổng chính của cung Tấn Dương, Tấn Dương môn.

Bọn họ vừa đến đường cái Tấn Dương liền đã nghe thấy âm thanh la hét ầm ĩ. Chỉ nhìn thấy một đám người đông nghìn nghịt từ mặt nam hướng về phía bắc khiến Dương Nguyên Khánh vô cùng ngạc nhiên. Lúc này mới nhìn rõ, đại bộ phận là sĩ tử mặc nho bào chứ không phải giáp binh. Bây giờ hắn mới cảm thấy bớt căng thẳng, lúc đầu hắn nghĩ đó là quân đội vào thành.

Dương Nguyên Khánh nhíu mày. Đám sĩ tử này đang cầm biểu ngữ, tay chân múa may, rõ ràng là đang biểu tình. Có chuyện gì xảy ra vậy? Hắn lập tức sai một tên cận binh:

- Đi nghe ngóng xem có chuyện gì?

Cận binh quất ngựa chạy như bay. Dương Nguyên Khánh lệnh cho thuộc hạ tăng tốc đến cung Tấn Cương trước.

Một con bướm nhỏ tung đôi cánh đã dẫn đến gió bão từ xa xôi ngàn dặm. Bùi Thanh Tùng con cháu nhà Bùi thị chỉ một phen lơ đãng đã tiết lộ thiên cơ, gây nên sóng to gió lớn. Mười mấy sĩ tử sau một đêm liên kết với nhau đã kêu gọi ba nghìn sĩ tử Quốc Tử Giám đi biểu tình.

Bọn họ cầm một biểu ngữ rất lớn, “Đả đảo danh môn vọng tộc, đòi công bằng!’Bọn họ khiêng theo tượng Khổng Tử, biểu tình ầm ĩ trên đường Tấn Cương. Cuộc biểu tình không ngừng thu hút những sĩ tử tham gia lần khoa cử này cùng biểu tình. Sau một canh giờ, lượng người biểu tình đã lên tới hai mươi nghìn người, rầm rộ cả một vùng. Đám đông cũng đã thu hút hơn mười nghìn người dân Thái Nguyên vây xung quanh để xem.

Phủ Kinh Triệu điều hàng trăm nha dịch ra để duy trì trật tự. Quân Cửu Môn cũng phụng mệnh xuất năm nghìn kỵ binh vây quanh đám đông, chỉ sợ sẽ xảy ra chuyện nghiêm trọng.

- Khoa cử công bằng!

- Đả đảo danh môn vọng tộc!

…..

- Lấy người có tài, phản đối câu kết!

Đám sĩ tử tinh thần sục sôi, vung tay hô to. Rất nhiều nước mắt đã rơi xuống, gào thét đến khan giọng, hy vọng có một cuộc thi công bằng để thực hiện ước mơ cả đời của bọn họ.

Đội hình hùng dũng đi về phía cửa bắc, cửa bắc đã đóng lại. Ba nghìn cung thủ xếp thành năm hàng, cung nỏ lạnh lùng chĩa về phía các sĩ tử. Hai bên là năm trăm kỵ binh tay lăm lăm giáo mác, đằng đằng sát khí. Đi qua cửa bắc vài dặm là đến cung Tấn Dương - trung tâm chính trị của Vương triều bắc Tùy. Các binh lính không thể cho phép bọn họ đi qua cửa bắc.

Đám đông càng tiến gần, tất cả binh lính càng căng thẳng. Tướng quân Mã Thiệu của Cửu Môn đứng ở đầu thành, tay nắm chặt đao, lòng bàn tay đã lấm tấm mồ hôi. Môi anh ta đã căng thành một đường dài, ánh mắt nhìn chằm chằm vào đám đông biểu tình. Đúng lúc này, bên ngoài thành bắc bỗng có tiếng binh linh hô to:

- Mã tướng quân!

Mã Thiệu bước nhanh đến, quay người về phía bên kia thành thì thấy một kỵ binh xuất hiện ở dưới thành. Trong tay giơ cao một mặt của kim bài, cao giọng hô:

- Tổng quản có lệnh, mở cửa thành, không được làm hại sĩ tử!

Mã Thiệu cảm thấy nhẹ lòng, quay nhanh sang bên này, đã thấy đám đông tiến đến rất gần, ông ta lập tức cao giọng lệnh:

- Rút quân, mở thành!

Cung thủ và kỵ binh đều đã lùi đi. Cửa thành bắc từ từ mở ra, hàng chục nghìn sĩ tử đi qua thành, hung dũng đi về phía cung Tấn Dương.

……

Trong Tử Vi các cung Tấn Dương, Dương Nguyên Khánh cùng với năm vị tướng quốc đang thảo luận khẩn cấp việc đám đông biểu tình trong thành Thái Nguyên. Lời của Bùi Thanh Tùng nói khi ở quán rượu quả không sai. Dương Nguyên Khánh thực sự là muốn thông qua lần thi Hương này để lôi kéo sĩ tộc Hà Bắc. Đó cũng chính là bàn đạp tốt cho việc phát động tấn công Hà Bắc vào năm sau. Sự công bằng tuyệt đối là không thể có, chỉ có thể công bằng ở một mức độ nào đó thôi.

Từ hai tháng trước, lúc Vương Tự đề xuất ý kiến về khoa cử, tại Tử Vi các năm vị tướng quốc và Dương Nguyên Khánh đã đạt được thỏa hiệp. Dựa theo tỉ lệ tam tam tứ mà phân chia danh sách được lựa chọn lần này. Chính là sĩ tộc bên ngoài Hà Đông, sĩ tộc Hà Đông và còn lại mới là chọn lựa công bằng.

Nhưng sự đồng lòng thỉnh cầu công bằng của các sĩ tử khiến sự thỏa hiệp của bọn họ đối mặt với một thách thức lớn. Năm vị tướng quốc đều trầm mặc. Lúc này, Đỗ Như Hối mới về tối qua thở dài nói:

- Lời thỉnh cầu về sự công bằng của các sĩ tử ta có thể hiểu được. Dù sao đây cũng là lần khoa cử đầu tiên của bắc Tùy. Để tạo nênthanh danh, ta đề nghị tất cả đều nên công bằng, giữ lời hứa công bằng khoa cử, đáp ứng lời thỉnh cầu của các sĩ tử.

Bùi Củ lắc đầu,

- Nếu như là ở thời kỳ thịnh vượng, khoa cử công bằng còn có thể thực hiện được. Nhưng bây giờ thì không. Mấy ngày nay ta đã gặp con cháu đến tham gia khoa cử của họ Thôi Bắc Lăng và họ Lô Phạm Dương. Họ Thôi Bắc Lăng phái năm người đến, hai dòng chính, ba dòng thứ. Họ Lô Phạm Dương Lô phái tới sáu người, ba dòng chính, ba dòng thứ. Ta thấy những người bọn họ phái đến đều không phải là những con cháu ưu tú nhất. Ví dụ như ba đứa cháu của Thôi Hoằng Thăng là Khải Nguyên, Khải Đông, Khải Bách Đô thì đều không đến. Còn con cháu của Phạm Dương Lô ta đều chưa từng nghe nói tới. Từ đó có thể thấy sĩ tộc Hà Bắc đang rất thận trọng. Ta có thể hiểu được sự thận trọng của họ. Bọn họ sợ khoa trương quá sẽ bị Đậu Kiến Đức trừng trị. Nhưng nếu thật sự làm theo ý kiến của Đỗ tướng quốc, toàn bộ thi cử công bằng, thì kết quả sẽ thế nào? Ta có thể nói, sĩ tử của sĩ tộc Hà Bắc đều không thể vượt qua được cuộc thi. Dù sao thì sĩ tộc Hà Đông sẽ dốc hết sức mình. Như vậy hậu quả rất nghiêm trọng. Sĩ tộc Hà Bắc sẽ cho là chúng ta không nể mặt. Vì thế vẫn phải phân chia danh sách. Chỉ là xem xét nên phân chia như thế nào.

Tuy Vương Tự và Bùi Củ từ trước vẫn tranh đấu gay gắt. Nhưng trong việc khoa cử lần này, ông ta và Bùi Củ lập trường không khác biệt là mấy. Hơn nữa còn có phần quá đà hơn. Ông ta kiên quyết phản đối khoa cử mà chủ trương công bằng trong việc chọn lựa cửu phẩm. Tất cả danh sách sẽ đem phân chia cho các quận, do các quận tự đề cử những người ưu tú. Như thế thì con cháu Vương Tự ít nhất sẽ chiếm đến hai phần. Việc tiến hành khoa cử ngẫu nghiên đã xâm phạm đến lợi ích của ông ta.

- Ta ủng hộ ý kiến của Bùi tướng quân. Lần khoa cử này là ý kiến của ta. Thực ra phương án đầu tiên của ta là điều chỉnh chế độ khoa cử. Kết hợp để cử với thi cử, các quận có thể chọn ra nhiều người. Ví dụ căn cứ vào nhân khẩu của từng quận, đề cử ra hai mươi người đến năm mươi người, sau đó những người được đề cử đó tham gia khoa cử. Thực ra đó là phương pháp của năm Khai Hoàng. Ta cho rằng như vậy mọi người sẽ dễ chấp nhận hơn.

- Ta phản đối phương án của Vương tướng quốc!

Người nói chính là Thôi Quân Túc. Ông ta xuất thân từ họ Thôi Thanh Hà. Tuy họ Thôi Thanh Hà cũng kiên quyết phản đối tiến hành sĩ tộc khoa cử nhưng Thôi Quân Túc theo Dương Nguyên Khánh nhiều năm, suy nghĩ của ông ta có phần tiến bộ. Chủ trương của ông ta là cho con cháu hàn mônmột cơ hội, vì thế ông ta chủ trương thực hành khoa cử của phái tiến bộ.

- Ta cho rằng Đỗ tướng quốc nói đúng. Dù là cuộc thi công bằng thì trên thực tế cũng là danh môn vọng tộc chiếm ưu thế. Mấy năm trước khoa cư Phong Châu là vì không có danh môn sĩ tộc tham dự nên con cháu hàn môn trúng tuyển khá nhiều. Nhưng năm nay khoa cử không hề đơn giản. Danh môn sĩ tộc Hà Đông và Hà Bắc cơ bản đều tham dự, cơ hội cho con cháu hàn môn vốn là rất ít. Nếu theo phương án của Bùi tướng quốc, đại bộ phận đều phân cho con cháu của danh môn, còn lại tổ chức thi cử công bằng, như thế thì càng không công bằng đối với con cháu hàn môn. May mắn thì có một hai người có thể vượt qua cuộc thi, nói không chừng chẳng ai qua được. Người trong thiên hạ sẽ hoài nghi về sự công bằng trong khoa cử của chúng ta. Tất cả nên công bằng, tất cả dựa vào thực lực mà đánh giá. Mọi người thấy thế nào?
Bình Luận (0)
Comment