Hiện nay, trong Thôi phủ chỉ có hai người là mụ vợ già và Thôi Hoằng Nguyên ở, cùng với hơn mười người giúp việc. Còn lại, con cháu Bác Lăng Thôi thị đều không ở nơi này.
Thôi Hoằng Nguyên đã ngoài sáu mươi tuổi. Lão là huynh trưởng của tiền Thái Thú quận Trác Thôi Hoằng Thăng. Trong chiến tranh lần đầu tiên với Triều Tiên, Thôi Hoằng Thăng vì bị bệnh dịch lây nhiễm mà không may qua đời.
Bởi vì Thôi Hoằng Nguyên tuổi đã già nên lão đảm nhiệm làm gia chủ Bác Lăng Thôi thị, thực ra chỉ là cái danh. Trên thực tế, các việc trong gia tộc đều là do cháu của y là Thôi Chúng đang quản lý.
Hơn nữa, ở trong số bảy tướng của Tử Vi Các, thì lão là một người duy nhất không có thực quyền. Chức quan Thái tử Chiêm sự là chức quan đứng đầu cả trăm quan của Đông cung nhưng Đại Tùy lại không có Đông cung, càng không có Thái Tử. Chức quan Thái Tử Chiêm sự này của lão chính là một cái chức quan nhàn tản.
Không chỉ có như thế, bởi vì niên mại của lão, nên chính sự bút của Tử Vi Các cũng chỉ mang tính chất tượng trưng cho lão và Tô Uy. Còn quyền lực chính thì nằm trong tay ngũ tướng thay phiên nhau nắm giữ.
Thôi Hoằng Nguyên đã cáo ốm ba ngày và Lô Dự cáo ốm hai ngày rồi. Hai người bọn họ phát bệnh đều là một loại sách lược, đều là sách lược để bức Dương Nguyên Khánh buông tha cho việc loại trừ quan trường Hà Bắc.
Về phần từ chức, hai người bọn họ và Dương Sư Đạo lý do thực sự từ chức bất đồng. Chỉ có điều trên miệng bọn họ kêu gào phải từ chức, nhưng lá đơn này lại chưa hề tới tay Dương Nguyên Khánh.
Hôm nay, Thôi Hoằng Nguyên thật sự có chút cảm nhẹ. Vì y sầu lo thành bệnh. Hơn nữa, sáng sớm đã nhận được tin tức, em rể của lão Trương Ký Bắc bị xe chở tù áp giải vào kinh rồi. Điều này càng làm cho y thêm âu lo.
Trong phòng, một gã thị nữ đang cẩn thận cho Thôi Hoằng Nguyên uống thuốc. Miệng uống thuốc, nhưng tay lại đưa vào trong cổ áo thị nữ, tùy ý mà vờn bộ ngực đầy đặn của thị. Thị nữ vẻ đỏ bừng mặt, nhưng thân mình cũng không dám động đậy.
Lão nam nhân phần lớn là tương đối háo sắc, nhưng năng lực lại không còn. Tuy nhiên, sự háo sắc của tuổi già thì lại rất mạnh. Thôi Hoằng Nguyên cũng không ngoại lệ, chỉ có thể động tay, ánh mắt híp lại, lóe ra hưng phấn sáng mầu, chăm chú nhìn người thị nữ ngượng ngùng khiến mặt ửng đỏ.
Ngay vào lúc tay của y định sờ soạng xuống dưới váy thì ngoài cửa truyền đến tiếng chân chạy nhanh dồn dập, chỉ nghe lão quản gia ở ngoài cửa lo lắng bẩm báo:
- Lão gia, có việc gấp!
- Việc gấp gì?
Giọng điệu Thôi Hoằng Nguyên cực kỳ không hài lòng. Tên quản gia không có mắt, dám cắt đứt sự hứng thú của lão.
- Lão gia, sở Vương điện hạ tới.
- Sao!
Thôi Hoằng Nguyên ngồi dậy, tiếng thúc giục thị nữ liên tiếp, nói:
- Mau đỡ ta đứng lên, thay quần áo cho ta...
Dương Nguyên Khánh khoanh tay đứng trên bậc thang của Thôi phủ, híp mắt đánh giá hoàn cảnh bốn phía. Nơi này cách chợ Bắc chưa tới hai trăm bước, im ắng đến không ngờ. Hoàn cảnh cũng rất tốt, vài gốc cây già xanh um tùm rậm lá.
Dương Nguyên Khánh quả thực bội phục ánh mắt của Thôi gia, mua được một tòa nhà yên tĩnh như vậy. Tuy hơi nhỏ, nhưng người ít thì cũng không cần ở nhà lớn, dễ thành gánh nặng.
Tòa nhà này là nhà riêng của Bác Lăng Thôi thị tại Thái Nguyên. Cho dù không phải Thôi Hoằng Nguyên mua nhưng vẫn nhìn ra phong cách của Bác Lang Thôi thị: càng nhiều quyền, làm việc càng khiêm tốn.
Hai ngày nay Dương Nguyên Khánh một mực quan sát thái độ của hai người Thôi, Lô. Tuy luôn miệng nói từ chức nhưng chưa từng đưa đơn từ chức lên bàn cho hắn. Điều này nói rõ Thôi, Lô từ chức cũng không phải thật tâm, chỉ là muốn gây áp lực cho hắn thôi.
Nhưng Dương Nguyên Khánh không hề phớt lờ, cũng không dùng phương thức thô thiển trực tiếp bãi miễn hai người đó. Dù sao Thôi, Lô có liên quan đến mười mấy quận Hà Bắc, làm quá mức dễ kích phát Hà Bắc bạo loạn, gây hậu quả bất ổn.
Thật ra đây cũng là chỗ dựa của hai người Thôi, Lô. Bọn họ biết Dương Nguyên Khánh sẽ không thật cách chức họ cho nên mới dám dùng biện pháp từ chức để uy hiếp.
Nói cho cùng vẫn xoay quanh hai chữ ích lợi. Một vấn đề kho lương thực nho nhỏ lại tác động đến ích lợi toàn bộ chốn quan trường Hà Bắc.
Từ sau khi Dương Nguyên Khánh nắm được Hà Bắc hồi đầu năm thì chỉ thanh trừ hoàn toàn quan lại quận Hà Gian lớn nhất và quận Trác có nhiều nhân khẩu nhất, còn các quận huyện Hà Bắc vẫn giữ nguyên.
Đây kỳ thật là một biện pháp thỏa hiệp của Dương Nguyên Khánh để duy trì lợi ích các phương thế lực ở Hà Bắc, đồng thời mời những gia chủ thế lực đại biểu cho lợi ích Hà Bắc như Phạm Dương Lô thị và Bác Lăng Thôi thị tiến vào Tử Vi Các.
Lợi ích ổn định ở Hà Bắc cũng đem đến thế cục ổn định tương ứng. Chỉ có như vậy hắn mới dám tiến công quy mô vào Trung Nguyên mà gần như không cần cho quân trú tại Hà Bắc.
Việc ổn định Hà Bắc có rất nhiều chỗ tốt, nhưng hạn chế cũng ngày càng tăng. Các loại lợi ích ở Hà Bắc ngày càng vững chắc, nên một khi hắn thống nhất thiên hạ xong mới quay lại thu thập Hà Bắc thì lúc đó chỉ sợ cũng như đuôi to khó vẫy, khó mà làm.
Một tên huyện lệnh nho nhỏ cũng dám tham ô sáu trăm tấn lương thực, hơn nữa còn là bị mình ngẫu nhiên phát hiện, qua đó dễ dàng tưởng tượng các quận huyện cả Hà Bắc sẽ là như thế nào.
Dương Nguyên Khánh rất rõ ràng hiện tại cần làm gì. Cho dù không tẩy trừ quan trường Hà Bắc trên quy mô lớn thì cũng phải dùng thủ đoạn tàn khốc để làm kinh sợ quan viên các quận huyện để bọn họ không dám làm liều.
Kho lương thực chỉ là vấn đề nhỏ, thi hành quân điền chế trên quy mô lớn trong mùa đông mới là vấn đề lớn. Nếu không nhanh dọa dẫm đám quan viên Hà Bắc khiến bọn họ kiềm chế bớt thì lần triển khai quân điền chế quy mô lớn mùa đông này sẽ có tai họa ngầm vô cùng lớn.
Chỉ có biện pháp giải quyết mạnh mẽ cứng rắn đối với vấn đề kho lương thì mới khiến các quận huyện Hà Bắc biết được ý chí quyết tâm của trung ương triều đình, như vậy quân điền chế mới có thể thi hành thuận lợi.
Nếu động thì sẽ loạn bây giờ, không động thì sẽ loạn trong tương lai. Làm kẻ thống trị, nhất định phải tìm kiếm một loại giải pháp cân bằng. Thái thú Trương Ký Bắc của quận Triệu không thể nghi ngờ là một nước cờ chuẩn xác, chỉ cần giữ chắc được quân cờ này thì Thôi Hoằng Nguyên sẽ phải phối hợp.
Như vậy đánh vỡ liên minh Thôi, Lô là bước mấu chốt đầu tiên. Việc hôm nay Lô Dự vào triều mà Thôi Hoằng Nguyên không vào đã khiến Dương Nguyên Khánh phát hiện được một tia bất hòa giữa bọn họ.
Lúc này một tiếng bước chân dồn dập truyền đến từ nội viện, tiếp đó là tiếng nói của Thôi Hoằng Nguyên vang lên:
- Mau mở cửa chính!
Cửa chính “kẽo kẹt” kéo ra, Dương Nguyên Khánh vừa quay đầu lại đã thấy Thôi Hoằng Nguyên bước nhanh tới, tuy nhiên tinh thần y dường như không tốt, trong mắt ẩn hiện vẻ khẩn trương khó giấu.
Thôi Hoằng Nguyên quả thật rất khẩn trương. Dương Nguyên Khánh đột nhiên đến mà không có bất kì dấu hiệu nào, cũng không hề thông báo trước. Hơn nữa Trương Ký Bắc vừa bị áp giải đến cung Tấn Dương thì Dương Nguyên Khánh đã tới, chẳng lẽ giữa hai người này có liên hệ gì?
Thôi Hoằng Nguyên không kịp suy nghĩ, cuống quít từ cửa lớn chắp tay đi tới:
- Vi thần không kịp tiếp đón từ xa khiến bệ hạ đợi lâu, vi thần có tội!
Dương Nguyên Khánh khẽ mỉm cười:
- Không có việc gì, không thông báo trước mà đến, thật có lỗi. Ta chỉ muốn thăm hỏi một chút bệnh tình của Thôi Tướng quốc xem thế nào.
Dương Nguyên Khánh nhìn dò xét Thôi Hoằng Nguyên một lượt, cười nói:
- Khí sắc Thôi Tướng quốc có vẻ tốt hơn tưởng tượng của ta đó!
Thôi Hoằng Nguyên lúng túng, y thật ra cũng không có bệnh gì, giả vờ cũng không được, đành thở dài:
- Hôm trước vi thần bị cảm nhẹ một chút, nghỉ ngơi hai ngày là ổn rồi. Hôm nay nghỉ thêm một ngày, mai là có thể chính thức vào triều. Vậy mà khiến bệ hạ lo lắng, lão thần thật hổ thẹn!
Y lại vội khom người:
- Mời điện hạ vào trong!
Dương Nguyên Khánh cười cười, bước nhanh vào Thôi phủ. Phòng cho khách quý của Thôi phủ đã được dọn xong. Thân phận Dương Nguyên Khánh là Sở Vương, lại không có quan hệ riêng tư gì với Thôi Hoằng Nguyên nên đương nhiên không thể đi thư phòng, chỉ có thể nhận lễ nghi long trọng nhất của Thôi phủ.
Tuy nhiên Dương Nguyên Khánh tới vội vàng nên Thôi phủ không kịp chuẩn bị. Không có đèn treo, không có vòng hoa, chỉ có thảm đỏ trải dọc trên đường từ cửa vào phòng khách quý. Thôi Hoằng Nguyên mời Dương Nguyên Khánh đến phòng khách quý, nhường ghế chính. Hai người khách sáo nhau một chút rồi đều tự ngồi xuống.
Một thị nữ dâng lên hai chén trà. Dương Nguyên Khánh bưng chén trà lên quan sát, thấy vách chén mỏng như giấy, trong suốt như ngọc, mơ hồ có thể thấy màu xanh của trà, cười nói:
- Sứ trắng Hình Diêu cũng có thể làm được tinh tế nhẵn nhụi như vậy thật là hiếm thấy. Chẳng lẽ đây là chén Bạc Ảnh trong truyền thuyết?
Thôi Hoằng Nguyên hơi đắc ý cười nói:
- Đúng là chén Bạc Ảnh. Trăm năm qua Hình Diêu tổng cộng chỉ có năm cặp, hiện giờ chỉ còn đúng hai cặp. Một cặp ở hoàng cung, một cặp ở trong phủ Bác Lăng Thôi thị. Hiện tại chiếc chén Bạc Ảnh trong tay bệ hạ chính là một cặp do Bác Lăng Thôi thị cất giữ.
- Thứ đắt tiền như vậy không ngờ lại cho ta dùng, thật không dám nhận. Nếu lỡ may ta làm hư hao gì thì chẳng phải sẽ trở thành tội nhân của Thôi gia?
- Điện hạ quá lời, trừ chiếc chén Bạc Ảnh này thì ta thật không nghĩ ra còn thứ gì khác có thể biểu hiện sự kính trọng của Bác Lăng Thôi thị tới điện hạ.
Hiện giờ Thôi Hoằng Nguyên hơi chột dạ, bản thân y là một người rất cẩn thận. Hơn nữa là con trưởng của Thôi thị, cũng chỉ vì năm đó khi phụ thân lựa chọn người thừa kế gia chủ thấy y yếu đuối nhát gan thiếu quyết đoán nên mới chọn con thứ Thôi Hoằng Thăng mà không chọn y.
Chỉ bởi vì Thôi Hoằng Thăng bị bệnh chết ở Liêu Đông, loạn thế triều Tùy nổi lên nên Bác Lăng Thôi thị mới nhất trí đề cử người có địa vị cao mà lại cẩn thận là Thôi Hoằng Nguyên tiếp nhận chức vị gia chủ.
Mấy ngày nay bởi vì Dương Nguyên Khánh lộ ra chút tiếng gió là sẽ tẩy trừ chốn quan trường Hà Bắc, động đến ích lợi của hai nhà Lô, Thôi nên mới khiến Lô Dự và Thôi Hoằng Nguyên chống cự quyết liệt. Nhưng quan điểm của hai người có sự bất đồng. Lô Dự chủ trương mạnh mẽ chống lại, quyết không nhượng bộ, nhất định phải khiến Dương Nguyên Khánh hiểu được thái độ cứng rắn của phái Hà Bắc.
Mà Thôi Hoằng Nguyên lại chủ trương thương lượng thỏa hiệp. Y không muốn cứng rắn quá mức làm Dương Nguyên Khánh trả thù. Cho dù Lô Dự cố thuyết phục nhưng y vẫn chỉ đồng ý trên mồm, trong lòng vẫn không cho là đúng. Cũng chính vì ý kiến không thống nhất nên mới xảy ra việc hôm nay Lô Dự lên triều mà Thôi Hoằng Nguyên tiếp tục giả ốm ở nhà.
Vì sự nhút nhát và chột dạ này nên y một mực tìm cách lấy lòng Dương nguyên Khánh, không tiếc lấy ra chén sứ trân quý nổi tiếng của gia tộc Thôi thị để đãi khách. Và Dương Nguyên Khánh nhanh chóng nhận ra thái độ cúi thấp biểu hiện từ tiềm thức tâm lý này.
Dương Nguyên Khánh không tỏ vẻ gì, chậm rãi uống một ngụm trà, một lúc lâu sau mới thở dài một hơi, nói:
- Tiếc nuối lớn nhất của ta là không thể đi thăm Bác Lăng Thôi thị. Năm ta đảm nhiện chức tổng quản U Châu, Thôi Thái thú của quận Trác có quan hệ rất tốt với ta. Thậm chí lúc ta cùng Lý Cảnh vì phản đối xuất binh Triều Tiên mà bị bãi chức thì Thôi thái thú cũng đứng ra biện giải cho ta. Phần ân tình này ta mãi nhớ trong lòng, luôn tìm một thời điểm thích hợp để hồi báo ân tình của Thôi Thái thú với ta năm đó.
Dương Nguyên Khánh nói vô cùng chân thành khiến Thôi Hoằng Nguyên cực kì cảm động. Y cũng thở dài một tiếng:
- Năm đó Hoằng Thăng cũng nói với thần rằng Dương tổng quản của U Châu là người rất thẳng thắn, ân oán rõ ràng, có thể quen thân. Chỉ tiếc rằng Hoằng Thăng tạ thế sớm, sau đó thiên hạ đại loạn. Bác Lăng Thôi thị còn không tự lo được cho mình nên vẫn không liên hệ với điện hạ. Kỳ thật Bác Lăng Thôi thị t렴rước đến nay vẫn ủng hộ điện hạ hết mình. Chúng thần đều hi vọng điện hạ sớm ngày thống nhất thiên hạ, nguyện làm cánh tay đắc lực của người.
Hai bên nhìn như nói chuyện ân cần, thực tế đều là cẩn thận thăm dò điểm mấu chốt của đối phương. Thôi Hoằng Nguyên biết Dương Nguyên Khánh tạm thời sẽ không động đến lợi ích chính của Bác Lăng Thôi thị, mà Dương Nguyên Khánh cũng hiểu Thôi Hoằng Nguyên nguyện ý thỏa hiệp. Nói đến bước này, Dương Nguyên Khánh liền chuyển thẳng sang việc chính.
- Lần này ta tình cờ mới biết được một kẻ huyện lệnh nho nhỏ dám tham ô sáu trăm tấn lương thực, quả là đáng khiếp sợ. Tuy huyện lệnh đã bị giết nhưng ta phát hiện rất nhiều lỗ hổng trong vấn đề kho lương, vì vậy ta quyết định thanh tra toàn diện các kho lương thực ở Hà Đông, Hà Bắc và Trung Nguyên. Nhưng triều đình có rất nhiều lời ra tiếng vào đối với việc này, lại có người chủ trương bỏ qua chuyện cũ, về sau quản lý nghiêm hơn là được. Không biết Thôi Tướng quốc có thái độ gì đối với việc này?
Ánh mắt sắc bén của Dương Nguyên Khánh nhìn chằm chằm vào Thôi Hoằng Nguyên. Một lời nói xuyên trúng nhược điểm khiến Thôi Hoằng Nguyên hoảng loạn. Y thật không ngờ Dương Nguyên Khánh lại hỏi trực tiếp như vậy làm y không kịp chuẩn bị, nhưng y lại không thể lảng tránh, dù sao y vẫn là tướng quốc, từng thảo luận chuyện này trong Tử Vi Các.
Môi của y ngập ngừng, rốt cục thấp giọng nói:
- Thần thấy được quan trọng là phải có chứng cớ đầy đủ. Nếu quả thật phạm tội thì phải truy cứu, nhưng nếu như không phải lạm quyền mưu lợi mà chỉ vì thế cục hỗn loạn làm tổn thất lương thực kho lương thì có thể tha thứ.
- Đó là đương nhiên. Dù sao rối loạn như vậy, chỉ cần không phải là mưu lợi thì ta sẽ không truy cứu. Nhưng nếu như liên quan tới hối lộ, không làm tròn bổn phận hay tham ô thì ta sẽ không tha thứ dễ dàng như vậy.
Thôi Hoằng Nguyên giật thót một cái. Y nghe ra lời nói của Dương Nguyên Khánh có vấn đề, chỉ thẳng vào Trương Ký Bắc. Trương Ký Bắc chẳng phải là kẻ tham ô sao?
Quả nhiên, Dương Nguyên Khánh nhìn chăm chú vào y, chậm rãi nói:
- Về vụ án của Trương Ký Bắc, chắc chắn sẽ có rất nhiều kẻ liên can. Ta chỉ có thể làm cho Thôi Tướng quốc một chuyện, nếu vụ án dính đến con cháu Bác Lăng Thôi thị thì ta có thể buông tha. Những người còn lại, một kẻ cũng không thoát được. Thôi Tướng quốc đồng ý hay không?
Đây là giới hạn của Dương Nguyên Khánh trong việc xử lý vấn đề kho lương lần này. Thế lực bên ngoài của hai nhà Thôi, Lô sẽ bị tẩy sạch, nếu là con cháu thì sẽ không bị động đến. Như vậy sẽ không va chạm đến lợi ích chính của hai nhà Thôi, Lô. Đây là sự nhượng bộ của Dương Nguyên Khánh.
Thôi Hoằng Nguyên đương nhiên cũng nghe hiểu. Y biết Dương Nguyên Khánh đã nhượng bộ, bây giờ chính là cần bọn họ nhượng bộ.
Suy nghĩ thật lâu, Thôi Hoằng Nguyên rốt cục gật đầu:
- Ta đồng ý phương án của điện hạ.
Lần tỏ thái độ này của y tương đương với việc liên minh Thôi Lô chính thức bị chia rẽ…
Chức năng ban đầu của cung Tấn Dương là làm hành cung của Dương Quảng, các bộ chức năng khác của bộ, tự còn thiếu. Năm trước không lâu sau khi quân Tùy công phá được Thái Nguyên thì nơi đây lại được xây dựng thêm trên qui mô lớn. Ba tỉnh sáu bộ chín tự năm giam dần dần hình thành khu xử lý và làm việc riêng.
Trong Ngự Sử đài nằm ở góc đông nam là một tòa lầu ba tầng nhỏ màu đỏ. Bởi vì sở hữu quyền hạn giám sát và bắt giữ nên tầng hầm ngầm được xây dựng để làm ngục lao tạm giam phạm nhân.
Trở về từ Thôi phủ, Dương Nguyên Khánh đi thẳng tới Ngự Sử đài. Ngự Sử Đại Phu là Dương Thiện Hội, một trong bảy tướng của Tử Vi Các. Nhưng vị trí đó của gã chỉ là trên danh nghĩa, gã không tham dự vào sự vụ cụ thể của Ngự Sử đài mà để ba người Ngự sử trung thừa phụ trách.
Một người là Hàn Thọ Trọng phụ trách giám sát đủ loại quan lại trong kinh thành, một người là Lưu Mông phụ trách giám sát quan phủ địa phương, còn lại là Đới Sùng Vận, phụ trách xử lý sự vụ nội bộ của Ngự Sử đài.
Trừ ba vị Ngự sử trung thừa còn có mười hai Thị Ngự Sử và mười bốn người Ngự Sử giám sát. Tính cả Ngự Sử Đại Phu, Ngự Sử đài tổng cộng có bốn mươi người, phụ trách toàn bộ giám sát hoạt động của cả vương triều Đại Tùy.
Vụ án kho lương thực phát sinh tại quận Triệu lần này vẫn chưa chấm dứt dù Dương Nguyên Khánh đã giết Huyện lệnh và Huyện thừa. Từ lời khai lấy được từ tâm phúc của Từ Thủ Tín và một số bản ghi chép đút lót điều tra trong thư phòng, thì lại lộ ra chữ kí của một vị thượng ti trong thư, thái thú quận Triệu Trương Ký Bắc.
Trong bản ghi chép biểu hiện rất rõ Trương Ký Bắc biết việc Từ Thủ Tín tham ô kho lương thực và cũng ngầm đồng ý việc Từ Thủ Tín tham ô. Bù lại, Từ Thủ Tín phải chia chác hai phần cho Trương Ký Bắc.
Bởi vì việc nhận hối lộ chưa diễn ra nên có thể không tính, coi như không làm tròn bổn phận. Nhưng trong bản ghi chép của Từ Thủ Tín lại nói rõ gã hàng năm đều đút lót cho Trương Ký Bắc năm nghìn xâu tiền để lấy được lời khen của y, liên tục ba năm như vậy.
Nhưng đây chỉ mới là một huyện, quận Triệu tổng cộng mười một huyện, vậy những huyện khác thì thế nào? Đương nhiên tra xét việc Trương Ký Bắc nhận hối lộ chỉ là lấy cớ, điều Dương Nguyên Khánh muốn chính là dùng Trương Ký Bắc để giết gà dọa khỉ toàn bộ đám quan của Hà Bắc.
Lúc Dương Nguyên Khánh đến cửa Ngự Sử đài thì Hàn Thọ Trọng đã được báo tin chờ ở đó. Y thi lễ:
- Tham kiến điện hạ!
Dương Nguyên Khánh gật đầu:
- Trương Ký Bắc nhận tội không?
- Khởi bẩm điện hạ, tên này mồm rất cứng, chết cũng không chịu khai, một mực không thừa nhận mình nhận hối lộ, tra tấn cũng vô dụng.
Hàn Thọ Trọng thở dài:
- Ty chức đang nghĩ biện pháp để y khai!
- Dẫn ta đi xem y.
Mọi người vội đưa Dương Nguyên Khánh tới địa lao. Từ bậc thang một gian phòng đi sâu xuống ước chừng ba hay bốn tr. Cảnh vật trước mắt dần tối mờ, ngọn đèn trên vách tường lập lòe, không khí vẩn đục, âm u ẩm thấp. Một loại cảm giác âm trầm khủng bố tràn ngập địa lao.
Dọc theo một dãy hành lang dài tới trước một cánh cửa sắt. Viên lính coi ngục mở cửa, hơn mười thân vệ và quan viên Ngự Sử đài vây quanh Dương Nguyên Khánh đi vào.
Bên trong cửa sắt là một gian nhà đá, dùng đá xanh lớn để xây, có vẻ khá trống trải. Trên vách đá treo đầy các loại dụng cụ tra tấn. Trong góc có một chậu than lửa, tám tên đàn ông vạm vỡ cởi trần nửa trên vẻ mặt dữ tợn, ánh mắt hung ác nhìn chằm chằm vào một lồng sắt trong phòng.
Lồng sắt rộng khoảng tám thước, trong góc có một người đang ngồi rũ rượi. Trên chân đeo xích sắt, nửa trên cởi trần, mình đầy thương tích. Đây đúng là Trương Ký Bắc bị áp giải đến lúc buổi sáng. Lúc này gã đã hôn mê, đầu gục lên thanh sắt.
Thẩm vấn Trương Ký Bắc thực hiện y theo kiểu tam đường hội thẩm, do ba người Đại Lý Tự Thiếu Khanh, Hình bộ Thị lang và Ngự Sử trung thừa cùng thẩm vấn.