Nhưng nội binh trong tháp khói lửa lại phải chịu áp lực chiến tranh rất lớn, hết lượt lính gác lưu động này đến lượt khác đến công kích khiến cho nội binh trong tháp khói lửa có mười tên lính đã bỏ mình năm người, chỉ còn lại năm tên Tùy binh cố thủ thành lũy ở cực bắc Đại Tùy này.
Sáng sớm hôm nay, một đợt chấn động liên tiếp không ngừng đã đánh thức đám binh sĩ trong tháp khói lửa đang ngủ say. Mấy tên lính đều bật người dựng lên, ngơ ngác nhìn nhau, không hiểu chuyện gì xảy ra.
Lúc này từ phương xa truyền đến từng đợt tiếng vang kỳ lạ hệt như tiếng sấm rền trước khi bão táp tiến đến, Hỏa Trưởng kịp thời phản ứng, hô to một tiếng:
- Không hay rồi!
Anh ta cuống cuồng chạy lên tầng ba.
Từ tầng thứ ba tháp khói lửa nhìn ra xa, trong ánh mắt mấy tên quân Tùy là sự sợ hãi cực độ. Bọn họ nhìn thấy ở phương bắc xuất hiện một mảng xám xịt, chiều ngang hơn mười dặm. Đó là chủ lực kỵ binh Đột Quyết xuất hiện. Dựa vào kinh nghiệm, bọn họ biết đằng sau mảng xám đó sẽ là một dàn kỵ binh vô cùng đông đúc, chí ít cũng có đến hai ba trăm nghìn người.
Hỏa trưởng đột nhiên hét lớn lên một tiếng:
- Châm khói lửa rồi bỏ chạy ngay!
Anh ta và hai tên lính trèo lên đỉnh tháp khói lửa, đốt cây đuốc lên rồi đốt lên một nồi sắt lớn cỏ tím và phân sói. Ba cột khói báo động phóng lên cao, khói đặc cuồn cuộn để truyền tin về phương nam rằng đại quân Đột Quyết đã đột kích. Phía nam cách đó mấy chục dặm lại có ba trụ khói báo động được đốt lên, càng truyền càng xa, truyền về hướng Thái Nguyên.
Rất nhanh, đại quân Đột Quyết đã đông đảo tiến tới dưới chân núi Lương Trảo sơn, kỵ binh Đột Quyết đông nghìn nghịt hệt như biển đen mênh mông vô bờ, ít nhất cũng phải có hơn hai trăm nghìn quân.
Đột Quyết là một quốc gia toàn là dân binh, có bao nhiêu thanh niên trai tráng là có bấy nhiêu quân đội, trong lịch sử Đại Nghiệp những năm cuối, Thủy Tất Khả Hãn từng dẫn hàng triệu dũng sĩ mặc giáp tập trung hoả lực tấn công phương bắc, uy hiếp nghiêm trọng sự bình an của Trung Nguyên.
Đột Quyết cũng lại là một liên minh bộ lạc rời rạc, ngoài ba mươi sáu bộ lạc Đột Quyết, đồng thời họ còn khống chế được mười mấy bộ lạc Thiết Lặc. Khi Đột Quyết cần phát động chiến tranh, tất cả các bộ lạc Thiết Lặc đều phải xuất binh yểm trợ. Đột Quyết có hùng mạnh hay không tùy thuộc vào việc họ có khống chế được các bộ Thiết Lặc hay không.
Năm đó Đột Quyết thảm bại ở Phong Châu.Tuy thực lực các bộ Đột Quyết tổn thất thê thảm và nghiêm trọng nhưng các bộ Thiết Lặc thì tổn thất không lớn. Tuy nhiên, chính vì Đột Quyết thực lực suy yếu, không kêu gọi được các bộ Thiết Lặc nên thảo nguyên xuất hiện sự chia rẽ khiến Đột Quyết chưa gượng dậy nổi đã nhanh chóng bị suy sụp đi xuống.
Khoảng thời gian hai năm ngắn ngủi không đủ để Đột Quyết sống lại nhưng có thể giúp Đột Quyết có được cơ hội. Nội chiến bên trong Ô Đồ dường như là món quà trời ban cho Đột Quyết.
Xử La Khả Hãn nhanh chóng nắm lấy cơ hội, đánh tan Ô Kẹp Mộc, tiếp nhận gần ba trăm ngàn Ô Đồ bộ tộc đầu hàng khiến Đột Quyết lập tức có thêm sức mạnh.
Chính sức mạnh đánh bại Ô Đồ bộ đã khiến cho Đột Quyết lại thành công khi triệu tập liên minh các bộ Thiết Lặc. Gần như tất cả Khả Hãn của các bộ Thiết Lặc đều quy thuận Đột Quyết Đại Khả Hãn, khiến cho Đột Quyết suy yếu lại một lần nữa cường thịnh trở lại.
Lúc này, Xử La Khả Hãn chết vì bệnh, huynh đệ của ông ta là Hiệt Lợi Khả Hãn đăng cơ, các bộ Thiết Lặc lại xuất hiện dấu hiệu chia rẽ lần nữa khiến Đột Quyết ở vào thế cực kỳ nguy hiểm, vô cùng khó khăn, nhưng lại là một hoàn cảnh vô cùng tế nhị.
Người mới đăng cơ Hiệt Lợi Khả Hãn hiểu rất rõ tình thế nguy hiểm mà Đột Quyết đang phải đối diện thì cũng biết nên làm gì được đây?
Muốn Thiết Lặc các bộ không chia rẽ, muốn xoay chuyển tình thế nguy hiểm trước mắt chỉ có một cách, một lần nữa lấy thắng lợi huy hoàng để tạo nên uy danh tối cao của Đột Quyết trên thảo nguyên. Ánh mắt Hiệt Lợi Khả Hãn liền chuyển hướng về phía nam, Đột Quyết ngã ở đâu thì phải đứng dậy từ đó.
Hiệt Lợi Khả Hãn thấy Trung Nguyên xảy ra nội chiến, ông ta biết có thể lợi dụng Tùy Đường đang lúc bất hòa để tìm cơ hội, vì thế ông ta liền phái ra hai nhóm sứ giả đi sứ Tùy Đường.
Nhưng cùng lúc với việc phái sứ giả, ông ta đã bắt đầu tập kết quân đội quy mô lớn. Số quân ông ta tập kết bao gồm đại quân Đột Quyết một trăm bảy mươi ngàn người trong Ô Đồ bộ, rồi lại mượn từ Hồi Hột và Tiết Diên Đà bộ mỗi nơi bốn mươi ngàn binh, khiến cho tổng binh lực của ông ta lên đến hai trăm năm mươi ngàn.
Hiệt Lợi Khả Hãn ghìm chặt chiến mã, híp mắt đánh giá tháp khói lửa Lươn Trảo sơn cách đó không xa. Ông ta biết rõ khói lửa này báo hiệu điều gì. Vượt qua tháp khói lửa này là tiến vào địa giới Đại Tùy, Hiệt Lợi Khả Hãn khoát tay ra hiệu cho quân đội dừng lại.
Ông ta xoay người xuống ngựa, quỳ hai đầu gối xuống thảo nguyên, cuối cùng toàn bộ thân đều rạp xuống thảo nguyên, vô cùng thành kính, dường như đang cảm nhận được các thần thánh của thảo nguyên đang truyền chỉ cho ông ta. Một lúc lâu sau, ông ta đứng lên, xoay người hô lớn:
- Mongke Tengri nói cho ta biết, thảo nguyên không có tuyết, chính là cơ hội mà Người đã ban cho chúng ta!
Lời tiên đoán của ông ta trong nháy mắt đã truyền khắp toàn quân. Đại quân Đột Quyết hơn hai trăm ngàn n người cùng vung tay cao tung hô. Tiếng hoan hô vang dội khắp thảo nguyên. Trong tiếng hoan hô, Hiệt Lợi Khả Hãn vung chiến đao hướng về phía nam ra lệnh:
- Tiêu diệt toàn bộ Ô Đồ bộ, cướp sạch Trung Nguyên!
Chiến mã đại quân hơn hai trăm ngàn người phi nhanh như một làn sóng thủy triều đen thổi quét thảo nguyên, vừa gào thét vừa tiến về phía hồ Phục Khất ở hướng nam...
Bóng đêm bao trùm phủ Thái Nguyên. Dương Nguyên Khánh ngồi trong thư phòng bên bàn viết, hắn đang viết một bức thư cho Vương Thế Sung ở Lạc Dương, nói cho ông ta biết một chút về sự thay đổi của cục diện.
Bởi vì Đột Quyết xâm nhập phía nam với quy mô lớn làm rối loạn bố trí chiến lược của triều Tùy, hắn buộc phải điều chỉnh quân đội một chút, năm mươi ngàn quân ùy đóng ở Trung Nguyên bị cắt giảm còn ba mươi ngàn, chủ yếu bố trí ở quận Đông, nhà kho Lê Dương và quận Huỳnh Dương quận, quân Tùy sẽ rút quân đóng giữ ở quận Toánh Xuyên quận, quận Nhữ Nam và quận Tương Thành.
Ngụ ý là nói cho Vương Thế Sung biết rằng lúc này đây quân Tùy không thể bảo hộ sự an toàn của ông ta được, ông ta chỉ có thể tự lo mà thôi. Điều này thực ra cũng là triều Tùy sắp bị bức bách dồn ép rút lại chiến tuyến.
Vừa rồi, Dương Nguyên Khánh đã viết một bức thư cho Từ Thế Tích và Lai Hộ Nhi, ra lệnh cho bọn họ cố gắng hết sức để đưa người Trung Nguyên di chuyển đến Hà Bắc.
Từ mười ngày trước Dương Nguyên Khánh đã ban bố lệnh phát động chiến tranh khắp nơi của Đại Tùy, mệnh lệnh cho tổng quản Phong Châu Bùi Nhân Cơ dẫn một trăm ngàn quân đội hiệp trợ ba mươi ngàn hộ, khoảng hơn hai trăm ngàn dân chúng dời vào quận Linh Võ rồi lại ra lệnh đưa số người Trung Nguyên nhiều nhất có thể di chuyển đến Hà Bắc.
Đồng thời, nông dân các vùng nông thôn phía bắc Thái Nguyên cố gắng tránh vào thành, mệnh lệnh cho quan phủ các nơi sắp xếp chu đáo cho dân tị nạn.
Trước mắt tổng binh lực quân Tùy ước chừng hai trăm năm mươi lăm ngàn người, nhưng bởi vì chiến tuyến triều Tùy quá dài, bố trí cũng khá phân tán đóng ở quận Hội Ninh và quận Linh Võ có hai mươi ngàn người, ở Trung Nguyên và nhà kho Lê Dương ba mươi ngàn người, ở Hà quận Bắc Trác có một trăm ngàn người, ở Liêu Đông một trăm ngàn người, ở quận Đôn Hoàng một trăm ngàn người, ở quận Hà Đông và Hà Nội ba mươi ngàn người, mặt khác đóng ở đô thành Thái Nguyên còn cần bốn mươi ngàn người. Như vậy tính ra lượng quân đội mà bọn họ có thể điều động được chỉ còn lại một trăm ngàn người.
Dương Nguyên Khánh đặt bút xuống, khẽ thở dài. Bất cứ lúc nào, chiến tranh cũng đều ảnh hưởng rất lớn tới dân chúng, đặc biệt là chiến tranh dị tộc xâm lược. Nếu chuẩn bị không đầy đủ sẽ khiến nhân dân Đại Tùy gặp phải tai họa vô cùng nặng nề.
Trong lịch sử cuối đời Tùy, kỵ binh Đột Quyết tới thành Thái Nguyên đánh cướp bốn phía Hà Đông, tới thành Trường An, cướp sạch toàn bộ Quan Trung. Bọn chúng lợi dụng thời cuối nhà Tùy càng vùng Trung Nguyên suy yếu, không không còn sức chống cự nên hết lần này đến lần khác tiến vào Trung Nguyên, đánh cướp phụ nữ và tài sản, sinh linh lầm than, khiến người dân Trung Nguyên và tài sản của họ bị tổn thất cực kỳ thê thảm và nghiêm trọng.
Dương Nguyên Khánh hiểu rất rõ lần này không giống với lần Phong Châu.Khi xưa Phong Châu gần triệu dân di dời về quận Linh Võ ở phía nam, có thành Hà Khẩu làm bức bình phong độc đạo ngăn cản đại quân Đột Quyết xâm nhập phía nam khiến Phong Châu tổn thất cũng không lớn, hơn nữa quân đội dựa vào thành trì chắc chắn để phòng ngự nên có thể chống lại hơn một trăm ngàn quân Đột Quyết.
Còn lần này dân cư Hà Đông đông đúc, quân Đột Quyết sau khi tiến vào Hà Đông, gần như không còn nguy hiểm nào cần phải phòng thủ cả. Nếu quả thật bị quân đội Đột Quyết tiến vào Hà Đông thì chắc chắn sẽ bị tổn thất thê thảm và nghiêm trọng. Quan trọng hơn là quân Đột Quyết sẽ không đánh tiếp chiến thành khiến quân Tùy không có ưu thế như ở Phong Châu lần trước.
Hơn nữa lúc này chiến lực cung tiễn của Đột Quyết đã không thua gì quân Tùy. Quân Tùy ngoại trừ ưu thế có khôi giáp thì ưu thế ở các phương diện khác đều không lớn nữa.