Thiên Kiêu Ngạo Thế

Chương 6


Trong nhà cỏ đơn sơ, ngọt đèn mờ nhạt chập chờn, hòm gỗ cổ xưa được mở ra, để lộ một thanh đoản đao xanh biếc, một quyển sách ố vàng, một cây bút khắc dài nửa thước màu xám tro.

Thợ khắc cũng là người khắc tranh.

Bút khắc là một loại bút tương tự bút khắc, ngòi bút làm từ vật liệu sắc bén, đây chính là công cụ giúp Linh Văn Sư khắc họa hoa văn.

Cho nên, bút khắc còn có tên gọi khác là Văn Đao.

Riêng Lâm Diệp càng thích tên gọi Văn Đao hơn, bởi văn đao khi đọc lên gần giống với vấn đạo.

Vấn đạo thiên hạ, ai dám tranh phong.

Vừa đọc lên đã làm cho người ta có cảm giác hưng phấn không nói lên lời.

Tầm mắt Lâm Diệp dựng ở quyển sách ố vàng và bút khắc dài nửa thước kia hồi lâu.

Hai đồ vật này có ý nghĩa quan trọng với Lâm Diệp.


Quyển sách ố vàng dày chừng ba đốt ngón tay, bên trên không tên.

Bìa sách dùng da thú cắt may mà thành đã rất cũ nát, đoán chừng quyển sách này đã tồn tại từ lâu, men theo dòng thời gian của năm tháng, khiến cho người ta chỉ cần liếc mắt nhìn qua cũng có thể cảm nhận được một hơi thở cổ xưa nhuốm đầy tang thương.

Còn cây bút khắc màu xám dài nửa thước kia cũng có chút đặc biệt, không giống với các loại bút khắc bình thường hay thấy, nó có vẻ giống một thanh kiếm hơn, bên ngoài xám tro không chút màu sắc, bên trên thân khắc lấy những đồ án thần bí, đầu bút giống như mũi kiếm.

Cả chiếc bút tỏa ra khí tức lạnh băng chiếu thẳng đến chỗ sâu trong linh hồn khiến người khác sợ run.

Đây là hai bảo vật thần bí nhất trên người Lâm Diệp.

Trong hòm gỗ ngoài ba đồ vật đoản đao, bộ sách, bút khắc, còn có một ít xương cốt, da thú, cành cây, khoáng thạch gì đó, tất cả đều là linh tài.

Chúng có thể dùng để luyện khí, hoặc nhờ có thủ pháp luyện chế đặc biệt, có thể trở thành linh mực và vật liệu cần thiết để khắc dấu linh văn.

Tất cả những linh tài này được Lâm Diệp nhặt được trong đoạn thời gian lang thang trước đó, nếu bán ra cũng có thể thu được một khoản tài phú lớn.

Ở trong góc tối hòm gỗ, còn có một khối gỗ chỉ lớn bằng ngón tay cái, bề mặt xù xì, cứng như ngọc thạch.

Loại gỗ này có tên là "Thạch Tùng Ngân Mộc" không có giá trị gì.

Tính chất đặc biệt duy nhất là đủ cứng, cứng giống như đá.

Đối với linh văn học đồ mà nói, Thạch Tùng Ngân Mộc là một vật liệu tuyệt vời để luyện tập khắc dấu linh văn.

Lâm Diệp cẩn thận lấy ra quyển sách ố vàng kia, ngồi xuống bên cạnh cửa sổ trước bàn học.

Hắn yên lặng nhìn quyển sách ố vàng, không mở ra mà lâm vào trầm tư.

Trong lúc ngẩn ngơ, suy nghĩ của Lâm Diệp trở về ký ức rất lâu trước đó.

...!
Đây là tòa nhà tù hầm mỏ giam giữ rất nhiều tù phạm ngăn cách với thế giới bên ngoài.


Từ khi Lâm Diệp bắt đầu có ký ức, hắn vẫn luôn sống ở trong tòa nhà tù hầm mỏ này.

Bầu trời nơi đây đen xì, âm u ẩm ướt, chưa từng có ánh mặt trời nào lọt xuống được.

Bầu không khí rất ngột ngạt, ngày nào cũng có những kẻ tù tội cũ chết đi và những kẻ tù tội mới tiến vào.

Ở trong trí nhớ của Lâm Diệp, trước khi tòa nhà tù hầm mỏ này bị phá hủy, chưa từng có ai trốn được khỏi tòa lao ngục này.

Nghiêm túc mà nói, dù sống ở đây nhưng Lâm Diệp cũng không phải kẻ tù tội, hắn là một đứa trẻ mồ côi.

Lúc bị phát hiện, xém chút bị những tù phạm hung thần ác sát này coi như lương thực mà ăn luôn.

Lộc tiên sinh từng nói với hắn như vậy.

Mà Lâm Diệp còn sống được đến giờ cũng là nhờ Lộc tiên sinh cứu.

Không ai biết lai lịch của Lộc tiên sinh, nhưng địa vị của ông ở trong tòa lao ngục này rất đặc biệt.

Từ thủ vệ trong coi nhà tù hầm mỏ cho đến những kẻ tù tội kia, ai cũng cung kính nghe lời Lộc tiên sinh.

Tất cả có được là nhờ một thân phận khác của Lộc tiên sinh - Linh Văn Sư.


Từ bé Lâm Diệp đã đi theo bên người Lộc tiên sinh, ngoan ngoãn nghe lời ông nói gì làm lấy.

Từ học chữ, phân biệt linh tài, học cách chế mực, luyện tập khắc dấu, học thuộc đồ án linh văn, đến các loại việc vặt vãnh như bưng trà rót nước, giặt quần áo nấu cơm vân vân.

Lâm Diệp cho rằng mình đã coi như là đệ tử của Lộc tiên sinh, thủ vệ và những kẻ tù tội trong nhà tù hầm mỏ cũng nghĩ thế.

Nhưng mà Lộc tiên sinh chưa từng chấp nhận người đệ tử Lâm Diệp này.

Theo cách nói của Lộc tiên sinh, cả đời này ông không tính thu đệ tử, cùng lắm Lâm Diệp chỉ có thể coi như một tạp dịch giúp việc bên người ông.

Đối với cách nói này, từng khiến cho Lâm Diệp sa sút một hồi, nhưng theo thời gian hắn cũng dần quên đi.

Hắn chỉ dành lại một góc sâu trong đáy lòng coi Lộc tiên sinh như sư tôn mà đối đãi.

Cuộc sống trong nhà tù hầm mỏ rất buồn tẻ, tối tăm không có ánh mặt trời.

Theo thời gian, Lâm Diệp lớn dần lên, cũng dần hiểu được bên ngoài nhà tù hầm mỏ này còn có một thế giới rộng lớn hơn..

Bình Luận (0)
Comment