Lý Chí Kiệt gọi điện thoại cho Lục Thiếu Hoa vì anh ta phát hiện ra gia tộc Rothschild có điều bất thường, dường như họ muốn mua mấy mỏ dầu ở khu vực Trung Đông và dường như muốn thật sự đối đầu với tập đoàn Phượng Hoàng.
Bọn họ từng nghĩ tới chiếm lấy dầu mỏ Phượng Hoàng, đặc biệt còn ngoại giao với hoàng gia Ảrập để nhằm thực hiện ý đồ này, đáng tiếc họ không hay biết giữa hoàng gia Ảrập và tập đoàn Phượng có mối liên hệ thân tình.
Hơn nữa hoàng gia Ảrập được như ngày hôm nay là nhờ sự che chở của căn cứ Hổ Gầm, hoàng gia Ảrập nắm được chủ quyền trên lãnh thổ của mình nhờ sự hậu thuẫn rất lớn của căn cứ Hổ Gầm.
Nhưng nay mối quan hệ đó không còn được như trước nữa, đáng tiếc gia tộc Rothschild không biết điều này, họ cứ nghĩ tập đoàn Phượng Hoàng, căn cứ Hổ Gầm và hoàng gia Ảrập có mối liên hệ thân thiết với nhau.
Gia tộc Rothschild tuy bị thất bại ở Ảrập, nhưng ở nhiều nơi khác cũng có sự thành công, sở hữu được vài mỏ dầu và chính thức tuyên chiến với căn cứ hổ gầm.
Gia tộc Rothschild hành động liên tục, Lý Chí Kiệt lo lắng rằng nếu không có biện pháp đối phó sẽ xảy ra hậu quả khôn lường, cho nên anh mới gọi điện cho Lục Thiếu Hoa xem ý hắn thế nào.
Là ra tay hay còn chờ đợi?
Chỉ có hai lựa chọn, có điều Lục Thiếu Hoa lại chọn cách chờ đợi xem tình hình và bảo Lý Chí Kiệt cho người theo dõi, bất luận gia tộc Rothschile có ành động gì, chỉ cần họ dùng thủ đoạn là sẽ dùng hỏa lực áp chế.
Tuyên chiến cùng căn cứ Hổ Gầm không phải là một lựa chọn sáng suốt, gia tộc Rothschild đã từng bị căn cứ Hổ Gầm trả thù, bọn họ biết rõ điều này, chỉ e rằng lần này sẽ khác.
Lý Chí Kiệt rất khó chịu với quyết định của Lục Thiếu Hoa, anh nghĩ với thực lực của căn cứ hổ gầm, một gia tộc Rothschild chứ đến mười gia tộc Rothschild cũng sẽ bị đánh bại.
Nhưng mà, Lý Chí Kiệt không rõ Lục Thiếu Hoa đang tính toán những gì.
Lục Thiếu Hoa muốn xem gia tộc Rothschild sẽ phải nếm trải sự thất bại trên thương trường như thế nào
Nếu Lục Thiếu Hoa đã có quyết định như vậy thì Lý Chí Kiệt cũng không phản ứng gì và tuân theo mệnh lệnh của hắn.
Chỉ có một thời gian ngắn nhưng rất nhiều chuyện đã xảy, gia tộc Rothschild là người châm ngòi khiến cho tập đoàn tài chính Rockefeller và tập đoàn Goldman Sachs bắt tay hợp tác, tập đoàn Phượng Hoàng đối mặt với áp lực lớn. Là ông chủ Lục Thiếu Hoa tất nhiên cũng chịu áp lực.
Nếu như trước kia, Lục Thiếu Hoa sẽ trực tiếp ra tay hành động, nhưng hiện tại thời cơ chưa đến nên Lục Thiếu Hoa chưa có động thái gì.
Một khi thời cơ chưa chín muồi, Lục Thiếu Hoa không thể làm khác được, đành để kẻ địch kiêu ngạo một thời gian vậy.
Thời gian trôi qua rất nhanh, chỉ có nửa tháng nhưng rất nhiều việc đã xảy ra, tuy nhiên điều đáng mừng là có những chuyện Lục Thiếu Hoa không phải can thiệp cũng được đối phó dễ dàng.
Nửa tháng nay Lục Thiếu Hoa đi Tứ Xuyên hai lần để xem xét tình hình xây dựng lại cơ sở hạ tầng.
Hai mươi ngày từ khi trận động đất kết thúc, tập đoàn Phượng Hoàng lập kế hoạch tiến hành xây dựng lại cơ sở hạ tầng bị phá hủy, khi vừa bắt đầu Lục Thiếu Hoa đến một lần, và bốn mươi ngày sau hắn đến lần nữa.
Mỗi lần đến Tứ Xuyên Lục Thiếu Hoa cũng không ở lại lâu, Lục Thiếu Hoa chỉ nán lại hai ngày rồi trở lại Hồng Kông, bởi vì ở đây có việc mà hắn phải xử lý.
Cuối cùng thời cơ để tiêu diệt tập đoàn tài chính Rockefelle và tập đoàn Goldman Sachs cũng tới gần. Đây là hành động lớn, Lục Thiếu Hoa không phải là người chỉ huy nhưng cũng không thể không quan tâm, cho dù không là người trực tiếp là nhưng ít nhất cũng phải lộ mặt một chút.
Sự thật chứng minh, Lục Thiếu Hoa xuất hiện đã khích lệ tất cả những người môi giới chứng khoán. Khi hành động công kích bắt đầu, tất cả người môi giới chứng khoán giống như có thêm thuốc kích thích, rất hào hứng.
Tập đoàn tài chính Rockefeller!
Một trong mười tập đoàn tài chính lớn nhất Mỹ. Gia tộc Rockefeller bắt đầu từ việc đầu tư dầu mỏ, rồi sau đó mới đầu tư sang lĩnh vực tài chính và phát triển rất mạnh ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Mỹ. Người sáng lập Johan Rockefeller khởi nghiệp từ dầu mỏ, năm 1863 xây dựng nhà máy lọc dầu, năm 1870, trên cơ sở nhà máy đã có mở rộng thành công ty xăng dầu, phát triển rất nhanh và trở thành độc quyền dầu mỏ ở Mỹ thu được lợi nhuận cao đầu tư thêm vào lĩnh vực tài chính và chế tạo. Trở thành một tập đoàn phát triển mạnh, năm 1935, tổng tài sản là 6,6 tỷ USD, đến năm 1960 tăng tới 82,6 tỷ USD, trung bình 25 năm tăng trưởng 11,5 lần. năm 1974 tổng tài sản là 330,5 tỷ USD, vượt qua tập đoàn tài chính Morgan. Các Công ty xăng dầu lớn nhất Mỹ có 16 công ty, trong đó có 8 công ty thuộc tập đoàn tài chính Rockefeller.
Ảnh hưởng của tập đoàn tài chính Rockefeller là rất lớn. Tập đoàn này nắm giữ nhiều ngân hàng lớn, có các công ty sản xuất lớn, nắm giữ trong tay mạng lưới công ty tài chính khổng lồ. Như ngân hàng Manhattan, công ty bảo hiểm nhân thọ và hàng trăm công ty tài chính khác. Thông qua cơ quan tài chính này, trực tiếp hoặc gián tiếp khống chế nhiều khu công nghiệp và xí nghiệp khai thác ở các lĩnh vực luyện kim, hóa học, cao su, ô tô, thực phẩm, hàng không, công nghệ thông tin, quân sự (súng ống,đạn dược). Các công ty phụ trách việc cung cấp súng ống, đạn dược có: công ty Maik Tanner • Douglas, công ty Martin • Mali ai, công ty Perry • Rander và công ty điện khí Wies Hans. Tập đoàn tài chính Rockefeller còn hợp tác với công ty United Airlines, hàng không Mỹ, hàng không Đông Phương
Tuy nhiên đó là giai đoạn đầu phát triển, sau đó do công việc làm ăn không thuận lợi, tập đoàn tài chính Rockefeller đã chuyển nhượng các mỏ dầu và tài sản của mình cho tập đoàn Phượng Hoàng, cũng chính là lúc hợp tác với Lục Thiếu Hoa để xử lý tập đoàn tài chính Morgan.
Hiện tại tập đoàn tài chính Rockefeller thiếu ngành sản xuất dầu mỏ, tập trung vào lĩnh vực tài chính nhưng vừa khi đó cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính ập đến nên tập đoàn này ít nhiều bị ảnh hưởng.
Không chỉ vậy, nay phía tập đoàn Phượng Hoàng luôn đưa tin về các vụ bê bối của tập đoàn tài chính Rockefeller khiến giá cổ phiếu của các công ty thuộc tập đoàn này bị xuống trầm trọng.
Khủng hoảng kinh tế, thêm vào đó tập đoàn Phượng Hoàng lại luôn tìm cách gièm pha, tập đoàn tài chính Rockefeller khó có thể trụ vững.
Mọi lĩnh vực không quan trọng lắm, tập đoàn tài chính Rockefelle có thế mạnh ở lĩnh vực hàng không, nhưng bởi vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên ngành công nghiệp hàng không cũng bị đình trệ.
Không thu được nợ mà doanh thu cũng không có.
Hiện tại ngành hàng không của tập đoàn tài chính Rockefeller gặp phải tình huống xấu, không được sự hỗ trợ của ngành dầu mỏ nữa, bởi vì lĩnh vực dầu mỏ đã bị tập đoàn Phượng Hoàng tiếp quản, Lục Thiếu Hoa quyết định không cung cấp nhiêu liệu cho các công ty hàng không của Tập đoàn Rockefeller, nên các công ty này phải tìm đối tác khác.
Tập đoàn dầu mỏ Phượng Hoàng khống chế được được các công ty khác vì thế hợp tác để đấy giá dầu cao lên khiến cho tập đoàn tài chính Rockefeller phải chi rất nhiều tiền.
Hơn nữa nhu cầu du lịch của người dân cũng ít đi đáng kể vì thế hãng hàng không cũng phát triển chậm, tất cả để ảnh hưởng đến sự hưng thịnh hay suy vong của tập đoàn tài chính Rockefeller.
Cuộc khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến ngành ngân hàng, tập đoàn tài chính Rockefeller có rất nhiều khoản nợ không đòi được, nhưng bởi vì tập đoàn tài chính Morgan đã bị phá sản nên Rockefelle hưởng rất nhiều ưu đãi.
Cái ưu đãi thứ nhất là ngân hàng Manhattan, đây là ngân hàng hàng đầu ở Mỹ, sau khi tập đoàn tài chính Morgan phá sản, tập đoàn tài chính Rockefeller đã tiếp quản phụ trách tất cả, chưa ổn định hết thì khủng hoảng kinh tế xảy ra.
Nói chính xác là có bị ảnh hưởng nhưng vẫn có thể tồn tại được, nhưng sau khi Tập đoàn Phượng Hoàng tung nhiều tin ảnh hưởng xấu đến tập đoàn Rockefeller thì ngân hàng Manhattan gặp rất nhiều phiền toái.
Ngân hàng Manhattan rơi vào khủng hoảng, điều này khiến cho tập đoàn Phượng Hoàng có nhiều lợi thế, trước tiên ngân hàng Phượng Hoàng ở Mỹ đã có vị trí hơn.
Chỉ có điều Mỹ không phải là địa bàn của tập đoàn Phượng Hoàng, khó trở thành ngân hàng lớn nhất ở đây được, dân chúng không đồng tình và chính phủ Mỹ cũng không ủng hộ việc đó.
Hiện tại ở Mỹ có hai ngân hàng lớn, địa vị tương đương nhau, một là ngân hàng Phượng Hoàng, một ngân hàng của chính phủ Mỹ.
Sau khi Lục Thiếu Hoa hạ lệnh công kích tập đoàn tài chính Rockefeller, chỉ có hai từ để nói bọn họ đó là bất hạnh.
Ngân hàng Manhattan gần như phá sản, tập đoàn tài chính Rockefeller đang đứng bên bờ vực thẳm.
Tuy nhiên không chỉ có vậy, để cho tập đoàn tài chính Rockefeller phá sản còn cần thêm một số nhân tố khác nữa.