Tiêu Sơn Tráng Sĩ

Chương 13

Luôn mấy hôm chùa Tiêu Sơn làm lễ dâng sao. Khách thập phương kéo đến
rất đông. Mà sư các nơi đến họp giảng kinh cũng nhiều lắm. Hai chữ "dân sao"
đem dùng vào chùa Tiêu Sơn thật đúng vì đêm, người ta đứng Ở các ruộng thấp
chung quanh, ngước mắt nhìn lên chùa thấy quả đồi đã thành một chòm sao "tua
rua" lấp lánh bên những khóm lá đen um của mấy cây thị cao ngất. Vì thế, ngoài
khách đến lễ, lại còn khách đến ngắm cảnh chùa nữa, tối nào cũng người lui người
tới rầm rập quá nữa đêm chưa ngớt.
Nhưng lễ dâng sao chỉ là một cớ để các tráng sĩ đảng Tiêu Sơn tụ hội đó mà
thôi
Tan đàn được một hôm thì chư tăng bắt đầu vào làm lễ thiền định. Suốt một
ngày một đêm, mấy trăm sư nhịn ăn và chỉ uống nước lã, để được tĩnh tâm trí mà
nghiền ngẫm đến chân lý của đạo nhiệm mầu. Trong khi ấy, các cổng chủa đóng
chặt, không để một người trần tục nào lui tới.
Hôm đó, ai đến Tiêu Sơn tất đã được mục kích một cảnh tượng rất oai nghiêm
và cảm động.
Trên chùa, một dẫy chiếu giải kín năm gian. Các nhà sư chia ra hai hàng, ngồi
xít vào nhau, mỗi người tay cầm một quyển sổ trong có chứa những ý riêng của
mình để đem ra bàn.
Một hồi chuông gióng giả trong không.
Đối với nhân dân quanh vùng thì đó là hồi chuông bắt đầu vào lễ tĩnh tọa. Và
những người thực mộ đạo nghe thấy tất chắp tay vào gnực mà thì thầm tụng niệm
bài kinh sám hối.
Nhưng kỳ thực, đó chỉ là một hồi chuông khai mạc hội đồng bí mật. Mấy trăm
thiền sư ngồi xếp bằng trên chiếu, lặng lẽ cúi đầi, trông rất có vẻ trầm tư mặc
tưởng.
Dút hồi chuông, Quang Ngọc ngồi giữa, giáp lưng vào tường, đứng dậy nói:
- Nam vô a di đà phật?
Mọi người đáp lại:
- Nam vô a di đà phật?
Quang Ngọc chờ cho ai nấy im lặng, rồi nói tiếp, tiếng nghe sang sảng:
- Đây là nơi tu hành. Anh em ta chỉ ẩn núp dưới bóng từ bi để lam việc lớn. Vì
thế Ngọc này đã cùng anh em đồng chí khai mạc hội đồng bằng một câu niệm
phật, tức là để dâng lời tạ tội chân thành lên đức Phật tổ Như Lai.

Chàng ngừng một phút đưa mắt nhìn mọi người:
- Bây giờ đến việc của chúng ta: việc lớn, việc nước, Những người đến bàn
việc trọng đại ấy họp Ở đây không phải là cách thiền sư nữa. Ngững người ấy chỉ
là một bọn đồng chí đã thề với nhau tôn phò nhà Lê. Ngững người ấy đã cử Trần
Quang Ngọc này lên chức đảng trưởng, lên ngôi minh chủ, thì trong lúc này Ngọc
tôi không còn là Phổ T nh thiền sư mà chỉ là Trần Quang Ngọc, tôi trung của nhà

Chàng chỉ một cái hộp đỏ bên trái:
- Đây là ấn tín anh em giao cho. Cái mệnh lệnh độc đoán của nó, hẳn anh em
đã rõ
Rồi trỏ thanh kiếm đặt bên phải:
- Đây là thanh bảo kiếm anh em giao cho. Cái sức mạnh quả quyết của nó, anh
em chẳng còn lạ. Hôm nay anh em ta họp nhau Ở đây vì một việc khẩn cấp. Trước
khi bàn đến việc ấy tôi xin trình bày với anh em tình hình của đảng.
Quang Ngọc tra xét các sổ sách rồi lại nói:
- về binh khí, hiện nay ta có năm mươi cây hoả mai cướp được của các huyện,
các đồn, một trăm hòm đạn, thuốc đạn, mồi, hai nghìn thanh mã tấu, hai nghìn ngọ
dáo trường, hai nghìn tay cung, nỏ, một nghìn thanh kiếm. Ngựa thì mới có ba
chục con thôi. khí giới như thế kể cũng hơi ít đấy, nhưng thắng bại là nhờ về lòng
dũng cảm cửa quân đội hơn là nhờ về sự công hiệu của khí giới.
"Về quân đội, thì hiện nay trong hạt Kinh Bắc này, ta đã có hơn một nghìn.
Hơn một nghìn quân ta phải chống nổi một vạn quân của Quang Toản.
"Về dân tình đối với đảng ta thì anh em hãy nghe tờ trình của Phạm quân đi
quyên giáo các nơi về"
Quang Ngọc mở một tờ ra đọc:
"Nhân dân hạt Kinh Bắc rất mến tiếc nhà Lê. HỌ bảo bọn Tây Sơn là lũ thoán
nghịch. CÓ người lại không nhận nhà Tây Sơn là giống Annam nữa. Coi họ như
một bọn giặc dị chũng Ở phía Nam (để đối với bọn giặc tàu Ở phía Bắc về thờ đức
Thái tổi khai quốc). Hễ nhà nào mà Thái biết là bậc trung nghĩa, ngỏ lời quyên
tiền, thì họ vui lòng giúp ngay. Vì thế trong có nửa tháng, mà Thái thu được vào
quỹ một món tiền lớn là năm mươi lạng bạc"
Quang Ngọc nói tiếp:
- Anh em coi, ta tuy mới có hơn một nghìn tinh binh nhưng lúc ta khởi sự, số

người theo ta không phải là ít. Còn như về vấn đề tài chính, thì anh em không phải
lo ngại điều gì. Hiện giờ trong quỹ có tới hơn vạn lạng bạc. ấy là không kể số
binh lương đã có nhân dân sẵn lòng cung đốn.
"Sau khi đã tỏ bày tình hình của đảng với anh em, minh chủ tôi xin hỏi anh em
một câu rất quan hệ. Mà mục đích cuộc tụ hội này cũng chỉ có thế. Vậy xin anh
em lưu ý đến câu hỏi ấy, suy nghĩ kỹ càng, rồi ai có ý kiến gì hay, mà đem ra bàn
với bạn đồng chí. Câu ấy là:
"Ta đã nên khởi sự chưa?"
Quang Ngọc ngồi xuống, một làn không khí bình tĩnh bao bọc lấy mấy trăm vẻ
mặt nghiêm túc, trầm hùng. Ai nấy đều cho câu hỏi kia có liên can tới vận mệnh
của nước, nên không dám trả lời hấp tấp.
Một lúc sau, một nhà sư mạnh bạo đứng dậy. Một người nhìn xem ai thì chính
là Lê Báo. Không để cho chàng kịp thốt ra được nửa lời, Quang Ngọc giơ tay ra
hiệu bảo im rồi ôn tồn nói:
- Hiền đệ nên nghe ngu huynh, hãy nhường cho anh em đồng chí bàn trước đã.
Việc là việc nước, há phải việc riêng của anh em ta?
Lê Báo hằn học ngồi xuống nhưng không dám cãi.
Một người đứng lên, thân thể cao lớn, mặt đen trán rộng. CÓ tiếng thì thầm:
"nguyễn Đoàn Yên Thế?"
Đoàn hắng dặng hai, ba lần rồi nói:
- Minh chủ đã hỏi, tôi xin quả quyết thưa rằng: Nên... Xem như đức Thái tổ ta
khởi nghĩa Ở Lam Sơn, binh sĩ khéo lắm được dăm trăm người theo. Thế mà nhờ
về tướng tài, nhờ về bền trí, đã lấy lại được giang san...
Một người cãi lại:
- Lam Sơn địa thế hiểm trở dễ giữ, chớ như đất Kinh bắc ta...
Đoàn ngắt lời ngay:
- Tôi xin hiến đất Yên Thế, Hữu Luông. Thực là một nơi rừng sâu gò hiểm. Ta
tiến có thể lấy Kinh Bắc dễ như chơi, ta lui có thể ẩn núp trong mạn rừng núi Thái
Nguyên, Bắc Cạn. ấy là chưa kể sau này ta có thể dụ được bọn Thổ, bọn Thái Ở
vùng ấy theo ta. Mà tài đánh giặc của dân Thái thì tôi đã được rõ. Vậy xin minh
chủ cứ quả quyết cho. Nên khởi sự lắm. Ta mà bỏ mất cơ hội này, sợ sau không

thể có nữa.
Nguyễn Đoàn vừa ngồi xuống thì một người khác đứng dậy liền. Người này
trái ngược hẳn với Đoàn, thân thể nhỏ nhắn, da trắng, mắt phượng, cử chỉ khoan
thai, lời nói nhỏ nhẻ:
- Thưa minh chủ, tôi là Hoàng Cân, tiểu tự Song Văn, người huyện Văn Giang,
xin dâng lên minh chủ cùng anh em đồng chí mấy lời thô thiển như sau: Tôi nghe
quân Tôn Sĩ Nghị năm xưa đông hơn mười vạn, từ lưỡng Quảng kéo sang như
mây bay như gió cuốn, khiến bọn Văn Nhâm không dám đánh phải lui ngay. Thế
mà quân Tây Sơn Ở Nghệ an vừa kéo ra là toàn thắng, như thế đủ biết người ta
mãnh liệt là nhường nào...
Lê Báo hung hăng đứng dậy quát mắng:
- song Văn giỏi thực? Dám múa mép tưng bốc quân Tây Sơn?
Quang Ngọc vội gạt:
- Lê hiền đệ không được vô lễ? Đẻ Hoàng quân bàn việc.
Hoàng Cân mỉm một nụ cười, nhìn Lê Báo rồi nói tiếp:
- Vậy tôi thiết tưởng dẫu binh đội ta có nhiều gấp mười nữa, cũng chưa chọi
nổi quân Tây Sơn chứ đừng nói hơn một nghìn vội. Bây giờ chỉ nên hết đảng cho
một ngày một to thê, rồi sau này hãy liệu. . .
Một chuỗi cười khanh khách đáp lại lời Song Vân. Quang Ngọc nhìn xem ai
thì là Bùi Thành Giang tự Tiểu Kiếm Sinh, người đất Lục Nam. Người ấy có tiếng
nghịch ngợm, vì say rượu lỡ giết mất một viên phân trí, nên phải trốn đến tu Ở
chùa MỘ Thổ. Quang Ngọc nghe tiếng Giang cười có vẻ mỉa mai, liền hỏi:
- Vậy Bùi Tiểu Kiếm cho biết ý kiến.
- Xin minh chủ cùng anh em đồng chí tha cho đệ cái tội hay cười. Nhưng lời
bàn của Song Văn làm cho đệ không nhịn cười được. Mỹ tự là Song Văn, thì thực
là xứng đáng với cái tính nhút nhát của con nhà văn ấy. Nhưng này bác Song Văn,
bác bảo quân Tây Sơn mãnh liệt, là quân Tây Sơn nào vậy? Nếu quân Tây Sơn của
Quang Huệ thì ngày nay còn đâu nữa mà đáng sợ? Mà nếu quân Tây Sơn của
Quang Toản, của Bùi Đắc Tuyên thì lại càng không đáng sợ lắ. Nhiều mà làm gì,
quân Ô hơp thì nhiều mà làm gì?
Hoàng Cân cũng chẳng vừa, mỉm cười đáp luôn:
- Nhưng nào phải quân Ô hợp. Ai bảo Bùi quân rằng đó là quân Ô hợp?
- Tôi bảo.
Lê Báo đứng dậy nói tiếp:
- Tôi cũng nói thế. Đứa nào có giỏi thì cãi đi.
SỢ mấy người kia lớn tiếng quá, hoá đánh lộn nhau, bất đắc dĩ Quang Ngọc
phải rút thanh bảo kiếm ra đứng lên nói:
- Ai làm mất trật tự cuộc đàm phán này hãy trông lượi kiếm đây.

Phạm Thái cũng đứng lên phân giải:
- Cả hai phái chủ chiến, chủ hoà đều có lý. Vì ta nên cất quân lắm chứ, chẳng
thế, ta họp nhau để làm gì nửa? Nhưng trước khi cất quân, ta hãy xem xét, so sánh
tình thế bên ta với bên địch đã nào. Cứ kể nghe minh chủ, nghe đảng trưởng của ta
đọc bảng thống kê ban nãy thì ta Ở vào cảnh trứng chọi với đá, thực đấy. Nhưng
tôi hỏi anh em, liệu quân Tây Sơn có đem toàn lực ra má chống với ta được
không?
Không thấy ai trả lời, Phạm Thái quay lại hỏi Hoàng Cân:
- Đại huynh đã biết tình thế quân Tây Sơn đấy chứ?
Hoàng Cân ngượng nghịu cúi đầu đáp khẽ:
- Chưa?
- Thế Bùi đại huynh?... Cũng chưa?... Vậy thì cãi lý với nhau làm gì? Thiết
tưởng muốn biết nên đánh hay chưa nên đánh, thì ít ra cũng biết tình thế bên địch
đã Vậy đệ xin giúp nhị vị đại huynh điều ấy, vì nhờ trời đệ biết.
Mọi người đều nhìn Phạm Thái, tỏ ý kính phục. Chàng ung dung nói tiếp:
- Kẻ cừu địch ghê gớm nhất của Tây Sơn cố nhiên không phải là bọn ta (chàng
mỉm cười) cùng là bọn Lê thần nghĩa dũng. Cũng không phải Ở Bắc tới, vì Tây
Sơn xưng thần với nhà Thanh rồi. Nhưng cò phía Nam? Hẳn anh em đã biết phía
Nam có Nguyễn ánh là tay chẳng vừa, càng thua càng hăng.
"Mười năm trước đây khi còn Nguyễn Huệ, Nguyễn ánh thua trận không còn
mảnh giáp chạy trốn sang Xiêm. Thế mà chỉ hai năm sau, năm Đinh Vị, đã có đủ
sức về lấy thành Gia Định rồi. Ngày nay toàn đất Gia Định rộng bằng mấy trấn
Bắc Hà, đã lọt vào tay Nguyễn ánh. Không những thế, Nguyễn ánh lại còn mộ
binh lính rất kíp cùng là giao thông với một nước lớn nào đó Ở phương tây, luôn
luôn đem chiến thuyền, đến đánh phá Qui Nhơn. Hiện giờ, hai bên giữ nhau găng
lắ, mà cũng chưa biết bên nào thắng bên nào bại. Vậy thì cái sức mạnh của Tây
Sơn Ở ngoài Bắc này ta không lấy gì làm sợ.
Lê Báo vui mừng reo lớn:
- Vâng có thế.
- Anh em đã biết tình thế bên địch ra sao, vậy tôi bàn thế này: Một mặt ta cứ
sửa soạn binh khí mộ thêm đảng viên; một mặt ta ra công dò la tin tức bên địch: hễ
khi nào bị Nguyễn ánh đánh cho đại bại Ở phía Nam, là ta khởi sự. Hơn nữa, xin
cho người vào Nam hẹn Nguyễn ánh họp sức cùng đánh, thì thiết tưởng việc lớn
làm gì chẳng xong.
CÓ tiến ai bẻ:
- Nhưng lúc bấy giờ trừ được cái nạn Nguyễn kia biết đâu lại không bị cái nạn
Nguyễn nọ?

Bình Luận (0)
Comment