Sáng hôm sau tỉnh lại, A Trì ngay cả sức rời giường cũng không có. Trương Mại chột dạ, ôm nàng đến bồn tắm ngâm nước nóng, rất quy củ, không dám động tay động chân.
A Trì cực kỳ mệt mỏi, cố mở hai mắt trừng hắn, rồi lại mơ mơ màng màng nhắm mắt lại. Trương Mại không để ý, ăn nói khép nép bên tai nàng, xin chỉ thị:
- Nếu không thì hai ta cáo bệnh đi? Nàng ngủ tiếp một lát, nhé?
A Trì không giả vờ ngủ nữa mà đưa hai tay bưng mặt hắn, chất vấn:
- Không đi đường lớn Định Phủ? Không đi bái kiến ngoại tổ phụ? Không mừng thọ cữu cữu?
Cáo bệnh, vậy mà chàng thật nghĩ được. Tân hôn ngày thứ năm bị bệnh? Làm người ta suy nghĩ lung tung đấy.
- Đi, đi, đi.
Trương Mại vẻ mặt tươi cười lấy lòng:
- A Trì nói đi, chúng ta liền đi.
Nàng nếu tắm rửa cũng có thể ngủ thì chúng ta đành phải cáo bệnh; bây giờ thấy nàng có sức mắng người rồi, thật tốt, thật tốt.
Hôm nay là ngày mừng thọ đại cữu cữu của Trương Mại là Mạnh Chính Tuyên, Trương Mại và A Trì phải qua chúc thọ, cộng với làm quen thân thích. Du Nhiên đã nói trước để A Trì có sự chuẩn bị:
- A Trì, ngày kia con sẽ mệt lắm đấy. Mạnh gia nhiều người, rất nhiều người.
Trương Đồng lúc ấy ngồi bên cạnh, mỉm cười góp náo nhiệt:
- Có gì đâu, nhiều người thì thu quà gặp mặt nhiều, đúng không? Có bỏ ra có thu vào, bỏ một phần thu một phần, rất hợp lý.
Mạnh gia trừ ngoại tổ phụ ngoại tổ mẫu ra thì có ba cữu phụ, bốn di mẫu, khoảng ba mươi biểu huynh đệ, biểu tỷ muội, ngay cả mấy tiểu nghịch ngợm thế hệ sau cũng có bảy tám đứa, quả thật nhân số đông đảo tụ hợp dưới một mái nhà.
A Trì nghĩ đến những điều này thì cơn buồn ngủ cũng bị dọa chạy mất. Mở mắt ra, trong làn hơi nước mờ mịt, nam tử tuấn tú hướng về phía mình mỉm cười. Bây giờ thì ra hình ra dạng! A Trì liếc hắn, nhớ tới sự đòi hỏi vô độ của hắn tối qua thì đỏ ửng hai gò má.
Mái tóc ướt rẽ ở sau vai, đôi mắt to lấp lánh, làn da trắng như tuyết, hai má ửng đỏ, tình này cảnh này chiếu vào trong mắt Trương Mại làm hắn tai nóng tim đập nhưng không dám lỗ mãng. Nếu bây giờ lại thế nào nữa thì quả thật chỉ có thể cáo bệnh.
Ôm A Trì ra khỏi bồn tắm, quấn nàng trong chiếc khăn bông lớn thật dày, Trương Mại vẫn luôn theo đúng quy củ, không dám gây thêm phiền toái. Chẳng qua, lúc hắn lấy khăn lau khô người, tự chăm sóc chính mình thì A Trì không có ý tốt nhìn chằm chằm hắn mấy lần.
Trương Mại cũng nhịn không được nữa, một bước đã bước đến trước mặt A Trì, cúi đầu cắn vành tai nàng:
- Ta có đẹp không?
A Trì vỗ vỗ mặt hắn:
- Đã sớm nói rồi, chàng quá cao, chỉ điểm này là không tốt.
- Không phải, ta là nói…………chỗ này…………
Hơi thở hắn nóng hổi mà hỗn loạn, ánh mắt hướng về phía bộ phận bên dưới. Khuôn mặt nhỏ nhắn của A Trì không thèm để ý nhưng hắn cố chấp vô cùng, nhất quyết phải hỏi cho ra kết quả. A Trì làm bộ làm tịch nhìn rồi nhíu mũi ghét bỏ:
- Quá lớn.
Trương Mại khẽ cười:
- Lớn và cứng giống nhau, đều rất thoải mái. Nha đầu ngốc, đạo lý này nàng còn chưa hiểu lắm, để tối ta dạy nàng.
Mới không thèm! A Trì đánh hắn một cái vang dội, âm thầm quyết định, tối nay không thể giống như mấy hôm trước, bị hắn dụ dỗ kéo lên giường sớm. Tối nay nàng muốn phong nhã một chút, ngâm thơ, vẽ tranh, thảo luận văn chương gì đấy.
Đám người Bội A và Nhu Hàn sốt ruột đợi ở bên ngoài từ lâu, thấy hai người rốt cục cũng đi ra thì vội mời họ ngồi xuống, búi tóc, trang điểm cho tân nương phú quý hoa lệ, tân lang cũng là dáng vẻ vui mừng, mặt mày rạng rỡ.
Lúc đôi phu thê tân hôn đến Mạnh gia thì Mạnh gia đã không còn chỗ ngồi, tụ tập trong nhà chính. Vừa bước vào đại khách sảnh, tiếng nói tiếng cười vọng đến, bốn phương tám hướng đều là y hương tấn ảnh (chỉ phục sức hoa lệ của phụ nữ, có khi dùng để ví von phụ nữ), A Trì không khỏi sinh lòng cảm khái, mẹ chồng đại nhân nói rất đúng, Mạnh gia nhiều người, rất nhiều người.
Trương Mại và A Trì đi vào, tất cả mọi người đều cảm thấy hai mắt tỏa sáng. Trương Mại thì khỏi phải nói, bọn họ nhìn hắn lớn lên, từ nhỏ đã thông minh lanh lợi khiến người ta thích, mạnh vì gạo, bạo vì tiền. Hôm nay đã thành thân, giữa hai chân mày lại thêm vẻ ôn hòa, khóe môi hơi mang theo ý cười, cả người nhìn qua lại càng hào phóng, làm ngươi ta như tắm gió xuân.
Tân nương là một thiếu nữ thanh xuân khoảng mười sáu mười bảy tuổi, trên người mặc y phục gấm đỏ thêu hoa vàng, càng tôn lên làn da như tuyết, dung nhan như họa của nàng. Đôi mắt to long lanh trong suốt như mặc ngọc, khi ánh mắt di chuyển, so với bảo thạch chân chính lại càng rực rỡ và mỹ lệ hơn.
Ánh mắt của trưởng bối hoặc vui mừng hoặc tán thưởng, đều cao hứng thay Trương Tịnh và Du Nhiên, đúng là con tốt dâu hiền, con tốt dâu hiền! Ánh mắt của những người ngang hàng phần lớn là hâm mộ, cũng có cười nhạo, Trọng Khải ngươi cũng có ngày hôm nay! Nhìn bộ dạng ngoan ngoãn phục tùng của ngươi, nam tử hán đại trượng phu có thể như vậy sao?
Còn các tiểu bối đều mang vẻ mặt tò mò, đây chính là thê tử mà biểu thúc mới cưới về, thật xinh đẹp. Nàng ấy đã đẹp mà y phục nàng ấy mặc cũng đẹp, màu đỏ rực rỡ, nhìn thích chết đi được.
Trong đó có hai tiểu cô nương khoảng mười lăm mười sáu tuổi, tướng mạo, tính tình, giáo dưỡng đều là thượng thừa, ngồi đoan trang, duyên dáng trên ghế mân côi, cử chỉ, hành vi không thể bắt bẻ. Chẳng qua nếu là người quen thuộc các nàng sẽ chú ý tới trong ánh mắt của hai người có cô đơn, chua xót và một ít bi thương không dễ nhận ra.
Du Nhiên mỉm cười đứng dậy, nắm tay A Trì:
- Con ngoan, mẹ dẫn con đi gặp các trưởng bối trong nhà ngoại tổ phụ.
A Trì cười cảm kích:
- Mẹ, cám ơn người.
Mẫu thân của Trọng Khải thật sự quá tốt, không giống mẹ chồng mà giống như mẹ ruột vậy.
Du Nhiên trước tiên dẫn hai người tới cái bàn ở trung tâm, mỉm cười nói với A Trì:
- Đây là ngoại tổ phụ, ngoại tổ mẫu.
A Trì biết đây là vợ chồng Mạnh Lại và Chung thị thì vội cùng Trương Mại bái lạy, cung kính gọi “ngoại tổ phụ, ngoại tổ mẫu”.
Mạnh Lại sớm đã gặp A Trì, vô cùng hài lòng với ánh mắt của ngoại tôn bảo bối, ông nhẹ nhàng cổ vũ vài câu, tặng một bức “Hoa Nghiêm Sơ” của Dự Chương Hoàng tiên sinh làm quà ra mắt. Thư pháp của Dự Chương Hoàng* tiên sinh, bút tích thực của ông ấy, cực kỳ trân quý.
* Dự Chương Hoàng tên thật là Hoàng Đình Kiên (1045-1105), tự Lỗ Trực, biệt hiệu Sơn Cốc đạo nhân, Phù ông, người Phân Ninh, Hồng Châu (thuộc Giang Tây ngày nay). Ông là thư hoạ gia và thi gia trứ danh đời Bắc Tống, cùng nổi danh với thầy là Tô Thức, người đời thường gọi Tô-Hoàng. Ông đỗ tiến sĩ, có làm một số chức quan. Ông là người cầm đầu thi phái Giang Tây, một trường phái quá chú trọng đến kỹ xảo làm thơ mà không quan tâm đúng mức đến nội dung tư tưởng của tác phẩm. Hoàng Đình Kiên còn là một người rất am hiểu về hội họa và là một trong những người viết chữ đẹp nhất thời Bắc Tống._Nguồn: internet
Ở đây có ba nhi tử và năm khuê nữ của Mạnh Lại, hơn phân nửa trong lòng đều oán trách “phụ thân thiên vị”. Tôn tử và ngoại tôn tử của ngài nhiều, người từng cưới vợ cũng nhiều nhưng chưa thấy ngài tặng danh tác như vậy cho ai bao giờ.
Chung thị tóc đã hoa râm nhưng sắc mặt vẫn hồng hào, dễ thấy là được bảo dưỡng thích đáng, sống an nhàn sung sướng. Bà là đích mẫu của Du Nhiên, tuy không thân thiết với Du Nhiên nhưng cũng có tình cảm ngoài mặt, cũng cười nói lời chúc phúc, tặng một chiếc kim bộ dao khảm châu ngọc làm quà ra mắt, rất long trọng.
Bái kiến xong đôi phu thê có vai vế cao nhất này, A Trì cho rằng kế tiếp hẳn là thọ tinh (người được chúc thọ) của hôm nay, đại cữu cữu Mạnh Chính Tuyên của Trương Mại, nào ngờ lại không phải. Du Nhiên giới thiệu người thứ hai ngồi một mình một bàn trên ghế mân côi chính là Hoàng Hinh, mẹ đẻ của bà:
- Đây là thứ ngoại tổ mẫu.
Đôi phu thê tân hôn hành lễ, một mực cung kính bái kiến Hoàng Hinh, gọi “thứ ngoại tổ mẫu”. Hoàng Hinh rất mất tự nhiên, lặng lẽ oán trách nhìn Du Nhiên. A Du con càn quấy rồi, đang yên đang lành bảo bọn nhỏ lạy ta làm gì? Càng lúc càng ngang bướng. Bà luôn hết cách với Du Nhiên, chỉ đành theo tình huống mà làm, dịu dàng nói câu “trăm năm hảo hợp” rồi đem hộp gỗ tử đàn cầm trong tay tặng cho A Trì.
Kế tiếp là đại cữu cữu Mạnh Chính Tuyên của Trương Mại. Ông lớn hơn Du Nhiên nhiều, tuổi tác xấp xỉ Trương Tịnh, hào hoa phong độ, nho nhã tuấn tú, là một nam tử trung niên rất có sức hấp dẫn. Mạnh Chính Tuyên mỉm cười nhìn đôi phu thê tân hôn:
- Trọng Khải cưới được một người vợ tốt, sau này hai con đến Nam Kinh, không có các trưởng bối bên cạnh, hai con phải giúp đỡ, tôn trọng và yêu thương lẫn nhau.
Nói rồi ông tặng đôi chén bạch ngọc cho A Trì. Chén này dùng cả khối bạch ngọc khắc thành, phẩm chất ôn nhuận, màu sắc trong suốt, được tô điểm thêm bởi hoa văn lưu vân và như ý, rất tinh xảo.
Trương Mại nhận lấy chén ngọc cười nói:
- Cữu cữu, đôi chén ngọc này con đã sớm để mắt tới, muốn xin ngài nhưng không thể không biết xấu hổ mở miệng. Hôm nay thật tốt, cuối cùng cũng thuộc về con.
Trong mắt Mạnh Chính Tuyên có ý cười:
- Là cho vợ con mà.
Trọng Khải lúc nhỏ vô lại thì cũng thôi, nay đã là người trưởng thành, đến thê tử cũng cưới vào cửa rồi mà còn nghịch ngợm với cữu cữu.
Trương Mại trâng tráo:
- Của nàng, chính là của con.
Hắn nâng niu đôi chén ngọc giao cho Nhu Hàn đứng hầu phía sau:
- Giữ cho kỹ, là của ta.
Mọi người đều cười.
Thê tử của Mạnh Chính Tuyên là Quý Quân, người đã đến tuổi trung niên vẫn xinh đẹp như cũ, bà kéo A Trì qua trêu ghẹo:
- Trọng Khải cướp đồ của con kìa, thật không thể tưởng tượng nổi! Cữu mẫu sai nó trả cho con, được không?
A Trì cười khẽ:
- Đa tạ cữu mẫu nhưng không cần đâu.
Quý Quân cố ý hỏi:
- Tại sao thế?
Khóe môi A Trì chứa ý cười, đàng hoàng nghiêm trang trả lời:
- Của chàng, chính là của con.
Mọi người trong sảnh tươi cười càng đậm. Tiểu thê tử của Trọng Khải tuy mới qua cửa không lâu nhưng cùng cậu ấy có chỗ rất giống nhau, quả thật không phải người một nhà thì không vào một cửa.
Nhị cữu cữu của Trương Mại Mạnh Chính Hiến tướng mạo khôi ngô, trang phục hoa lệ, thoạt nhìn chính là người lớn lên trong hũ mật, không biết đến nỗi khổ nhân gian. Tiểu cữu cữu Mạnh Chính Vũ mặt mũi tuấn tú, cũng là bộ dạng không buồn không lo. Hai vị cữu cữu này rõ ràng cực kỳ thân thiết với Trương Mại:
- Trọng Khải cưới vợ rồi, sau này hai người sống cho tốt, không được cãi nhau.
Thê tử của Mạnh Chính Hiến họ Chung, thê tử của Mạnh Chính Vũ cũng họ Chung, hai người là đường tỷ muội. Hai đường tỷ muội này nhìn qua cũng là dáng vẻ không có gì băn khoăn, cùng trượng phu của các nàng vô cùng tương xứng.
Sau ba cữu phụ theo thứ tự là bốn di mẫu. Đại di mẫu Mạnh Duyệt Nhiên, Trường Hưng hầu phu nhân đoan trang, từ ái; tứ di mẫu Mạnh An Nhiên, tổng binh phu nhân, dịu dàng, bình dị dễ gần; lục di mẫu Mạnh Hân Nhiên, vợ của ấu tử được Phúc Ninh đại trưởng công chúa sủng ái nhất, Nhậm tứ phu nhân thẳng thắn, hòa nhã; đường di mẫu Mạnh Y Nhiên, Lư nhị phu nhân tươi cười thướt tha, xinh đẹp. Bốn vị di mẫu thường ngày cùng Du Nhiên qua lại thân thiết, đối với A Trì vừa khách khí vừa thân mật.
Bái kiến xong các trưởng bối, Du Nhiên cười hì hì hỏi:
- Để con dâu nhỏ của ta nghỉ một lát, rồi lại ra mắt tiếp, thế nào? Bái kiến một hơi xong, sợ làm con dâu ta mệt.
Gặp các trưởng bối xong thì đến những người ngang hàng và vãn bối.
Mạnh Lại vuốt chòm râu bạc mỉm cười, nào có mẹ chồng như A Du vậy? Chiều hư con dâu. Chung thị trong lòng phức tạp nhìn Du Nhiên, chưa từng thấy mẹ chồng như vậy, thật sự đối đãi với con dâu như khuê nữ, cũng không biết nó là khôn khéo hay ngu xuẩn.
Trương Mại chỉ mong một câu này, vội đỡ A Trì ngồi xuống. Cử chỉ của hắn rơi vào mắt mọi người, có người âm thầm bật cười, có người trong lòng hâm mộ, cũng có người chua xót khó nhịn.
A Trì tối qua vận động hơn bình thường, hôm nay quả thật có chút không chịu nổi. Nàng ngồi nghỉ ngơi một lát, trong lòng càng kiên định: tối nay ta muốn phong nhã, ta muốn phong nhã!
Gặp những người ngang hàng và vãn bối là Phó Vanh dẫn A Trì đi. Tuy nói lễ nghi không rườm rà như vậy nhưng thật sự quá nhiều người, hơn ba mươi biểu huynh đệ, biểu tỷ muội làm đầu A Trì muốn choáng váng.
Tuy đầu óc choáng váng nhưng trong đó có hai tiểu cô nương để lại cho A Trì ấn tượng sâu sắc. Một người là ấu nữ Lý Nhược của tứ di mẫu, một người là ấu nữ Nhậm Cẩn của lục di mẫu, trong ánh mắt hai tiểu cô nương này nhìn về phía mình không che giấu được địch ý, làm người ta cảnh giác.
Thọ yến của Mạnh Chính Tuyên không có mời người ngoài, buổi trưa người một nhà cùng nhau uống rượu, nghe hí kịch, hài hòa, hòa thuận. Trên chỗ ngồi của nữ quyến là rượu nho từ Tây Vực tới, dìu dịu thơm ngọt, mịn màng triền miên như tơ lụa, Du Nhiên hưởng thụ uống nhiều hơn mấy chén----------bình thường, bà hoặc bị cha hoặc bị chồng quản thúc không cho uống nhiều rượu.
Trong lúc lơ đãng, bà liếc thấy A Trì tay cầm chén rượu chân cao, miệng nhỏ thích thú thưởng thức rượu nho. Con bé này cũng là một đứa không có tâm sự, giữa một đám người xa lạ mà có thể vui vẻ, thỏa mãn như vậy.
Ngày hôm đó Trương Mại và A Trì cuối giờ Mùi đã về Ngụy quốc công phủ. Nghỉ ngơi sơ sơ một lát, A Trì hứng thú dâng cao lấy bản đồ Ngụy quốc công phủ ra xem:
- Trọng Khải, thư phòng của chàng dường như rất thú vị, chiếm diện tích lớn mà bố cục cũng không giống người khác.
Trương Mại tự khoe mẽ:
- Phu nhân đã gặp nho tướng chưa, là người vừa có thể chinh chiến, lại tinh thông viết văn ấy! Tại hạ bất tài, có thể xưng là “nho tướng”, phu nhân nếu không tin, mời đến thư phòng của ta đánh giá.
A Trì cười khúc khích nhìn hắn khoác lác, bị hắn kéo đến thư phòng. Đến trước cửa thư phòng, Trương Mại chỉ vào ba chữ lớn “Bán Nguyệt Trai” như rồng bay phượng múa, giải thích cặn kẽ:
- Phu nhân, tên thư phòng này là ta tự đặt. Bởi vì ta nửa tháng luyện văn, nửa tháng luyện võ; nửa tháng sống ở Bình Bắc hầu phủ, nửa tháng sống ở Ngụy quốc công phủ, bởi vậy đặt tên là “Bán Nguyệt Trai”.
Bán Nguyệt Trai rộng rãi sáng sủa, trên chiếc bàn gỗ lim già dày nặng có rất nhiều bút, mực, giấy, nghiên, đồ rửa bút, đồ đặt tay. Các kệ sách san sát, sách trên kệ đa dạng, đủ loại, có thể thấy chủ nhân tìm hiểu rất rộng. Sau kệ sách có xích đu, trên chiếu có đệm ngồi, dễ thấy tính tình chủ nhân thư phòng không gò bó, cũng không câu nệ.
A Trì tùy ý lấy từ trên kệ xuống vài quyển sách nhìn có vẻ như sách giải trí thú vị:
- Có thể mượn đọc không?
Trương Mại đỏ mặt cướp lấy một quyển trong đó nhét trở lại kệ sách:
- Tiểu cô nương không thể xem cái này.
Sao hả, Trọng Khải chàng cũng xem sách đồi trụy à? A Trì sờ sờ mũi, ôm mấy quyển sách đến trên xích đu, ngồi xuống nhàn nhã lật xem. Trương Mại kéo ghế ngồi trước mặt nàng, nàng xem sách, hắn xem nàng.