Tống Y

Chương 409

Quả thực mấy người Thái Xác chỉ là quan văn.

Tất cả đã bị những thất bại liên tiếp khi chinh chiến với Tây Hạ làm hoảng sợ.

Phản ứng đầu tiên chính là hoà đàm, cùng lắm cũng chỉ căm hận chửi mắng quân đội vô năng một trận. Dù có thể nghĩ ra cách nhưng vẫn muốn dùng tiền để dàn xếp ổn thoả vì vậy cổ nhân mới có câu:"Tú tài tạo phản, ba năm không thành".

Đúng vậy. Đây là cách giải thích là cách tốt nhất đối với những người như vậy.

Đương nhiên cũng không thiếu những quan văn có chí khí, cứng cỏi

Nhưng bọn họ chỉ có nhiệt huyết, không hiểu thế nào là thống lãnh quân đội đánh địch nên cũng chỉ phí công.

Đỗ Văn Hạo liếc nhìn tiếng gào thét bốn phía xung quanh nói: "Nguyên khí quân ta đại thương. Tại sao quân Tây Hạ không như vậy? Hai nước giao chiến với nhau, đánh tới cuối cùng vẫn chỉ là thực lực của quân đội, là thực lực của một đất nước hợp lại. Điều này giống như một gã mập và một người gầy đánh nhau. Cho dù gã mập trúng mấy quyền, nhưng rốt cuộc vì da dầy, mỡ nhiều nên vẫn chống lại được người gầy.Người gầy sau khi trúng mấy quyền chỉ sợ xương cốt đã muốn gãy. Cuối cùng người gục ngã chỉ sợ chính là người gầy. Vì vậy trong cuộc chiến với Tây Hạ, chúng ta có thể đánh, phải đánh, hơn nữa nhất định có thể đánh thắng. Chỉ cần chúng ta chỉnh đốn tốt quân đội chúng ta, thành tinh binh, tương lai nhất định thắng lợi sẽ thuộc về chúng ta".

Chương Hoàng cười gượng nói: "Tại hạ không hiểu vì sao nhất định phải đánh với Tây Hạ?"

Thời đó kẻ thù chủ yếu của triều Tống chính là Đại Liêu và Tây Hạ. Bây giờ Đại Liêu và Đại Tống đã ký kết đồng minh.

Quan hệ của hai nước cũng khá tốt. Biên giới giữa hai nước cũng khá yên tĩnh.Dựa vào sử sách Đỗ Văn Hạo đã biết trong tương lai không xa nước Đại Liêu sẽ bị nước Đại Kim tiêu diệt vì vậy hắn không cần hao tâm tổn trí đi đánh Đại Liêu. Hắn chỉ cần chờ Đại Kim quật khởi, chém giết Đại Liêu tới khi đó Đại Tống sẽ đóng vai ngư ông thủ lợi là được

Nhưng trước hết nhất định phải giải quyết Tây Hạ, giải trừ nỗi buồn phiền trong lòng, tập trung lực lượng đối phó với Đại Kim trong tương lai.

Mặc khác đánh Tây Hạ còn có một mục đích rất quan trọng. Đó chính là trường nuôi ngựa. Ở Trung Quốc cổ đại có hai nơi sở hữu cơ sở nuôi ngựa với quy mô lớn. Một nơi ở nước Liêu, một nơi chính là Đan sơn mã trường của Tây Hạ.

Sau khi trải qua một thánh chiến tranh với người Thổ Phiên, Đỗ Văn Hạo đã nhận thức một cách xâu sắc rằng ở thời cổ đại muốn thành lập một đội quân có sức mạnh tấn công thì không thể thiếu kỵ binh.

Con đường tiến tới binh cường của quân đội Đại Tống có một trở ngại. Đó là thiếu chiến mã.

Vì vậy Đỗ Văn Hạo muốn đoạt lấy ít nhất một trong hai nơi nuôi ngựa này.

Nếu so sánh với nhau, trường nuôi ngựa của Tây Hạ tốt hơn nhiều so với trường nuôi ngựa của Đại Liêu.

Bởi vậy phải đánh cuộc chiến với Tây Hạ. Hơn nữa nhất định phải đánh sớm, giải quyết sớm.

Đương nhiên Đỗ Văn Hạo không thể nói cho những người ở đây biết trong tương lai Đại Liêu sẽ bị Đại Kim tiêu diệt.

Đỗ Văn Hạo đường hoàng nói: "Mở rộng biên giới lãnh thổ quốc gia chính là bổn phận của chúng ta.Nhìn vào bản đồ Đại Tống chúng ta chẳng lẽ chư vị đại nhân không thấy xấu hổ sao?Hơn nữa bây giờ Tây Hạ tấn công chúng ta, không phải chúng ta chủ động tấn công, khơi mào chiến tranh. Đối mặt với cuộc tấn công của Tây Hạ, chúng ta còn có sự lựa chọn khác sao? Chúng ta chỉ còn cách hăm hở đánh một trận bảo vệ quốc gia".

"Đỗ tướng quân nói sai rồi" Hàn Chuẩn lúc lắc đầu giống như chiếc trống lắc, ông ta cười khẩy nói: "Có thể dùng tiền để giải quyết sự việc này, tại sao lại muốn hy sinh tính mạng của ngàn vạn tướng sĩ?"

"Câm miệng!" Đỗ Văn Hạo nghiêm nghị cắt ngang lời của Hàn Chuẩn. Hắn quay người nhìn chằm chằm vào Hàn Chuẩn, hai mắt trợn tròn, vung tay nói: "Tại hạ vừa mới nói Thái Hoàng Thái Hậu đã trao quyền cho tại hạ định ra con đường xây dựng binh cường. Thái Hoàng Thái Hậu có nói người nhất quyết không thể tha thứ cho việc tiếp tục cống tiến hàng năm.Nhất quyết không thể tiếp tục dùng tiền đổi lấy bình an. Thái Hoàng Thái Hậu nói tiền nhiều cầm đi nghịch nước cũng nhất định không mang đi mua lấy sỉ nhục. Thái Hoàng Thái Hậu còn nói chỉ có loại người không có cốt khí nhuyễn đản mới đi khúm núm cầu hoà ( ý mắng chửi là người không dám đứng thẳng người làm việc ).Một khi muốn cầu hoà thì phải làm cho chúng cầu hoà với chúng ta. Là bọn chúng phải tiến cống tiền hàng năm để chúng ta lui binh. Đây mới là vương đạo. Đây mới là quân uy, quốc y của một thượng quốc".Nếu luận về tranh luận, tài ăn nói, mỗi một quan văn đang ngồi ở đây đều trên cơ Đỗ Văn Hạo, đương nhiên là không phục lời nói của Đỗ Văn Hạo. Nhưng vấn đề là Đỗ Văn Hạo câu trước Thái Hoàng Thái Hậu, câu sau lại Thái Hoàng Thái Hậu.

Sau khi dựa vào lời nói của Thái Hoàng Thái Hậu, thêm mắm thêm muối nói một hơi, cuối cùng ngay chính Đỗ Văn Hạo cũng không biết câu nào là nguyên văn của Thái Hoàng Thái Hậu, câu nào chính là suy nghĩ của hắn.

Những câu nói của hắn khi người khác nghe vào tai mình lại trở thành của Thái Hoàng Thái Hậu.

Những viên quan này cũng biết Đỗ Văn Hạo là người tâm phúc bên cạnh Thái Hoàng Thái Hậu, một bước tiến thẳng từ quan Đề Hình tứ phẩm lên tới tam nha Đô Kiểm Điểm, hơn nữa vì hắn mà Thái Hoàng Thái Hậu mở rộng Tể chấp, một tiền lệ chưa từng có.

Chỉ dựa vào điều này đã đủ hiểu phân lượng của Đỗ Văn Hạo trong con mắt Thái Hoàng Thái Hậu. Đương nhiên không một ai dám nghi ngờ những lời này không phải là của Thái Hoàng Thái Hậu, cho dù vẫn đoán rằng bên trong có một chút cường điệu.

Nhưng cơ bản là không sai nên ai nấy cũng lập tức trầm ngâm.

Đỗ Văn Hạo thuật lại lời nói của Thái Hoàng Thái Hậu, đã chỉ ra quan điểm cứng rắn của Thái Hoàng Thái Hậu trong việc chủ chiến hành động quân sự.Ngày nay Thái Hoàng Thái Hậu buông rèm chấp chính. Ý chỉ của nàng chính là thánh chỉ. Đó là quyết định cuối cùng.

Cho dù có tài ăn nói đám quan văn này cũng không dám phân cao thấp với Thái Hoàng Thái Hậu.

Nhất là đối với biến pháp, Thái Hoàng Thái Hậu là thủ lĩnh của phái bảo thủ. Trong khi đó ngoại trừ Vương Giai và Đỗ Văn Hạo, tất cả những đại thần trong này đều thuộc phái biến pháp. Thái Hoàng Thái Hậu buông rèm chấp chính, những đại thần này còn có thể ngồi ngây ngốc ở đây hay không còn phải dựa vào sắc mặt của nàng.

Có ai dám làm trái lại ý chỉ của Thái Hoàng Thái Hậu không? Trừ phi người đó không muốn cái mũ ô sa của mình.

Đối với những người trong này, chức vị lãnh đạo tối cao của Tể chấp vẫn là quan trọng nhất.

Không đáng vì một trận đánh với Tây Hạ ở biên giới mà làm cho Thái Hoàng Thái Hậu khó chịu hùng tâm binh cường của

Nhưng lúc trước lời nói của mấy người đều quá kiêu căng.

Đặc biệt là Chương Hoàng và Hoàng Lý còn phản đối gay gắt Đỗ Văn Hạo, lúc này đột nhiên muốn thay đổi thái độ, xuống thang khá nhiều.

Lúc này Vương Giai mới ho khen một tiếng nói: "Tuy Thái Hoàng Thái Hậu là nữ lưu nhưng lại có ý chí kiên định không khoan nhượng của đấng mày râu. Lão hủ đã nhiều lần được thụ giáo hùng tâm tráng chí nước giàu binh cường của người.Nếu chúng ta bẩm báo phương án hoà đàm nộp tiền tiến cống hàng năm, không nói việc có thể bị trả lại mà chỉ e còn khiến Thái Hoàng Thái Hậu nổi giận" Dù Vương Giai không có ra mặt trực tiếp ủng hộ Đỗ Văn Hạo nhưng những lời nói của ông ta trực tiếp tỏ thái độ đó một cách rõ ràng. Hơn nữa ông ta còn chỉ ra vấn đề mấu chốt, ý tứ rất rõ ràng. Mặc dù Thái Hoàng Thái Hậu là nữ lưu, bản tính mềm yếu nhưng đó chỉ là sự mềm yếu bề ngoài. Dù sao bây giờ Thái Hoàng Thái Hậu đang nắm quyền, muốn tạo nên một sự nghiệp, đang trong lúc tinh thần hứng khởi. Lúc này đừng có ai nghĩ tới chuyện gây phiền phức với Thái Hoàng Thái Hậu. Một khi như vậy thì đừng nghĩ tới ngồi ở vị trí này nữa. Nhất định Thái Hoàng Thái Hậu sẽ bỏ cũ thay mới.

Hữu Tể tướng Thái Xác chính là người nắm bắt tình hình nhanh nhất. Ông ta chắp tay nói: "Đỗ tướng quân nói rất đúng. Quân ta thiếu ý chí quyết thắng khi thất bại liên tiếp. Dân cư và quân đội Đại Tống chúng ta gấp vô số lân so với Tây Hạ. Gạo và tiền thuế thu được cũng nhiều hơn gấp mười lần. Chúng ta hao tổn nhiều, bọn chúng còn hao tổn tới mức không chịu nổi.Chiến tranh là do chúng áp đặt lên chúng ta, không phải là sự lựa chọn của chúng ta. Chúng ta cũng không còn sự lựa chọn nào khác, chỉ còn có thể đánh trận này.Thà làm ngọc vỡ, không làm ngói lành. Bản tướng đồng ý với đề nghị xuất binh đánh dẹp của Đỗ tướng quân" Sự thay đổi của Thái Xác khiến mấy người Hàn Chuẩn có phần xấu hổ nhưng sở trường của những người này đều là a dua theo người khác, thấy gió trong đại điện đã đổi chiều, lập tức sắc mặt cũng thay đổi, thể hiện lòng căm phẫn tột độ.

Môn hạ thị lang Chương Hoàng nói vẻ căm hận: "Đúng vậy. Thà rằng chết vinh còn hơn sống quỳ. Có thể nhẫn cũng không thể nhẫn. Ty chức tán thành ý kiến của Đỗ tướng quân xuất binh tử chiến với Tây Hạ"

Đỗ Văn Hạo ngạc nhiên. Người này trở mặt thực sự còn nhanh hơn mở sách. Lúc trước ông ta còn chỉ thẳng vào mặt hắn bác bỏ ý kiến của hắn. Trong nháy mắt đã thay đổi đồng ý với hắn.

Rất am hiểu nghệ thuật làm quan, quả thực rất bội phục.

Hàn Chuẩn cũng thực sự quá quen thuộc với chuyện gió xoay chiều, cảm giác xấu hổ trong nháy mắt đã nhường chỗ cho một dáng vẻ căm hận, ông ta lên tiếng phụ hoạ: "Đúng vậy. Quân Tây Hạ xâm phạm biên giới của ta. Kế sách hoà đàm chỉ như là nuôi hổ trong nhà.Bản quan vốn cho rằng quân ta suy yếu, chỉ e xuất binh không dễ đánh thắng nên mới đề nghị hoà đàm. Nhưng khi nghe Đỗ tướng quân nói Tây Hạ cũng bị nội thương chồng chất, càng không thể gánh chịu chiến tranh hơn so với chúng ta. Nếu một khi tiếp tục chiến tranh Tây Hạ tất không chịu nổi mà chủ động đề nghị đàm phán. Khi đó chúng ta không những huỷ bỏ được tiền tiến cống hàng năm mà có lẽ còn có thể đắc lợi cũng không chừng. Vì vậy bản quan cũng đồng ý với ý kiến của Đỗ tướng quân".

Ba người Thái Xác đã chuyển hướng, đương nhiên ba người còn lại cũng phải chạy theo. Tất cả đều căm phẫn mắng Tây Hạ, quyết tâm tử chiến với Tây Hạ.

Kết quả này có phần vượt qua dự đoán của Đỗ Văn Hạo nhưng lại làm hắn rất cao hứng, hắn cười vui vẻ, chắp tay nói: "Chư vị đại nhân. Trên phương diện chiến lược chúng ta coi thường kẻ thù nhưng trên phương diện chiến thuật chúng ta nhất định phải coi trọng kẻ thù. Nói thật bây giờ chúng ta vẫn chưa có năng lực thực sự để đánh bại hoàn toàn Tây Hạ vì vậy bây giờ vẫn chưa phải là lúc tử chiến một trận với Tây Hạ, chưa cần phải mở rộng quy mô, cùng phạm vi xung đột. Chúng ta chỉ cần tiến hành phản kích ở những nơi quân Tây Hạ xâm lấn, không cần phải tiến hành phản kích trên diện rộng".

Vương Giai mỉm cười, gật đầu nói: "Theo ý kiến của tướng quân, trận chiến này chúng ta nên đánh thế nào?"

"Ty chức cho rằng quân Tây Hạ dùng kỵ binh tiến hành tập kích quấy rối, bắt người cướp của ở biên giới. Lúc trước quân ta chỉ muốn truy kích kỵ binh quân địch muốn tiêu diệt chúng nhưng dùng bộ binh truy kích kỵ binh Tây Hạ thì quả là không thể tưởng tượng nổi. Đây chính là dùng sở đoán đấu với sở trường. Cũng giống như kiểu gậy ông lại đập lưng ông".

Hàn Chuẩn hỏi: "Ý của Đỗ tướng quân là dùng kỵ binh truy kích kỵ binh Tây Hạ sao? Chỉ e là không thể làm được. Hiện tại kỵ binh chúng ta không thể nào bén gót kỵ binh Tây Hạ".

"Cũng không phải" Đỗ Văn Hạo lắc đầu nói: "Nếu dùng kỵ binh đấu kỵ binh chúng ta sẽ gặp bất lợi, cũng là dùng sở đoản đấu sở trường.Nhưng bộ binh của chúng ta lại mạnh hơn quân Tây Hạ. Ít nhất chúng ta cũng nhiều quân hơn chúng. Đây chính là ưu thế của chúng ta. Trước kia chúng ta không tận dụng đầy đủ ưu thế này của mình. Khi tấn công luôn chia ra mấy đường cùng tiến.Làm như vậy cũng có chỗ tốt chính là khắp núi đồi tràn ngập quân của chúng ta, trông rất hoành tráng nhưng hiệu quả thực sự thì sao?"

Những đại thần Tể chấp này gần như đều không có kinh nghiệm cầm quân tác chiến nên đều im lặng chăm chú lắng nghe.

Dù sao Đỗ Văn Hạo người ta tốt xấu gì cũng có một lần cầm quân đánh quân Thổ Phiên, hơn nữa còn là thắng lợi lấy ít địch nhiều nên kinh nghiệm tác chiến của hắn nói ra vẫn có sức thuyết phục.

Đỗ Văn Hạo liếc nhìn tất cả mọi người trong đại điện rồi nói tiếp: "Hiệu quả đương nhiên là quá tệ.Chúng ta chia quân ra mấy đường cùng tiến, bản thân sẽ lọt vào giữa kẻ thù. Tuy tổng binh lực của kẻ thù kém hơn nhiều so với chúng ta.Nhưng mà đại bộ phận quân đội của chúng đều là kỵ binh, chúng có ưu thế tốc độ, có thể nhanh chóng tập trung binh lực, hình thành cục diện ưu thế về mặt binh lực, liên tiếp tấn công trên đường, tiến hành tiêu diệt từng bộ phận của chúng ta.Cuộc chiến Kỳ Câu quan là một minh chứng tốt nhất. Lúc đó quân ta chia binh làm ba đường bắc tiến. Quân Liêu tập trung binh lực mạnh hơn đánh lộ quân phía đông trước, quân ta đại bại, làm toàn bộ phòng tuyến thất bại theo. Mặt khác cuộc chiến Linh Châu mấy năm trước với quân Tây Hạ cũng thế. Chúng ta chia binh ra làm năm đường. Quân Tây Hạ tập trung ưu thế binh lực, đánh từng đường một, tiêu diệt từng bộ phận quân ta".

Vào triều Tống khi dụng binh chú trọng "Tương tòng trung ngự'. Tất cả kế hoạch tác chiến đều do triều đình "bế môn tạo xa" (nhắm mắt làm liều; xa rời thực tế; đóng cửa làm xe không quan sát đường sá - ví với chỉ theo ý chủ quan của mình mà làm việc, không cần biết đến thực tế khách quan) hoạch định trước, thậm chí còn cẩn thận lập ra bản đồ tác chiến.

Công việc này đôi khi còn do Hoàng Đế đích thân thảo ra.

Sau khi bản kế hoach tác chiến được lập ra, giao cho tướng chỉ huy để bọn họ mang tới tuyền tuyến chấp hành.

Vào thời cổ đại việc thông tin liên lạc vô cùng lạc hậu. Đối với loại hình bố trí chiến thuật, phương thức tác chiến tưởng tượng này giống như là mò trăng đáy nước. Trong khi đó thống soái ra trận lại chủ yếu là quan văn không hiểu quân sự, chỉ biết tuân theo kế hoạch tác chiến đó một cách mù quáng.

Khi quân đội hai bên tác chiến với nhau, xuất hiện vô số tình huống bất ngờ, quân tình thay đổi trong nháy mắt. Dù là thiên tài quân sự cũng không có khả năng dự đoán. Chỉ có thể căn cứ vào tình hình quân sự trước mắt để định ra kế hoạch tác chiến phù hợp vì vậy mới có câu ngạn ngữ: "Tướng ở bên ngoài có thể không tuân theo quân lệnh".

Nhưng bình thường những thống soái lãnh binh của Đại Tống không dám làm trái chiến thuật, kế hoạch tác chiến do đích thân Hoàng Đế định ra, tuân theo một cách cứng nhắc. Đây cũng chính là nguyên nhân quân Tống hễ ra trận là thất bại. Trong việc dụng binh với Tây Hạ, kế hoạch tác chiến với Tây Hạ thường do Xu Mật viện định ra.

Đối với cuộc chiến Linh Châu với Tây Hạ, khi đó Hàn Chuẩn mới nhậm chức Viện sứ Xu Mật viện ba tháng, đích thân chủ trì lập kế hoạch tác chiến.

Việc chia binh thành năm lộ cũng là ý của ông ta. ông ta thấy Đỗ Văn Hạo chê bai điều đó nên nóng mặt, cười gượng nói: "Thì ra Đỗ tướng quân cũng rất am hiểu binh pháp. Bội phục, bội phục! Chắc hẳn đã trải qua Võ Học sao? Đọc qua những binh thư tinh hoa nhất sao?".

"Võ Học" ở đây theo như lời Hàn Chuẩn nói chính là viện dạy tri thức quân sự do triều đình Bắc Tống thiết lập.

Đỗ Văn Hạo không vì bản thân mình chưa học qua quân sự mà không dám lãnh binh tác chiến. Triều Đại Thanh từng có rất nhiều tướng soái lừng danh không trải qua bất kỳ một hệ thống quân sự nào, càng không học qua binh pháp gì cả.Chiến thuật bọn họ sử dụng phần lớn đến từ chính bộ sách "Tam Quốc Diễn Nghĩa', cũng như thu thập kinh nghiệm tác chiến trong quá trình chiến đấu lâu dài.

Vì thế tri thức tác chiến quân sự cũng không nhất thiết phải học tập qua sách vở, binh pháp ở trường, cũng có thể thu hoạch thông qua các cuốn truyện khác nhau.Ở xã hội hiện đại, bùng nổ tri thức. Có thể học hỏi được bất kỳ tri thức quân sự nào. Ví dụ có thể thông qua các quyển sách về đề tài chiến tranh, các tin tức đưa trên ti vi, đặc biệt là hai cuộc chiến tranh thế giới có quy mô toàn thế giới, có thể thu lượm được rất nhiều tri thức quân sự từ đó. Muốn tìm hiểu cũng không mấy khó khăn. Một khi tiếp xúc với những trận đánh điển hình nhiều lần, có thể hiểu rõ cách dùng binh.

Vì thế nói chỉ nói đơn thuần trong việc bàn luận về tri thức quân sự, Đỗ Văn Hạo tuyệt đối hiểu biết hơn rất nhiều so với bất kỳ vị Đại tướng nào của Đại Tống.

Vì vậy khi Đỗ Văn Hạo nghe Hàn Chuẩn nói mấy câu mỉa mai đó, hắn cũng không tức giận. Hắn thản nhiên nói: "Tại hạ chưa học qua Võ Học, cũng không hiểu binh pháp nhưng mà cũng không chưa ăn thịt heo cũng đã thấy lợn chạy qua ( Đây là câu tục ngữ ý nói: Một người dù không tự mình trải qua một sự việc nhưng được nghe nói nên cũng hiểu chút ít )

Bên cạnh tại hạ có hơn mười tướng sĩ đã từng tác chiến với quân Tây Hạ. Tại hạ thường xuyên nghe bọn họ giảng giải kinh nghiệm tác chiến cũng có hiểu được một ít.

Khi Thái Hoàng Thái Hậu đề bạt tại hạ làm tam nha Đô Chỉ Huy Sứ, vì để không làm nhục sứ mạng của mình, tại hạ đã rành thời gian một tháng cẩn thận nghiên cứu qua những trận đánh điển hình của quân ta cùng quân Đại Liêu và quân Tây Hạ.Vì vậy tại hạ có hiểu được cái được cái mất của các bên. Đây chỉ là một số kiến giải vụng về của tại hạ".

Tể tướng Vương Giai nói: "Đỗ tướng quân quá khiêm nhường. Bây giờ Đỗ tướng quân là Đại tướng nổi danh cả nước. Năm trước lãnh binh đã lấy ít thắng nhiều, tiêu diệt hoàn toàn hai vạn quân Thổ Phiên. Khi đó tin chiến thắng báo cề, cả nước chung vui".

Vương Giai quay đầu nhìn Hàn Chuẩn, vuốt chòm râu bạc trắng cười nhạt nói: "Vừa rôi nghe Hàn đại nhân nói mới biết thì ra Hàn đại nhân cũng đọc qua binh thư, am hiểu tường tận binh pháp. Không biết Hàn đại nhân đã từng lãnh binh đánh trận chưa? Tiêu diệt được bao nhiêu quân Tây Hạ?"

Lập tức gương mặt già nua của Hàn Chuẩn đỏ ửng lên, nhưng ông ta không dám phản ứng với Tể tướng Vương Giai, chỉ biết cười ngượng ngùng, thở dài nói: "Thật hổ thẹn. Ty chức chưa từng cầm quân. Ty chức luôn tán thưởng chiến công của Đỗ tướng quân. Khi nghe qua Đỗ tướng quân nói vậy, trong lòng lại càng kính nể Đỗ tướng quân".

"Ha ha ha" Vương Giai đã có ước định với Đỗ Văn Hạo, gả nữ nhi bảo bối của mình được xưng là đệ nhất mỹ nữ kinh thành cho Đỗ Văn Hạo.

Bây giờ chuyện này người trong toàn kinh thành cũng biết, giờ nhìn thấy nhạc phụ tương lai che chở cho con rể của mình, đương nhiên không ai dám ăn nói lỗ mãng với Đỗ Văn Hạo.

Vương Giai mỉm cười nhìn Đỗ Văn Hạo nói: "Đỗ tướng quân, theo ý kiến của tướng quân, lần này xuất binh nên dùng cách gì để khác chế quân Tây Hạ?"

"Dùng sở trường của mình khắc sở đoản của địch".

"Cái gì là sở trường của quân ta? Sở đoản của quân Tây Hạ là gì?"

"Quân ta đông, số lượng vượt gấp nhiều lần tổng binh lực quân Tây Hạ, binh nhiều tướng mạnh.

Lương thảo của quân ta cũng nhiều, hậu cần đảm bảo hơn quân Tây Hạ.

Những ưu thế này của quân ta lại là những nhược điểm của quân Tây Hạ. Ngoại trừ việc số lượng binh lực của quân Tây Hạ thua xa rất nhiều quân ta. Đối với các tướng sĩ quân Tây Hạ tham gia tác chiến với quân ta, hậu cần quân Tây Hạ gần như không đảm bảo nổi. Kỵ binh cũng như bộ binh của chúng gần như đều không có cung cấp lương thảo. Trong quân của chúng có kỵ binh chuyên môn phụ trách việc toả ra bốn phía đánh cướp lương thảo, cỏ cho ngựa để cung ứng lương thảo cho đại quân.

Một khi gặp phải địch nhân dùng chiến thuật vườn không nhà trống, quân Tây Hạ sẽ không thể nào duy trì được việc tác chiến liên tục.

Vì vậy bình thường quân Tây Hạ đều chọn phương pháp dụ địch nhân xâm nhập để tiêu diệt mà không chủ động tiến quân thần tốc.

Đương nhiên sau khi thắng lợi chúng sẽ nhân cơ hội tiến vào nội địa nước ta, đánh cướp một hồi rồi mới ngang nhiên quay về".

'Ừ. Phân tích rất có lý. Bình thường quân Tây Hạ đánh cướp, chúng có xâm nhập sâu vào nội địa nước ta không?"

"Căn cứ vào việc phân tích những trận tác chiến điển hình của quân ta và quân Tây Hạ thì thấy chúng sẽ không xâm nhập vượt quá một trăm dặm.

Đây chính là giới hạn xâm nhập rành cho chiến mã của chúng.

Bởi vì một khi vượt qua giới hạn này, một khi không tìm thấy lương thảo, đồng thời bị quân địch quấy rối, không thể nào kịp thời thoát thân thì rất có thể sẽ mất sức chiến đấu vì mất lương thảo. Điều này quả thực rất nguy hiểm".

Tất cả mọi người đều gật đầu. Thật ra không phải tất cả mọi người ở đây đều không biết hai đặc điểm này.

Tể chấp chủ yếu là quan tâm tới yếu tố chiến lược. Bọn họ rất ít khi quan tâm tới những vấn đề nhỏ nhặt này.

Nghe Đỗ Văn Hạo nói bọn họ cảm thấy rất mới lạ.

Đỗ Văn Hạo nói tiếp: "Nhằm vào đặc điểm này của quân Tây Hạ. Nguyên tắc cơ bản của chiến thuật quân ta có hai điều: Thứ nhất là tư tưởng. Phải thông báo cho toàn thể tướng sĩ từ trên xuống dưới, tất cả đều phải hiểu rõ tư tưởng đánh lâu dài, ngăn chặn tư tưởng mạo hiểm tốc chiến tốc thắng nguy hiểm. Thứ hai thực hiện vườn không nhà trống. Di dời toàn bộ dân chúng dọc theo tuyến biên giới tác chiến trong phạm vi một trăm dặm vào nội địa. Tất cả những gì có thể ăn, có thể xử dụng đều phải chở đi khiến quân Tây Hạ tới mà không cướp được lương thảo. Điều thứ ba của chiến thuật là kiên quyết dùng chiến thuật thành luỹ như tằm ăn rỗi. Bức quân Tây Hạ không thể quyết chiến chính diện với chúng ta. Khi đó sẽ giống như ván cờ tàn.

Chiến thuật đánh ráp lá cà làm hao tổn thực lực, rơi vào thế phải liều mạng nhưng cuối cùng chúng tất phải đầu hàng chúng ta".
Bình Luận (0)
Comment