Trọng Sinh Chi Khả Dĩ Phi Phàm

Chương 62


Hai người Trình Dật Hạo với Hình Mỹ Gia nhìn Bách Dĩ Phàm rồi cười ầm.
Bách Dĩ Phàm: Có phải mình phản ứng hơi quá không???
Nhưng cậu vẫn tỏ rõ sự bất mãn của mình: "Cua nướng, canh cua, cua hấp, cháo cua, bánh bao nhân cua!"
Tạ Tuế Thần: "...!Dĩ Phàm có biết bưu điện mới ở đâu không?"
Bách Dĩ Phàm lắc đầu.

Hình Mỹ Gia nói: "Tôi biết đó, để tôi vẽ ra cho cậu nhé?"
Trình Dật Hạo quay người lại, lấy giấy bút đưa cho Hình Mỹ Gia.

Cô vừa vẽ vừa hỏi: "Lớp trưởng này, ông đi bưu điện làm gì thế? Cổng trường mình có hòm thư đó."
Tạ Tuế Thần đáp: "Tôi đi nhận bưu kiện."
Bách Dĩ Phàm: "Sách à?"
Tạ Tuế Thần: "Ừm."
Bách Dĩ Phàm: Ây da, bắt đầu cuồng sách từ đây à? Hẳn là đặt sách gửi đến.

Thời này, chuyển phát nhanh vẫn chưa phát triển nên không ít trang web bán sách dùng EMS.

Sách nặng nên bưu điện sẽ không chuyển đến tận nhà mà sẽ gửi hóa đơn đến nhà rồi người nhận phải cầm hóa đơn với chứng minh thư đến bưu điện để nhận hàng.

Trình Dật Hạo nghe mà tò mò: "Lão đại mua sách gì thế?"
Tạ Tuế Thần ngừng một chút rồi mới đáp: "Sách liên quan đến nhận thức của bản thân." (đố biết sách gì hehe.)
Trình Dật Hạo: "Nghe có vẻ hoành tráng.

Cho tôi xem cùng nhé, được không?"
Tạ Tuế Thần nghĩ nghĩ: "Có lẽ ông sẽ không muốn xem đâu, nên thôi nhé."
Trình Dật Hạo lại càng to mò: "Chẳng lẽ là sách 18+???"
Hình Mỹ Gia tròn mắt nhìn, dừng cả tay đang vẽ bản đồ.

Bách Dĩ Phàm đập thằng bạn nối khố phát: "18+ thì có mà ông càng muốn xem, đúng không? Tạ Tuế Thần mà mua thì chắc toàn là sách thâm sau như kiểu Bàn về suy luận thuần túy ấy, ông có muốn đọc không?"
Trình Dật Hạo lập tức lắc như trống bỏi: "Tôi sợ nhất là nghe lão đại với anh Khả Phi bàn về triết học."
Thật ra Bách Dĩ Phàm cũng chỉ đoán đúng một nửa.

Sách mà Tạ Tuế Thần mua thường là sách về lý luận nhưng không phải kiểu triết học tương quan như quyển kia.

Tan học chiều thứ 6, Tạ Tuế Thần hiếm khi không về cùng xe với bọn Bách Dĩ Phàm mà lên một chuyến khác để đi bưu điện.

Hơn mười quyển sách được bọc kỹ.

Tạ Tuế Thần lại ôm chồng sách lên xe buýt về phòng trọ.

Khóa cửa rồi mở bao sách.

Văn hóa đồng tính luyến ái, Tình yêu đồng tính, "Học thuyết đồng giới, với mấy quyển tương tự nữa.


Những giải thích trong sách về tình yêu đồng giới là Tạ Tuế Thần nhẹ nhõm nhưng với những chi tiết của tình yêu đồng giới lại làm anh nhíu mày.

Dĩ nhiên, còn có một vài miêu tả đứng đắn như khụ, khụ khụ cùng khụ khụ khụ.

Tóm lại, Tạ Tuế Thần lúc đọc mặt với tai đỏ bừng, tự nướng chín bản thân.

Thật ra thì Bách Dĩ Phàm cũng mua không ít sách qua mạng nhưng đều gửi đến công ty của mẹ.

Ngày nghỉ, vừa vào cửa cậu đã gào lên: "Mẹ ơi, con về rồi! Sách của con có gửi đến không thế?"
"Gửi rồi, mẹ để trong phòng con rồi!" Tiếng mẹ Bách từ phòng bếp vọng ra.

Đầu tiên, cậu ném quần áo bẩn của Bách Khả Phi vào máy giặt rồi mới về phòng nhìn thấy bọc lớn trên bàn.

Mẹ Bách thò đầu vào: "Lần này mua nhiều sách thế, nặng ghê."
Cậu lấy dao rọc bọc sách ra: "Đa số là sách Bách Khả Phi bảo con mua chứ của con chỉ có mấy quyển thôi."
Bách Khả Phi lần này mua không ít sách về phác họa và lý luận nghệ thuật.

Mẹ Bách nhìn rồi nói: "Anh con sắp không bình thường mất thôi.

Sách nào là của con?"
Bách Dĩ Phàm lôi sách dưới cùng ra: "Đây ạ."
Ba quyển sách tham khảo hóa.

Mẹ Bách nhìn rồi nói: "Con cũng học sắp không bình thường rồi."
Bách Dĩ Phàm nhe răng cười, ăn xong cơm tối thì bắt đầu nhai sách.

Cũng không chỉ nhai mình môn hóa vì dù sao cũng phải thi chín môn, Bách Dĩ Phàm vẫn phải cân đối thời gian học nhưng dành nhiều nhất cho môn hóa.

Hôm sau thầy Trần lên lớp buông một câu: "Có bạn nào đó đi cầu chỗ thầy Hồng thế nên đề lần này sẽ không hỏi quá sâu."
Thế nên chuyện tập thể cán bộ lớp đi tìm thầy Hồng cuối cùng cũng có kết quả ra gì.

Mọi người nhẹ nhõm thở phào, nhưng Bách Dĩ Phàm vẫn kiên định ôn tập như cũ.

Bách Dĩ Phàm bày ra tư thế chiến đấu với môn hóa, ôn đến lười nói chuyện luôn.

Đến tối trước khi thi hóa, Bách Dĩ Phàm cuối cùng cũng dừng việc ôn tập lại.

Ôn gần một tháng nên giờ nhìn thấy hóa là thấy buồn nôn.

Vì đã thi xong 6 môn nên không ít người bắt đầu thả lỏng, trong lớp có tiếng nói chuyện riêng nhưng cũng không rõ lắm.

Bách Dĩ Phàm muốn đổi không khí nên lôi tiếng anh với sử ra.


Thế mà chỉ mới nhìn qua là lại muôn quay về với môn hóa.

Mà đã nhìn hóa là không có chuyện nhìn qua rồi.

Khó chịu.

Lúc này Tạ Tuế Thần chuyền một tờ giấy nhỏ qua: Có thể nghe tôi đọc sử không?
Bách Dĩ Phàm gật đầu, nói nhỏ: "Đọc không thì không có tác dụng, tôi ra đề rồi anh đáp là được."
Thế nên hai người chụm đầu lại hỏi nhỏ rồi đọc nhỏ.

Bách Dĩ Phàm ra đề, Tạ Tuế Thần trả lời.

Chỗ nào đơn giản thì dùng kiểu điền vào chỗ trống, chỗ nào phức tạp hơn thì đọc ra những từ quan trọng, còn lại thì phải phân tích và liên hệ các sự kiện.

Khi sắp xong thì Trình Dật Hạo quay xuống: "aaaaa, tôi không thuộc nổi.

Hai người chơi cái gì thế? Học sử làm gì, hay cúng ta đoán đề thi ngày mai đi!"
Trình Dật Hạo lại kéo thêm cậu bạn ngồi cùng bàn tham gia, thế là nhóm bốn người ngồi một chỗ đoán mò.

Bách Dĩ Phàm đưa ra trọng điểm môn anh, văn với sử.

Tạ Tuế Thần với Trình Dật Hạo đoán câu hỏi chính của hóa.

Tạ Tuế Thần đưa ra một tờ nháp, trên đó đã viết sẵn 5 câu ví dụ cùng đáp án.

Trình Dật Hạo trợn mắt: "Lão đại, đây là ông chuẩn bị từ trước hả?"
Tạ Tuế Thần không nói gì mà đưa tờ giấy ra giữa bàn để ba người kia cùng xem.

Cả 5 câu đều khó, Tạ Tuế Thần liền giảng lại một lượt.

Đến hôm sau thi hóa, lúc phát đề, Bách Dĩ Phàm nhìn qua một lượt bài thi.

Chắc là thầy Hồng bỗng động lòng trắc ẩn, quả nhiên đề thi dễ hơn lần trước rất nhiều, hơn nữa cũng phân chia tỷ lệ theo độ khó.

Đơn giản: Trung bình: Khó ≈ 2: 1: 1.

Tuy là cách tiêu chuẩn 5: 3: 1 còn xa nhưng mọi người cũng đã cảm động lắm rồi!
Bách Dĩ Phàm ôn tập kỹ từ trước nên giải quyết nhanh gọn đề đơn giản và đề trung bình rồi đến hai đề khó – khó chưa từng thấy.

Bách Dĩ Phàm đọc đề: ...!Vì sao thấy nó quen thế nhỉ?

Nhìn đi nhìn lại cậu chắc chắn đây là trong 5 câu hôm qua Tạ Tuế Thần đưa ra.

Bách Dĩ Phàm: Bình tĩnh, không được lao qua cắn tên kia.

Lúc thi xong, mọi người đang bàn tán về đề thi, thường có người nói hai bài cuối khó quá nên bỏ.

Bách Dĩ Phàm thì thấy thoải mái, bước chân sáo về lớp mình vừa thấy Tạ Tuế Thần liền nhào lên: "Cua cua, anh thật tuyệt!"
Tạ Tuế Thần bị cậu ôm xong rồi lại được Trình Dật Hạo và cậu bạn cùng bàn ôm.

Và thế là chúng ta có món cua chín cả buổi tối.

Do làm được hai bài cuối mà thành tích môn hóa của Bách Dĩ Phàm phi lên vị trí thứ 10.

Vừa thấy kết quả các môn, Bách Dĩ Phàm liền sung sướng.

Văn vẫn tiếp tục đứng đầu, tiếng anh vẫn trong top 3, lịch sử với chính trị vẫn đứng đầu, toán phát huy rất tốt, lý và sinh phá kỷ lục cũ.

Mà đây không phải trọng điểm, trọng điểm là môn hóa.

Thầy Hồng không đọc điểm nhưng đứng trên bục giảng nói: "Tôi đọc ra mười người đứng đầu để động viên nmoij người."
Tạ Tuế Thần đứng đầu, Trình Dật Hạo thứ ba.

"Đứng thứ 10, Bách Dĩ Phàm."
Dường 10 giây.

"Vận khí không tồi nhưng không được thả lỏng, lần sau vẫn phải có kết quả tốt."
Bách Dĩ Phàm:...!
Sao nghe như chả có việc gì to tát vậy?
Bách Dĩ Phàm vốn đang rất vui vẻ, giờ thì hết rồi.

Sau giờ học, Bách Dĩ Phàm bò ra bàn ngáp.

Tạ Tuế Thần ngồi cạnh tìm chủ đề nói chuyện: "Sáng thứ 7 này họp phụ huynh, phải viết giấy khen."
Bách Dĩ Phàm lập tức cảnh giác: "Ai viết?"
Tạ Tuế Thần: "À, thầy Trần bảo cậu."
Bách Dĩ Phàm:...!
Một chút an ủi cũng không thấy.

Nhưng đến giờ tự học buổi tối, Bách Dĩ Phàm vẫn cầm bút mực đi văn phòng thầy Trần, Tạ Tuế Thần đã đang ngồi chỗ bàn dài viết giấy khen rồi.

Bách Dĩ Phàm đến ngồi cạnh Tạ Tuế Thần, anh ngẩng lên cười một cái rồi đẩy cho cậu một tờ danh sách với một chồng giấy khen.

Bách Dĩ Phàm nhìn qua danh sách khen thưởng một lượt.

Bách Dĩ Phàm:...!
Tên mình xuất hiện ba lần, vậy là cậu có 3 tờ giấy khen.

Nhưng phía sau tên cậu đã bị đánh dấu chứng tỏ đã được viết rồi.

Tạ Tuế Thần nãy giờ viết được hơn nửa lớp rồi, cậu đành cúi đầu viết tiếp.


Một lúc sau thì có học sinh lớp khác đến văn phòng vì giấy khen hạng cao của khối 10 đều để ở văn phòng môn văn cho các lớp tự lĩnh.

Có người đến chỗ hai người đang cắm cúi viết, nói: "Lớp trưởng Tạ, giấy khen lớp cậu có nhiều không?"
Bách Dĩ Phàm ngẩng đầu, lớp trưởng 10/9 cười đến chói mắt.

Tạ Tuế Thần đáp: "Không nhiều, vừa đủ."
Bùi Trí Nhất gãi đầu: "Các cậu lĩnh bao nhiêu tờ thế? Tôi thấy có vẻ nhiều."
Tạ Tuế Thần: "Tôi lấy theo lượng thầy Trần bảo."
Bùi Trí Nhất nghe vậy nên không tiện nói thêm gì.

Lúc sau, thầy Trần với thầy Giả cùng vào phòng.

Bùi Trí Nhất liền noi: "Thầy Giả, hình như giấy khen không đủ rồi."
Thầy Giả lại nhìn thầy Trần: "Lão Trần này, không phải lớp ông lại đưa cho lớp mình mỗi đứa một tờ đấy chứ?"
Thầy Trần: "Đương nhiên không phải rồi.:"
Dĩ nhiên không phải thủ một tờ rồi, mà là mỗi đứa ít nhất một tờ."
Thầy Giả cũng hiểu tính đồng nghiệp mình, nhìn qua chỗ Tạ Tuế Thần: "Thế sao Tiểu Tạ cầm nhiều thế? Ông cho mỗi đứa một tờ thì dĩ nhiên là thiếu rồi!"
Thầy Trần: "Ai bảo học sinh lớp tôi học tốt cơ, không thể không cho bọn nó được a.

Mỗi đứa một tờ là đã tiết kiệm lắm rồi, chứ tôi mà muốn phát thì ông cũng không quản được nhé.

Giấy khen không đủ thì tự mình đi tìm hiểu trưởng mà đòi đi.

Nếu không thì được thôi, đừng phát giấy khen gì nữa."
Thầy Giả:...!
Thầy Giả quay sang nói với Bùi Trí Nhất: "Thiếu mất tờ? Trò qua tiệm mua đi, tiền lấy ở chỗ tôi."
Thật ra không chỉ có lớp 10/9 bị thiếu mà các lớp khác cũng bị thiễu nữa.

Tạ Tuế Thần với Bách Dĩ Phàm bỗng thấy chột dạ nên chăm chỉ cắm đầu mà viết.

Bách Dĩ Phàm viết một loạt tên, trong đó có 3 lần Trình Dật Hạo, 2 lần Hình Mỹ Gia với 5 lần Tạ Tuế Thần.

Tay sắp gẫy rồi!
Giấy khen của lớp 10/1 rất nhiều, một chồng cao để ở bàn dài nhìn như chồng bài thi vậy.

Viết xong, Bách Dĩ Phàm nói nhỏ: "Thật là họp phụ huynh sẽ phát à? Qua đây nhận à?"
Tạ Tuế Thần nhìn chồng giấy khen cũng phát sầu theo: "Chắc là thầy Trần...!có cách nhỉ?"
Bách Dĩ Phàm nhìn trời: "Có thể không hỏi câu như vậy không?"
Thầy Trần như cảm ứng với Bách Dĩ Phàm liền đi qua: "Xong rồi hả?"
Tạ Tuế Thần đứng lên rồi gật đầu.

Thầy Trần: "Thứ bảy này Tạ Tuế Thần xem ai không về nhà thì bảo qua phát giấy khen lên bàn từng người nhé."
Vì trong lớp không chỉ Tạ Tuế Thần nhà không ở đây nên người cuối tuần không về nhà cũng khá nhiều.

Lúc này, Bách Dĩ Phàm chủ động nói: "Tính cho em một suất, thứ 7 này em cũng không về."
*^*^*^*^*
Bàn về suy luận thuần túy: xuất bản năm 1781, của nhà triết học người Đức Immanuel Kant.

Bình Luận (0)
Comment