Trùng Sinh Chi Nha Nội

Chương 46

Tôi hỏi bừa một câu, liền giải quyết được vấn đề khúc mắc này. Không những mẹ từ giận chuyển sang mừng, mà nét mặt của cha cũng giãn ra rất nhiều.

“Con yêu giỏi lắm, ý kiến này không tồi.”

Mẹ cười vui vẻ, nhưng vẫn có chút lo lắng: “Nhưng báo huyện và báo khu, muốn phát biểu trên đó không phải là việc dễ dàng đúng không?”

Tôi cười hì hì, nói: “Lên báo “Nhật báo nhân dân” được hay không, con không chắc, nhưng lên “nhật báo tỉnh N” chẳng phải dễ như giở bàn tay sao? Còn về “nhật báo Bảo Châu”, con còn chẳng thèm để mắt đến nữa cơ đấy.”

“Con cứ bốc phét nữa đi, bốc phét đến độ nổ mũi ra ấy.”

Mẹ không tin tưởng những gì tôi nói.

“Theo học Chu tiên sinh, những thứ khác thì không học được, chỉ được mỗi môn khoác lác thôi.”

Nhắc đến Chu tiên sinh, tôi và cha bất giác cười. Đừng nói, dù cho mẹ có làm oan uổng Chu tiên sinh bằng cái tội “dạy không ra gì”, nhưng việc này đúng là Chu tiên sinh phải gánh thật.

“Cha, bác Chu lúc nào mới quay trở lại huyện?”

“Ừm, việc của bác Chu bác Nghiêm con đã sắp xếp đâu vào đấy rồi, tạm thời điều bác vào đoàn kịch của huyện, làm ngắn hạn thôi. Cha tìm cho bác một căn phòng rồi, gọi người đến dọn dẹp sạch sẽ gọn gàng, Mấy hôm nữa cha đi sơn lại, giúp bác bảo quản.”

Có thể gửi bản thảo trực tiếp đến tòa soạn báo, không phải thông qua hoạt động thu thập bài viết, cha chẳng còn băn khoăn lo ngại gì nữa, có thể rảnh tay sửa bản thảo cho chú. Tất nhiên tôi cũng có khả năng làm việc ấy, nhưng làm người cứ khiêm tốn là hơn, không phải lúc nào cũng giành đứng đầu.Sau khi được cha sửa, cuối cùng là Chu tiên sinh nhận xét lại, và người bạn biên tập của Chu tiên sinh ở trên báo huyện, nếu bản thảo này không xuất bản ra được thì mới là không hiểu nổi!

Chú vui lắm, cứ gật đầu lia lịa.

Giúp đỡ chú được ra làm quan, thực ra là điều tôi mong muốn, chỉ là đã xảy ra trước so với dự tính nhiều quá.

Đáng lẽ tưởng rằng, Nghiêm Ngọc Thành phải đến năm 81 thì mới có thể lên làm lãnh đạo huyện, cha đi theo ông, có lẽ cũng được cái chức chủ nhiệm ủy ban cách mạng khu. Năm 81, Nghiêm Ngọc Thành 43 tuổi, cha 41 tuổi, đã không còn trẻ nữa, dù lúc đó vẫn thuộc vào hàng cán bộ trẻ, nhưng cùng với việc cán bộ trên trung ương điều chỉnh ngày một trẻ ra, cán bộ huyện ở tuổi này, đã không còn sức cống hiến nữa rồi. Sự phát triển bình thường, cũng đại khái giống như trong kiếp trước, Nghiêm Ngọc Thành cuối cùng có thể làm đến chức chuyên viên cơ quan hành chính khu Bảo Châu, còn cha, mãi cũng chỉ là ở chức quan thất phẩm như là chuyên viên phó hoặc là thư ký ủy ban cách mạng huyện.

Đến ngày hôm nay, dù đã đi trước đến ba năm, nhưng vẫn không có được quá nhiều ưu thế về tuổi tác. Còn bản thân tôi, không tin tưởng lắm về việc đi đi lại lại trong chốn quan trường để đón cha và Nghiêm Ngọc Thành. Về mặt bản chất, tôi là một người lười nhác có thì có không có thì thôi, loại tính cách này, không hợp để phát triển trên con đường làm quan. Vậy thì đào tạo những người trẻ có tài trong Liễu Gia hoặc là Nguyễn Gia, là một cách lựa chọn không tồi.

Chú và Giang Hữu Tín là hai người có tiền đồ. Đương nhiên, điều tiên quyết là Giang Hữu Tín phải trở thành anh rể cả của tôi. Dù sao thì hoạt động thu thập bài viết đã bắt đầu triển khai rồi, việc được chọn của Giang Hữu Tín là điều tất nhiên, còn về việc anh ta có trở thành con rể của Liễu Gia hay không, còn phải chờ xem.

Hai ngày sau, Chu tiên sinh dọn đến huyện thành, chú cũng đến cùng ông, giúp ông dọn nhà. Việc này, chú làm rất tốt.

Tôi biết rằng Chu tiên sinh sẽ đến trong mấy ngày này, tự nhiên tôi lại đổi tính đổi nết, đi học về không la cà nữa, về nhà rõ sớm, ôm quyển “Chiến tranh và hòa bình” chúi đầu nghiên cứu. Học hành chăm chỉ như là sinh viên đại học vậy. Chu tiên sinh có tốt đến đâu chăng nữa, cũng có điểm không được, cái tật của người làm nghề giáo mãi không sửa được, cứ gặp ai là lại phải vấn đáp về kiến thức và các vấn đề học thuật. Nếu bị ông phát hiện ra trong thời gian này tôi không có chút tiến bộ nào, chắc sẽ bị ăn sống mất.

Đáng lẽ mỗi buổi tối đều phải đến chỗ Phương Văn Dịch “kiếm chác” chút đỉnh, bây giờ đành đổi lại vào buổi chiều.

Ôi, con đường làm quan mới vất vả làm sao!

Hôm ấy đang nắm tay Nghiêm Phỉ đến gần chỗ lầu hai, liền nhìn thấy chủ nhiệm Nghiêm và cha đứng đó nói chuyện.

“Nhóc con, để ý đến Phỉ Phỉ nhà ta rồi hả.”

Nghiêm Ngọc Thành vừa thấy cảnh tôi thân mật với con gái nhỏ nhà ông, liền cười lớn.

“Đương nhiên rồi, bà xã của mình phải quản chặt chút chứ.”

Tôi ngượng chín mặt nói linh tinh.

Nghiêm Phỉ vội bỏ tay tôi ra, nhẹ nhàng đánh tôi một phát, cái miệng hồng xinh xinh bĩu ra, thưởng cho tôi một cái nhìn như giận dỗi. Mấy ngày nay ở bên cạnh Nghiêm Phỉ, tôi đã biết thực ra Nghiêm Phỉ rất hồn nhiên, tính cách như một đứa trẻ con bảy tuổi, trẻ hơn nhiều so với tuổi thực. Tôi càng ngày càng yêu mến cô, đương nhiên, lúc đó chỉ là tình cảm yêu quý của một người lớn tuổi với một đứa trẻ con, vẫn chưa dính líu gì đến tình cảm nam nữ. Còn về sau phát triển đến mức độ nào thì tôi cũng không biết được.

Nghiêm Ngọc Thành vui vẻ cười lớn lên.

“Bác Nghiêm, cha, mọi người đang làm gì vậy? Bây giờ là giờ làm viêc, sao hai người lại về sớm thế này. Như vậy là không được đâu, phải làm gương cho người khác chứ!”

“Ối chà, tên nhóc này lại còn dạy đời người khác cơ đấy? Chúng ta đứng đây để chờ cháu đấy!”

Tha cho tôi cái tôi dương dương tự đắc, nói năng linh tinh đi nào. Tôi là ai mà phải để hai vị chủ nhiệm chờ đợi thế này?

Cha cười nói: “Bác Chu đến đây rồi, ở chỗ đội văn công huyện, chúng ta đợi con tan học rồi cùng đi đến đó.”

“Thế thì tốt quá rồi.”

Tôi vỗ tay hoan hô.

“Đi thôi nào.” Nghiêm Ngọc Thành vỗ đầu tôi, chỉ về đằng trước, rồi lại quay người nói với Nghiêm Phỉ: “Phỉ Phỉ, con về nhà đi. Nói với mẹ là không phải đợi cha về ăn cơm nữa.”

“Vâng.”

Nghiêm Phỉ nhỏ nhẹ trả lời, rồi lại lưu luyến liếc mắt nhìn tôi một cái mới quay người đi về.

Tôi nhìn khắp xung quanh, không muốn nhích chân: “Xe đâu ạ?”

“Xe gì?”

“Hai ông chủ nhiệm đi vi hành, chẳng lẽ lại đi xe ‘căng hải’ sao ạ? Thế thì cũng quá túng thiếu rồi.”

Nghiêm Ngọc Thành cười hà hà: “đi xe ‘căng hải’, từ ngữ dùng hay lắm.”

Tôi cười nói: “Cháu hiểu rồi, hóa ra hai vị lãnh đạo muốn vi hành trong dân, để hiểu được nỗi khổ của đời sống nhân dân đây mà.”

“Đi tôi, cứ coi như là nhà nghèo đi!”

Chủ nhiệm và phó chủ nhiệm mới nhậm chức trong ủy ban cách mạng cũng đến thăm người “có vai vế trong giới học thuật phản động”, đúng là không nên quá phô trương. Đạo lý này tôi có thể hiểu được, nếu muốn tránh lời ra tiếng vào và sự hiềm nghi, thậm chí phải để đến tối hãy đi.

Tất nhiên, tôi không đến mức độ bảo hai ông làm việc vô nghĩa ấy.

Nhà mới của Chu tiên sinh nằm trong một căn phòng nhỏ thầng ba ký túc xá hội văn công huyện, kiểu nhà ống nên phòng không đủ sáng, nhưng dọn dẹp rất sạch sẽ. Một chồng sách to bày trong một góc tường rất bắt mắt. Nhưng tôi chỉ liếc qua cũng biết đây chỉ là một con số nhỏ trong đống sưu tập hoành tráng của Chu tiên sinh. Trong Đường Ma Loan này, sách của Chu tiên sinh có thể chất đầy một căn phòng.

Ba người chúng tôi vừa bước vào, chú đang ngồi bống vội vàng đứng dậy, cúi đầu, chắp hai tay, mặt đó như gấc, đây là biểu hiện thường thấy của một xã viên thanh niên nhìn thấy người đứng đầu huyện.

Hôm nay dọn nhà, đều là nhờ công của chú, Chu tiên sinh rất đỗi mang ơn. Tiên sinh học rộng biết nhiều nhưng những việc lao động chân tay lại không rành lắm.

“Thành Lâm, ngồi xuống đi, chủ nhiệm Nghiêm cũng chẳng phải người ngoài. Đã đến cái ổ chuột của tôi, thì mọi người đều là bạn”

Chu tiên sinh thấy chú lung túng, liền lên tiếng gỡ rối.

“Đây là…”

Nghiêm Ngọc Thành không nhận ra chú.

“Chú của cháu, Nguyễn Thành Lâm.”

Tôi thay cha trả lời.

“Ồ, vậy thì là người một nhà với Tấn Tài rồi mà, ngồi đi ngồi đi, không phải cung kính thế đâu.”

Ghế trong phòng không nhiều, nhường cho cha và Nghiêm Ngọc Thành ngồi, còn tôi và chú đứng.

Sư mẫu xin lỗi nói: “Vừa mới dọn đến đây, chẳng có gì đầy đủ cả, đến nước cùng còn chưa đun…”

Nghiêm Ngọc Thành vôi xua tay: “Sư mẫu, không phải phiền phúc thế đâu, dù sao cũng đến giờ cơm rồi, mọi người cùng đi ăn một bữa.”

“A, lại được ăn của nhà giàu rồi…”

Tôi nhảy cẫng lên.

Nghiêm Ngọc Thành cười đánh tôi một cái nói: “Nhóc con này, ta đâu có phải là địa chủ đâu nào, mà cháu lại nói là được ăn của nhà giàu!”

Tôi kéo tay chú, cười nói: “Chủ nhiệm lớn Nghiêm mời khách, mọi người đừng tiết kiệm cho ông ấy, món nào đắt thì cứ gọi món ấy, lát nữa ăn làm cho ông ấy chết khiếp thì thôi.”

Thấy tôi đùa với Nghiêm Ngọc Thành không chút kiêng cữ gì hết, mặt chú bỗng trắng bệch ra, làm sao dám nói lại với tôi cơ chứ? Vì quá căng thẳng nên chú cũng không nhận ra nét khác biệt trong khẩu khí của tôi và những đứa trẻ con 9 tuổi khác.

Dù tôi có thực lòng muốn ăn của ngon vật lạ, nhưng huyện Hướng Dương vào những năm 1978 cũng chẳng tìm được một nhà hàng ra hồn, có thể ăn một lần mà làm sạt nghiệp hai vị chủ nhiệm mới. Nấu ăn ngon nhất thì phải nói đến phòng chờ. Nhưng mọi người đều không nhắc đến chỗ đó. Nếu công bố việc mời Chu tiên sinh đi ăn ở phòng chờ của chính phủ, thì cần gì phải giấu giếm không đi xe mà đi bộ đến đây nữa? Ngoài chỗ đó ra, một nơi còn có chút tiếng tăm, chỉ có nhà ăn Nhân Dân. Đây là nhà ăn quốc doanh, dành cho tất cả mọi người.

Nghiêm Ngọc Thành đề xuất ý kiến đi đến đó.

Chu tiên sinh lắc đầu, lạnh lùng nói: “Nghe nói phở thịt bò ở phố cổ rất ngon, là thứ độc nhất vô nhị ở huyện Hướng Dương này, tôi nghe danh đã lâu lắm rồi.”

Nghiêm Ngọc Thành cảm kích nhìn Chu tiên sinh. Đúng là thầy, nghĩ cho học sinh, không muốn gây phiền hà thêm cho học sinh. Nhà ăn nhân dân có rất nhiều tai mắt nhòm ngó, rất phức tạp. Lúc quan trọng như thế này, tôi cũng không làm khó thêm Nghiêm Ngọc Thành, liền nói: “Phở bò đúng là rất ngon, tốt nhất là đến sau đường Giải Phóng, chỗ ấy làm phở thịt bò là ngon nhất.”

Trời đã dần ngả về chiều, một hàng người cười cười nói nói, bược vào một quán phở bò ở sau con phố Giải Phóng.

Một lúc sau, mấy bát phở bò nóng hổi thơm phưng phức đã được bê lên.

Tôi thích ăn thịt, phở còn chưa ăn hết, thịt đã hết veo. Cha cười rất hiền, gắp mấy miếng thịt trong bát mình sang bát tôi.

Lúc này không phải dịp lễ tết gì, nên trong tiệm chỉ có vài người khách, rất yên tĩnh, không gian rất dễ nói chuyện.

“Bác Chu, chú cháu viết một bài văn, bác xem thử xem nhé.”

Tôi vỗ bụng, nói về việc chính sự.

“Ừ, Thành Lâm còn có thu vui nho nhã này cơ à? Đưa cho tôi xem xem”

Nét mặt Chu tiên sinh bóng nhẫy mồ hôi, vui vẻ nói.

Mấy ngày nay, bản thảo của chú tôi luôn mang theo mình, nhằm lúc lên lớp cô giáo không để ý liền lấy ra sửa. Còn về bạn cùng bàn của tôi, kinh ngạc không nói được gì. Hai ngày sau, bản thảo được sửa đến độ hoàn toàn thay đổi. Bài văn vốn dĩ chỉ có 1400, 1500 chữ, nay được kéo dài đến 2, 3 nghìn chữ. Nếu không phải là để ý đến thể diện của chú, tôi còn muốn viết lại từ đầu ấy chứ. May mà thầy vẫn chưa đến độ tuổi già mắt kém, nên nhận ra ngay.

“Dâng tặng cho tổ quốc hành động thực tiễn, ừ, đề mục nghe hay lắm.”

Chu tiên sinh vừa xem vừa gật đầu.

Chú đờ người, đây không phải là tiêu đề mà chú nghĩ ra trước đó, rồi chú nhìn tôi một cách nghi ngờ, tôi cười gật gật đầu.

Tiêu đề ấy là do tôi sửa. Vừa bám chặt vào “chân lý kiểm nghiệm thực tế”, vừa đề cập đến việc kỷ niệm 29 năm ngày quốc khánh. Thực ra tôi không rành về việc viết mấy loại văn này, nếu không phải trước đó đã tăng cường một khóa học chỉ về lý luận, thì bài văn này của chú khi đến tay tôi, nhiều lắm cũng chỉ sửa được một vài lỗi dùng từ viết câu, chứ còn về nội dung tôi không giúp được gì nhiều.

“Bút!”

Chu tiên sinh thò tay ra.

Nghiêm Ngọc Thành đưa bút cho tien sinh. Cán bộ lúc bấy giờ, bút mực là thứ không thể thiếu, nó cũng giống như là điện thoại cầm tay vậy.

Chu tiên sinh không hổ là nhà văn lớn, vừa xem vừa sửa, tư thái thật phóng khoáng, chẳng giống tôi phải ngồi vắt não suy nghĩ. Thấy những chỗ mình sửa lại bị tiên sinh sửa hoàn toàn khác, trong lòng tôi thật hổ thẹn.

Trong lúc sửa bản thảo này, tôi còn ngầm cười chú, hôm nay nhìn lại, trình độ của mình cũng chẳng đi đến đâu.

Người có chút kinh nghiệm viết văn đều biết rằng, sửa văn là việc khó khăn tốn nhiều thời gian nhất, bài văn gốc nếu viết tốt một chút thì còn tạm được, nếu viết không ra gì, thì bản thân người sửa vô cùng cực nhọc, tự mình viết một bài khác còn dễ dàng hơn. Nhưng cái định luật ấy cũng chỉ thích hợp với những người trình độ không đắc đạo như chúng tôi, còn với người “học cao biết rộng”, tự khắc sẽ khác. Hơn nữa ông đã quen làm thầy giáo, sửa văn cho người khác cũng là một việc hết sức quen thuộc.

Không đến nửa tiếng sau, Chu tiên sinh mỉm cười đưa bài văn cho tôi.

“Chép lại cho rõ ràng một chút, rồi gửi đến chỗ đồng nghiệp tôi ngày trước, nhất định không có vấn đề gì.”

Tôi cẩn thận thu dọn bản thảo, mắt hoa lên. Chú vừa cảm kích vừa thấy xấu hổ, sự việc đã đến mức này, dường như chẳng có liên quan gì đến chú nữa, chỉ cần ngồi chờ bài văn được lên báo là được rồi.

Dù sự việc chưa được thương lượng trước, nhưng Nghiêm Ngọc Thành là người nhìn ra trông rộng, chỉ thấy cảnh này là đã hiểu được hết sự việc. Thấy chúng tôi làm việc hợp lý, không bị ai chê trách, ông cũng mỉm cười đồng ý.

Mọi việc đã rõ ràng, ông cũng muốn đề bạt nhiều người của mình lên. Dựa vào quan hệ của cha và chú, nếu đề bạt được chú lên, thì về sau nhất định sẽ tin tưởng được.

Còn về ông ấy và cha, càng không cần phải nghĩ nữa, căn bản là hai đầu của một sợi dây thừng, chẳng ai chạy được ai.

Chu tiên sinh nhấp một ngụm trà, rồi hỏi: “Ngọc Thành, Tấn Tài, công việc của các anh dự định làm thế nào?”

Nghiêm Ngọc Thành nói: “Vừa nhậm chức được mấy ngày, chưa đâu vào đâu. Quan trọng nhất là việc tuyên truyền chính trị.”

“Tư tưởng vậy là đúng. Nhưng dù tuyên truyền chính trị quan trọng, các công tác khác cũng không thể xem thường. Các anh vừa lên nhậm chức, điều bất lợi nhất là ghế chưa vững. Không thể cứ ở mãi trong huyện, phải đi đây đi đó, không được thoát ly quần chúng.”

Cha gật đầu tán thưởng: “Chúng tôi cũng có ý này, chủ nhiệm Nghiêm và tôi đã thương lượng rồi, thời gian này để anh ấy trong huyện, còn tôi đi đến hạ tầng xem xét tình hình, kiểm tra tình hình thực tế của việc tuyên truyền chính trị, đồng thời cũng để tìm và giao lưu với các cán bộ xã.”

Chu tiên sinh gật đầu tán thưởng: “Được vậy thì tốt.”

Tôi bỗng nhiên nhớ lại một chuyện, nói với Nghiêm Ngọc Thành: “Bác Nghiêm, mẹ cháu đi làm ở xã Liên Hoa, cha lại hay đi thị sát, thì ở nhà chẳng có ai là người lớn để lo cho chúng cháu nữa rồi.”

“Đúng thế, đây cũng là một vấn đề.”

Nghiêm Ngọc Thành vỗ đầu.

Tôi cười, không nói gì thêm nữa. Đây là một việc quan trọng, không đùa được. Nói đến đấy là ông đã biết phải làm thế nào rồi.
Bình Luận (0)
Comment