Trường Ninh Tướng Quân

Chương 93

Trường An, đêm xuống.

Gió từ cửa sổ thư phòng tràn vào trong, mang đến ánh nến chập chờn, tranh sáng tranh tối, hắt lên mấy bức tin báo đặt trên bàn.

Bức thứ nhất, Thúc Thận Huy nhận được đầu tiên. Trung lộ quân đại thắng. Khương Hàm Nguyên và Lão tướng quân phối hợp ăn ý, phá vỡ thế giằng co chật vật, khống chế đất Yến.

Lúc nhận được tin chiến thắng, Thúc Thận Huy chỉ thấy vô cùng kiêu ngạo.

Y không thể nào đích thân lao tới chiến trường, càng không thể kề vai chiến đấu cùng nàng ấy, thứ may mắn đồng y đồng bào, song cho dù thân ở kinh thành, bốn vách tường như lũy, nhắm mắt lại y cũng có thể tưởng tượng cảnh tượng nàng ấy rút kiếm rong ruổi, dáng vẻ anh tư vô cùng, cứ như chính mình trải qua.

Nàng ấy khiến y cảm thấy vinh yên sâu sắc. Nàng đang thực hiện mong ước vốn có của mình, làm y cảm nhận được niềm vui cực lớn. Làm y cảm thấy, tất thảy mình làm đều đáng giá.

Nhưng, cảm giác vui sướng sâu sắc còn chưa kịp nhấm nháp sâu trong lòng thì vừa ngay theo sau là bức tin báo thứ hai được đưa về Trường An.

Vân Lạc phản bội Đại Ngụy, Tây Quan báo nguy.

Tây Quan mà triều đình hao tốn lực lớn điều hành, xem như vững như thành đồng. Trong một đêm, hoàn toàn tan rã.

Điều này có ý vị gì, không cần nói cũng biết, cú đả kích to lớn, xưa nay chưa từng có.

Toàn bộ triều đình đều khiếp sợ. Khương Tổ Vọng đứng mũi chịu sào. Mọi âm thanh chất vấn trách móc ông, phô thiên cái địa. Luận điệu “Trường An nguy” cũng đầy xôn xao.

Phong ba chẳng những cuốn lấy triều đình mà còn lan tràn ra ngoài cung. Đầu đường cuối ngõ, dân chúng xào xáo ầm ĩ. Không lâu sau lại có tin, Tây Quan đã phá, đại quân Bắc Địch thẳng tiến Tiêu Quan cửa Bắc Trường An, Tiêu Quan không đủ đề phòng, sắp sửa phá quan, thiết kỵ Bắc Địch giết người như ngóe sẽ xuôi Nam Trường An.

Lời đồn nhanh chóng lan tràn. Nghe nói lúc đầu, là có người nhìn thấy Đại Trưởng công chúa từ Mi Viên thành bắc yên lặng dời đi. Hành động này như đã nhóm lửa, phú hộ gần đó rối rít bắt chước, thu dọn nhà cửa vật quý, chuẩn bị xe ngựa trốn khỏi Trường An. Chuyện càng làm vững tin đồn. Chẳng lâu sau, trên hướng ra khỏi thành, xe ngựa đầy đạo, thậm chí còn kẹt đường, tiếp đó, đến cả nhà nghèo bình dân cũng không thể yên tâm sinh hoạt, nghe ngóng tin tức khắp nơi. Đến khi Thiên Môn Ti ra mặt bác bỏ tin đồn, nghiêm khắc cấm chỉ, mới ép được tin đồn tản, song lòng người bàng hoàng khó mà lắng xuống.

Tiếp đó, tin báo liên quan đến tiến triển thứ ba, thứ tư, rồi càng nhiều, như tuyết rơi bay tới.

Khương Tổ Vọng ra quyết định thật nhanh, khai thác những cách đối phó hợp lý nhất ở vị trí của mình có thể đạt được.

Kết quả sau đó, cũng đã chứng minh các đối sách của ông kịp thời và hữu hiệu.

Khương Hàm Nguyên đã bình định loạn Vân Lạc, phá giải xong tình thế nguy hiểm, lấy lại Tây Quan về trong tay Đại Ngụy.

Luận điệu “Trường An nguy” rốt cuộc không còn vang dậy, song đấy cũng chẳng thể nói rõ điều gì.

Đây chỉ là đền bù, là đền bù bọn hắn nhất định phải làm được, không thể giảm bớt tội lỗi bọn hắn phải gánh chịu.

Vân Lạc mưu phản và những tổn thất to lớn do đó mà ra, những ảnh hướng trái chiều, phải có người chịu trách nhiệm.

Ban đầu mũi thương chĩa vào Khương Tổ Vọng, ông ấy chịu đựng không trốn tránh trách nhiệm. Tiếp đó, từ từ, chẳng biết tự lúc nào, lặng lẽ chĩa tới Nhiếp Chính Vương đương triều.

Là từ đầu y không thèm màng tới lời can gián của đông đảo đại thần, khăng khăng trọng dụng Khương Tổ Vọng, xuất binh Nhạn Môn, mới dẫn tới hậu quả ác liệt như vậy, ảnh hưởng khó tiêu tan.

Ưu tư ấy không những âm thầm ấp ủ trong triều, mà còn truyền ra bên ngoài.

Thậm chí, khác với trong triều không ai dám can đảm chân chính lên tiếng nhằm vào bản thân y, ở bên ngoài, bàn luận trái lại bớt cố kỵ hơn.

Nếu nói, trong mắt người thiên hạ, trước đây y là cánh tay của Tiên đế, là Nhiếp Chính Vương phụ tá Thiếu chủ hoàn mỹ không một tì vết, thì giờ đây, y không thể tránh khỏi rơi xuống thần đàn.

Vì Vân Lạc phản bội đã ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của dân chúng sợ hãi trong lòng, cảm xúc của họ cần chỗ phát tiết. Có lẽ, cũng không loại trừ chuyện âm thầm có người dẫn dắt. Dư luận nhanh chóng ấp ủ, lên men, rồi bộc phát.

Ngay tức khắc, y trở thành đối tượng bị giận chó đánh mèo. Y không còn là vị thần Tiên đế từng ủy thác. Lúc trước y phong quang tễ nguyệt bao nhiêu, giờ đây lòng dạ khó lường bấy nhiêu, nhóm tiểu dân từng ngưỡng vọng y, tán thưởng y, thậm chí xem y như vị thần, bây giờ lại cảm thán biết người biết mặt, lại không biết lòng.

Dùng tay đẩy ngã tượng thần, tự nhiên chân cũng sẽ không mềm.

Hào quang trên đầu y tháo xuống. Y nghiễm nhiên cô phụ tín nhiệm của tiên đế, biến thành một tên đại quyền thần tâm cơ thâm trầm, quyền nghiêng triều chính. Chiếc mũ “lừa đời lấy tiếng” mơ hồ chụp lên đầu y. Liên quan tới mục đích vì sao trước đây y không thèm nghe phản đối, kiên trì nhất định phải đánh cũng thành rõ ràng, không thể che lấp.

Có tin đồn, y muốn lên ngôi, chỉ thiếu bước cuối cùng. Trận chiến này, chính là bàn đạp cuối cùng mà y đã dự mưu. Tây Quan xảy ra loạn, đó là trời cao muốn cản trở. Sự tàn ác của y lại bắt người trong thiên hạ cùng chung gánh chịu.

Cứ thế, mấy phỏng đoán tinh biến và động đất trước đây trong dân gian như vậy, bắt đầu cháy lại từ tro tàn.

Lăng Cao Tổ xuất hiện điềm lành, minh chứng đương kim Thiếu đế truyền thừa của long mạch, vốn thuộc về thiên mệnh, vậy thì, các thiên tượng báo trước đế vương có nguy như sao chổi Tây xuất, Huỳnh Hoặc thủ tâm, dĩ nhiên là ứng với bên cạnh Thiếu đế có tai hoạ.

Ai là tai hoạ?

Không cần nói cũng biết.

Đồn đến càng về sau, vị thiếu niên Hoàng đế trong hoàng cung vốn bị người chỉ trích trước đây, người người trông mong ngài thối vị nhượng chức đã biến thành một con rối đáng thương thân bất do kỷ.

Đồn rằng, ngài bị Nhiếp Chính Vương giám sát và ép buộc, mỗi lời nói cử động đều không phải ý mình, gồm cả trận chiến phương Bắc hao người tốn của này cũng không phải bản ý ngài.

Trên dưới cả triều, đối mặt với dâm uy của Nhiếp Chính Vương, không ai có thể phản kháng.

Dĩ nhiên, đều là lời lẽ trên phố nhỏ ngoài cung.

Trong triều, đại thần và quan viên nhất định không giống bị dắt mũi như vậy, vì tầm mắt họ có hạn, ắt chỉ có thể như người mù sờ voi.

Nhưng, đến ngày hôm nay, Nhiếp Chính Vương và Thiếu đế ngoài mặt xem như vẫn hòa khí như cũ, thật ra ngày càng xa cách, về điểm này, ai cũng nhìn vào trong mắt.

Mấy ngày vừa qua, vì biến Tây Quan mà các đại thần vốn kiên định chủ chiến như bọn Phương Thanh, thậm chí là Hiền Vương, đối mặt với lời chất vấn trách móc mãnh liệt, cũng không thể không im lặng.

So sánh rõ ràng, phe im lặng sau khai chiến, lại sinh động hẳn lên, âm thầm tích cực bôn ba.

Còn có một nhóm, vốn không đứng về phe nào — hay là nói, không dám đứng, tỉ dụ, nhìn Đinh Thái phó là đại biểu, hiện giờ, cuối cùng cũng thân bất do kỷ bị cuốn vào. Bọn hắn đều cảm thấy lo nghĩ và thoáng do dự.

Đến cùng đứng về phe nào, hiện giờ đã vượt tất thảy, trở thành vấn đề nan giải mà họ phải gấp rút đón đỡ làm ra lựa chọn.

Trong cơn sóng ngầm cuồn cuộn, ba ngày trước, tâm tình đã đạt mức cao nhất.

Ba ngày trước, triều đình nhận được tin tấu mới nhất đến từ Nhạn Môn.

Tại lúc Tây Quan nguy nan, Bắc cảnh Nhạn Môn, cũng lâm vào nguy cơ chưa từng có.

Sí Thư bắt lấy thời cơ binh lực Nhạn Môn trống rỗng chưa về, gấp rút triệu tập toàn bộ đại quân xung quanh gã có thể lúc ấy, tổng cộng mười mấy vạn, điên cuồng tiến đánh Nhạn Môn.

Đối mặt với đội kỵ binh người Địch nhiều gấp mấy lần mình, Khương Tổ Vọng bố trí phòng bị, lui giữ về Thanh Mộc Nguyên. Ông khoác giáp ra trận, xung phong đi đầu, dẫn tướng sĩ dục huyết phấn chiến, mạnh mẽ dựa vào đội quân không đến ba vạn, ở đấy chặn lại từng đợt lại từng đợt tấn công của đối phương, giữ vững Thanh Mộc Nguyên không lùi nửa bước, mãi đến khi quân Trung lộ lui về kịp, sau khi hội sự giết ngược lại quân Địch, lần nữa chiếm về một vùng Hằng châu.

Trận chiến bảo vệ Nhạn Môn lần này, chân chính ghi danh Chiến thần Khương Tổ Vọng.

Đã nhiều năm trôi qua, dù chiến sự liên tiếp phát sinh ở Nhạn Môn, nhưng phần lớn là xung đột cục bộ, thường không cần chờ đến ông đích thân xuất mã chiến sự đã dừng. Người trong quân đều biết danh chiến thần có từ thời trẻ của ông, nhưng chỉ thế.

Mãi đến lần này, tất cả người muôn phương có thể tận mắt chứng kiến, như thế nào là ra vào chiến trường như chỗ không người. Ông từng mấy lần trong lúc chiến cuộc giằng co bất lợi mà đột trận, thần uy lẫm liệt, không ai có thể ngăn cản, trong vạn quân chém tướng Địch đứng đầu, từ đó chơi đùa sóng cuồng, thay đổi chiến cuộc. Mãi cho đến về sau, nơi soái kỳ ông đến, quân Địch thua chạy như cỏ lướt theo ngọn gió, rối rít chạy đường vòng, không ai dám can đảm đối chiến cùng ông.

Song, dù có sức bắt hổ trói rồng, ông cũng chỉ là con người.

Ngay lúc Nhạn Môn không ngại, tất cả thở phào, ông gắng gượng hết xiết, ngã xuống.

Nghe nói lúc ấy, chiến sự vừa mới kết thúc. Chiến quả không dễ, nơi nơi đều là tiếng hoan hô từ kiếp sau sống lại, chỉ không thấy mỗi Đại tướng quân, cuối cùng khi bộ hạ tìm tới, phát hiện một mình ông ngã ra đất trong đại trướng. Mãi đến khi ấy, mọi người mới biết, thì ra ngày tin tức Tây Quan truyền đến, vết thương cũ của ông đã tái phát, chỉ là vẫn luôn cố nén, không lộ ra ngoài thôi.

Tới chừng đó, thương thế của ông đã cực nặng, nôn ra máu không ngừng, người đã hôn mê.

Tấu chương này, là lời lẽ trong lúc tỉnh táo ngắn ngủi truyền lại, do văn thư viết thay mà thành.

Ông đã ôm tội dùng người không thích đáng, vì biến Tây Quan mà thỉnh tội với triều đình, cũng vì mình không thể tiếp tục thống lĩnh trận đại chiến phương Bắc, cô phụ tín nhiệm của Hoàng đế bệ hạ mà cảm thấy áy náy sâu sắc. Vì ngăn ngừa chậm trễ đại sự tiền tuyến, ông đã tới lúc gần kề lệnh cho tướng quân Trường Ninh tạm thời thay ông thay quyền quân vụ, tiếp tục hiệu lệnh đại quân.

Cuối cùng, trong tấu, ông nói, đây không phải là đề nghị dùng người thân duy nhất của mình, liên quan đến chuyện quốc chiến, ông tuyệt đối không dám. Mà, chính là cân nhắc vì chiến sự mà ông mới không thể bỏ dùng chỉ để tránh hiềm nghi. Đây chẳng những là cá nhân ông tiến cử, mà cũng là kết quả trên dưới trong quân nhất trí ủng hộ, cho nên, ông cả gan đệ trình triều đình, hy vọng triều đình ủy nhiệm giúp.

Ba ngày trước, lúc triều đình nhận được tấu, Cao Chúc là người đầu tiên nói câu phản đối.

Lý do của ông ta rất đầy đủ. Xem như Khương Tổ Vọng ôm hết tội, chỉ xét riêng tư lịch và tuổi tác của tướng quân Trường Ninh mà nói, để cô đảm đương trách nhiệm nặng nề đó, như là một trò đùa, không thể phục chúng. Hiện giờ Tây Quan là may mắn mới không có chuyện gì, trận chiến Nhạn Môn này phải chăng còn cần tiếp tục, dù đợi thương thảo, dù nhất định phải chiến, cũng nên là người ổn thỏa được chọn thích hợp, chứ không phải mặc cho đám quân Nhạn Môn trong mắt không có triều đình, tự mình tính toán.

Cái nhìn này của ông ta tượng trưng cho sầu lo của một nhóm người. Đến cả bọn Phương Thanh cũng thấy có chút do dự. Còn phe trung gian, không mở miệng tại chỗ, chỉ là vì kiêng kị Nhiếp Chính Vương mà thôi.

Tất cả đều cho rằng Nhiếp Chính Vương sẽ phản bác. Nào ngờ, y hời hợt nói, đại triều hội ba ngày sau, lại thảo luận việc này.

Câu nói đó xem như tùy ý, song rất nhiều người âm thầm tụ họp lại cẩn thận phân tích, cuối cùng nhất trí rằng, đây là ý Nhiếp Chính Vương muốn ngày đó ép phái vốn đứng trung gian cũng phải ra lựa chọn.

Cho thời hạn ba ngày, chính là muốn mọi người đều nghĩ rõ hậu quả đối nghịch với y.

Mặc dù Lưu Hướng đã đi, Tướng quân Cấm quân đã đổi thành người của Thiếu đế, nhưng nhượng bộ này của y lại bị chú giải là trấn an Thiếu đế, là để cho người khác nhìn.

Trong tay y, còn vững vàng nắm quân của Trần Luân. Mà càng không cần phải nói, bấy giờ còn có tinh binh thiên hạ đang tập kết ở Nhạn Môn.

Sao không khiến người cảm thấy hoảng loạn chứ?

Đêm nay, chính là đêm cuối trước buổi triều hội.
Bình Luận (0)
Comment