Về Triều Đường Hành Nghề Y

Chương 86

"Ta đã xin phép Trần tiến sĩ, sau này ta có thể ở lại gian phòng này của ngươi rồi." Giọng buồn buồn từ trong lồng ngực truyền đến nhưng đã không còn vẻ ủ rũ ban nãy.

Ngô Nghị không khỏi hơi kinh ngạc, Lý Cảnh dầu gì cũng là Quận Vương gia, vốn dĩ phải ở một căn phòng rộng rãi sáng sủa hơn nơi này rất nhiều, hà tất phải chọn ở lại phòng của y.

Nhưng thời khắc đối mặt với con mắt sáng long lanh ấy, Ngô Nghị liền nói không ra lời.

Rõ ràng đã gần như cao bằng y thế nhưng vẫn hay làm bừa như khi còn bé, một đôi mắt sáng trong lặng lẽ nhìn mình, thiên ngôn vạn ngữ dường như đều đọng lại trong ánh mắt.

"Ừ." Ngô Nghị không khỏi khẽ mỉm cười.

Cũng chỉ là một gian phòng mà thôi, người làm sư phụ như y, những thứ có khả năng cho Lý Cảnh thật sự là quá ít.

Chỉ mong ngươi ở nơi đây, khi gian khổ học tập cũng có thể cảm nhận được sư phụ ở bên làm bạn.

Lý Cảnh đi rồi, Ngô Nghị vừa định đi ngủ liền nghe thấy một trận tiếng gõ cửa dồn dập.

Ngô Nghị mở cửa nhìn ra, hóa ra là Nghiêm Minh, vội vàng mời người vào phòng.

"Ta đã sớm nghe được chuyện ngươi ngày ấy gan dạ cứu được thái tử phi." Nghiêm Minh có vẻ rất căm giận bất bình, "Rõ ràng cứu người là một chuyện thực tốt, hành động lần này của thiên hậu thật không khỏi quá khiến lòng người lạnh lẽo."

Lời vừa ra khỏi miệng liền tự hối hận đã nói lỡ, nhanh chóng đổi đề tài: "Đồ đạc ngươi đều chuẩn bị xong rồi chứ? Nghe nói đường ở Thục gian nan, ta đặc biệt mang mấy đôi lót giày tốt nhất từ nhà tới, nhanh nhìn xem có vừa không."

Nói rồi, hắn liền lấy ra mấy miếng lót giày được thêu tinh xảo, như hiến vật quý mà đưa cho Ngô Nghị.

Ngô Nghị không khỏi bật cười: "Vật này Cảnh nhi đã giúp ta chuẩn bị ổn thỏa, ngươi vẫn nên giữ lại cho mình dùng đi."

Nghiêm Minh không ngờ tiểu tử kia lại nhanh chân đến trước, không khỏi ngượng ngùng nở nụ cười: "Có mang thêm cũng không trở ngại gì, ngươi giữ lấy, có thể cũng sẽ dùng tới."

Ngô Nghị cảm nhận ý tốt của hắn, cũng không tiện chối nữa bèn nhận lấy.

Hai người nói chưa được vài câu đã thấy đến canh hai, Nghiêm Minh lo mình trì hoãn Ngô Nghị nghỉ ngơi, cũng không tiếp tục quấy rầy, lưu luyến vẫy tay chào tạm biệt y.

Ngô Nghị cũng vung tay một cái, trong lòng không khỏi sinh phiền muộn, lần này đi xa ngàn dặm, không biết còn có thể gặp lại những cố nhân này hay không.

Sáng sớm ngày hôm sau, Ngô Nghị liền lần mò một hồi, mang theo bao quần áo Lý Cảnh đã thay y chuẩn bị tốt rồi chạy tới bến tàu Trường An.

Trời mới tờ mờ sáng, người bên bến tàu đã túm năm tụm ba, ngáp dài chờ từng đợt tàu buôn.

Nơi gọi là Du Châu cũng chính là Trùng Khánh một ngàn năm sau.

Tuy rằng người xa đất lệch nhưng Du Châu cũng không phải địa phương đến chim cũng không thèm thả phân như Viên Châu, ngược lại còn là khu vực then chốt của tuyến giao thông vùng Tây Nam, bởi vì nó ở gần một tuyến đường thủy hùng vĩ mà tràn đầy sức sống___

Trường Giang.

Sông cái Trường Giang chảy từ tây sang đông qua lãnh thổ Du Châu, vô số tàu buôn đều phải đi qua thành thị ven vùng sông nước này.

Vì lẽ đó, muốn hướng về Du Châu thì phương tiện giao thông thuận lợi nhất chính là thuyền.

Trong lúc đang buồn ngủ mơ màng chờ tàu đến liền nghe thấy bên tai một thanh âm rõ ràng.

"Vị huynh đài này, có phải cũng đi tới một vùng Du Châu?"

Ngô Nghị quay đầu nhìn lại liền thấy một người trẻ tuổi thanh cao như ngọc, đang híp mắt cười nhìn y.

"Các hạ là..."

"Ta chính là Quỳ Châu Phụng Tiết huyện Huyện thừa Cố An, các hạ như vậy thì hẳn là y trợ giáo Du Châu Ngô Nghị, Ngô tiên sinh đi."

Ngô Nghị có mấy phần kinh ngạc nhưng rất nhanh đã hiểu ra, y mặc một thân y phục cho trợ giáo, lại cũng đang đợi thuyền đi Ba Thục, như vậy cũng như viết thân phận trợ giáo Du Châu lên mặt rồi.

Vị Huyện thừa này có lẽ là mới đi nhậm chức cho nên đối với việc trong kinh thì rõ như lòng bàn tay, có thể nhận ra Ngô Nghị cũng không có gì kì quái.

"Chuyện tình tiên sinh ngày đó anh dũng cứu thái tử phi đã truyền khắp kinh thành, thực sự khiến người kính nể không thôi."

Ngô Nghị chỉ có thể đáp lại bằng một nụ cười đạm bạc: "Việc này đều là từ y bản chức mà thôi, Cố huynh thực sự quá khách khí."

Trong lúc hai người đang nói chuyện cũng đã có một chiếc thuyền đỗ bên bến tàu để nghỉ ngơi.

Người chèo thuyền đứng trên ván thuyền, dựa vào lan can, hướng về phía bọn họ vẫy vẫy tay, ý là có chỗ để bọn họ lên thuyền.

Ngô Nghị và Cố An thanh toán tiền thuyền của từng người rồi theo người chèo thuyền đi tới một khoang tàu thuyền, trong khoang thuyền nhỏ hẹp cũng đã có bảy, tám hán tử da ngăm đen nghiêng ngả nằm ngủ, Ngô Nghị không thể làm gì khác ngoài tìm một ghế gỗ nhỏ ở nơi không người mà ngồi xuống.

Cố An trái lại không ngại, ngồi xuống cạnh y, dù sao cũng là bạn cùng đường, ngồi cùng nhau cũng đỡ phải tẻ nhạt trên đường đi.

Thuyền vừa đi Cố An đã mở máy nói chuyện: "Ngô tiên sinh có biết đây là tàu buôn từ đâu không?"

Ngô Nghị đúng là không biết: "Dù sao cũng là tàu buôn xuôi nam, trên đường đi tiện kiếm chút bổng lộc thôi."

"Ngươi nói cũng không sai, có điều đây cũng không phải tàu buôn thông thường, nghe nói là thuyền trở hàng của Lý gia Thục Trung."

"Lý gia?" Ngô Nghị không có chút hiểu biết nào về những tin tức bên lề này.

Cố An cũng không đánh đố y: "Chính là tàu buôn của Lý Chí, người được xưng là giàu nhất Du. Ngay cả thiên hoàng thiên hậu cũng ưa chuộng gấm Tứ Xuyên nhà bọn họ, một thước có thể trị giá một trăm quan tiền"

Nói chuyện phiếm, một ngày liền cứ như vậy mà trôi qua.

Cố An đến để nhậm chức ở Phụng Tiết huyện nên đã sớm nghe hết kỳ văn dị sự ở địa phương, gì mà trạch đấu thiếp thất nhà Lý thương nhân, nhà phu nhân Lưu thứ sử phá sản, Tưởng học cứu lỗ mãng, nghe hắn liên mồm kể lể cả ngày về mấy chuyện bên vỉa hè của danh nhân một vùng Xuyên Du, Ngô Nghị cũng cảm thấy rất thú vị.

"Đã đến thành Du Châu! Các huynh đệ mau rời thuyền!" Người chèo thuyền vén màn cửa tiễn khách.

Ngô Nghị cầm lấy bao quần áo theo bên mình, đồng thời xuống thuyền cùng Cố An.

Đây cũng là lần đầu tiên, tính cả ở hiện đại hay cổ đại, y đặt chân đến dòng Trường Giang chảy xiết, Ba Thục Du Châu nổi tiếng gần xa.

Ngô Nghị xuống khỏi tàu buôn, đứng trước bức tường thành cổ kính rêu xanh, nhìn lại dòng sông Trường Giang rộng lớn.

Hiện tại nơi này vẫn chưa có đập Tam Hiệp nổi tiếng cả thế giới hay vô số tàu thép qua lại không dứt, tàu buôn từ nam chí bắc vội vã đi qua, cũng không quay đầu đã rời khỏi vùng sông nước có mưa phùn gió thu này.

___

Đi tới huyện Phụng Tiết lại phải bắt một chiếc thuyền khác, mắt nhìn sắc trời đã tối, Cố An và Ngô Nghị quyết định tìm một khách điếm, tạm ở lại đêm nay.

Tìm tới tìm lui, chủ điếm trong thành đều dùng lý do đã đầy khách, mời bọn họ đến nơi khác.

"Thật kì quái." Cố An lẩm bẩm, "Trước đây ta có đến Du Châu, có chủ điếm còn than phiền với ta là bọn họ không có khách, phải đóng cửa đấy!"

Ngô Nghị cũng cảm thấy có chuyện kỳ lạ, Du Châu hiện tại vẫn thuộc khu vực kinh tế lạc hậu, chim đi qua không để lại lông, còn có thể có nhiều người ở như vậy?

Vẫn là Cố An đưa ra chủ ý: "Nhà đò bên bờ sông vẫn có phòng cho khách ở, rất tiện nghi, chỉ là gian phòng có chút ẩm ướt."

Có ẩm ướt thì cũng hơn là nằm ngủ ngoài đường.

Hai người liếc mắt nhìn nhau, nhanh chóng nhấc hành lý, chạy tới bên bờ sông, tìm một nhà đò ở đó.

Vừa mới gõ được một nhà mở cửa liền thấy trong phòng truyền đến tiếng kêu sợ hãi: "Mau đóng cửa, cẩn thận bọn Tây!"

Bọn Tây là tên gọi chung của đám sơn tặc thổ phỉ ở đây.

Cố An tay mắt lanh lẹ giữ cánh cửa, hô lớn vào trong: "Chúng ta không phải bọn Tây, chỉ muốn tá túc một đêm, kính xin nhà đò tạo thuận lợi."

Cửa lúc này mới mở hẳn, có người cẩn thận từng chút thò đầu ra, nhìn hai vị này đều là dáng dấp thư sinh tay trói gà không chặt mới yên lòng để người vào.

Trong phòng có một cụ bà sắc mặt hoảng sợ, lúc này mới gật gù phiền não nói: "Đã để hai vị phiền lòng, chúng ta gần đây bị bọn Tây huyên náo khiến cho lòng người bàng hoàng, cũng không dám để người xa lạ lưu lại buổi tối."

Cố An bỗng tỉnh ngộ: "Chẳng trách những chủ điếm kia đều nói phòng đã kín khách, hóa ra là sợ bọn Tây nên mới nói dối chúng ta!"

Lại kỳ quái hỏi: "Sơn Đại Vương này là người nào, lại khiến cả thành trên dưới các ngươi sợ đến mức độ này?"

Ngô Nghị cũng rất tò mò, ở thời đại này, "Sơn Đại Vương" về cơ bản thì có hai loại, một loại là "Nghĩa quân", chuyên đối nghịch cùng quan phủ, không tìm bách tính gây phiền phức, một loại khác thì tương tự như phần tử khủng bố, chuyên phá phách cướp bóc, không có việc xấu nào không làm.

Bất kể là loại nào cũng vô cùng rắc rối.

Đừng nghĩ sẽ như Nghĩa Bạc Vân Thiên Lương Sơn trong "Thủy Hử truyện", bậc hảo hán chỉ cướp của người giàu phân chia cho người nghèo, thổ phỉ thời đại này cũng không trượng nghĩa như vậy, đối với nông dân mà nói là một mối họa, một khối u ác tính không nhỏ.

Trừ phi như Tùy Dương Đế nghiền ép quốc lực khiến dây chúng lầm than, dậy tiếng oán thán, thà rằng lấy cuốc của bản thân làm thổ phỉ cũng không nguyện tiếp tục cày ruộng cho hoàng đế, thì bình thường dân chúng đều đồng ý đứng về phía quan phủ, chống lại thế lực nhỏ kia.

Lý tiêm phu rót cho bọn họ hai chén nước nóng, cũng mặt ủ mày chau: "Thủ lĩnh của bọn Tây tên là Tiêu Nguyệt Tiên, là hậu nhân Tiêu tiện, mấy chục năm trước, bọn chúng ở huyện Phụng Tiết tạo phản phục Tùy nên Thái Tông hạ lệnh tịch biên toàn gia, Tiêu Nguyệt Tiên này lại tránh được một kiếp. Bây giờ hắn Đông Sơn tái khởi, nói rằng muốn nhà nhà đúng hạn giao nộp tiền, nếu không hắn sẽ tới đánh cướp! Để lão nương một người ở quê nhà ta không yên lòng nên mới vừa trở về thành Du Châu."

Cố An nghe vậy mà trên mặt hết trắng rồi lại xanh, nửa ngày mới uống một hớp nước ấm, điều chỉnh lại sắc mặt: "Chúng ta không đụng phải đám thổ phỉ kia là may rồi."

Từ lúc vào cửa Ngô Nghị đã yên lặng đứng bên Cố An, một câu cũng không nói.

Tuy y không biết Tiêu Nguyệt Tiên này là thần tiên phương nào, nhưng ngày tháng thuận buồm xuôi gió của Đường triều còn ít nhất mấy chục năm nữa, xem ra thế gia tạo phản này cũng không mấy lợi hại, chỉ dám ở nơi núi cao hoàng đế xa mà ức hiếp lương gia bách tính.

Nhưng vẫn mơ hồ cảm thấy bất an.

Dù sao y hiện tại cũng không phải một thí sinh dự thi cầm sách sử, rung đùi đắc ý nói ra vài ba câu mà là một trong những lương dân bị ức hiếp, vẫn có thể dính xui xẻo.
Bình Luận (0)
Comment