Vườn Hồng Của Leoches

Chương 2


Đây là một gia tộc có thể diện.

-----
Chương 1: Cố hương
Gió từ eo biển St.

George thổi tới mang theo hơi muối, làm dịu đi thị trấn nhỏ ở phía đông nước Anh.

Trên đường đi tôi đã tưởng tượng ra quê hương của Mary trông như thế nào: nhất định là vô cùng đẹp đẽ, vô cùng dễ thương, không phải là đô thị huyên náo, không có những người trát đầy son phấn; không khí nơi đó hẳn là mát mẻ, tràn đầy mùi cỏ và hương thơm hoa dại; người ở nơi đó đều hiền lành giống như nàng, khi tôi chậm bước đi dạo ở quê hương nàng, còn có thể từ các câu chuyện của những lão già mà hình dung ra khuôn mặt tươi cười của nàng lúc ấu thơ.


Nhưng lúc tôi đến đây, là lúc trời chạng vạng mưa phùn.

Bầu trời ảm đạm, tối sớm hơn so với bất kỳ nơi nào.

Các ngư dân kéo lưới lên mạn thuyền của chúng tôi, tôi nghe được bọn họ than phiền về số thức ăn ít ỏi mà Thượng Đế ban cho.

Tôi không kịp nhìn cảnh sắc xung quanh, chỉ có chút sức lực nhắc nhở những phu khiêng quan tài rằng "trơn trượt", hy vọng bọn họ không đặt Mary lên vai, nhưng giọng Pháp rặc ri của tôi lại khiến họ cười đùa không dứt.

Hai chiếc xe ngựa sang trọng đã chờ sẵn ở bên ngoài bến tàu, tôi được vị quản gia tính cách lãnh đạm lịch sự hỏi thăm, sau đó ngồi xe chạy về phía lâu đài Almet.

Vùng đất xa lạ này giá lạnh hơn Paris, tôi hối hận vì đã không mang nhiều quần áo, càng hối hận vì đã không thể đưa Shanna cùng đi.

Bà nói mình già rồi, không chịu nổi đường xá xa xôi, cũng không muốn về lại Anh; nhưng bà ấy yêu quý chúng tôi, bà đã hôn tạm biệt tôi và Mary lúc ở bến tàu, trong khoé mắt già nua nhập nhoè nước mắt.

Nếu như lúc này có bà ngồi bên cạnh tôi, tôi có thể xoá đi hết những lo lắng bất an không cần thiết.

Quản gia ngồi đối diện trầm mặc quan sát tôi lúng túng; một ông lão tóc hoa râm, nhưng tấm lưng thẳng tắp và áo sơ mi phẳng phiu là biểu hiện của những quy tắc và quy phạm mà ông đã tuân theo nhiều năm qua: đây là một gia tộc có thể diện.


Tôi cảm thấy bản thân mình trước mặt ông ta giống như một nam sinh tiểu học ở trường nội trú, quá ngây thơ.

Cũng để thoát khỏi cục diện này, tôi thử mở miệng: "Đúng rồi...!à, chuyện đó..."
Chết tiệt, tôi quên tên ông ta rồi!
"Mike Webber.

Tôi tên là Lawrence McWebber, thưa ngài Pontona." Trong đôi mắt màu xám tro hiện lên vẻ nhạo báng.

"Xin lỗi." Tôi dùng giọng Pháp ấp úng xin lỗi, "...!Việc phát âm tiếng Anh đối với tôi còn chưa quen lắm."
"Ngài không cần khách sáo, tôi biết một ít tiếng Pháp."
"Vậy thì tốt quá!" Tôi càng đỏ mặt, "Tôi...!tôi muốn biết...!Tại sao ngài công tước lại không đến bến tàu." Mary về nhà, hắn nên tới đón nàng chứ.

Quản gia dùng ánh mắt kỳ quái nhìn tôi, giống như nghe được lời nói không thể tin nổi, nhưng dần dần biến thành kiêu ngạo rõ ràng: "Tôi nghĩ ngài chắc còn không biết, ngài công tước còn bận rộn nhiều việc, ngài ấy có việc quan trọng hơn cần làm."

"Chuyện quan trọng hơn?" Có thể quan trọng hơn việc đón Mary sao?
"Dĩ nhiên là ngài không biết.

Ngài công tước có rất nhiều công việc phải tự mình xử lý, hơn nữa bởi vì vòng xã giao rộng lớn nên bạn bè của ngài ấy cũng rất nhiều.

Tỷ như tối nay, nam tước phu nhân Siena sẽ tới làm khách..."
Tôi không phải kẻ ngốc, dĩ nhiên hiểu được ông ta đang nói bóng gió: Một bác sĩ xuất thân từ giai cấp trung lưu như tôi, làm sao tưởng tượng được cái gì gọi là sự bận rộn của cuộc sống xã hội thượng lưu; sự thiếu hiểu biết của tôi về địa vị cao quý của bọn họ khiến cho một người hầu cũng có thể tuỳ ý cười nhạo.

Nhưng điều tôi để ý không phải là những thứ đó; trong lồng ngực tôi chỉ cảm thấy phẫn nộ như bị thiêu đốt: Đây chính thái độ của người đàn ông kia sao? Hắn hoàn toàn không để tâm đến em gái mình, chẳng lẽ Mary không quan trọng sao? Hay là hắn ta căn bản không hề quan hoài đến chuyện này? Thậm chí bày tỏ một chút quan tâm cũng không nguyện ý!.

Bình Luận (0)
Comment