Năm 258, Nam Ly quốc, Thượng Hùng quốc, Thương Lan quốc, Tây Liêu quốc là bốn quốc gia tồn tại, chiến tranh liên miên nhiều năm, tự mình củng cố kiềm chế lẫn nhau.
Giao thương giữa các quốc gia qua lại rất nhộn nhịp. Nam Ly quốc ở phía nam sản vật phong phú, kinh tế phát đạt nhất. Thượng Hùng giáp biển, Thương Lan nhiều núi rừng, đất đai Tây Liêu rộng rãi nhưng lại cực kỳ cằn cỗi.
Hoàng đế Nam Ly quốc, Khang Thuận đế Hách Liên Hồng Vũ 55 tuổi sinh được tiểu hoàng tử, ban chiếu đại xá thiên hạ, ban thưởng khắp nơi. Từ kinh thành cho tới thôn trấn cũng đều ban thưởng, nhưng cứ bị từng tầng cắt xén nên đến thôn, trấn chỉ còn rất ít ỏi.
Đồng thời, Đại hoàng tử, Tam hoàng tử, Tứ hoàng tử, Thất hoàng tử, cùng được phong vương, phong làm Đức vương, Thần vương, Hiền vương, Hiếu vương. Lại ban phủ đệ cho Hiền vương, Hiếu vương cùng ban thưởng phủ.
Trong cung chỉ còn lại Thập hoàng tử, Thập nhị hoàng tử đều còn chưa trưởng thành và Thập ngũ hoàng tử mới sinh ra.
Từ đó, việc tranh đoạt ngôi vị thái tử càng thêm gay cấn, các hoàng tử đều ra sức lôi kéo kết bè kết phái, tranh chấp với nhau không ngừng.
Phái Đại hoàng tử kiên trì lập trưởng. Đại hoàng tử là con của Tiêu phi. Tiêu phi là trưởng nữ Trấn quốc công phủ. Trấn quốc công Tiêu Chiến là lão tướng quân đã từng chinh chiến cùng tiên hoàng. Tuy rằng lão tướng quân đã qua đời nhưng tiên hoàng ban thưởng Trấn quốc công được thừa kế ba đời! Là con trưởng lại có mẫu tộc hiển hách, khí thế tăng vọt.
Lại có người phản đối nói Đại hoàng tử không phải là do hoàng hậu sinh ra. Hoàng hậu là mẹ đẻ Tam hoàng tử, lại có phụ thân làm hữu tướng, thế lực cũng không thể khinh thường.
Còn có ngoại gia Thất hoàng tử là ngự sử, thậm chí ngay cả phe phái Thập hoàng tử cũng có ý duy trì.
Nhưng bất kể mưa gió trong ngoài triều đình nổi loạn thế nào thì vị hoàng đế kia vẫn mắt nhắm mắt mở, không có chút biểu lộ ý tứ gì. Từ xưa đến nay khó đoán nhất chính là đế vương tâm, gần vua như gần cọp. Tâm tư của vị hoàng đế này không ai cân nhắc ra!
So với những cuộn sóng trong ngoài cung, chỉ có một mình Tứ hoàng tử tương đương yên tĩnh, tự xin rời xa hoàng đô tới đất phong Thanh Châu của mình lập vương phủ, nhất tịnh thỉnh cầu hoàng đế đồng ý cho hắn đưa theo thập tam công chúa là muội muội cùng mẹ mới 4 tuổi cùng tới đất phong.
Mẫu phi Tứ hoàng tử là nữ nhân năm đó Khang Thuận đế gặp gỡ trong lúc cải trang vi hành đến phủ Thanh Châu. Chính là Lâm Chi Bình trưởng nữ của Thanh Châu tri phủ. Sau khi đưa về hoàng cung cũng rất sủng ái, ban thưởng vị Lâm Tần. Nhưng vì không có ngoại gia hỗ trợ nên cũng sống rất gian nan ở trong cung.
Sau khi sinh hạ Tứ hoàng tử, bởi vì có hoàng tử nên bị chèn ép mạnh mẽ trong hậu cung, có khi nửa năm thậm chí một năm cũng không gặp được hoàng đế một lần. Bốn năm trước sau khi sinh Thập tam công chúa thì gặp hiểm cảnh qua đời, để lại Lâm mẹ mang theo Tứ hoàng tử và tiểu công chúa ở trong cung nương tựa lẫn nhau.
Hoàng đế thương tiếc mẫu phi chết sớm, Thanh Châu lại là cố hương của mẫu phi Lâm Tần nên đồng ý thỉnh cầu của Tứ hoàng tử. Đồng thời hạ chỉ đem năm thành của phủ Thanh Châu là Thanh Dương, Giang Hoài, Quảng Lăng, Trường Khu, thêm cả Thanh Châu phân chia thành đất phong của Tứ hoàng tử. Ba tháng sau khởi hành đi đất phong.
Thanh Dương, Giang Hoài, Quảng Lăng, Trường Khu đều thuộc phủ Thanh Châu, trừ bỏ phủ Thanh Châu đất đai tương đối phì nhiêu thì bốn thành khác, tuy cũng có núi non sông suối nhưng đất đai cằn cỗi, chỉ có thể dựa vào quan đạo qua lại. Trong đó Trường Khu giáp biên giới nước láng giềng Thượng Hùng! Trong thời đại vũ khí lạnh này, đất đai chính là thứ quan trọng nhất tạo nên tiền tài lương thực. Không có thì coi như không có gì!
"Ban một nơi không giàu có và đông đúc, lại trống trải bốn phương như thế cho Tứ hoàng tử, còn ban thưởng danh Hiền vương, Hiền, không phải có nghĩa là "nhàn" sao?! Có thể thấy được vị hoàng đế này không coi trọng hoàng tử đó cỡ nào! Tứ hoàng tử không có mẫu tộc hiển hách, không có mẫu phi, có thể có đất phong làm vương gia nhàn tản cũng thực không sai."
Những bàn tán như vậy lan truyền sôi động ở kinh thành và phủ Thanh Châu nhưng cũng chỉ giới hạn ở Châu phủ. Dân chúng vẫn phải sống cuộc sống của mình như cũ, đất phong cho ai, hoàng đế muốn đem thiên hạ cho ai, dân chúng không quan tâm. Chỉ cần không tăng thuế má, không đánh giặc, không thiên tai, có thể ăn no, thế nào cũng được!