Vương Mệnh

Chương 113


Lễ nhân 23 tháng chạp.

thêm số chổ mọi người chưa biết:
Chúng ta vẫn thường gọi Táo quân, Vua bếp, hay ba ông bà táo.

Thế có bà con nào biết quan chức đầy đủ của họ không ? Theo truyền thuyết dân gian, quan chức đầy đủ của Táo quân là : Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân (tạm dịch : vị Thần Quân của Phủ Táo có thể tự lĩnh nhà bếp phía đông).

Đây là một chức quan tuy nhỏ mà lớn.
Gọi là nhỏ, bởi đây là chức quan nhỏ nhất trong hệ thống Thiên Đình, không có thuộc hạ, không có bổng lộc, hoàn toàn sống nhờ gia chủ.

Nhà nào sung túc thì nhà Táo ấm no, nhà nào nghèo thì nhà Táo đói.

Quan phục của Nhà Táo cũng không đầy đủ, chỉ có áo mà không có quần, các Táo vẫn phải mặc quần ở nhà (quần ngắn, "quần tà lỏn").

Một số phim Táo ngày nay cho Táo quân mặc áo dài, quần dài phi bóng cho đẹp, nhưng lại trái với quan niệm về nhà Táo theo truyền thống.
Gọi là lớn, bởi nhà Táo được "khai phủ".
Ở đây có thể bà con chưa biết, tui nói thêm về "khai phủ".


Thời phong kiến, chỉ các bậc Đại tướng, Đại vương được Hoàng Đế "tuyệt đối" tin tưởng mới được "khai phủ".

Chứ không phải xây dựng dinh thự thật lớn, trên biển viết chữ "Vương phủ", "Hầu phủ", ...!là được gọi là "khai phủ".

Trên chức vụ có chữ "XXX phủ" chứng tỏ quyền lực cực lớn.

Khi được "khai phủ", phủ chủ được quyền có quân đội riêng, luật lệ riêng, quan lại tướng lĩnh riêng như một "tiểu triều đình".

Một số phủ chủ còn được đúc tiền.

Quân đội, quan chức trong phủ dù cũng lãnh bổng lộc của triều đình, nhưng chỉ tuân lệnh phủ chủ, triều đình không thể quản lý được.

Quân đội là chính quy quân chứ không phải tư binh, nhưng Binh bộ không thể quản lý.

Quan chức là quan viên chính thức chứ không phải gia thần, nhưng Lại bộ không thể quản lý.

Phủ chủ chỉ phải nghe lệnh Hoàng Đế.

Thậm chí khi Hoàng Đế truyền lệnh, phủ chủ không nghe theo thì Hoàng Đế chỉ có thể "nhắm mắt làm ngơ", nếu không muốn cử quân thảo phạt.
Trong lịch sử Trung Hoa có một số "phủ" nổi tiếng.
"Thiên Sách Phủ" của Lý Thế Dân nhà Đường có quân đội mạnh nhất thời ấy, tướng lãnh của "Thiên Sách Phủ" chỉ tuân lệnh Lý Thế Dân, vua Đường cũng không chỉ huy được.

Khi vua Đường giải tán "Thiên Sách Phủ", tiếp thu quân đội, các tướng lãnh đồng loạt bỏ đi.

Có người về quê ở ẩn, có người dẫn bản bộ lên núi lập sơn trại.

Cuối cùng vua Đường phải cho Lý Thế Dân tái lập "Thiên Sách Phủ".
"Thiên Ba Phủ" của Dương gia đời Tống.

Trước khi nhà Tống thành lập, Dương gia đã trấn thủ San Hậu.

Tống Đế Triệu Khuông Dẫn đã chiêu hàng Dương gia bằng cách cho lập "Thiên Ba Phủ", ban cho Xa lão thái quân Long Đầu Trượng "tiên đả hôn quân, hậu đả loạn thần".


Thiên Ba Phủ đời đời trấn thủ San Hậu, Tam Sơn Quan, có quân đội riêng, vua Tống cũng không điều động được (đương nhiên vua có thể ra lệnh cho Dương gia chủ, rồi Dương gia chủ tuân theo).

Dương gia tướng đời này truyền cho đời kia mãi đến khi vô hậu (không con nối dõi).
Đời Minh có "Đại tướng quân phủ" của Đại tướng quân Lam Ngọc.

Vì Lam Ngọc đã lập nhiều đại công nên được Minh Đế Chu Nguyên Chương cho "khai phủ", quân đội đến 10 vạn.

Sau Minh Đế muốn giải tán "Đại tướng quân phủ", nên đã kết tội Lam Ngọc lộng quyền (dù thực tế được quyền, một số tội khác mà chỉ nghe thôi đã thấy vô lý, các sử gia sau này cho là Lam Ngọc bị oan), xử tử không chỉ Lam gia mà toàn bộ quân quan trong phủ cùng gia quyến, đến hơn 2 vạn người bị trảm.

Cũng may phổ thông binh sĩ không bị giết, nếu không phải đến hàng chục vạn.
Các vua Đại Việt ngày xưa trên danh nghĩa vẫn thần phục Bắc triều, và được các Hoàng Đế Bắc triều phong cho là : Kiểm Hiệu Thái Sư, Khai Phủ Nghị Đồng Tam Ty, An Nam Quốc Vương.

Thái Sư đứng đầu Tam Công, là quan lớn nhất triều đình, thêm Kiểm Hiệu là tôn xưng mỹ đức.

Triều đình có Tam Ty, mỗi triều có tên gọi khác nhau nhưng vẫn là các cơ quan cao nhất (phụ trách hành chính, quân sự, giám sát), vua Việt được "khai phủ", hành chức quyền tam ty, đồng nghĩa với việc "tiểu triều đình" hoàn toàn độc lập.
Nói nhiều chuyện dưới trần, giờ lại nói chuyện trên Thiên Đình.

Các vị thần trên Thiên Đình cũng có một vị được "khai phủ".

Đó chính là Thác Tháp Thiên Vương Lý Tịnh.


Thiên Đình có nhiều vị Thiên Vương, thậm chí còn có Tứ Đại Thiên Vương là cận thần của Ngọc Hoàng Thượng Đế, hầu hạ ở Linh Tiêu Điện.

Lý Thiên Vương không phải là một trong Tứ Đại Thiên Vương, nhưng được "khai phủ", nên có địa vị siêu nhiên, đứng đầu Thiên Binh Thiên Tướng.

Trong Tây Du Ký, khi Thiên Đình đánh nhau với Tề Thiên Đại Thánh, dù có mời được Nhị Lang Thần Dương Tiễn thì Lý Thiên Vương vẫn là Đại nguyên soái.
Nói tóm lại, được "khai phủ" là có địa vị siêu nhiên, triều đình không thể quản lý, chỉ tuân Đế mệnh.

Táo Quân được "khai phủ" nên không chịu sự quản lý của các thần trên Thiên Đình, chỉ chịu trách nhiệm trực tiếp với Ngọc Hoàng Thượng Đế, và mỗi năm vào ngày 23 tháng chạp là lại về trời báo cáo với Thượng Đế công việc trong năm.

Trong khi đó, các vị thần khác thì không được như vậy.

Sơn Thần, Thổ Địa chịu sự quản lý của Thổ Đức Tinh Quân.

Thần Tài chịu sự quản lý của Huyền Đàn Nguyên Soái Triệu Công Minh.

Long Vương, Hà Bá lại do Thủy Đức Tinh Quân cai quản, ...!Trên mấy vị Tinh Quân lại còn có Tứ bộ Chánh thần (Lôi, Hỏa, Ôn, Đẩu), trên nữa còn có Thiên Đình.
Và cuối cùng, người xưa xài bếp có 3 ông Táo, còn giờ đây nhà tui xài bếp ga, trên bếp có 4 thanh sắt đỡ nồi khi nấu ăn, không biết tính là có mấy vị Táo Quân nhỉ ?

Bình Luận (0)
Comment