Vương Quốc Ảo

Chương 12

Không phải hồi kết của hồi kết

Tôi luôn tự nhủ rằng, nếu một ngày nào đó chúng ta không còn được ở bên nhau nữa, xin hãy coi như chúng ta vẫn còn ở bên nhau.

Lời đề

1. Tôi nhìn lại con đường mà mình đã trưởng thành, xem xét lại từng ngày, từng ngày một, tôi đứng bên đường hai tay thọc vào trong túi chiếc áo ấm, nhìn thấy vô số người đi qua không có chút biểu lộ tình cảm gì, thỉnh thoảng có người dừng lại mỉm cười với tôi, rạng rỡ như hoa đào. Tôi biết rằng, những người dừng lại đó cuối cùng sẽ sưởi ấm cuộc đời tôi, nhìn họ, tôi như muốn không rời bỏ họ.

2. Khi tôi còn trẻ, trẻ tới mức có thể tùy ý nói gì cũng được, sống thế nào cũng được và làm bất cứ việc gì tùy thích, tôi đã từng viết rằng, bạn bè của tôi chính là dũng khí để tôi tiếp tục sống, họ cho tôi năng lực sống, và cho tôi đối mặt với thế giới này mà không hề biết sợ.

Phần cuối của cuốn tiểu thuyết này tôi xin dâng hiến cho bạn bè của tôi, những người bạn đã cùng tôi vui buồn cưỡi những chiếc xe đạp đi qua tuổi thanh xuân đơn bạc của chúng tôi, tôi nghĩ, chúng tôi đều ghi nhớ những ngọn gió thổi ngang qua những năm tháng trẻ trung của chúng tôi để khắc ghi lại những nỗi buồn, niềm đau khổ và cả những dấu vết không thể nào xóa đi được trên những khuôn mặt của chúng tôi.

Hãy cho chúng tôi để lại những dấu tích của những lời than thở mãi mãi về sau.

Than thở vì mình đã từng rung động tâm can, than thở bởi thời gian đã qua đi quá nhanh, thoáng chốc đã trở nên già cả.

3. Tiểu A đang học chuyên về kinh tế ở Nhật Bản. Anh ấy luôn gửi ảnh và thư cho tôi, những bức thư rất dài, nhìn thời gian trên E- mail, tôi biết anh vẫn có thói quen viết vào ban đêm. Trước kia, khi còn ở Trung Quốc, anh ấy luôn dùng giấy khổ A4 trắng để viết thư cho tôi, còn khi rời Trung Quốc, anh ấy đã bắt đầu thức đêm để gõ bàn phím rồi.

Tiểu A là người trong sáng, sống đơn giản và vui vẻ dưới ánh mặt trời, nhưng lặng lẽ hiên ngang mà không tranh giành. Anh ấy không phải nhà văn, chỉ thích văn học mà thôi, nhưng sách văn học mà anh đọc lại chỉ là những gìtôi viết. Người con trai như vậy thật đơn giản mà vui vẻ. Tôi luôn tin rằng, những đứa trẻ dính đến văn chương nhất định sẽ chẳng thể vui vẻ, hạnh phúc của họ tản mát ở nơi nào không biết, giống hệt như những đứa trẻ chơi suốt cả ngày đến tối mịt cũng không chịu về nhà. Anh ấy nói, những thứ mà tôi viết luôn làm anh cảm thấy buồn rầu, bởi tôi vẫn chưa hề tìm được hạnh phúc của

chính mình. Tôi nói với anh, Tiểu A xin đừng lo cho tôi, sẽ có một ngày anh sẽ xa tôi, tôi không muốn quá quen với sự chăm sóc của anh.

Khi tôi nói câu đó, tôi đang học năm thứ nhất cao trung, mà khi tôi lớn lên, anh ấy đã ở một nước khác rồi, anh gửi E- mail vào ban đêm cho tôi sau đó mới đi ngủ. Ban ngày, anh đơn độc bước đi trong gió trên đất Nhật, nhưng vẫn luôn nở nụ cười trên môi.

Anh là người có thể sống vui vẻ một mình.

Còn tôi lại không thể.

Trên ảnh, nụ cười của anh rất rạng rỡ, anh đứng dưới gốc cây anh đào ánh mặt trời lấp lánh trên chiếc áo khoác chống rét màu trắng, phía dưới bức ảnh, anh viết rằng: Tư Duy, đây là cây anh đào mà mình thích nhất.

Nhớ lại cuộc điện thoại mà A gọi cho tôi trước khi đi Nhật, tôi nghe thấy tiếng nói đã từng theo tôi suốt ngày mà lòng buồn rười rượi. Tôi sợ phải đứng cô độc nơi không có bạn bè. Tôi biết Tiểu A nói từ "bạn bè" chính là ám chỉ tôi, bởi tôi là người bạn duy nhất của anh ấy.

Hôm đó, trên điện thoại, Tiểu A nói mãi, nói tới khi hết điện mới thôi, tôi không hề biết là A lại có thế nói nhiều đến vậy vì xưa nay anh luôn yên lặng.

Tôi càng nghe càng buồn, cho tới trước khi máy hết điện, tôi chỉ kịp nói với anh một lời: Nếu có một ngày, chúng ta không ở bên nhau nửa...

Sau đó điện thoại đột nhiên bị ngắt, tiếng lạo xạo như mưa rơi ngoài cửa sổ.

Tôi đặt điện thoại xuống rồi tiếp tục nói "... sẽ giống như khi sống với nhau" sau đó tôi nằm vật ra giường ngủ thiếp đi.

Thời gian cứ thế trôi đi, cuối cùng tôi đã lớn lên trong mưa gió, đứa trẻ có nụ cười trong sáng trước kia hiện đã có bộ mặt lạnh lùng. Nghĩ mà buồn.

Ở tuổi mười chín, bước ngoặt của tuổi thanh xuân, đứng giữa nơi giáp ranh của hai giai đoạn trong cuộc đời, nước mắt tôi nhạt nhòa.

4. Vi Vi là một bé gái rất lanh lợi, học một mạch liền mười hai năm bắt đầu từ tiểu học. Tôi đã nhìn thấy cô chỉ dùng những nét bút rất đơn giản mà vẽ ra được bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp, nhưng bây giờ cô không vẽ nữa rồi.

Để thi vào cao trung(1), cha Vi đã nói với cô là hãy vất bỏ mọi thứ, cô đã bỏ tấtcả giấy và bút vẽ đã theo Vi từ nhỏ. Tôi không biết lúc Vi lựa chọn có hối tiếc không, tôi chỉ biết lúc tôi chọn ngành khoa học tự nhiên, tôi cũng cảm thấy rất đau đớn. Sau đó Vi Vi không bao giờ nói về chuyện này nữa. Chỉ riêng tôi biết Vi không bao giờ tham gia hoạt động văn nghệ của nhà trưởng, mặc dù Vi dễ dàng đứng đầu. Trong ấn tượng của tôi, cảnh tượng sâu sắc nhất là, khi Vi đi ngang qua nơi dán thông báo qui chế tuyển sinh vào Học viện Mỹ thuật thuộc Đại học Thanh Hoa, Vi đã đột ngột dừng lại, năm phút sau, Vi quay lại nói với tôi: Đi thôi. Tôi ở phía sau nhìn hình dáng của Vi, chiếc áo gió màu đen của Vi

đột nhiên như đầy gió lạnh mà đông, không biết vì sao, tôi chợt thấy rất buồn, nhưng tôi không nói cho Vi biết, mà chỉ mỉm cười chạy lên trước.

Mà việc này xảy ra đã rất lâu rồi, lâu tới mức mà tôi chỉ nhớ lờ mờ, giống như cửa kính trong mùa sương mù, chỉ cần lấy ngón tay vạch một đường là để lại ngay dấu vết rất rõ, chỉ có điều ngón tay vạch tới đâu thì những giọt nước to chảy theo tới đó, giống như những giọt nước mắt không hề luyến tiếc thời trẻ tuổi. Vào một ngày nọ, tôi một mình lên xe hơi đi ra ngoài, tôi dựa vào tấm kính lớn bên thành xe, xe chạy qua một con đường hầm, đột nhiên nhìn thấy một chiếc xe khác chạy vụt qua, phía sau xe đó có in một hàng chữ: Hai mươi năm đã qua rồi, nhưng tuổi thanh xuân vẫn chưa mất đi.

Lúc đó, tôi suýt rơi nước mắt.

Giống như một quả cầu bằng thủy tinh rất đẹp, đó là những giấc mơ của tất cả trẻ em, giống như cảnh tiên trong mộng của nàng Alis vậy. Nhưng khi nàng Alis lớn đã đánh mất chìa khóa, không biết nàng ngồi xuống khóc lóc hay tiếp tục dũng cảm tiến lên?

Một mình Vi Vi ở Trùng Khánh, ở một thành phố cách thành phố nơi chúng tôi sinh trưởng không xa, nếu muốn thì tuần nào Vi cũng có thể về nhà được. Nhưng Vi nói mình quen sống một mình ở bên ngoài bởi sẽ có một ngày, chúng ta không thể cùng nhau được nữa.

Còn nhớ khi học tới năm thứ ba cao trung, chúng tôi sống rất tự do, chỉ cần ới một tiếng là cả phòng đã đầy bia rượu rồi. Mọi người đều cố sức hát đến khản đặc cả giọng. Đêm khuya, cả bọn mới đổ ra đường, người lắc la lắc lư đi hết đêm đến tận sáng. Cứ vậy đến cuối cùng chỉ còn lại vài người, đều là những người bạn tốt của nhau, nào Vi Vi, CKJ, Jack, ABO và tôi.

Sau đó, mọi người nằm dài ra trên ghế đá trong công viên của thành phố, những cái đầu say rượu kề bên nhau cười, rồi buồn quá, lại khóc. Mọi người chuyện trò với nhau nhưng lại chẳng nhớ mình đang nói gì.

Những đêm đó, chúng tôi luôn nằm trên những chiếc ghế dài, nhìn màn đêm đen kịt đang dần sáng lên.

Khi tôi rời thành phố nơi chúng tôi lớn lên tử nhỏ để tới Thượng Hải, Vi Vi tặng tôi một cuốn sách, khi ngồi trên máy bay, tôi giở nó ra đọc và nhìn thấy những dòng chữ rất đẹp do Vi Vi viết ngay trang đầu:

"Gửi Tư Duy.

Năm thứ ba cao trung mang lại ình những người bạn với sự ấm áp và an ủi nhiều nhất.

Trước kia, khi chúng mình cùng nghe ca nhạc đã từng nghe thấy một câu nói "Trong mùa giá lạnh đó, tất cả mọi người đều trốn tránh tuyết sương chỉ có bạn cùng hát với mình".

Đây là câu nói sâu sắc nhất mà mình được nghe khi học cao trung năm thứ ba, và chẳng phải chúng ta luôn nói: "Qua tháng bảy này, tất cả rồi sẽ tốt đẹp, tất cả rồi sẽ có" là gì?

Mà nay, chúng ta đều đã trải qua năm thứ ba đầy khắc nghiệt, sau đó tất cả đều như tốt lên, tất cả đều có, nhưng cuối cùng mình phát hiện ra không phải như vậy. Qua tháng bảy, chúng mình đều chia tay nhau, thậm chí mình bắt đầu thấy nhớ tất cả những việc trong một năm qua, bao gồm cả bộ dạng rất thất bại của hai chúng ta, rất nhiều rất nhiều những buổi học chiều và tối, những cốc nước dưa hấu lạnh đã từng uống ở cổng trường, cả những lời chúng mình đã nói, vui có, buồn có, thậm chí cả cãi cọ và giận nhau nữa.

Mình luôn nghĩ những người bạn của chúng mình sau này sẽ sống ra sao, ít nhất là bạn tới được nơi mà bọn mình ai cũng muốn tới: Thượng Hải, còn mình phải trải qua đời sinh viên ở Trùng Khánh, nơi mà mình chẳng thích tý nào. Chẳng bao giờ còn cảnh mỗi khi tan học, mình, bạn và Tiểu Bội đi chơi nữa, không thể mỗi khi nhớ các bạn là mình có thể chạy đi kẻo các bạn đi cùng mình được, không thể mỗi khi buồn mình lại đến dưới nhà bạn gọi toáng lên và chờ tiếng chân bạn chạy rầm rầm từ trên gác xuống được nữa.

Cảnh vật còn đó mà người đã xa.

Mỗi lần nhìn thấy câu này lòng mình lại rất xót xa. Ôi! Biết bao niềm vui và sự ấm áp khi được ở bên nhau!

Mình với bạn ở với nhau rất lâu, nhưng cuối cùng, bạn vẫn chưa dạy ình chơi cầu lông, điều mà mình nói cần phải huấn luyện môn vẽ cho bạn thật tốt cũng chưa thực hiện được.

Tất cả đều trở tay không kịp, ngay cả cơ hội lựa chọn và tranh giành cũng chẳng có cho mình.

Tư Duy, giống như mình thường nói, mình mong bạn, các bạn, tất cả bạn bè của mình đều được hạnh phúc".

5. Khi tôi viết phần một cuốn "Vương Quốc Ảo" là lúc đang học cao trung năm thứ ba, nhớ lại tôi cảm thấy rất mơ hồ, điều rõ ràng nhất chỉ là ánh nắng nóng bỏng và rất gay gắt. Tôi và Vi Vi luôn cùng nhau đi dưới tán những hàng long não cổ thụ trong trường với khuôn mặt hoặc luôn tươi cười hoặc luôn mệt mỏi, cũng có lúc nói chuyện rất rôm rả, nhưng cũng có lúc buồn bã chẳng nói câu gì.

Chúng tôi thường mua côcacôla ở những quán nhỏ rồi đi tới sân thể thao theo con đường nhỏ bên cạnh.

Những buổi hoàng hôn cứ trôi qua trong sự nhàn tản và đầy thương cảm như vậy.

Mùa hè năm đó, tôi bắt đầu biết cuộc sống cần phải kiên nhẫn ra sao, bởi năm thứ ba của cao trung quả giống như một lò luyện vậy!

Lúc đó, tôi đã thay những tấm ảnh các ngôi sao điện ảnh hải ngoại trong chiếc khung ảnh đặt trên bàn học bằng một tờ giấy trắng tinh, trên đó có viết một câu mà tôi thích nhất là: Even now there is still hope left. Rất nhiều đêm tôi nhìn chằm chằm vào dòng chữ đó và tự nhủ, chớ có sợ! Chớ có sợ!

Sau đó, ngày tháng cứ âm thầm qua đi như vậy.

Lúc đó, tôi bắt đầu viết "Vương Quốc Ảo", vì cuộc sống quá đơn điệu và nhàm chán. Vi Vi nói sống như vậy giống như người ta đi thụt lùi, không biết sẽ có một ngày, những thước phim đó sẽ bị đứt tỉa ra trong sự thụt lùi, để rồi sau đó chúng ta nghe thấy tiếng rít của cỗ xe cuộc sống khi phải dừng lại. Tôi nhìn Vi Vi, ánh nắng đang tắt trên mặt Vi để lại một màn sương mù khiến tôi thấy quá buồn.

Lúc đó còn phải tự học vào buổi tối, tối nào cũng phải kiểm tra cứ loạn cả lên. Tôi đã bắt đầu tập thành thói quen, kể cả trong đêm tối hay dưới ánh đèn sáng trắng trong lớp đều nắm chặt cây bút làm bài rất nhanh, cứ theo thử tự ABCD mà làm. Nhưng lòng tôi trống rỗng, có lúc ngẩng đầu lên nhìn ánh đèn buổi tối ngoài cửa sổ mà lòng đau nhói quên cả lời nói.

Trước các buổi tự học tối, tôi luôn ăn cơm cùng Vi Vi, sau đó ra quán ở cổng trường mua một ly nước dưa hấu đá rồi mới lững thững vào trường, ngồi bên hồ huýt sáo, gặp đám bạn DRAM đang chơi bài. Sau đó, khi tiếng chuông vang lên là chạy vào lớp trên lầu để kiểm tra. Vi Vi thì khoa học xã hội, tôi thì ngành khoa học tự nhiên. Vi Vi viết lia viết lịa đến mỏi cả tay, còn tôi vặn vẹo tay mình, tuôn đứng ở góc độ mà người thường khó tưởng tượng nổi để phán xét.

Đó chính là cuộc sống mà tôi đã từng sống, đơn giản tới mức mà bản thân tôi cũng không tin là mình đã từng có cuộc sống như vậy.

Mùa hè đó như dài vô tận, tôi chỉ nghe thấy tiếng ve sầu kêu inh ỏi xuyên qua những bóng rợp tán cây mang theo cả cái nóng của mặt trời đập vào người tôi. Nhưng vào một buổi hoàng hôn, khi tôi lần cuối cùng đứng bên cổng trường thì đột nhiên những âm thanh đó biến mất, tôi đứng trong yên lặng nghe tiếng vỡ vụn của thời gian.

Hôm đó tôi tới trường để lấy giấy thông báo của trường Đại học, cũng là ngày tôi rời mái trường đó.

Tôi cần phải đi, phải đi như vậy, không vương vấn, không gò bó, tôi phải sống vui vẻ một mình.

Nhưng vì sao tôi lại đột nhiên im lặng giữa đám người đang huyên náo nói cười kia? Vì sao khi đạp xe nhìn thấy những bóng dáng thân quen đó lại cảm thấy buồn? Vì sao khi nhìn thấy một cuốn sách mà mình đã đọc, một bộ phim mà mình đã xem lại không ngăn nối nỗi đau trong lòng? Vì sao tôi vẫn có. Thói quen đứng một mình trên thảm cỏ mênh mông ngẩng mặt lên nhìn bầu trời u ám?

Quả cầu thủy tinh đang ở trong tay ai? Tôi muốn hỏi cho rõ.

7. Ở Thượng Hải, khi đứng trên khoảng đất rộng hàng triệu mét vuông ngắm mặt trời lặn, có lúc thấy cô đơn, rất cô đơn.

Khi từ trên máy bay bước xuống, tôi nhìn thấy nụ cười của Thanh và Dữ Côn, họ đưa tôi tới trường Đại học. Suốt dọc đường tôi cười nói rất vui vẻ, luôn cảm thấy như mình chẳng đi đâu quá xa, không có chút gì buồn cả. Nhưng sau khi họ đi rồi, thế giới của tôi bỗng yên ắng, thế là tôi bắt đầu phải ăn cơm một mình, chơi một mình, đi học một mình.

Tôi biết ngày đó của một người chắc chắn sẽ phải đến, nhưng không ngờ nó lại nhanh đến vậy.

Dần dần, tôi bắt đầu hiểu rõ ý tử của một đoạn văn do một nhà văn học sinh viết mà mình đọc hồi trước, đó là: Một người luôn đi trên con đường lạ, nhìn những cảnh lạ, nghe những bài hát lạ để rồi trong một khoảng khắc không để ý tới, bạn sẽ phát hiện ra rằng, có những điều phải tốn bao công sức để muốn quên đi thì nay đã thực sự quên rồi.

8. Trường Đại học rất ít cây xanh vì nằm trong khu mới xây dựng nên không có màu xanh, đồng thời, mùa đông về cũng chẳng có cảnh lá cây trút xuống ào ào nữa.

Khi tôi đạp xe đi trên con dường bê tông màu trắng hai bên mới chỉ có những thân cây rất nhỏ, tôi luôn nhớ về trường Trung học, nơi đó có những bóng rợp của tán lá mà ánh nắng không bao giờ xuyên qua được. Còn cảnhtượng trước mắt tôi hiện nay lại toàn là sự xa xỉ và hoa lệ, tôi xuyên qua nó,

như trái đất xuyên qua đuôi của sao chổi, chẳng cảm giác gì cả.

Cuối cùng tôi bắt đầu sống một mình, chạy bộ cũng một mình, gõ máy chữ một mình trong đêm, một mình đứng trên tầng thượng nhìn lên bầu trời xanh thăm thẳm. Tôi nghe như sinh mệnh mình đang chuyển động kẽo kẹt cứng đờ, cuộc sống của tôi đang bị tổn thương dần trong sự mài mòn đó.

Mà đó lại là điều tôi không muốn thấy.

Chỉ khi nhận được thư từ, nhìn thấy ảnh, nghe được những ca khúc đã từng nghe, nhìn thấy những tình huống giống như kịch, tôi mới thoáng buồn, nhưng rồi lại cười được ngay, chỉ có điều cười lạc lõng.

Đôi lúc buồn, tôi lại phát tin trên trang Web của mình và tin rằng Vi Vi và lũ bạn tôi sẽ xem được nó.

Trong những ngày đầu tiên ở trong trưởng, tôi rất buồn. Tôi là một đứa ra đi sớm nhất trong những bạn học vì tháng chín chúng tôi đã phải vào học rồi, còn Vi Vi mãi quá nửa tháng mười mới phải đi.

Trong những ngày đó, tôi luôn luôn nói cho Vi Vi biết tôi rất không vui vẻ gì, còn Vi Vi qua trang Web luôn gửi lời an ủi tôi, tôi còn nhớ có lần Vi đã viết như sau:

"Hôm qua khi mình điện cho cậu, nghe thấy chỗ cậu rất ồn, còn chỗ mình lại rất yên tĩnh, rất giống như khi còn học cao trung, có buổi tối chúng mình gọi điện cho nhau tới hai ba giờ đêm vậy, rồi sau đó cúp máy học bài tiếp.

Cậu nói hiện nay chỉ có chúng ta dựa vào nhau để sống, thực ra, điều đó với mình đã có từ lâu rồi. Đúng như lời của Tiểu Thanh nói, quan hệ của chúng ta là mối quan hệ thứ ba vượt qua cả tình yêu và tình bạn.

Cậu nói rằng, Vi Vi nói dù cả thế giới này phản bội nhau thì mình và bạn vẫn bên nhau, dù có phải đi tới địa ngục chúng ta cũng cùng đi. Nếu mình không còn nữa thì kẻ khác ức hiếp cậu, mình sẽ rất buồn. Mình đã từng nói, dù bạn mình có rơi vào hoàn cảnh nào chăng nữa, mình sẽ nguyện luôn bên bạn. Cậu chớ có nói bên cạnh cậu rất trống vắng, không thể có chuyện ấy được.

Tiểu Nhất ngày mai đi, Tiểu Thanh hôm nay đi.

Mình hiện nay là thế này: Mỗi ngày vớ lấy một bộ quần áo mặc vào rồi lên mạng, đi tới đâu thì biết tới đó. Mẹ mình lúc nào cũng nói mình chớ có thái quá như vậy, nhưng mình không sao giải thích được ẹ mình.

Tư Duy, cậu luôn là một đứa trẻ như vậy, cố chấp như con ốc sên lúc nào cũng nói bản thân rất vui vẻ. Cậu không vui cũng chẳng nói ra, mỗi lần thấy cậu như vậy mình rất buồn. Có người nói với mình rằng, Tư Duy luôn vui vẻ, mình cười và hỏi họ: Thế nào gọi là vui vẻ, phải chăng là cười với mọi người để che lấp sự đau khổ của mình chăng? Tư Duy, cậu thấy chưa, trong con mắt họ, cậu là người như vậy đấy!

Trước kia cậu đã nói, Vi Vi, cậu phải hiểu rằng sau này sẽ rất khó tìm được người bạn như vậy. Cho nên khi Tiểu F nói cậu đã quên mình từ lâu rồi, mình với F đã cãi nhau một trận, khi cô ta nói cậu không tốt, mình cũng chẳng vui vẻ gì. Thực ra hôm qua mình cũng rất không vui, nhưng khi cậu nói cậu không vui nên mình chẳng nói gì nửa.

Cậu còn nhớ không? Trên trang đầu cuốn sách mình tặng cậu, mình đã viết như thế này "Tặng Tư Duy, tặng người bạn đã mang lại ình nhiều sự an ủi và ấm áp nhất". Mình không chắc sau này có được người bạn nào như cậu không, đối với mình, mình chẳng cần gì cả, chỉ cần có người bạn như cậu, người bạn rất bao dung, không bao giờ bỏ bạn khi bạn buồn rầu nhất.

Cậu bây giờ có Thanh Hòa, Moon, nhưng mình cần phải nói rằng một mình sống ở Thượng Hải cậu phải cẩn thận, bởi mình không ở bên cạnh cậu, không thể đi ăn cơm cùng cậu, đánh cầu lông, đi chơi cùng cậu và cười cùng cậu. Không thể còn chuyện mình động dưới đất gọi cậu và lắng nghe tiếng bước chân cậu chạy thình thịch xuống cầu thang, và còn rất nhiều, rất nhiều cái không thể nữa...

Nhưng, Tư Duy, cậu hãy nhớ rằng, dù phải vào địa ngục chúng ta cũng không rời nhau".

9. Tôi ở Thượng Hải, nhìn cảnh sắc trôi qua dưới ánh đèn neon.

Có lúc tôi và Thanh Hòa vào trong quán rượu có Moon chơi đàn violon chờ anh ấy hết giờ làm, tôi luôn nghe tiếng đàn buồn bã của anh, giống như buổi cuối cùng khi học cao trung, tôi ngồi nghe đi nghe lại tiếng đàn viôlôngxen vậy. Đứng trước tiếng đàn violon, tôi càng thích violongxen, vì giai điệu của nó lúc thê lương, lúc ấm áp hơn.

Trong lúc chờ Moon, có lúc tôi và Thanh Hòa đã đi xe điện khắp thành phố này, đến một nơi nào đó, rồi sau đó lại quay lại giống như một trò chơi số mệnh và luân hồi vậy. Tôi nhìn những bóng in dưới chân mà cảm giác tất cả như ảo ảnh, chỉ có khuôn mặt của tôi và Thanh Hòa là in rõ ràng trên các tấm kính. Thanh Hòa cười nói rằng, chúng ta giống như những thiên sứ bay qua thành phố này vậy.

Trong chớp mắt, tôi bắt đầu yêu loại xe này, bởi nó không giống như loại xe chạy bằng đường xe điện ngầm luôn làm cho người ta cảm thấy tuyệt vọng, một thứ tuyệt vọng sâu sắc mang màu đen.

Nó mang lại màu sắc ấm áp, mặc dù đó chỉ là ảo giác.

10. Có những thầy giáo, cô giáo và bạn học ở trường học trước kia viết thư cho tôi nói rằng, sân tập nhỏ nhoi trước kia nay đã được cải tạo xây lại thành quảng trường văn hóa, xung quanh có những bức phù điêu màu trắng. Mọi người vui vẻ kể cho tôi chuyện này, nhưng trong lòng lại buồn mênh mông.

11. Quen đưa cậu lên xe, rồi chạy ra đường trước đầu xe nhìn bạn ngồi lặng lẽ một mình trên xe.

Quen mua bánh kẹo cho cậu, nhìn cậu cười như một đứa trẻ.

Quen đi ra đường trông xe cho cậu, nắm tay cậu kẻo đi cùng.

Quen tính cách hay buồn đột ngột của cậu, đi cùng cậu mà chẳng nói gì cả.

Quen gọi điện ban đêm, nghe tiếng mưa rơi ngoài cửa sổ.

Quen với khuôn mặt và cả sự tức giận qua những dòng tin trên máy di động.

Quen với trí nhớ kém của cậu, nói rồi quên ngay.

Quen với thói ỷ lại vào người khác của cậu, mặc dù mình cũng là trẻ con.

Quen với việc cậu chạy tìm người khắp nơi nhưng tìm không thấy.

Quen với việc luôn bận tâm của cậu với tự do của mình.

Quen với việc đột nhiên cậu tới rủ đi chơi.

Quen với ánh sáng trong veo trong mắt cậu.

Cũng quen với cả những nét sa sầm trong mắt cậu.

Quen viết thư cho cậu mỗi khi thấy cậu buồn.

Quen gửi tin nhắn nhắc cậu nhớ ăn cơm.

Chúng mình đều quen như vậy, cho nên không thể bỏ nhau.

Chúng mình cùng cười, cùng khóc, cùng đánh nhau và cùng uống rượu.

Cùng ngồi trên thuyền của bọn cướp biển, cùng ngắm những ngọn đèn rực rỡ.

Cùng ăn dưa hấu ở quán nhỏ cạnh cổng trường.

Cùng chơi bài với nhau bên hồ, cho dù sắp có kỳ thi.

Cùng ngồi trong thư viện tới tận tối.

Cùng nhau đứng bên đường nhìn những chiếc xe chạy, đoán xe chạy về thành phố nào.

Cho nên chúng tôi càng ngày càng gần nhau hơn, càng ngày càng biết dựa vào nhau hơn.

12. Con người luôn phải biết quên đi một số việc, có vậy mới có thể nhớ được một số việc khác.

Cũng như có người ở gần bên ta và có người phải rời xa ta.

Trước đây tôi luôn không tin vào câu nói này, bởi tôi tin rằng mọi người đều có thể sống vui vẻ bên nhau. Nhưng thực tế lại không như vậy. Khoảng cách ư? Thời gian ư? Năm tháng ư? Chúng như những bức tường ngăn cách, ta muốn nhìn nhưng chẳng thấu, chỉ có thể nghe được những âm thanh hạnh phúc đi qua, và ta cũng cùng cười vui vẻ.

Giống như XJ gửi tin nhắn cho tôi biết, chỉ cần biết bạn hãy còn sống trên thế giới này là tôi chẳng phải lo lắng gì nữa.

13. Những con người cô đơn luôn nhớ tới những ai xuất hiện trong cuộc đời họ, cho nên tôi luôn nghĩ về bạn.

14. A Lượng là cô bạn tốt của tôi hồi học Đại học, giống như tôi và các bạn bè của tôi cũng cùng nhau ăn uống, cùng đạp xe tới lớp, cùng tán gẫu, rồi Lượng nhìn tôi, tôi nhìn anh càng ngày càng cảm thấy vô vị.

A Lượng cũng thích vẽ, tôi luôn muốn giới thiệu để Lượng làm quen với Vi Vi, tôi nghĩ họ rất có duyên với nhau. Cũng như Vi Vi, A Lượng cũng luôn nhường tôi, thậm chí nhiều lúc tôi biết mình sai, nhưng Lượng vẫn chẳng nói gì.

Có điều khác với Vi Vi là, Lượng là người luôn che giấu nỗi vui buồn hờn giận của mình, Lượng luôn nói mình muốn làm cho người khác vui, vì vậy luôn luôn nhường nhịn người khác, người khác buồn mình cũng buồn, người khác vui mình cũng vui, thế nhưng cuối cùng, mình lại không biết là buồn hay vui.

Tôi đột nhiên nhớ tới tính cách của Tiểu Bội. Bội luôn nói về mặt vui vẻ của mình, nhưng lại luôn khóc thầm một mình.

Bội đã từng nói, người khác luôn nói Bội rất vui vẻ, vậy là Bội vui vẻ thật sự, dù không vui cũng cố tỏ ra vui.

Tôi không biết tính cách như vậy phải chịu đựng bao nhiêu áp lực nhưng nếu so với họ, tôi lại giống một đứa trẻ hơn.

Một đứa trẻ tinh nghịch không muốn lớn15. Sau khi tôi viết xong "Vương Quốc Ảo", Biên tập viên nói với tôi phải có thêm tranh minh họa, vì vậy tôi phải tìm Dương Thi Nhan và A Lượng vẽ giúp.

Nhiều buổi tối cuối tuần sau đó, tôi và A Lượng đã thức gần như trọn đêm cùng nhau tiến hành làm CG trên quyển vở mà Moon ượn.

Moon là người rất tốt, luôn chăm sóc tôi như Tiểu A hồi trước. Anh ấy gửi tin nhắn nhắc tôi đi ăn cơm, khi tôi vô tình nói mình bị đau dạ dày anh đã từ chỗ làm chạy tới mang thuốc cho tôi, còn thường xuyên mang những đặc sản mà mẹ anh gửi từ quê lên cho tôi, thậm chí còn lấy cả lọ tương ớt của một anh bạn cùng phòng mang cho tôi nữa.

Những việc nhỏ bé vặt vãnh đó luôn khiến tôi cảm động.

Trong những ngày thiết kế tranh minh họa, tôi và Lượng cùng ở bên nhau tới hơn mười hai tiếng đồng hồ. Nhiều khi thấy mắt Lượng đỏ hoe mà tôi cũng rất ái ngại nhưng lại chẳng dám nói ra, vẫn nghiêm túc đòi hỏi anh phải làm theo yêu cầu của tôi, làm không đúng thì phải làm lại. A Lượng chẳng nói gì cả. Tôi luôn nói tôi là ông chủ nghiêm khắc nhất, còn Lượng là một nhân viên lười nhất, thực ra trong lòng tôi hiểu rất rõ,

A Lượng đồng ý vẽ tranh minh họa cho tôi hoàn toàn không phải vì chút tiền thù lao.

Trước khi hoàn thành mấy hôm, nỗi mệt mỏi của tôi lên tời đỉnh điểm, đêm nào tôi cũng ngủ trước, còn Lượng vẽ mãi tới ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ, lúc đó tôi dậy và làm tiếp. Cứ như vậy hết ngày này sang ngày khác, tôi ngắm nhìn bầu trời chuyển dần từ màu đen tới màu lam rồi màu trắng, tôi cảm thấy mình như một nhân chứng của thời gian vậy.

Có lẽ rất nhiều năm sau, tôi vẫn vô cùng khẳng khái nhớ về quãng thời gian bận rộn này.

A Lượng nói, có lẽ chờ cho công việc kết thúc, chúng tôi mới thấy thoải mái không còn lo lắng nữa.

Tôi nói rất có thể sẽ như vậy, rồi sẽ quay lại cuộc sống bình thưởng. Tôi không biết cuộc sống bình thường mà tôi nói tôi có phải là những ngày cô đơn hay không, bởi Lượng đã chuyển sang lớp vẽ tranh hoạt hình rồi, tôi biết đó là lý tưởng của Lượng, cuối cùng chúng tôi cũng phải chia tay.

A Lượng hỏi tôi về sau chúng tôi có thể cô đơn như những người xa lạ hay không, tôi không trả lời.

Bởi trong khoảng khắc tôi cúi đầu nghĩ về trước kia, khi tôi được phân vào khoa học xã hội tôi và Tiểu Bội có hai hướng đi khác nhau. Tiểu Bội hỏi tôi, nếu hai người rất tốt với nhau lại không được ở với nhau thì có tiếc không?

Tôi nhớ lúc đó tôi trả lời là rất thể có. Tiểu Bội tiếp tục nói, chẳng lẽ lúc gặp nhau ngay cả cái vẫy tay cũng không có hay sao?

Tôi nói có thể, sau đó tôi phát hiện mắt Tiểu Bội sáng long lanh.

Đó là năm tôi mười bảy tuổi, nay tôi đã ở tuổi mười chín rồi.

16. Khi tôi viết "Vương Quốc Ảo" tới đoạn cuối cùng, tôi đã rất mệt rồi, mà những quan hệ xung quanh xuất hiện đã khiến tôi khủng hoảng không thề nào khống chế nổi. Tôi trở nên khó tính, dễ nổi nóng và thường có những nỗi buồn vô cớ, tôi rất dễ nổi cáu chỉ vì việc cỏn con, giống như tôi khi mười bảy tuổi, tôi buồn trong ba tháng liền mà không hiểu vì đâu. Trong những ngày lo lắng không yên đó, những người bên cạnh tôi nói tính khí của tôi quá xấu.

Lúc đó là do A Lượng nói lại cho tôi biết, tôi nghe mà buồn tới mức chẳng nói thành lời. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình lại thành người như vậy. Bởi tôi nghĩ tới tôi ngày trước rất bình thản và bao dung làm sao. Tôi không biết họ dùng tiêu chuẩn nào để đánh giá tất cả, tôi chỉ biết lúc đó tôi rất buồn.

Lúc đó đang ở trong nhà D của trường học, A Lượng vẫn đang xử lý các bức vẽ, tôi đứng cạnh nói những yêu cầu của tôi.

Tôi gửi cho Vi Vi một tin nhắn rất buồn rằng, liệu tôi có thể là người làm cho người khác không chịu nổi không?

Vi Vi trả lời rằng: "Thực ra mỗi lần bạn buồn bực, mình đều ở bên bạn, bạn hãy ở yên đó, mình sẽ gọi điện thoại"; "Bạn chớ có như vậy, mình cảm thấy mình chẳng thể làm gì cho bạn được, mình luôn cho rằng, sự ấm áp của một mình mình là đủ rồi"; "Trước kia mình đã nói với bạn, tất cả mọi người rồi sẽ xa bạn, nhưng mình thì không. Thực ra, với mình mà nói, có một người bạn như bạn đã là một niềm vui lớn nhất rồi. "; "Mỗi lần nhìn những người chơi cầu lông trên sân, mình luôn nhớ tới nụ cười của bạn"...

Tôi nhìn chằm chặp vào màn hình máy điện thoại mà nước mắt tuôn trào.

17. "Đoạn kết mà không có hồi kết", nhiều năm trước đây tôi đã nhìn thấy đề mục này trong một cuốn sách nào đó. Còn bây giờ, tôi cảm thấy mình vẫn muốn thực hiện đề mục này.

Tôi nhớ đoạn kết trước đây tôi viết dài tới năm ngàn chữ, còn bây giờ, qua máy tính trong Word cho thấy, đoạn kết của tôi đã lên tới hơn tám ngàn chữ.

Giống như đề mục tôi đã viết ở trên, phần này không phải là đoạn kết của đoạn kết. Tôi chỉ nhớ lại những khuôn mặt sống động trong cuộc đời tôi, những khuôn mặt mang lại ấm áp cho tôi.

Trong thư của Tiểu A có nói, có được người bạn như tôi là hạnh phúc lắm rồi, cho dù mình đi tới đâu vẫn luôn cảm thấy ấm áp. Tôi có thể tưởng tượng ra dáng vẻ tươi vui của Tiểu A trên những đường phố Nhật Bản, dáng hình trong chiếc áo trắng như tuyết đang đứng dưới bóng râm của tán cây, khi ngẩng đầu lên, nụ cười thật đẹp đẽ và ngọt ngào như của trẻ thơ.

Bất kỳ lúc nào tôi cũng đều có thể hồi tưởng lại những ngày bạn luôn ở bên tôi, lấy nước cho tôi uống, mua thuốc dạ dày cho tôi, nhớ cả những loại tạp chí điện ảnh mà tôi thích, luôn theo sát tôi như áp giải phạm nhân cùng đi ăn cơm với nhau.

Hễ ngẩng đầu lên là thấy nụ cười của bạn.

18. Tôi nghĩ, đến lúc phải kết thúc, kết thúc lúc mùa đông đang đến.

Nhiệt độ đang hạ thấp, tôi đang mong Thượng Hải tuyết rơi nhưng bạn trong phòng lại nói, mấy năm rồi Thượng Hải không hề có tuyết.

Khi tôi viết mấy chương cuối cuốn "Vương Quốc Ảo" là lúc học kỳ một năm thứ nhất đại học kết thúc. Còn bây giờ, khi tôi viết đoạn kết này, học kỳ mới đã bắt đầu. Chế độ học phân kỳ này làm tôi thấy thời gian trôi đi quá nhanh và không thể níu kẻo lại được, vườn trường trống vắng trong kỳ nghỉ nay lại vô cùng nhộn nhịp.

Ánh sáng ngoài cửa sổ rất ấm áp, tôi nghĩ mình có thể kết thúc đoạn kết được rồi.

Từ trước tới nay tôi luôn viết truyện ngắn, nhưng sau khi viết cuốn tiểu thuyết này, tôi lại rất muốn viết về cuộc sống của chính mình, giống như trước kia tôi viết những truyện ngắn buồn buồn, sau một thời gian dài ngừng lại nay đột nhiên lại viết tiếp, đương nhiên vẫn rất trôi chảy, bất giác tôi cảm thấy vô cùng vui vẻ và thoải mái. Do vậy, tôi khó tránh khỏi con cà con kê. Có lẽ truyện ngắn mới là thứ mà tôi thích nhất, còn tiểu thuyết chỉ là ngẫu nhiên.

Nhưng dù sao chăng nữa, "Vương Quốc Ảo" chính là một tác phẩm rất đặc biệt trong cuộc đời viết văn của tôi, tôi hiểu sâu sắc rằng, tôi đã bỏ ra biết bao sức lực và thời gian cho nó.

Cảm ơn tất cả những người đã ủng hộ tôi, cảm ơn tất cả những người yêu thích "Vương Quốc Ảo", bởi có được sự khích lệ của họ tôi mới có thể tiếp tục viết được

Có lẽ "Vương Quốc Ảo sẽ trở thành một kỷ niệm, kỷ niệm về một thời thanh xuân sẽ mất đi, bởi nó là giấc mộng đẹp đẽ nhất của tôi, có những ảomộng trong sáng và trôi chảy, đó chính là tôi, đó cũng chính là giấc mộng của tất cả mọi người khi còn trẻ, là giấc mơ trở thành những hoàng tử và công chúa mà khi còn rất nhỏ ai cũng có.

19. Xin tặng cho tất cả những em bé có những hy vọng đẹp mà buồn. Xin tặng cho tất cả những thiếu niên trước tuổi mười chín.

Trong dòng chảy của thời gian, chúng ta sẽ lớn lên.

Thượng Hải ngày 2 tháng 12 năm 2002

QUÁCH KÍNH MINH
Bình Luận (0)
Comment