Chiều.
Hiểu Linh mang theo hai xấp vải bông cùng một xấp vải nhiễu, 50 lượng bạc sang nhà Trần Ngũ Nương.
Vừa tới cổng, cô đã thấy Ngũ Nương đang gia cố lại nông cụ ngoài sân liền gọi với vào chào hỏi:
- Ngũ Nương thím đang làm nông cụ sao?
Trần Ngũ Nương nghe tiếng gọi thì ngẩng đầu nhìn ra cửa.
Vừa thấy người tới là Hiểu Linh, bà liền vội buông tay công việc xuống ra mở cửa, hồ hởi:
- Phạm tu văn qua chơi.
Mời vào..
mời vào..
Hiểu Linh cười đáp:
- Vâng..
cũng là có chút việc sang tìm thím bàn bạc.
Chúng ta vào nhà đi.
Vừa nói Hiểu Linh vừa điềm nhiên tiến thẳng vào nhà.
Ngũ Nương ngẩn người trong giây lát mới nhận ra Hiểu Linh không đi người không mà có xách đồ sang.
Bà vội vã theo vào.
Hiểu Linh đặt mớ đồ lên bàn vừa lúc Ngũ Nương bước vào.
Cô liền nói:
- Đây là chút phần thưởng hôm nay Huyện quan đại nhân thưởng ta… Ta mang sang cho Ngũ Nương thím vì cái máy tuốt lúa có nên hình nên dáng là nhờ tay thím mà ra.
Vải bông để phu lang của thím và đứa nhỏ Trần Giản may quần áo, còn vải nhiễu vừa vặn cho ngài may bộ áo dài ra việc làng.
Huyện quan đại nha có thưởng thêm chút bạc..
Ta mang cho thím một phần..
nhân lúc nông nhàn mua thêm chút ruộng để kịp vụ thu.
Ngũ Nương thấy đồ Hiểu Linh mang sang đầu tiên là ngây người rồi vội vàng từ chối:
- Không được..
không được.
Cái này không được, Phạm tu văn.
Huyện quan đại nhân thưởng cho ngài vì sáng tạo ra chiếc máy đó.
Ta đây chỉ nghe theo chỉ dẫn mà làm ra..
không có ta, Phạm tu văn vẫn có thể làm ra chiếc máy đó.
Ta sao có thể mặt dày mày dạn nhận công lao, nhận phần thưởng ngài mang sang chứ.
Phạm tu văn mang về đi thôi.
Hiểu Linh liền biết Ngũ Nương sẽ từ chối, nhưng sao cô có thể lùi bước đơn giản vậy chứ.
Hiểu Linh nhẫn nại giải thích:
- Ngũ Nương thím nghe ta nói đã.
Đúng là ngài chỉ nghe theo ta hướng dẫn mà làm ra chiếc máy này.
Nhưng nếu không có ngài, ta chưa chắc đã tìm được ai đó có thể đóng mộc lúc đó.
Thời gian ấy ai cũng bận mùa màng.
Nếu như không tìm được người làm, chiếc máy ấy không kịp thời ra đời lúc mùa màng bận rộn thì chưa chắc Huyện quan đại nhân đã thưởng cho ta nhiều đến vậy.
Ngũ Nương thím..
ngài có thể nói không muốn nhận phần thưởng của Huyện quan đại nhân vậy thì xem như đây là quà ta cảm ơn thím đã giúp ta đi.
Mong ngài nhận cho.
Chút tiền này thím có thể mua thêm ruộng tốt, sau này cũng có cái trông vào.
Hiểu Linh nói hồi lâu Trần Ngũ Nương mới xuôi lòng nhận số quà ấy.
Lúc này cô mới hỏi đến chuyện chính:
- Lần trước ta có nhờ thím tìm người làm mấy thứ ở nhà.
Tình hình sao rồi ạ?
Trần Ngũ Nương nói đến công việc liền trở nên nghiêm túc:
- Người thì ta đã tìm được ba.
Chỉ có nguyên liệu là đá thì vẫn phải chờ tìm thêm.
Xây tường bao quanh hơn một mẫu đất nhà Phạm tu văn cần khá nhiều, lại còn phải chọn mua đá xanh để tôi vôi nữa.
Ước chừng phải nửa tháng nữa mới làm được.
Hiểu Linh nhíu mày.
Quả nhiên thời đại này vật tư vẫn không dễ kiếm, dễ mua.
Cô vốn định xây tường bằng đá tảng quanh nhà cho chắc chắn.
Nhưng nửa tháng nữa mới có thể làm thì những chuyện khác bao giờ tiến hành đây? Cô hỏi:
- Nếu không thì chúng ta làm nhà tằm, chuồng gà, chuồng heo, chuồng vịt trước trong khi đợi đá được không?
Trần Ngũ Nương đáp:
- Đương nhiên là được.
Nhưng mà theo ta thấy, Phạm tu văn nên đi coi ngày xem nên làm ngày nào.
Làm chuyện nhỏ thì không sao, nhưng mấy thứ kia nếu xây không đúng hướng, đúng ngày, cúng khao tế cáo thì gà lợn vịt sẽ ốm yếu, chết hết..
Tốn tiền lại không ích gì.
Hiểu Linh gật gù.
Cũng phải.
Nhiều chuyện không tâm linh không được.
Nhà cô trước kia làm hai cái chuồng gà nhưng cất khác ngày.
Một cái thì đàn gà rất ngoan, đến giờ lên chuồng là tự động chui vào hết.
Nhưng cũng vẫn đàn đó, chuồng khác, không con nào chịu lên chuồng, toàn trốn.
Hiểu Linh nói:
- Vâng..
thế để ta nhờ người xem ngày.
À..
xây chuồng trâu thì sao? Làng thưởng cho ta một con trâu, chuồng cũng phải xây lên cũng phải chắc chắn chút.
Trần Ngũ Nương xác nhận:
- Đương nhiên nha.
Chuồng gà, vịt chỉ cần làm tre nứa, che kín các bên tránh để tụi nó xổng ra là được.
Nhưng chuồng heo, chuồng trâu mấy con đó to lớn, lại thường xuyên nhốt chuồng thì chuồng cần vừa chắc lại thoáng đãng.
Kỳ công nhất là nhà tằm.
Phải có cửa bốn phía, nền nhà phải cao.
Nhà tằm mùa hè cần mát, thoáng khí nhưng mùa đông phải kín gió,ấm áp.
Nhà phải tránh được ruồi bọ, chuột gián..
Ài… không hề dễ đâu.
Hiểu Linh nghe Ngũ Nương nói chuyện cũng không khỏi cảm thán:
- Thật cũng lắm chuyện phiền phức.
Ngũ Nương cười, rót thêm nước vào chén cho Hiểu Linh:
- Nếu đơn giản thì ai cũng làm nghề được..
ta chẳng phải chết đói rồi sao? Cũng thật may thời gian đi lính giúp ta biết thêm rất nhiều.
Khi đó nghề mộc, xây dựng, tìm nguồn nước, cái gì cũng phải học làm cho được.
Hiểu Linh nghĩ có lẽ cuộc sống trong quân ngũ của Ngũ Nương cũng thiếu thốn đủ đường, cái gì cũng phải tự làm lấy nên đâm ra ba ông thợ giày thành Gia Cát Lượng, tự học tự mày mò mà làm ra.
Chợt nhớ đến chuyện chiều mai mời ăn uống, Hiểu Linh liền nói:
- Tối mai nhà ta mở bữa tiệc nhỏ mời nhà Trần đại phu, nhà thím và nhà Trần Tam Thanh sang ăn cơm chung vui.
Thím cho cả phu lang và đứa nhỏ Trần Giản sang nhé.
Bên kia nhà ta đều là nam nhân, để phu lang ngài ăn cơm cùng họ cho vui.
Trần Ngũ Nương gật đầu:
- Tốt..
Vậy chiều mai ta để phu lang sang phụ việc cơm nước bên đó cùng.
Chuyện hôm nay là chuyện vui lớn nên ta sẽ không chối từ.
Hiểu Linh không nghĩ chuyện mời ăn lại dễ dàng như vậy.
Cô cười cười đống ý với Ngũ Nương.
Hai người nói thêm vài câu thì Hiểu Linh cũng cáo từ để sang nhà Trần bá mẫu và Trần Tam Thanh mời tiệc tiện thể mượn thêm bát đũa.
Tính toán nhà cô năm người, nhà Ngũ Nương ba người, bốn người nhà Trần bá mẫu và năm người nhà Trần Tam Thanh cả thảy mười bảy người chia cũng được ba mâm.
Đồ ăn nha… tối nay cô phải nghĩ xem nên chiêu đãi mọi người món gì đây..