Xuyên Thành Chị Dâu Của Nữ Chính Trong Truyện Ngược

Chương 97


Editor: Gà
Trong tủ xếp đầy quần áo mà Lư thị và Từ Ấu Vi may sẵn, nôi cũng chuẩn bị xong, đợi đến lúc đứa nhỏ đầy tháng sẽ cho ngủ trong nôi.

Bất giác, ở trong cung đã sắm sửa không ít đồ dùng của trẻ con.

Ngày dự sinh tháng tám đã gần đến, Cố Diệu nằm xuống nói: “Ngủ chung cùng hai chúng ta cũng được, giường lớn đủ chỗ.


Từ Yến Chu: “Vậy để đứa nhỏ ngủ trong cùng còn nàng nằm giữa.


Như vậy còn miễn cưỡng chấp nhận được.

Chàng xuống giường tắt nến, để lại một cây, sau đó vỗ vỗ vào vai Cố Diệu: “Ngủ đi.


Ban đêm phải chăm sóc Cố Diệu nên giấc ngủ của Từ Yến Chu rất nông, nửa đêm chàng bị tiếng gió bên ngoài đánh thức, màn đêm đen như mực, gió từ khe cửa lùa vào xua tan khí nóng.

Từ Yến Chu thấy Cố Diệu ngủ say sưa, đứng dậy phủ thêm chăn cho nàng, vừa tính ngủ tiếp thì bên ngoài bất chợt đổ mưa.

Tiếng mưa rơi lộp bộp đập vào mép cửa sổ rất lớn, Từ Yến Chu xuống giường khép cửa số lại, thở phào nhẹ nhàng vì Cố Diệu vẫn an giấc.

Tiếng mưa rất lớn, không biết sáng ngày ra có tạnh hay không.

Cố Diệu tỉnh lại trong tiếng mưa, người bên cạnh đã rời đi từ lúc nào, Minh Cảnh đang canh giữ ở gần, nàng nghe âm thanh bên ngoài thì hỏi: “Trời mưa?”
Minh Cảnh hầu hạ Cố Diệu mặc quần áo, thưa: “Nửa đêm trời mưa to, phỏng chừng hôm nay sẽ không tạnh, hôm nay nương nương nên đi lại trong phòng thôi.


Cố Diệu trầm mặc một lúc mới nhẹ nhàng gật đầu.

Yến Kinh đang mưa, không biết những nơi khác thế nào, tháng bảy là tháng của mùa mưa và nắng nóng, Cố Diệu nhớ rõ tháng 5 năm ngoái cũng mưa nhiều, ruộng đồng vùng Giang Nam bị thiệt hại nặng nề, dù đã bổ sung cây giống nhưng sản lượng sau thu hoạch vẫn không khả quan.

May mắn tháng 5 năm nay rất ổn định, chỉ mưa hai ngày đã ngừng, hoa màu phát triển rất tốt, nàng hy vọng cơn mưa này sẽ sớm tạnh.

Từ Yến Chu thượng triều trở về, giày và áo ngoài đều bị ướt, thay y phục xong đã hỏi Cố Diệu con có ngoan hay không.

Mỗi khi trời nhiều mây hoặc có mưa đứa nhỏ lại thích vận động một chút, hôm nay ngược lại rất ngoan, Cố Diệu đáp: “Ngoan lắm, ta thấy bên ngoài trời đang mưa to…”
Mưa xối xả như thác đổ, dưới mái hiên có rèm che mưa, Cố Diệu từ cửa sổ nhìn ra phía ngoài thấy nước mưa gần như ngập qua gót chân.

“Thật sự rất lớn, thế này cũng khá mát mẻ, hẳn là sang ngày mai trời quang mây tạnh thôi.

” Từ Yến Chu xoa đầu nàng nói: “Ngồi xuống đi, ta bóp chân cho nàng.



Cố Diệu ngồi trên tháp dựa với cái bụng lớn và đôi chân sưng vù sau khi ngồi một lúc lâu, Từ Yến Chu ngồi xổm bóp chân cho nàng: “A Diệu, không cần phải lo chuyện mưa gió, đầu năm đã xây dựng đê điều, cho dù phía nam đổ mưa thì cũng có đê đập chống đỡ.


“Hoa màu…thời tiết nửa đầu năm rất tốt, thu hoạch năm nay cũng không bị ảnh hưởng, các nơi không báo tin đến cũng có nghĩa là một tin tốt.

” Từ Yến Chu lại cười trấn an nàng: “Nàng cứ yên tâm dưỡng thai, chuyện triều chính đã có ta.


Cố Diệu gật đầu dặn thêm: “Trời mưa, chàng nhớ mặc thêm quần áo và uống nhiều canh gừng.


Từ Yến Chu: “Ta biết.


Đến chiều tối mưa vẫn chưa tạnh, cũng không có dấu hiệu nhỏ đi.

Những cơn gió mát lạnh thổi qua từng đợt, trong phòng sáng đèn, Cố Diệu ngồi dưới nến đọc sách, mãi đến khuya Từ Yến Chu mới trở về, mưa tạt mạnh làm đầu vai chàng ướt đẫm.

“Mấy ngày nay trời nóng quá, nước trong ruộng đã gần khô cạn, vừa hay có trận mưa này đổ xuống kịp thời.

” Từ Yến Chu cười nói với Cố Diệu, chẳng qua trong mắt chàng không thể xua tan đi những lo lắng.

Lúc chạng vạng phía Giang Nam vừa gửi thư tới, báo phía nam mưa to.

Đêm qua mưa rất lớn, nếu cứ tiếp tục kéo dài như vậy mực nước sẽ dâng cao.

Lần đầu tiên Từ Yến Chu nói dối Cố Diệu, cũng không có quá nhiều kỹ xảo, Cố Diệu đi tới kéo tay chàng: “Mưa kịp thời thì tốt, nhưng tốt quá lại hóa dở, cứ quan sát thêm hai ngày xem sao, cả ngày bận rộn chàng cũng mệt mỏi rồi, nghỉ ngơi sớm một chút.


Ngày hôm sau, trời còn chưa sáng nhưng mưa đã nhẹ dần, mây đen trên bầu trời rất nhạt, xem chừng đến buổi tối mưa sẽ ngừng.

Mưa phùn gió mát, Cố Diệu ra ngoài đi dạo một vòng.

Đến chiều tối mưa ở Yến Kinh đã tạnh, nhưng ở phía nam vẫn chưa ngừng.

Phiến đá xanh đã được gột rửa sạch sẽ, mưa to vừa qua, khí trời khá mát mẻ.

Triệu chưởng quỹ đang ở trong một tiểu viện tại ngoại ô Dương Châu, tiền viện có người, trong phòng hậu viện chất một đống đồ đạc như muối, đậu phụ khô, nguyên liệu món kho.

Đều là những món đồ không thể dính nước, cũng may trước khi trời mưa đã đặt mua cái viện này, bằng không chuyến đi này nhất định mất cả gốc lẫn lời.

Đến Dương Châu Triệu chưởng quỹ mới biết có nhiều mối làm ăn đến vậy, thực phẩm, tơ lụa, đồ sứ, bánh kẹo, cần gì có đó, nhiều không đếm xuể.

Quả nhiên ở Tây Bắc quá lâu, tầm nhìn hạn hẹp.


So với những thứ ở phía nam, trong tay Triệu chưởng quỹ chỉ có muối là giá trị, muốn đứng vững gót chân ở chốn này thật sự khó như lên trời.

Triệu chưởng quỹ nhớ lại lời Cố Diệu, Hoàng hậu nương nương từng nói sẽ để hắn buôn bán xa hơn với sự giúp đỡ của Lưu đại nhân, hắn còn cái gì phải sợ.

Triệu chưởng quỹ đánh tiếng với Lưu Vĩ Trạm xong liền cẩm dù này bắt đầu bôn ba bên ngoài, vào những ngày mưa gió trên đường rất ít người qua lại, phía nam lại gần biển chưa bao giờ thiếu muối, Triệu chưởng quỹ đành nghĩ cách bán muối cho các quán rượu.

Quán rượu sử dụng nhiều muối, muối hồ không những phải tinh tế mà giá còn phải rẻ hơn, Triệu chưởng quỹ đủ tự tin có thể bán được muối ra ngoài, thế nhưng đi hết quán này sang quán khác đều bị mời ra ngoài.

Triệu chưởng quỹ tiếp tục đi hỏi nhà khác.

Chưởng quầy ở đây khách khí rót trà mời Triệu chưởng quỹ, cười tủm tỉm nói: “Ta ký văn thư với ông chủ Hình đã lâu, không thiếu muối.


Làm ăn buôn bán chú trọng ở chỗ người tình ta nguyện, dĩ nhiên Triệu chưởng quỹ không miễn cưỡng, không bán cho quán rượu vẫn có thể bán cho người khác: “Thì ra là thế, vậy ta cũng không làm phiền thêm nữa, tại hạ xin cáo từ.


Chưởng quầy quán rượu chợt cản lại: “Triệu chưởng quỹ, chờ một chút.


Triệu chưởng quỹ dừng chân, chờ hắn nói hết.

“Buôn bán không thành vẫn có thể làm bằng hữu, Triệu chưởng quỹ vất vả đến một chuyến cũng không thể tay không trở về được, ta nghe nói Triệu chưởng quỹ còn bán cả váng đậu khô và nguyên liệu món kho…Ta thành tâm kết giao bằng hữu, quyết định mua hai cân váng đậu, một bao nguyên liệu món kho.

Sắc mặt Triệu chưởng quỹ gần như cứng ngắc: “Vậy ngươi muốn mua thế nào?”
“Ta thành tâm mua thì Triệu chưởng quỹ cũng nên cho cái giá gốc, ta thấy bên tạp hóa hương liệu hơn mười văn một lạng, vậy lấy mười lăm văn một lạng, ngài xem thế được không?”
Triệu chưởng quỹ: “Vậy ngươi đến tạp hóa mà mua.


Ra khỏi quán rượu, Triệu chưởng quỹ trực tiếp đến chỗ lái buôn, mua một gian cửa hàng nhỏ.

Trở lại viện, mấy tên thủ hạ vây quanh hỏi: “Chưởng quỹ, thương lượng xong chưa?”
Triệu chưởng quỹ: “Đừng nói nữa, ta vừa mua một gian hàng, lát nữa chuyển đồ qua đó bày bán món kho.


Mùa hè món kho không giữ được lâu, cho nên chưởng quầy mới nghĩ đến việc bán chỗ thịt và nước dùng, nếu chuyện làm ăn đã không thành thì tự mình làm.

Đậu phụ khô và váng đậu không ngon ư, thịt kho của hắn chẳng lẽ không thơm?
Trời mưa mà ăn thịt kho uống rượu trắng thì hết xẩy, muối cũng có chỗ để đi, món kho hương vị thơm ngon, Triệu chưởng quỹ buôn bán lại khá, mới qua hai ngày chưởng quầy quán rượu hôm nọ đã tìm tới cửa.

Làm ăn buôn bán chú trọng hòa khí phát tài, Triệu chưởng quỹ sai người pha trà, bản thân hắn cũng chậm chạp thưởng trà, không hề sốt ruột.

Mà người sốt ruột lại là Lý chưởng quầy, phía nam đang mưa to, các ruộng muối đều bị ngập nước, trên đường vận chuyển lại bị hòa tan hết không có muối nhập vào quán, ảnh hưởng đến việc buôn bán, lúc này Lý chưởng quầy mới nhớ đến Triệu chưởng quỹ bên này.


Lý chưởng quầy mở lời trước: “Lần này ta tới đây là muốn hỏi mua muối, không biết trong tay Triệu chưởng quỹ có bao nhiêu, xớt cho ta…”
Triệu chưởng quỹ nhấp một hớp trà nóng, thỏa mãn trong lòng: “Cũng không nhiều lắm, không xớt ra được, mời Lý chưởng quầy về cho.


Sắc mặt Lý chưởng quầy bất giác đỏ bừng, hắn không còn cách nào khác ngoài việc rời đi.

“Hượm đã…”
Trong mắt Lý chưởng quầy tràn đầy chờ mong.

Triệu chưởng quỹ: “Lần trước ngươi muốn mua đậu phụ khô, không cần trả tiền, ta tặng ngươi một cân.


Lý chưởng quầy tất không dám nhận, vội vã rời đi.

Triệu chưởng quỹ uống cạn tách trà, nhủ thầm trong bụng, đây là một cơ hội tốt.

Ruộng muối bên bờ biển bị ngập nhưng ruộng muối trên Ngọc Khê Sơn vẫn còn đó, đường xá lại được sửa chữa nên việc vận chuyển muối rất thuận lợi.

Giá muối không thể nâng lên, hơn nữa Cố Diệu cũng không đồng ý tăng giá, Triệu chưởng quỹ muốn nhân cơ hội này đứng vững gót chân ở Dương châu.

Hoàng hậu đang mang thai, hắn đành phải tận tâm làm hết tất cả cả những việc trong khả năng, đồ thêu, tơ lụa, đồ sứ, thực phẩm, toàn bộ đều được chọn lựa kỹ càng.

Trong tay Triệu chưởng quỹ có muối, toàn bộ những quán rượu trước đây cự tuyệt hắn đều tìm tới cửa, Triệu chưởng quỹ bán ra một phần, phần còn lại bán cho dân chúng địa phương.

Buôn bán lời bạc còn thắng được thanh danh, đối với Triệu chưởng quỹ mà nói, trận mưa này rất đúng dịp.

Dương Châu thiếu muối, các nơi khác cũng thiếu, Triệu chưởng quỹ trở thành một thương muối mới nổi, cứng rắn cắm một chân vào các địa phương ở Giang Nam.

Sau trận mưa lên tục mấy ngày, Triệu chưởng quỹ chọn được rất nhiều tơ lụa và đồ sứ đưa vào cung, đồng thời bắt đầu liên hệ với các thương lái khác.

Có rất nhiều ngành nghề kiếm được lãi, chẳng hạn như thuốc lá, rượu, trà, đường, lăng la tơ lụa là những ngành có lợi nhuận cao nhất.

Uyển Thành có đường, Vân Thành có dưa mật, Ninh Thành có trà, hơn nữa còn rượu nho ủ từ năm ngoái cũng bán lấy thuốc lá và vàng bạc.

Chỉ một mình Triệu chưởng quỹ đã nạp vào quốc khố một khoản không nhỏ.

So sánh ra thì Lưu Vĩ Trạm vẫn kém cỏi hơn nhiều.

Đã không kiếm được tiền thì thôi, còn chạy đến đòi tiền hắn.

Phía nam mưa lớn khiến nhiều nơi gặp thiên tai, toàn bộ đều ngửa tay đòi hắn nhả tiền.

Quan viên các nơi đòi tiền không thể không cho, phòng ốc phải tu sửa, hoa màu phải cấy bù, tất cả đều lấy ra từ quốc khố.

Từ Yến Chu muốn tự mình tiết kiệm một ít nuôi nương tử và đứa nhỏ, quốc khố và tư khổ tuyệt nhiên phải tách riêng.

Tiền trong quốc khố có thể đụng nhưng tiền trong tư khố không thể dịch chuyển.

Yến Kinh mưa một ngày đã tạnh, thế nhưng mưa ở phía nam vẫn chưa ngừng, nếu còn không tạnh gốc rễ hoa màu sẽ bị thối rữa.


Mùa thu hoạch không tốt sẽ ảnh hưởng đến cái ăn của bá tánh, người giàu thì ngày càng giàu, mà dân nghèo lại ngày càng nghèo.

Đến cuối tháng bảy phía nam vẫn mưa như cũ, sau khi kéo dài hơn mười ngày, rốt cuộc mưa cũng nhẹ dần.

Mưa phùn không đến mức làm tổn hại đến mùa màng, nhưng suốt một ngày trời nhiều mây và mưa dai dẳng thật sự làm cho người ta phiền lòng.

Bụng của Cố Diệu ngày càng tròn, tới gần sản kỳ đứa nhỏ rất thích hoạt động, ở trong bụng hết lăn lộn trở mình rồi lại đá ra một quả bóng nhỏ.

Từ Yến Chu chứng kiến cảnh này thì rất kinh ngạc: “Lớn thế này có phải sắp sinh rồi không?”
Thái y dự đoán sản kỳ vào đầu tháng tám, chẳng qua vì Cố Diệu ăn ngon nên nuôi dưỡng đứa nhỏ rất tốt, cũng không biết liệu đứa nhỏ có thể ra đời sớm hay không.

Cố Diệu khẽ thở dài: “Hai ngày nay ta cứ cảm thấy bụng nặng nề, thi thoảng còn đau, chắc sắp sinh rồi.


Từ Yến Chu: “Gọi thái y đến xem.


Chàng lo lắng sẽ sinh đột ngột nên bố trí cho thái y ở phía sau viện, thái y nhanh chóng đến bắt mạch cho Cố Diệu.

“Thời điểm đã đến, nên chuẩn bị.


Phòng sinh đã chuẩn bị từ lâu, các thứ như kéo và vải bông đều được lo liệu sẵn.

Bà đỡ và nhũ nương đang ở cạnh phòng sinh.

Cố Diệu sờ lên bụng, cảm thấy hơi căng thẳng.

Sinh con nhất định sẽ đau, nhưng nàng không sợ đau, đây là đứa nhỏ của nàng và Từ Yến Chu, đau đớn cũng đáng.

Cố Diệu vừa lo lắng khi có nhiều người, vừa lo lắng khi chỉ có một mình, thái y lui xuống nàng đã nói với Từ Yến Chu: “Ngày ta sinh chàng nên cách xa một chút, đi chỗ nào cũng được, đợi sinh xong hãy quay lại.


Cố Diệu nói gì Từ Yến Chu đều đồng ý, chàng gật đầu nói: “Nàng nói gì thì chính là cái đó, A Diệu, thái y khuyên đi lại nhiều mới dễ sinh.


Cố Diệu ra ngoài đi lại một vòng, đầu óc rối tinh rối mù, nàng là người đã chết qua một lần nên càng không sợ chết.

Nàng lại bảo: “Từ Yến Chu, nếu, ta nói là nếu, sinh sản không thuận lợi, chàng giữ…”
Từ Yến Chu đáp rất nhanh: “Giữ nàng, đứa nhỏ không sinh được cũng không sao, sẽ giữ nàng.


Chàng chỉ cần Cố Diệu.

Từ Yến Chu đưa tay ôm nàng: “Nếu nàng xảy ra chuyện gì, ta tuyệt đối không…”
Tuyệt đối không sống một mình.

Cố Diệu nhổ vài cái: “Điềm xấu, đừng nói nữa, chắc chắn sẽ thuận lợi, sẽ không có tai nạn nào hết, chúng ta trở về thôi.



Bình Luận (0)
Comment