Xuyên Về Thay Nguyệt Lão Se Duyên

Chương 16


Hôm nay là ngày thọ yến, trời chưa hừng sáng là nàng và Khiết An lại phải vào cung để lo phần ca vũ.

Hôm nay nàng mang theo đàn cổ tranh ở phủ để tập cùng mọi người, Khiết Anh và Khiết An mất hết hết một khắc mới đến hoàng cung, cả hai vội chạy đến chưởng quản sự đã đứng sẵn nơi ngự hoa viên đợi nàng để bàn việc.
Hai nàng cúi đầu chào ông và mọi người rồi tất cả cùng ngồi lên sàn của Vọng Xuân đình, Khiết Anh lên tiếng hỏi: “Chưởng quản sự, mọi năm ca vũ thế nào?”
Chưởng quản sự đáp: “Mọi năm mở đầu là tiết mục múa cung đình, sau đó là tặng lễ vật, tiếp đến là bắt đầu nhập tiệc cùng với những màn đối thơ và ca vũ của mọi người.”
Khiết Anh gật đầu đưa tay xoa xoa cằm rồi nói: “Vậy năm nay chúng ta thay đổi một chút được không?”
Chưởng quản sự thắc mắc: “Không biết ý của tiểu thư thế nào?”
Khiết Anh gõ gõ ngón tay xuống nền nói: “An An, muội sẽ mở đầu tiết mục múa cho năm nay đi.”

Khiết An nghe thấy bị gọi tên thì giật nảy mình: “Tỷ tỷ, tỷ đùa sao? Muội múa chơi với kiếm thì được chứ múa trong yến tiệc thì không được đâu.”
Khiết Anh cười nói: “Vận dụng võ công tạo thành điệu múa thì muội có làm được không?”
Khiết An suy nghĩ một chút rồi hỏi lại: “Ý tỷ là muội sử dụng võ để thành tạo một điệu múa á?” Khiết Anh gật đầu, Khiết An ngồi trầm tư tính toán một hồi thì gật đầu: “Để muội thử xem sao.”
Khiết Anh mỉm cười rồi quay qua nói với các vũ công: “Sau khi tặng lễ vật xong thì dân nữ sẽ đàn hai bản nhạc phổ để mọi người múa, mọi người hãy nghe thử xem.” Nàng mang đàn ra và chỉnh lại tư thế của mình, ngón tay thon thả mềm mại khẽ đặt lên dây đàn, gảy nhẹ tạo âm thanh trong trẻo cao vút.

Nàng nhắm mắt lại và đàn bài “Tây Lâu Biệt Tự” (bài này có trên youtube nhé mọi người), âm thanh nhẹ nhàng trầm bổng, nhẹ nhàng du dương khiến chưởng quản sự và các vũ cơ ngơ ngác lắng nghe.

Sau bài đó là một bài khác là “Vong tiện”, sau khi tiếng đàn chấm dứt, Khiết Anh ngẩng lên thì thấy những gương mặt đang say sưa thưởng nhạc.
Khiết Anh cất tiếng: “Mọi người thấy hai bài này thế nào?”
Chưởng quản sự và mọi người đồng thanh vô tay: “Hay! Thật sự rất hay đó.”
Chưởng quản sự mang một gương mặt kinh hỉ nói: “Hạ quan chưa bao giờ nghe được bài nhạc phổ nào hay như vậy.

Cao tiểu thư quả là tài năng hơn người.”
Nàng ngại ngùng nói: “Dân dân nữ chỉ là vô tình nghe được rồi bắt chước học theo thôi ạ.


Mọi người có thể múa theo hai bản nhạc phổ này được không ạ?”
Các vũ cơ đồng loạt gật đầu.

Khiết Anh nói: “Vậy dân nữ sẽ đàn lại lần nữa để mọi người cùng tập nhé!” Nàng bắt đầu đàn và các vũ cơ cũng thả mình theo âm thanh mà khoe vũ điệu đẹp mê luyến của mình.
Sau khi tập xong thì cũng gần trưa, Khiết An quay sang hỏi nàng: “Tỷ tỷ, vậy muội múa bài nào?”
Khiết Anh cười nháy mắt với cô: “Yên tâm tỷ đã chọn cho muội rồi.” Nói rồi nàng và mọi người đi xem hoa và mọi vật bày trí làn nữa.

Vì không có xốp cắm hoa như ở hiện đại nên tất cả hoa đều được nàng bỏ trong bình gễ hoặc
bình lưu ly để giữ độ tươi, nàng đi tưới nước lên lần nữa rồi cúi chào quản sự và cùng Khiết An mang đàn hồi phủ.
Chưởng quản sự nhì theo bóng dáng nàng nói thầm: “Phải chi nàng là quan của Lễ bộ thì hay biết mấy.”

Về đến phủ thì Khiết Anh cùng Khiết An ra vườn trúc phía sau phủ mà tập luyện, Khiết An ngồi xuống đặt chiếc đàn xuống bàn trúc bên cạnh rồi nói: “An An, giờ tỷ tấu một khúc nhạc phổ muội xem có được không nha!” Vì Khiết
An trên đường về nói muốn chọn múa lụa nên nàng tấu bản “Khúc Tận Trần Tình” cho phù hợp.

Cả hai say sưa người đàn kẻ múa kết hợp với khung cảnh thoáng mát thoang thoảng hương lá trúc thanh mát.

Túc Trân và Nghiêm Trung đứng từ xa nhìn, vừa ngạc nhiên vừa tự hào về tài năng của cả hai nữ nhi Cao gia.
 

Bình Luận (0)
Comment