About Rose About You

Chương 13


Khi tôi và Hà Hữu Dân trở về đại lục từ Hong Kong, cũng chính là tháng 11, tháng 12 năm 2002, chúng tôi vẫn duy trì liên lạc mỗi cuối tuần, điều khác biệt duy nhất đó là mỗi lần tôi và anh ấy gặp nhau đều sẽ làm đến mức kinh thiên địa quỷ thần khiếp, không phải không có cảm xúc mãnh liệt, mà là thời gian không cho phép.

Khoảng thời gian đó gần đến thi cuối kỳ, để không bị trượt môn tôi phải dành nhiều tâm tư hơn cho việc học.
Từ khi nghỉ đông năm nhất đến nay, số lần tôi có thể nộp bài tập và luận văn là con số không.

Giảng viên môn mỹ thuật đã từ bỏ việc đốc thúc tôi, người duy nhất đốc thúc tôi lại là ông cụ người Mỹ mà Hà Hữu Dân giới thiệu cho tôi quen.
Họa sĩ người Mỹ kia đã sáu mươi tám tuổi, mái tóc muối tiêu, trắng như người ông, ngoại hình của người nước ngoài lại nói tiếng Trung Quốc chính gốc cực kỳ thú vị.

truyện teen hay
Một ngày cuối thu tháng 11, thời tiết rất đẹp, bốn năm giờ chiều, tôi có thể nhìn thấy ráng chiều màu cam xuyên qua những cành cây trong khu rừng vẽ thực vật gần trường.

Tôi đi vẽ thực vật với thầy Sử, họa sĩ người Mỹ kia tên là Steve, tên tiếng Trung cũng là họ Sử, nên tôi gọi ông là thầy Sử.
Ngày đó sau khi mặt trời lặn, trời đã tối, tôi và thầy Sử cùng đi dạo trong khu rừng vẽ thực vật.

Từ trước đến nay thầy Sử chưa bao giờ nói với tôi về những chuyện ngoài vẽ tranh, tôi cũng không kể với thầy, chúng tôi duy trì mối quan hệ thầy trò tốt đẹp.
Nhưng ngày đó thầy đột nhiên nói với tôi: “Tôi phải về Mỹ một khoảng thời gian, có lẽ cậu sẽ không liên lạc được với tôi.


Sau khi quay về tôi sẽ chủ động tìm cậu.

Nhưng khoảng thời gian này cậu và cậu Hà phải chú ý, đừng để bị ốm.”
Tôi tò mò: “Đừng bị ốm nghĩa là sao?”
Thầy Sử thở dài một hơi: “Bây giờ cậu vẫn chưa nghe được tin tức, tôi cũng không chắc có chuyện như thế không.

Một thời gian sau cậu sẽ biết, hãy bảo trọng!”
Thầy Sử nói đúng, vào ngày thứ tư sau khi chia tay thầy, báo chí và tin tức đã đăng tải rất nhiều bài báo liên quan đến viêm phổi – SARS cũng bắt đầu lây lan vào thời điểm đó.
Khi bắt đầu bùng phát dịch SARS là cuối năm 2002, tôi không có quá nhiều cảm nhận trực quan về bệnh này.

Hà Hữu Dân gọi điện cho tôi nói rằng mình phải đến Vân Nam một khoảng thời gian, một là vì Quảng Đông hơi nguy hiểm, hai là đến xử lý việc kinh doanh ở đó.
Nghe đến đây tôi mới biết được tính nghiêm trọng của SARS, đến cả Hà Hữu Dân cũng muốn tránh xa, xem ra thế tới của nó rất to lớn.

Nhưng tôi vẫn phải tiếp tục việc học của mình ở trường, đành phải tự an ủi bản thân mỗi ngày, thắp hương trong đầu để cầu xin tôi khỏe mạnh bình an.
Lúc gọi điện với Hà Hữu Dân, anh ấy thường xuyên dặn dò tôi: “Rảnh rỗi thì đừng đến những nơi đông người, đến khi nghỉ đông cũng đừng về quê, những nơi như nhà ga nhìn đã thấy bẩn.”
“Anh đừng lo lắng cho tôi quá.” Tôi nói với anh ấy, “Tôi trẻ tuổi đề kháng tốt!”
“Chậc, nghé con mới đẻ không sợ cọp, tóm lại đừng để mắc bệnh.” Giọng Hà Hữu Dân nói lời này rất dịu dàng, “Bệnh phải nói cho tôi biết.”

“Ừ.” Đối thoại với anh luôn khiến tôi có cảm giác tận thế sắp tới.
Nhưng thật ra khoảng thời gian đó trường học vẫn yên ổn, SARS không ảnh hưởng lớn đến chúng tôi, nói cho cùng báo chí cũng không thổi phồng mức độ đáng sợ của nó.
Đêm giao thừa, Kỳ Cương mới xem như được thả tự do một chút khỏi cái bóng của việc chuẩn bị chiến đấu cho kỳ thi nghiên cứu.
Lúc tan học, cậu ta đến tìm tôi, hỏi tôi có đến cửa hàng bách hóa đón giao thừa không, tôi từ chối ngay lập tức.
“Đông người, tôi không đi, cậu không đọc tin tức à? Viêm phổi rất đáng sợ.” Tôi thu dọn đồ đạc xong chỉ muốn về nhà.
Kỳ Cương không vui, cậu ta theo sát tôi: “Vậy chúng ta đến nơi không đông người, tôi đến nhà cậu được không? Hoặc là cậu đến nhà tôi, hai anh em ta uống vài chén! Tôi sắp buồn phát ốm rồi!”
“Được, vậy đến nhà cậu!”
Tôi đến nhà Kỳ Cương ăn tết dương lịch.

Trước đó tôi đã đến nhà cậu ta, nhà Kỳ Cương có một phòng sách của riêng cậu ta, trong ngăn tủ ở phòng sách chất đầy phim ngắn của Nhật, đương nhiên cũng có phim bình thường dùng để che giấu tai mắt người khác.
Nhưng lần này tôi đến thì không thấy những đĩa phim kia nữa, thay vào đó là sách, các loại sách liên quan đến thi nghiên cứu sinh.
Nhìn từng ô sách nhỏ kia, tôi khiếp sợ một lúc lâu, nói không nên lời.
Kỳ Cương nói: “Đừng nhìn nữa! Quân tử học mười năm cũng không muộn!” Cậu ta cười, đưa cho tôi một chai bia.
Tôi cầm lấy bia, nhìn những quyển sách kia, sờ một lát, lại cảm thấy mê man hơn.
Năm 2003 đến quá đột ngột, bất tri bất giác tôi đã lên năm tư đại học, bất tri bất giác học kỳ đầu của năm tư sắp kết thúc.

Kỳ Cương chuẩn bị thi nghiên cứu, còn tôi vẫn tầm thường không có chí tiến thủ, không biết phải làm gì.

“Sao lại trầm tư rồi?” Kỳ Cương ngồi xếp bằng trên sofa vải, hỏi tôi, “Đúng rồi, chắc cậu đã nghe chuyện của Tiểu Yến?”
Cậu ta nhắc đến Tiểu Yến, tôi mới nhận ra tôi và Tiểu Yến đã không liên lạc với nhau một thời gian rất dài, cũng phải được nửa năm.
Tôi lắc đầu: “Tôi chia tay cô ấy rồi, đương nhiên cũng không thật sự hẹn hò.”
“Tôi biết! Tôi có nghe cô ấy kể đơn giản rồi.” Kỳ Cương uống một ngụm bia, trong miệng phát ra tiếng chẹp chẹp, “Cô ấy sắp cưới, hình như là sang năm… Không, bây giờ phải nói là năm nay, chắc giữa năm nay, có lẽ là khi chúng ta tốt nghiệp.”
Nghe được tin tức này, tôi không bất ngờ lắm bởi Hà Hữu Dân đã dự phòng trước cho tôi, tôi biết có lẽ cô ấy yêu đương hướng đến hôn nhân.
“Cô ấy không nói với tôi.” Tôi tiếp lời, pha hai chai bia khác nhau, trong lòng chỉ muốn nói sang chuyện khác, “Chuyện cậu thi nghiên cứu vẫn ổn chứ?”
“Vẫn ổn! Rất chắc ăn, phải như thế.” Kỳ Cương nhìn sàn nhà gật đầu, “Tôi cũng không có ý định thi vào một trường đại học khó, thi trường bình thường thôi.”
Tôi ngửa đầu thở dài, lại nói: “Cậu nói xem tốt nghiệp xong tôi có thể làm gì?”
“Đi đến đâu hay đến đó, bây giờ đừng nghĩ nhiều!” Kỳ Cương chạm cốc với tôi.
Sau tết dương lịch tôi vẫn luôn nghĩ sau này tôi sẽ làm gì.

Thi cuối học kỳ một năm tư kết thúc vào giữa tháng giêng, may mắn là sau khi chăm chỉ học hành tôi đã không trượt bài thi cuối kỳ, thậm chí môn học kém nhất là Triết học Mác cũng trên điểm đạt.

Chấm điểm tổng thể từ đạt điểm chuẩn tăng vọt lên tốt đẹp.
Nhưng khi xem bảng điểm lúc đó trong lòng lại không vui nổi.

Tôi biết rằng bảng thành tích này đã mất đi giá trị, dù đạt chuẩn hay tốt đẹp thì cuối cùng tôi đều phải tốt nghiệp đúng quy định, bước ra xã hội và tìm được một công việc.
Nhưng tôi không làm được chuyện gì khác ngoài vẽ tranh, toàn bộ sơ yếu lý lịch gửi đi đều không có tin tức.

Mà vào thời điểm đó, chỉ dựa vào vẽ tranh không thể nuôi sống bản thân được.

Nếu biết học vẽ tranh sẽ đón lấy cục diện của hôm nay, năm đó không bằng tôi đi học kế toán quản lý, có lẽ còn dễ tìm việc hơn.
Trước khi nghỉ đông, tôi mê man đến mức có thể ngồi thả lỏng trên ghế sofa cả buổi sáng.

Trạng thái ngày kéo dài đến vài ngày sau, tôi gọi điện cho Hà Hữu Dân.
Hà Hữu Dân nghe lời kể của tôi, anh nói: “Cậu có muốn ra nước ngoài không?”
“Tôi không biết.

Chắc bố mẹ tôi không đủ khả năng cho tôi ra nước ngoài, vả lại ngôn ngữ của tôi không ổn, không hiểu người nước ngoài nói gì.”
“Vậy cậu định làm việc ở đâu?”
“Quảng Châu.” Tôi thành thật trả lời, “Trong nội địa càng không có chỗ phát triển, Quảng Châu vẫn xem như có tiền.”
Hà Hữu Dân im lặng vài giây mới nói với tôi: “Nếu thật sự không tìm được thì cậu có thể đến công ty tôi làm thiết kế.”
“… Hả?”
Tôi không nhận lời mời của Hà Hữu Dân, tôi chỉ nói một câu “Tôi sẽ cố gắng tìm thêm.”
Ngày đó cúp điện thoại, không biết tại sao ngoài cảm thấy mê man về tương lai, tôi còn cảm thấy thất vọng về mối quan hệ của tôi và Hà Hữu Dân.

Ngẫm lại tôi quen biết anh cũng hơn hai năm rồi, tôi không tin anh không có chút tình cảm đơn thuần nào với mình.
Nhưng khi Hà Hữu Dân nói rằng tôi có thể đến công ty của anh làm việc, tôi luôn cảm thấy từ đầu đến cuối anh ấy xem mối quan hệ của chúng tôi quá vật chất.

Tôi gọi điện cho Hà Hữu Dân không phải muốn tìm một công việc, chỉ đơn giản là tâm sự, cho dù anh ấy không thể an ủi cũng được..

Bình Luận (0)
Comment