Bắc Tống Nhàn Vương

Chương 91

Trong dịch trạm thành Tương Châu hướng chính bắc thành Khai Phong, một lão già thân hình to lớn tay cầm trường thương đang đánh nhau với hai võ sỹ Liêu quốc, chỉ thấy mặc dù lão gia trong sân đã râu tóc bạc phơ, nhưng thân thủ bất phàm. Trường thương trong tay vung lên như giao long, nhìn uy mãnh vô cùng.

So ra, hai võ sỹ Liêu quốc đó dù còn trẻ, hơn nữa võ nghệ cũng không tầm thường chút nào, nhưng khi đối mặt với lão giả này, lại hoàn toàn bị áp chế, không thể nào trở tay kịp, chỉ có thể dùng trường đao trong tay liên tiếp chém xuống, đồng thời cũng bị ép lùi bước liên tục. Mặt khác, phía sau chính là tường, nhìn thì sắp không còn đường lui nữa rồi. Điều này cũng khiến cho hai võ sỹ Liêu quốc đó cảm thấy ấm ức, tức giận rống lên liên tục, nhưng lại căn bản không làm nên chuyện gì.

Ngoài ba người này ra tay ở hiện trường ra, bên ngoài còn có hai người bao vây quanh họ, trong đó một đám người khá ít, phần lớn đều cải trang người Khiết Đan, không cần hỏi cũng biết họ chắc chắn là đám võ sỹ Khiết Đan. Còn đám người đối mặt với đám người Khiết Đan này thì phần lớn là người Tống, trong đó có quân tốt Đại Tống đội mũ. Nhưng phần lớn thì mặc quần áo của bách tính bình thường áo ngắn quần ngắn, nhìn cách cải trang của họ, có lẽ là nông hộ Tương Châu, chỉ là trong số những bách tính này lại có không ít người bị thương, có mấy người bị thương không nhẹ, còn được người ta dùng ván khiêng tới.

- Keng! Keng! Cùng với tiếng vũ khí va vào nhau kịch liệt, chỉ thấy lão già vung thương đó dùng một cái gật đầu, trường thương như linh xà va vào cán trường đao trong tay hai võ sỹ Liêu quốc. Kết quả là hai người căn bản không giữ nổi vũ khí nữa, hai cây đao dường như lần lượt bay ra ngoài.

- Dương lão tướng quân khoan đã, chúng ta nhận thua! Đúng lúc này, bên phía người Khiết Đan bỗng một quan viên Liêu quốc đứng ra lớn tiếng mở lời, chỉ thấy vị quan viên Liêu quốc này thoạt nhìn thì khoảng 20 tuổi. Dù kiểu tóc của người Khiết Đan, nhưng theo thẩm mỹ quan của người Tống cho thấy, quan viên Liêu quốc này cũng không tồi, chí ít thì so với võ sỹ Khiết Đan đứng phía sau y, tướng mạo của y cũng nho nhã hơn nhiều.

Nghe thấy lời của quan viên Liêu quốc trẻ tuổi này, vị Dương lão tướng quân đó liền thu thương lại. Hai võ sỹ Khiết Đan bị đánh rơi vũ khí đó cũng xấu hổ lui xuống, chỉ thấy vị Dương lão tướng quân đó giao thương trong tay lại cho một quan tướng Đại Tống trẻ tuổi, lúc này mới lên tiếng: - Nếu Tiêu Chính Sử đã nhận thua, vậy thì xin các ngươi tuân thủ lời hứa, nhận lỗi với những nông hộ bị các ngươi đạp hỏng hoa màu và đánh bị thương, ủng hộ tiền thuốc trị thương và bồi thường tiền hoa màu!

- Đó là đương nhiên rồi, bổn sứ dù trẻ tuổi, nhưng vẫn luôn là người biết giữ lời hứa! Quan viên Liêu quốc trẻ tuổi này nói xong liền vẫy tay về phía sau, lập tức từ trong người Khiết Đan bước ra một chàng thiếu niên người Hán, nhưng lại mặc quan phục Liêu quốc. Phía sau vẫn còn có mấy quan lại người Hán cầm tuyệt bút bước ra.

Quan viên người Hán này đi ra cũng khoảng 20 tuổi, dáng người cao lớn, tuấn tú, có thể nói là nhân tài. Chỉ thấy đối phương sau khi bước ra, khom người hành một lễ với Dương lão tướng quân nói: - Tại hạ là Phó sứ Trương Nhân Tiên của sứ đoàn Đại Liêu lần này, ở đây đại diện cho sứ đoán Đại Liêu ta xin lỗi bách tính Tương Châu. Về phần hiểu lầm trước đây mà người dân bị thương, và hoa màu bị giẫm nát, xin các vị báo số lượng bồi thường ra, chúng ta nhất định sẽ bồi thường theo giá.

Thấy đối phương lại xử ra một quan viên người Hán để bồi thường cho bên mình, vị Dương lão tướng quân đó không khỏi hừ lạnh một tiếng. Phần lớn người giẫm đạp hoa màu và đánh người đều là người Khiết Đan. Nhưng bây giờ lại cử một người Hán ra bồi thường, vì vậy có thể thấy những người Khiết Đan này căn bản không phải là thật lòng nhận lỗi, thậm chí còn viện cớ này để nhắc nhở y, người Khiết Đan bọn họ là tuyệt đối không thể chuộc tội với người Hán.

Vị Dương lão tướng quân này không phải là người bình thường. Ông là Dương Văn Quảng trong Dương gia tướng đại danh hậu thế, chỉ có điều Dương Văn Quảng lúc này đã quá tuổi thất tuần, mặc dù cơ thể vẫn vô cùng cường tráng, thậm chí còn có thể ra trận giết địch, nhưng lại khó tránh là anh hùng xế chiếu. Râu tóc bạc phơ, nếp nhăn trên mặt đã chứng minh cho thế nhân thấy, vị lão tướng dũng mãnh này rất có thể mấy năm sau cũng không thể ra trận giết giặc được nữa.

Dương Văn Quảng vốn đảm nhiệm Phó đô quản Tần Phượng lộ, nhưng lần này lão lại nhận được lệnh điều động của triều đình, có một sứ đoàn Liêu quốc quan trọng tới Đại Tống, cần cử người đi nghênh tiếp. Bởi vì người Khiết Đan ở Đại Tống vẫn luôn vô cùng kiêu ngạo, quan viên bình thường căn bản không thể kiềm chế được người Khiết Đan, cho nên cuối cùng triều đình mới điều lão tướng Dương Văn Quảng này từ Tần Phượng Lộ đi tiếp đãi sứ đoàn Liêu quốc. Phụ thân của Dương Văn Quảng Dương Diên Chiêu là danh tướng Hà Bắc. Năm đó, khi trấn thủ Hà Bắc, đã nhiều lần đánh bại quân Liêu, khiến cho người Khiết Đan không dám có ý đồ với phương nam, lại cộng thêm bản thân Dương Văn Quảng cũng là một mãnh tướng, cho nên do lão tiếp đãi Liêu sứ, đương nhiên có thể chấn áp đối phương.

Dương Văn Quảng từ Tần Phượng Lộ tới Tương Châu, sứ đoàn Liêu quốc đã ở đây chờ lão rồi. Kết quả là lão vừa tới đây, đã nghe thấy sứ đoàn Liêu quốc phóng ngựa giẫm đạp hoa màu của nông hộ ngoài thành. Khi các nông hộ ngăn cản, những người Khiết Đan này còn ra tay đánh người. Điều này đã khiến cho Dương lão tướng quân nổi giận lôi đình, đã triệu tập các trang hộ bị thương đó lại, sau đó đích thân dẫn họ đi đòi sứ đoàn Liêu quốc bồi thường.

Sứ đoàn của Liêu quốc cử đi lần này do hai thanh niên phụ trách. Trong đó vừa rồi một chàng thanh niên Khiết Đan đó lên tiếng nhận thua, tên là Tiêu Đức Nhượng. Tiêu thị là quý tộc gần với hoàng thất của Liêu quốc. Tiêu Đức Nhượng càng là xuất thân cao quý, trước đây đã từng đảm nhiệm chức vụ quan trọng của Liêu quốc. Lần này đảm nhiệm chính sứ của sứ đoàn. Về phần Phó sứ chính là Trương Nhân Tiên chuộc tội đó. Người này cũng tương tự xuất thân bất phàm. Phụ thân của hắn ta tên là Trương Hiếu Kiệt, hiện đang đảm nhiệm Tể tướng bắc phủ Liêu quốc, phong Trận quốc công, là người đầu tiên trong số quan viên người Hán của Liêu quốc.

Khi sắp tới mùa thu hoạch, hàng năm vào thời điểm này, triều đình đều trưng thu thuế vụ, tương tự cũng là đúng lúc này Liêu quốc cũng sai người tới Đại Tống để yêu cầu cống nạp tiền của năm đó. Theo ước định Thiền Uyên Chi Minh năm đó, hàng năm Đại Tống phải cống nạp cho Liêu quốc ba mươi vạn, nhưng vào thời Nhân Tống, Liêu quốc lại một lần nữa dùng võ lực uy hiếp, đã nâng cao khoản tiền cống nạp lên tới năm mươi vạn. Trong đó lụa là ba mươi vạn, bạc là mười vạn, thường thì đều do sử tiết Liêu quốc ở Đông Kinh áp giải đưa tới Hùng Châu giao hàng. Mà sứ đoàn này của Tiêu Đức Nhượng và Trương Nhân Tiên chính là đến yêu cầu và kiểm kê cống hàng.

Từ sau khi Ung Hi bắc phạt thảm bại, triều định vẫn luôn lo sợ với Liêu triều, lại cộng thêm hàng năm lại phải cống nạp tiền cho Liêu quốc, càng khiến cho Liêu quốc có ưu thế tâm lý hơn Đại Tống. Cho nên, sau khi sứ đoàn Liêu quốc vào Đại Tống, vẫn luôn kiêu ngạo vô cùng. Hai chàng thanh niên Tiêu Đức Nhượng và Trương Nhân Tiên dẫn theo sứ đoàn cũng tương tự như vậy, trên đường đi không biết đã giẫm đạp bao nhiêu ruộng tốt, đánh thương không ít người dân Đại Tống. Hơn nữa, quan phủ Đại Tống cũng không dám quản tới họ, càng khiến cho sự kiêu ngạo của họ tăng lên.

Chỉ có điều khiến cho Tiêu Đức Nhượng và Trương Nhân Tiên bất ngờ là, tới nghênh tiếp họ lại là Dương Văn Quảng cháu của Dương Vô Địch, con trai của Dương Diên Chiêu. Càng không ngờ, vị Dương lão tướng quân này lại triệu tập nông hộ bị họ đánh thương tới dịch trạm đòi bồi thường. Điều này khiến cho đám người Tiêu Đức Nhượng cũng có chút chân tay luống cuống, đặc biệt là nhớ tới uy danh của Dương Vô Địch và Dương Diên Chiêu năm đó, lại cộng thêm Dương Văn Quảng chinh chiến một đời chiến công hiển hách, càng khiến cho Tiêu Đức Nhượng có chút lo sợ.

Nhưng chính cái gọi là thanh niên khí thịnh, dù Tiêu Đức Nhượng sợ uy danh ba đời tổ tông Dương Văn Quảng, nhưng lại không có dễ dàng cúi đầu như vậy. Do đó, y đã viện cớ nói những người Khiết Đan mình thượng võ, muốn để họ nhận lỗi, phải dùng võ lực chèn ép họ, nếu không họ tuyệt đối không thể bổi thường.

Đối mặt với lý do của đám người Tiêu Đức Nhượng, Dương Văn Quảng cũng giận tím mặt, đã đích thân ra trận, để Tiêu Đức Nhượng phái võ sỹ Khiết Đan ra đánh nhau với lão. Kết quả là bị lão thắng liên tiếp ba trận, hơn nữa ba võ sỹ Khiết Đan cũng đều không ra được ba chiêu đã bị Dương lão tướng quân một thương đánh bay ra khỏi trường đấu, chiến thắng cực kỳ dễ dàng. Cuối cùng Tiêu Đức Nhượng vẫn không phục, liền cho hai võ sỹ Khiết Đan hung hãn nhất cùng lên, tiếc là kết cục cũng như nhau, chẳng qua là võ sỹ Khiết Đan chống chịu được nhiều hơn lúc trước một chút. Điều này cũng khiến cho Tiêu Đức Nhượng cuối cùng đã phải nhận thua, khiến cho Phó sứ Trương Nhân Tiên phải đích thân xin lỗi.

So với sự kiêu ngạo và ngoan cố của Tiêu Đức Nhượng, Trương Nhân Tiên rõ ràng là hiền hòa hơn nhiều. Sau khi nói lời xin lỗi liền cho thư lại dưới trướng ghi lại những tổn thất của trang hộ đó. Sau đó theo giá thị trường để bồi thường, không hề có chút khất nợ nào. Lão tướng quân Dương Văn Quảng thấy thế, không khỏi có chút hảo cảm với Phó sứ Liêu quốc này.

Nhưng cũng đúng lúc này, chỉ thấy Trương Nhân Tiên bỗng bước tới trước mặt Dương Văn Quảng, mỉm cười nói: - Sớm nghe danh Dương thị nhất môn trung dũng vô song, tên gọi Dương Vô Địch và Dương Lục Lang càng uy chấn Đại Liêu ta. Không ngờ sự dũng mãnh của Dương lão tướng quân lại không thua kém gì tiên nhân, thực sự khiến tại hạ khâm phục!

- Trương phó sứ khách khí rồi, lão phu chẳng qua là kẻ thất phu, càng không thể so với tổ phụ. Thực sự, không đáng để được Trương phó sứ khen tặng! Dương Văn Quảng cũng mỉm cười khiêm tốn đáp lại. Nhưng Dương gia nhất môn của họ ba đời đều có đại tướng. Điều này trong tướng môn Đại Tống cũng rất hiếm thấy, vì vậy Dương Văn Quảng cũng có chút kiêu ngạo về điều này.

Trương Nhân Tiên thấy vẻ mặt khiêm tốn của Dương Văn Quảng, nhưng thực sự là có chút kiêu ngạo, khóe miệng bỗng lộ rõ nụ cười lạnh không dễ gì phát giác ra nói: - Dương gia nhất môn võ dũng vô song, tới Dương lão tướng quân đã là ba đời rồi. Nếu có thể trong đời thứ tư lại xuất hiện một đại tướng nữa, sau này tất sẽ có một giai thoại tướng môn!

Dương Văn Quảng nghe được lời này của Trương Nhân Tiên hai mắt liền ngưng tụ, ngẩng đầu lên thực sự liếc mắt đánh giá đối phương. Mặc dù lời của Trương Nhân Tiên xem ra thì như khen tặng, nhưng đối với người biết nội tình mà nói thì lại ngầm có sự châm chọc, xem ra vị Trương phó sứ này cũng không giống như vẻ ôn hòa bên ngoài của y.

- Không phiền Trương phó sứ quan tâm. Dương thị ta dù có hơi bạc danh, nhưng đối với Đại Tống nhân tài đông đúc mà nói lại căn bản chẳng đáng gì hết, bớt đi Dương gia ta, sau này đương nhiên có những đại tướng khác vì Đại Tống ta mà khai mở biên cương! Dương Văn Quảng lúc này cũng đã nhằm vào sự đối chọi gay gắt.

Tướng môn Đại Tống vẫn luôn bị quan văn đè bẹp, thậm chí đã hình thành quy củ bất thành văn "làm tướng không quá ba đời", cũng chính là nói bất luận một gia tộc tướng môn nào dù ưu tú hơn nữa, nhiều lắm cũng chỉ có thể ba đời làm tướng, tới đời thứ tư cho dù trong gia tộc này có thể xuất hiện thêm tướng tài ưu tú nữa cũng sẽ bị quan văn đè bẹp, căn bản không có cơ hội dẫn quân đánh giặc. Đó cũng chính là một nguyên nhân quan trọng của tướng môn suy thoái.

Dương Văn Quảng đã là tướng lĩnh đời thứ ba của Dương gia. Những con trai của ông đã bắt đầu chịu sự chèn ép của tập đoàn quan văn, ví dụ như con trai nhỏ nhất của ông Dương Hoài Ngọc, chính là một mầm tốt cầm quân đánh giặc, nhưng tiếc là chịu sự chèn ép của các quan văn, bây giờ chỉ có thể ở trong cung đảm nhiệm chức vị cấm quân hộ vệ cỏn con. Mặc dù cũng xem như là một chức võ, nhưng cả đời đừng có mơ được ra chiến trường. Mà tướng môn không ra chiến trường, cho dù là không qua hai đời, cũng sẽ biến thành quý tộc bình thường, ví dụ như hai nhà Tào, Cao, mặc dù danh là đứng đầu tướng môn, trong gia tộc cũng có không ít người đảm nhiệm chức quan võ, nhưng nếu thực sự để họ ra chiến trường, e là chỉ có thể trễ nải việc quân cơ.

Mặc dù Trương Nhân Tiên là người Liêu, nhưng lại rất hiểu chuyện của Đại Tống, cũng biết chuyện tướng môn bị quan văn chèn ép, cho nên mới nói châm chọc như vậy. Lúc này nghe thấy Dương Văn Quảng vẫn còn cứng miệng, liền cười nói: - Dương lão tướng quân quả thực còn tin tưởng Đại Tống, bổn phó sứ qua lại với Đại Tống đã lâu rồi, nhân cơ hội này cũng muốn xem xem phong vật Đại Tống, hy vọng Đại Tống không để ta thất vọng mới đúng!

Khi Trương Nhân Tiên nói những lời này cũng không ngờ lần này y tới Đại Tống quả thực không có khiến y thất vọng, bởi vì y đã chọc tới kẻ địch đáng sợ nhất trên thế giới. Đương nhiên đây chỉ là đối với y mà thôi.
Bình Luận (0)
Comment