Bẩm Đại Nhân - Có Người Gây Rối, Nhiễu Loạn Triều Cương

Chương 7

Năm Phượng Hoàng thứ ba, ngày 23 tháng chạp.

Đây là trận tuyết đầu tiên, tuyết rơi rất dày, chỉ trong một đêm đã làm gãy nhiều cành cây và mái nhà trong Kinh thành.

Dân chúng bận rộn quét tuyết trên đường, bỗng nhiên, tiếng trống Đăng Văn Cổ* vang lên, làm tuyết trên mái nhà rơi xuống.

* Trống Đăng Văn Cổ: trống kêu oan, biểu tượng của công lý, được đặt ở Công Chính Đường do Tam Pháp Ty quản lý (gồm ba bộ Hình Bộ, Đô Sát Viện và Đại Lý Tự). Vào những ngày nhất định, khi dân đánh trống kêu oan sẽ được nhận đơn và đưa thẳng lên nhà vua. Thời vua Tự Đức, trong kinh thành không ai được phép đánh trống để nhà vua ngự trong Đại Nội không bị nhầm với tiếng trống Đăng Văn.

Có người hiếu kỳ đến xem, họ thấy một nữ tử bị cháy nửa mặt ôm một bộ hài cốt đang ngẩng đầu đánh trống.

Người đó cáo trạng các đại thần trong triều do Tịch Tướng Tịch Quốc Lương cầm đầu, náo loạn khoa cử, coi mạng người như cỏ rác, kết bè kéo cánh.

Nữ Hoàng Vi Chiêu Y rất coi trọng việc này, ngài triệu nữ tử đó vào cung, đồng thời bắt toàn bộ những người bị cáo buộc đến trước mặt mình, đích thân thẩm vấn.

Dưới sự uy nghiêm của Nữ Hoàng, Tri phủ Tô Châu Trương Hữu Thần nhanh chóng thú nhận: Vào ba năm trước, hắn đã cùng với Lý Diệu và Vương Lãng của Hàn Lâm Viện mưu sát các thí sinh đi thi ở Kinh thành.

Trương Hữu Thần khai rằng: Kể từ tiền triều, Tể tướng Tịch Quốc Lương đã có ý định bồi dưỡng lực lượng của mình trong triều.

Ông ta lệnh cho môn sinh Lý Diệu và Vương Lãng tiết lộ đề thi cho những sĩ tử chịu gia nhập, đồng thời họ còn đàn áp những sĩ tử không chịu đồng lõa.

Nhẹ thì tiêu hủy thành tích của họ, nặng thì trực tiếp làm họ biến mất khỏi thế gian.

Trong số đó, có Kiều Mộc Đình.

Nữ Hoàng đọc bài văn của Kiều Mộc Đình, ngài hô to: Quả là người tài xứng làm Trạng Nguyên; rồi ngài ấy lại thương tiếc vì hắn mất ở tuổi xuân.

Ngài ra lệnh cho Lễ bộ in bài văn của Kiều Mộc Đình truyền khắp triều đình và thiên hạ, biểu dương văn tài xuất sắc của hắn, đồng thời không truy cứu những lời hắn từng xúc phạm mình.

Nữ Hoàng còn lệnh cho Đại Lý Tự nghiêm khắc tra khảo Tịch Quốc Lương, ngài muốn làm rõ liệu phía sau còn dính líu lợi ích nào khác hay không, không ngờ Tịch Quốc Lương lại đập đầu vào tường chết trong Đại Lý Tự.

Cái chết của lão Tể tướng tam triều không thể ngăn được miệng lưỡi của dân chúng, những lời như “quan trường thối nát, khoa cử hư tận gốc” lan rộng trong dân gian.

Một thời gian sau, văn nhân khắp thiên hạ thất vọng tận xương, dân chúng cũng oán giận sục sôi, tình hình Vệ Châu vô cùng bất ổn.

Nữ Hoàng vì trấn an lòng dân còn đặc biệt lệnh cho Đại Lý Tự lập “Án khoa cử Kiều Mộc Đình”, dù là hoàng thân quốc thích hay trọng thần quan lớn như thế nào, thề phải một lưới bắt hết những người liên quan phía sau.

Trong lúc sự tình càng lúc càng lớn, ta tiễn Tô Hồng Hạnh rời khỏi Kinh thành.

Trên khuôn mặt từng nghiêng nước nghiêng thành của nàng để lại vết sẹo bị lửa thiêu, suốt đời khó mà xóa nhòa.

Thế nhưng nàng cười rất yên bình, trong tay ôm một cái bình sứ trắng.

Ta lại hổ thẹn, “Nếu ta sớm nói cho ngươi biết thân phận của ta, có lẽ ngươi sẽ không phải chịu đựng thế này…”

Tô Hồng Hạnh cười, nàng nói: "Chuyện trên đời này vốn như trăng, có lúc tròn có lúc khuyết, đều có thời cơ và định số. Nếu mọi chuyện đều phải tranh luận về cái "nếu", e rằng chỉ càng thêm không cam lòng."

"Tất cả mọi việc đều do ngươi và Kiều Mộc Đình liên hợp tạo ra hay sao?" Ta hỏi ra nghi vấn luôn làm mình bận lòng: "Cái chết của Kiều Mộc Đình…"

Tô Hồng Hạnh cười khổ, nàng nói: "Bọn ta cũng không còn cách nào khác."

Năm đó, Kiều Mộc Đình thi đi thi lại vẫn không đỗ, nhưng hắn không chịu bỏ cuộc, hắn tin rằng chỉ cần kiên trì sẽ có một ngày được đội mũ miện lông công*.

* Mũ miện lông công: Các quan viên thời nhà Thanh hay đội mũ có lông công (linh vũ) đằng sau. Thời nhà Thanh, lông công là dấu hiệu ban thưởng quân công, không phải quan viên nào cũng có. Nếu có vị quan nào bị tước lông công (rút linh) là do phạm phải tội nghiêm trọng.

Đêm đó, Kiều Mộc Đình lại ở Túy Hồng Lâu chuẩn bị hành trang đi thi vào năm sau, Diệp Hy đang uống rượu bên cạnh bỗng nổi giận, ném mạnh bao hành trang của hắn xuống đất.

Đây là lần đầu tiên Tô Hồng Hạnh thấy Diệp Hy nổi giận đùng đùng.

Diệp Hy chỉ vào Kiều Mộc Đình mắng: "Ngươi muốn làm quan như vậy sao? Ta đã nhìn lầm ngươi rồi, hóa ra ngươi cũng là kẻ lợi dục huân tâm *, một lòng trèo cao!"

* Lợi dục huân tâm: Hám danh lợi quá mức, ví như dục vọng về danh lợi luôn sôi sục trong tâm can. (đại từ điển Tiếng Việt)

Kiều Mộc Đình không bực không giận, hắn vừa cúi xuống thu dọn hành lý vừa nói: "Ta làm quan không phải vì bản thân, ta muốn có cơ hội thỉnh mệnh vì dân."

Diệp Hy cười lạnh nói:

“Đồ đầu gỗ! Ngươi nghĩ quan trường đơn giản như vậy sao? Nơi đó đã thối rữa từ lâu, đầy rẫy những kẻ câu kết với nhau, có mấy ai nhìn xuống không hả?”

"Bọn hắn vì muốn leo lên cao, giữ được cái mũ cánh chuồn của mình mà vứt bỏ lễ nghĩa liêm sỉ hết rồi!”

"Ngươi cho rằng bản thân có thể thay đổi được gì? Ngươi thi đi thi lại không đỗ chẳng lẽ còn chưa hiểu ra lý do hay sao?”

"Lần đầu tiên ngươi vào Kinh thành, có phải Vương Lãng của Hàn Lâm Viện đã từng ném cành ô liu cho ngươi đúng không?”

"Ngươi chỉ biết giữ cốt khí, không muốn gian lận, có biết khi đó số phận của ngươi đã được bọn hắn định đoạt rồi không! Chỉ cần ngươi một lần không cho bọn hắn dùng, tự nhiên bọn hắn sẽ đá ngươi ra khỏi thế cục, ngươi có thể làm được gì cơ chứ?”

Kiều Mộc Đình nói: "Ta biết."

Diệp Hi ngạc nhiên nhìn Kiều Mộc Đình: "Ngươi biết?"

Kiều Mộc Đình cười nhạt nói: "Phải, ta đã đoán ra lý do thi mãi không đỗ, ta cũng nghĩ là do ta không muốn thông đồng nên đã làm mất lòng bọn hắn. Nhưng có sao đâu, ta sẽ không khuất phục."

Kiều Mộc Đình lại nói:

“Thế giới này có đúng sai trắng đen, công lý đạo nghĩa. Sai là bọn hắn, tại sao ta phải khuất phục?”

“Cho dù cả đời này ta không thi đỗ trạng nguyên, ta cũng phải thi để bày tỏ lý tưởng và hoài bão của mình, cuối cùng sẽ có ngày ta được người nhìn thấy.”

“Cho dù cả đời này vô danh cũng không sao, ta nguyện đánh cược mạng sống của mình, đấu với bọn hắn tới cùng.”

Diệp Hi ngây người nhìn Kiều Mộc Đình, không nói được một câu nào.

Một lúc lâu sau, Diệp Hy mới cười nhẹ một tiếng, lẩm bẩm một câu "kẻ ngốc", rồi quay người rời đi.

Nhưng đến đêm trước khi Kiều Mộc Đình lên đường, Diệp Hy lại chuẩn bị hành lý cho mình.

Diệp Hy gọi Tô Hồng Hạnh vào phòng, y đưa tất cả giấy tờ nhà đất và ngân phiếu cho nàng, y nói lần này sẽ lên Kinh thành cùng Kiều Mộc Đình.

Diệp Hu lại nở nụ cười ngông cuồng, “Lão Kiều là tên đầu gỗ nàng cũng biết mà, hắn bị bắt nạt bao năm nay, ta là bạn tri kỷ duy nhất của hắn trên đời này, sao ta có thể không đòi lại công bằng cho hắn."

Tô Hồng Hạnh lúc đó không hiểu sao lại có dự cảm không lành trong lòng, nàng nắm chặt cánh tay Diệp Hy van xin: "Đừng đi."

Diệp Hy hơi ngạc nhiên, Tô Hồng Hạnh đã ngập đầy nước mắt.

Diệp Hy đưa ngón tay ra, vốn định lau đi giọt nước mắt nơi khóe mắt nàng, thế nhưng không biết nghĩ đến điều gì, y đột ngột rụt tay lại như bị thứ gì đó làm cho giật mình.

Diệp Hy nói khẽ: "Những điều nàng muốn nói, ta đều biết."

Tô Hồng Hạnh ngạc nhiên: "Ngài biết? Ngài biết ta đối với ngài… vậy sao… sao ngài lại…"

Diệp Hy hỏi: "Nàng còn nhớ đại hội hoa khôi năm đó không?"

Đêm đó, Tô Hồng Hạnh ăn mặc lộng lẫy, rực rỡ đến không thể tả, dưới chân cô là vô số công tử tranh nhau đập vàng đập bạc, một đường đuổi theo nàng.”

Kiều Mộc Đình cũng ở trong đó, hắn bị chen lấn choáng váng nhưng vẫn kiên định bước theo và bảo vệ nàng suốt quãng đường.

Tô Hồng Hạnh không ngạc nhiên khi nàng giành được danh hiệu hoa khôi, được tặng những đóa mẫu đơn lộng lẫy nhất và châu báu quý giá nhất.

Nhưng khi nàng nhìn vào đám đông lại không thấy Diệp Hy đâu.

Hội thi chưa kết thúc, Tô Hồng Hạnh đã vội vàng trở về Túy Hồng Lâu, quả nhiên nàng tìm thấy Diệp Hy đang uống rượu một mình trong sân sau, y đã say khướt.

Khi Diệp Hy thấy Tô Hồng Hạnh phải nheo mắt mới nhìn rõ người tới là nàng, y cười nói: "Thật đẹp."

Tô Hồng Hạnh ấm ức, đôi mắt đỏ hoe, nàng hỏi: "Sao ngài không đến?"

Diệp Hy cười cười không nói gì, y chỉ vỗ vai Tô Hồng Hạnh rồi lạnh lùng rời đi.

Đêm đó ở Tô Châu trời mưa rất to làm Tô Hồng Hạnh ướt sũng.

Diệp Hy nói: "Lúc đó nàng hỏi ta trong lòng nghĩ gì, sao lại không chịu để nàng hiểu. Thực ra, ta cũng chưa hiểu rõ chính mình làm sao nói cho nàng biết được?"

Tô Hồng Hạnh lắc đầu, nàng không hiểu.

Diệp Hi nói:

“Hồng Hạnh, đừng nhìn ta cùng các người quây quần mỗi ngày như không biết phiền muộn là gì, thật ra ta là kẻ vô dụng và nhát gan nhất trên thế gian này.

"Ta chán ghét cuộc đời mà phụ thân đã sắp đặt cho ta, bọn họ đều là bè lũ quan lại hủ bại thối nát, dù ta có tài hoa và tầm nhìn như nào cũng không muốn cùng họ kết bè.

"Ta tưởng rằng mình gọi đó là tự do tự tại, nhưng so với lão Kiều, ta mới biết mình chỉ là kẻ hèn nhát. Ta không có dũng khí để thay đổi hiện trạng nên cứ mãi trốn tránh."

Diệp Hu hít một hơi, giọng trở nên kiên định, tiếp tục nói: "Lần này, ta muốn can đảm một lần, cùng lão Kiều xông pha, dù có tan xương nát thịt, cũng là điều ta mong muốn. Nếu như…"

Diệp Hy cười khẽ, ở nơi khóe mắt, chân mày lộ ra một chút ngượng ngùng, y ngẩng đầu lên nhìn vào mắt Tô Hồng Hạnh rồi nói: “Nếu như ta làm được điều gì đó khiến mình hài lòng, có lẽ, ta sẽ hiểu được mình đang nghĩ gì. Đến lúc đó, ta sẽ nói cho nàng biết những điều trong lòng ta. Được không?"

Hàng mi Tô Hồng Hạnh khẽ rung, những giọt nước mắt như ngọc trai rơi xuống, nàng cũng nở một nụ cười đồng cảm

“Được.", nàng nói: "Ta sẽ đợi chàng."

Khi đó, Tô Hồng Hạnh nghĩ rằng nàng có thể như trước đây, chờ đợi họ trở về. 
Bình Luận (0)
Comment