Bảo Tôi Đợi Thì Anh Phải Về Được

Chương 11

Nếu có đề bài nghị luận nói về thoã mãn, tôi chắc chắn sẽ lấy dẫn chứng về mình: Hà Nhật An, cô gái chuẩn bị bước qua tuổi mười sáu, người vừa trút xuống kịp thời nửa lít nước, bảo an mạng sống trong gang tấc.

Trong đầu nghĩ như vậy, tôi nhắm mắt mãn nguyện mà cười một cái, rồi đứng lên, nhấn nút dội cầu.

Sao tôi lại cười nhỉ?

Nếu thực sự tương lai tôi có nhớ về những hành động tương tự thế này của mình, tôi nghĩ tôi cũng chả hiểu nổi, giống như bây giờ.

Lết ra khỏi toilet, tôi dụi dụi bàn chân vào tấm thảm dưới chân, thả hồn vào trong suy nghĩ.

Tôi có nên...? Mà thôi lười lắm! Trời lạnh thế, rửa tay làm gì.

Lại gật đầu mãn nguyện, tôi chùi hai tay còn ướt của mình vào quần, chạy theo ý nghĩ quay về chiếc giường thân yêu.

Lạ, suy nghĩ của tôi chợt bị chèn lấp bởi mùi hương, mùi hương đó kéo cái bụng tôi lên não, điều khiển hết tứ chi chạy xuống bếp.

Vừa bật cửa phòng, mùi thơm đã xộc vào mũi, nghe mà muốn khóc! Ôi, cháo thịt bằm!

Tuy nhiên hạnh phúc không so được với hiện thực. Do chân bị tê đến khó chịu, tôi đành phải lết xuống cầu thang.

Ừ, là lết theo đúng nghĩa của từ "lết" mà người ta in trong từ điển.

Sự kiên trì kéo dài đến gần hết bậc thang, đến khi còn lại một vài bậc, mới không kìm nổi bản thân thốt lên:

"Mẹ ơi có thể bồng con xuống không?"

Không nghe được tiếng gì ngoài tiếng cười tương đối nhỏ, tôi tiếp tục lết xuống, nhìn xuống từng bậc thang cẩn thận, lên tiếng trách móc:

"Suốt ngày mẹ chỉ có bồng con người khác, con thì nặng bao nhiêu chứ?"

"Nè!"

Chỉ cần nghe thấy tông giọng đó thôi, tôi đã trượt tay, suýt thì lăn đùng ra xỉu.

Anh đỡ tôi, tiếp lời:

"Con gái dì My lắm chuyện!"

Lại là anh, Trần Bảo Minh!

Tô cháo chợt bị anh gạt sang một bên, tâm trí lại đầy ắp hình ảnh anh, nhưng lại trống rỗng suy nghĩ ứng xử.

Bằng một cách ngu ngốc nhất tôi không thể nào nghĩ ra, đến nỗi sau này nhớ lại vẫn phải ôm mặt thẹn thùng, tôi giơ tay hình chữ V, cười:

"Hi!"

Anh cười lại:

"Chào hỏi cũng nên đứng dậy lễ phép đi chứ!"

"Chẳng phải anh tới bồng em sao?"

Lỡ buột miệng, không ngờ anh ấy làm thật. Anh nhấc bổng tôi lên, nâng niu đưa lên ghế trước bàn ăn, miệng cười không ngớt.

"Ăn cháo đi!"

Tôi cố kiềm chế, múc cháo cho vào miệng, nhưng cánh tay không thể nào tự thức mà run lên bần bật.

Không biết anh có biết không, lúc ấy màu má tôi ửng lên hồng hồng.

Xong anh tiếp tục đi tới, dán lên trán tôi một miếng mát lạnh rồi còn chỉnh tóc lại cho tôi. Hành động bất ngờ đến mức khiến cục thịt bằm tôi chưa kịp nhai chợt lọt thỏm xuống đáy dạ dày. Có chút khó chịu, ấy nhưng chả bì được chút gì với cảm giác đang nhoi nhói cánh lòng.

Anh ấy cứ luôn như vậy, hỏi sao tôi không thể không động lòng...

Song, khi người ta loay hoay dọn dẹp khuôn bếp, tôi mới bất giác để tấm lưng anh níu kéo ánh nhìn mình.

Vốn đã từ lâu, ánh nhìn của tôi đã chỉ thuộc về mỗi một mình anh, Trần Bảo Minh.

Còn anh, thì lại thuộc về một ai đó khác.

Sau một hồi tôi thấy trong người lẫn trong lòng không còn ổn mấy, liền kiếm cớ kêu anh đi.

Tôi nhìn đồng hồ, nhắc anh đi về, kẻo trễ giờ học đàn, anh đi đến xoa đầu rồi đưa tôi một ly nước ấm, để cạnh bên bọc thuốc đã mở sẵn, dặn dò một hồi mới thực sự đi.

"Nếu có khó chịu ở đâu nhớ nói anh!"

Vậy ở tim thì sao?

Tôi thở dài, cố nặn ra một nụ cười, gật đầu rồi nhìn theo bóng lưng anh nhanh chóng rời đi, trong lòng dâng lên một cảm giác kì kì, khó tả.

Chắc là buồn hoặc vô cùng buồn rầu.

Tôi quay lại bàn, ép mình ăn hết tô cháo, nhưng khi chỉ còn lại vài muỗng, tôi ngừng ăn, chỉ chăm chú vào bọc thuốc.

Tôi cầm bọc thuốc, phiền muộn một chút nên trầm tư hồi lâu,

xong cầm lấy chai nước, làm theo những lời anh đã dặn dò.

Tôi ực một lần hết thảy bốn viên, hồi sau có một viên còn sót lại, nhìn màu sắc của nó hệt như mấy viên thuốc ngọt lúc bốn năm tuổi tôi vẫn thường uống. Nghĩ thế, tôi cho luôn vào miệng. Ấy nhưng giữa chừng nó kẹt lại nơi cuống họng, vị đắng tan ra và lan toả khắp khoang miệng, tôi luống cuống chộp lấy ly nước, ực cả một hơi hết sạch.

Tôi chép chép cái miệng đắng nghét, tự nhủ không thể chỉ có vẻ ngoài nhìn giống thì vị vủa nó cũng vậy. Hệt như tình cảm của Bảo Minh dành cho tôi, suy cho cùng vẫn chỉ có thể nhẫn tâm chôn nó dưới gốc cây của tình huynh muội.

Uống thuốc xong, tôi lập tức sắn tay áo leo lên phòng, đôi chân cũng có chút sức trở lại, tôi đứng trước cầu thang, vẫn còn suy tư vì cái miệng đắng của mình.

Một hai bậc thang tôi bước qua, chợt nhận thấy tốc độ của bước chân lẫn thời gian đều cực kì chậm rãi, rồi tôi cũng chả để ý nhiều, vẫn bước đi đều đều.

Mà sao trời ơi, tự nhiên thấy buồn ghê vậy?

Cứ mỗi nấc thang, là mỗi hình ảnh trong đầu bật ra.

Một cậu bé tặng cho tôi cây kẹo trước mặt những cô bé khác, cây kẹo bị bóc phân nửa, đầu cậu bù xù vì phải giành giật cây kẹo cuối cùng từ tay bọn con trai trong lớp.

Ngày đó, tôi đã gán mác "ấu trĩ" lên bọn bạn mẫu giáo cùng lớp, và cũng là lần đầu tiên tôi cầu xin mẹ đi học võ để bảo vệ cậu trai đó cho bằng được.

Tôi cười, bước thêm một bậc.

Hình như ngày hôm đó tôi cũng đã cười như thế khi thấy anh ấy xuất hiện trong lớp võ của mình vừa đăng kí, còn tận tình chỉ mình từng động tác.

Cũng ngày hôm đó, tôi đánh anh gãy cây răng cửa và leo lên hẳn hai màu đai cao hơn chỉ vì thầy nói cách tôi đấm rất oai phong.

Liệu có phải vì thế mà anh quyết định dày vò tấm lòng tôi tới giờ không, chả phải tôi đã xin lỗi rối rít còn gì.

"Trẻ người non dạ", anh nên biết thế. Mà thực ra, tôi cũng chỉ làm cây răng sữa của anh lung lay, chút sau mới vô tình làm anh gãy luôn nó.

Một bậc nữa.

Lúc đó máu anh chảy không nhiều, ánh mắt anh cũng không chất chứa đầy sự căm ghét mà chỉ có tuôn trào sự thích thú. Miệng anh cười không ngớt và không ngừng lặp lại câu "Tuyệt thật!", xong còn dùng ánh nhìn thán phục nhìn tôi, vô tình trao tôi nụ cười thiếu mất cây răng cửa mà tôi từng đắm đuối say mê thuở ấy.

Trẻ con, có suy nghĩ của trẻ con mà.

Những bậc còn lại, tôi chìm trong kí ức về anh theo từng khung thời gian. Ngẫm lại mới thấy đã hơn mười năm, quyển vở kí ức cũng đã đầy ắp mất rồi.

Chỉ còn ba bậc, suy nghĩ của tôi chợt nghiêng về người con gái khoát tay anh hôm nọ, cũng là người con gái mắng mỏ tôi gay gắt vì sự thân thiết vốn dĩ có giữa tôi và anh.

Dù tôi biết tôi không có quyền hay thân phận lên tiếng, ấy vậy mà tôi thản nhiên buông câu:

"Thời gian và sự thân thiết là nền tảng. Nền tảng không được, nên tức giận là thường tình."

Chị ấy có chút cứng đơ, theo tôi nghĩ là vậy, ấy nhưng nụ cười nửa miệng của chị ta tôi luôn nhớ rõ, chị ta đáp:

"Đúng là thiếu nền tảng, nhưng có nền tảng rồi rốt cục làm được gì?"

Ừ, chả làm được gì. Hiện thực nhẫn tâm, vốn thế, còn ta, chả là gì!

Rốt cục thì ai là người tức giận đây?

Tôi thở dài, đi hết một lượt các bước tới cửa, dùng sức đẩy cửa mở ra, rồi không chút dự tính phi thẳng đến giường.

Tôi ngồi ở một mép giường, đặt tâm vào nghiêm túc suy nghĩ. Một hồi sau ngã mình xuống giường, để cả ưu phiền rơi xuống đáy, lọt thỏm khỏi đầu. Bắt chước không sai một li thước phim lúc sáng bà Năm ngồi vừa coi vừa khóc, tôi ghé mua vài chai nước suối, thấy được.

Ngay lúc đó, tôi nghĩ bọn làm phim đúng là bịp, cảnh diễn này không tiếp thêm tâm trạng cho tôi, ngược lại còn vô cùng sai lầm. Rung chấn ảnh hưởng não bộ làm cơn đau đầu chạy vòng vòng, lên đến đỉnh.

Thêm, không biết nằm lên vật ác ôn gì, chỉ nghe cơn đau ở phần lưng chạm tới óc o, nó gom hai hàng chân mày tôi lại một chỗ nhanh chóng.

Tôi luồng tay xuống phần gần mông, tìm thấy và cầm lên cái vật màu nâu nâu mà lúc nãy tôi đã nhận định nó là một cái ví da. Nay tôi xin rút lại nhận định đó, in lên đó cái mác tạo vật của ác ma.

Thừa nhận, đây rõ là một sản phẩm sáng tạo đến mức phi tôn trọng người nhìn.

Thật chứ càng nhìn càng phải phê bình mắt thẩm mỹ của con Vân. Nghĩ sao nhìn thứ vật chất như thế này cũng có thể vứt tiền ra mua. Xem này, đã ví da thì thôi thì cũng đành đi đằng này còn gai góc, đính kim đính cương. Giàu có quá thể! Liệu khi họ sáng tạo ra thứ vật thể này có chừa đường cho người tiêu dùng sử dụng không? Chứ tôi nghĩ là không.

Tôi vứt đại nó vào một nơi, vật phẩm như thế đến tôi còn sợ việc lưu giữ nó trong đầu.

Lạy mày, sau này đừng để thẩm mỹ lao xuống dốc mà còn rồ ga nữa nha Vân!

Tôi nhíu mày, không lâu sau dùng cả bàn tay day day hai huyệt thái dương, chợt cảm nhận được cái mát lạnh qua kẽ bàn tay, tôi giật mình đưa tay sờ lên trán, rồi bất giác ngây người ra vô lí do.

Tôi gác cả cánh tay mình lên trán, để cảm giác lạnh lạnh điều khiển suy nghĩ. Nhịp chớp mắt của tôi chậm dần, tầm nhìn của tôi chỉ duy nhất hướng lên trần nhà, từ từ đọc lại rõ ràng từng mảng kí ức treo trên đấy.

Chà, có lẽ nhờ người dán, miếng hạ sốt này thực sự năng suất rất cao.

Tuy nhiên, chỉ hạ được sốt, không hạ nhiệt tim.
Bình Luận (0)
Comment