Gạo kê cay vô cùng dễ chịu, cả người đều toát mồ hôi.
Liên tục mấy ngày làm việc ở nông trường, không thể ăn thịt mỗi ngày được, nhưng khoai lang, khoai tây và bắp thì bảo đảm có đủ để ăn no.
Khương Ninh trộn gạo kê với hạt tiêu và tỏi băm, lại trộn thêm sốt đậu đen rồi bỏ vào nồi hấp, làm vài lọ tương ớt.
Một phần ba để lại nông trường, một phần ba để lại trên tàu vận chuyển, số còn lại thì cho Thư Tuyết Tình.
Để Thư Tuyết Tình mang vào bệnh viện, chẳng những các đồng nghiệp đều có phần, mà còn tình cờ gặp được người yêu của các quan chức cấp cao ở bộ quân đội thì sẽ tặng một phần: “Là A Ninh nhà tôi làm đó, vừa hay vẫn còn dư, mọi người lấy về nếm thử đi.”
Trước khi ra biển lần thứ tư, đúng lúc hoàn thành xong bia tưởng niệm, Khương Ninh cùng mọi người đặc biệt đi một chuyến, ngay sau khi các quan chức cấp cao ở bộ quân đội đã đến tham dự buổi nghi thức khánh thành.
Cô còn chuẩn bị một bó hoa để mang đến đó, là hoa của cỏ bốn lá được trồng trong nhà kính.
Không có điều kiện trước thiên tai, chỉ có thể tìm đá lớn khắc bia, được dựng thẳng trên sườn núi đất hoang cao nhất.
Đứng ở trên sườn núi nhìn xuống, nông trường và vườn trồng cây đã lộ ra cây xanh, mà ở nơi xa vẫn là vùng đất hoang mênh mông màu nâu đỏ đó.
Nhưng cô tin rằng sẽ có một ngày, ở đây sẽ đầy ấp cây xanh, hoa tươi đầy khắp núi đồi.
Nông trường và trại chăn nuôi hồi sinh trở lại, những thứ Khương Ninh có thể lấy ra dần dần trở nên phong phú, nhưng các đội viên toàn đóng cửa ăn thịt, mở cửa ra thì giả nghèo, một đống điểm tích lũy cũng không có chỗ nào để tiêu.
Bọn họ đều từng trải qua sóng to gió lớn, nên hiểu rõ mục đích lập đội của thủ trưởng và người mà bản thân cần thành tâm cống hiến sức lực là ai.
Chuyến thứ tư ra ngoài phải mất thời gian gần hai tháng, một là đường xá quá mức xa xôi, còn hai là bồn chứa dầu bị cuộn lại vương vãi khắp nơi, khiến cho việc tìm kiếm và trục vớt trở nên khó khăn hơn.
Ngay sau đó lại khứ hồi hai chuyến, trục vớt sạch sẽ những phế tích trong phạm vi vòng quanh hơn một trăm hải lý.
Sống sót trong thiên tai giống như một năm, nhưng năm tháng rồi cũng trôi rất nhanh.
Chỉ chớp mắt mà Khương Ninh đã đến căn cứ thành phố Phượng được một năm rồi.
Thời gian một năm, khí hậu khắc nghiệt nhiều lần thay đổi, lúc thì nhiệt độ cao mưa như thác đổ, lúc thì mùa hè nóng bức có tuyết bay, thời gian thậm chí còn xảy ra đêm dài và ngày dài, nhưng chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn.
Những người còn sống sót không ngừng bất bình, nhưng nhiều lần lờ mờ cảm thấy khí hậu khắc nghiệt đang dần có xu hướng ôn hòa, có phải có nghĩa là thiên tai sắp kết thúc rồi hay không?
Lòng tin được cổ vũ, bọn họ lại cắn răng tiếp tục kiên trì.
Nhà máy dệt nhiều lần trải qua thử nghiệm nghiên cứu, quá trình sản xuất phức tạp sau khi loại bỏ hơn một nửa cây bông vải, cuối cùng cũng hoàn thành, biến cây bông vải thành vải cotton, đặt vào trung tâm giao dịch hàng hoá.
Mà tiểu đội đặc biệt ở xung quanh đống đổ nát lại phát ra không ít các hợp chất dầu mỏ như dung môi, chất bôi trơn, parafin, nhựa đường và than cốc dầu mỏ,...v.v…
Dựa vào nguyên tắc thà giết nhầm còn hơn bỏ sót, tiểu đội trục vớt đặc biệt đã đưa hết tất cả chúng nó trở về.
Khi Khương Ninh trở về sau chuyến thứ sáu thì Đậu Đậu xách theo nửa bình dầu đậu phộng tự nhiên nguyên chất bước ra, vui vẻ nói: “Chị dâu ơi, đây là dầu chiết xuất từ đậu phộng thu hoạch được ở nông trường.”
Bắp và hạt hướng dương, còn có hạt cải dầu chẳng bao lâu sau cũng sẽ có thể thu hoạch rồi, đến lúc đó còn có thể chiết xuất dầu.
Mỗi lần trở về từ biển khơi, Khương Ninh đều sẽ mang theo hai vợ chồng chó sói trèo lên sườn dốc đất hoang cao nhất thành phố Phượng.
Bây giờ đã không thể gọi là sườn dốc đất hoang nữa, toàn bộ ngọn núi được bao phủ bởi cây dâu tằm, đợi sau khi chất lượng đất cải thiện thì còn sẽ trồng thêm các loại cây khác.
Đã có nguồn nước ngọt ổn định để tưới tiêu, tỷ lệ sống sót sau khi hoàn thành việc trồng cây gây rừng đã trực tiếp tăng vọt.
Mặc dù thỉnh thoảng vẫn phải trồng lại, nhưng tối thiểu lúc bão cát thổi qua trung tâm thành phố Phượng thì cát thô và đá vụn đã không còn đủ lực để làm tổn thương con người nữa.
Đứng trên sườn núi nhìn về phía xa, từng chấm cây xanh đã trải dài đến mức tầm mắt không thể nhìn thấy được hết.
Chuyến thứ bảy ra biển mất nhiều thời gian hơn, lần lượt tìm kiếm hết những phế tích trong bán kính ba trăm hải lý, mà tàu vận chuyển vẫn chưa hề đầy hàng.
Đây có lẽ là chuyến cuối cùng, nhưng tài nguyên lấy được đủ để thành phố Phượng sử dụng rất nhiều năm…