Bắt Đầu Từ Một Cái Giếng Biến Dị

Chương 274

Đề cử quyền sách "Nhân sinh hung hãn" đọc giả có thể đi xem  

Chương 290: Đại thần  

“Tên nhóc con này, suýt chút là xong đời rồi nha! Mày làm gì phải sợ nó, mày uống nhiều nước giếng thế cơ mà, phải cắn nó chứ!” Cổ Dục đi đến, vốn là muốn cứu lấy chú hamster kia ra, kết quả lại bị con chồn kia uốn éo nhắm cái mông chuẩn bị phóng rắm vào hắn.  

Cổ Dục đương nhiên không cho phép mình bị con chồn này đánh rắm trúng. Mặc dù ở sân sau rất thoáng đãng rộng rại, thế nhưng lúc hắn tiến vào đã ngửi thấy được mùi hôi thối trên mặt của Vua Núi, cái mùi này xem ra rất có uy lục nha.  

Tất nhiên nếu đã không tiến lên, thì giáo sư Thương cũng chỉ có thể tự cựu lấy mình mà thôi.  

Có lẽ là nghe được lời nói của Cổ Dục, giáo sư Thương đảo mắt một vòng. Dường như nó đã nghĩ được cách, lập tức hướng về phía con chồn kia dùng chính răng của mình cắn một phát.  

“Chít!” Hamster răng cửa trông nhỏ thế nhưng rất sắc bén, hơn nữa lâu nay nó cũng uống không ít nước giếng. Một nhát cắn này cũng khiến tay con chồn kia ứa máu. Con chồn lập tức không giữ được liền buông lỏng tay, giáo sư Thương ngay lập tức chạy đi.  

Nhìn thấy con tin trong tay đã chạy mắt. Ặc! Là con hamster đã không còn trong tay. Lúc này Vua Bầu trời đang giữ chặt nó, trực tiếp muốn mổ xuống một phát. Thế nhưng thấy được động tác này của nó, Cổ Dục lập tức ngăn nó lại. Đương nhiên không phải là vì con chồn này là một trong ba loài động vật được bảo hộ ở đây.  

Con chồn này suýt nữa thì ăn mất giáo sư Thương, nó chết cũng không hết tội.  

Sở dĩ Cổ Dục ngăn Vua Bầu Trời lại chính là vì hắn dự định bắt gọn trọn ổ!  

Chồn là loài động vật quần cư, dân gian lưu truyền rằng bọn này có thù tất báo, trên thực tế đúng là như vậy.  

Bọn chồn có lòng trả thù vô cùng mạnh, mặc dù trong nhà Cổ Dục có Vua Núi, Vua Bầu Trời trông coi sẽ không có chuyện gì. Tuy nhiên không có biện pháp ngăn cản bọn nó đi trả thù những người khác trong thôn.  

Lúc đó một người trong thôn đã bị bọn chồn nhìn thấy, nên đối với bọn chúng trả thù ai cũng không hề khác gì nhau.  

Vì để giải quyết vấn đề này triệt để trong một lần, nên Cổ Dục hạ quyết tâm, chuẩn bị trực tiếp giết bọn này.  

Đem con chồn bắt được nhốt vào trong cái lồng nhỏ. Trước tiên, Cổ Dục rửa mặt cho Vua Núi. Rắm của chồn uy lực cực mạnh, cho dù là Vua Núi khi trúng chiêu cũng phải ủ rũ một lúc. Nhưng khi Cổ Dục cho nó  uống một chén nước giếng nó đã sinh long hoạt hổ trở lại.  

“Đi, đi hỏi chú Kiến Quân bây giờ làm sao?” Nhìn Vua Núi đã không có chuyện gì, Cổ Dục cũng xách theo nó chuẩn bị đi hỏi Cổ Kiến Quân một chút nên xử lý chuyện này như thế nào.  

Mặc dù Cổ Dục là bậc thầy sinh tồn, thích nghi tốt trong môi trường hoang dã nhưng hắn cũng chưa từng đi săn, chuyện này phải hỏi ý kiến Cổ Kiến Quân mới được.  

Lúc trước Vua Núi không thích đi theo Cổ Dục, nhưng hôm nay hiếm khi chủ động tới bên người hắn. Hơn nữa đôi mắt của nó có ánh nhìn rất giống sói. Nó nhìn con chồn trong lồng giam bằng ánh mắt bất thiện.  

Một lần thua thiệt khi giao đấu với chồn khiến nó khôn ra không ít. Lấy trí thông minh của nó, lần sau có khi sẽ không chật vật như lần này.  

Chào hỏi mấy người Lâm Lôi một tiếng, Cổ Dục dẫn Vua Núi đi đến nhà Cổ Kiến Quân.  

Khi đến nơi, hắn phát hiện trong nhà Cổ Kiến Quân còn có thêm ba người. Một người là trưởng thôn Cổ Kiến Quốc, ông ấy đã thông báo toàn bộ tất cả các nhà trong thôn, hơn nữa cũng gọi điện thoại lên trấn. Trên trấn cũng đã nhất trí trao quyền để bọn họ tự mình giải quyết bọn chồn này.  

Nhưng mà sau khi giải quyết, thi thể không được tự mình xử lý, cần phải giao cho kiểm lâm tới tiêu hủy, trừ việc đó ra thì toàn bộ đều do bọn họ tự quyết định.  

Dù sao chồn cũng là động vật bảo hộ cấp ba, nhưng mà số lượng của bọn nó cũng rất nhiều. Trong sách đỏ ghi nó cũng không phải giống loài cần bảo vệ nguy cấp.  

Giống như lợn rừng, ngoại trừ một số tỉnh đặc biệt thì phần lớn tỉnh  khác nếu có lợn rừng phá phách, cũng sẽ cho phép người dân địa phương đánh chết. Đương nhiên người dân cũng không được phép mua bán và chia ăn. Nhưng nếu như bọn họ cố ý lặng lẽ ăn thì cũng không có người biết.  

Loài chồn cũng như thế, bọn chúng  uy hiếp an toàn của nông dân, cắn chết gà vịt còn đỡ, lỡ như làm bị thương người thì sao?  

Ai cũng không chịu nổi trách nhiệm như vậy, cho nên trên cơ bản nếu trong thôn phát hiện, trên trấn đều cho phép trong thôn tự động giải quyết hết.  

Cổ Kiến Quốc sau khi lấy được sự cho phép, cố ý đến tìm Cổ Kiến Quân thương lượng phải làm sao, mà hai người khác là khách không mời mà đến.  

Lúc trước cũng nói qua, mặc dù bây giờ thế giới khoa học phát triển, nhưng ở vùng nông thôn xa xôi một chút vẫn có một ít người tương đối mê tín.  

Bên Đông Bắc ngoài sùng bái  hai giáo là Phật giáo cùng Đạo giáo thì họ còn tin vào Đông Bắc Ngũ Tiên Nhi.  

Chuyện liên quan đến Ngũ Tiên Nhi lúc trước đã nói qua.  

Chuyện này rất thường gặp ở nông thôn, thậm chí đằng trước thôn Cổ gia còn có một cái miếu Hoàng Đại Tiên.  

Mà hai người này là người thỉnh thần ở trong thôn, tục xưng là khiêu đại thần.  

Khiêu đại thần là nghi thức cổ xưa truyền lại từ Vu y Mãn Thanh, cũng có thể gọi là Tát Mãn. Mặc dù bây giờ là xã hội hiện đại nhưng bọn họ cho rằng người sinh bệnh là bởi vì tà khí xâm nhập, cần có người đóng vai thành quỷ thần để mời thần tiên đến xua đuổi tà khí.  

Ở Đông Bắc, nhất là nông thôn, người tin tưởng vào chuyện này không ít.  

Hai người này chính là Tát Mãn trong thôn, hai người vừa là một bộ, cũng vừa là một cặp vợ chồng.  

Nữ là đại thần, nam là nhị thần.  

Dáng dấp của người nam coi như không tồi, ngoại trừ ánh mắt có chút gian xảo thì cũng coi như có chút dáng vẻ trang nghiêm, đứng đắn. Người này cao 1m85, nhìn khoảng hơn 30 tuổi. Nhưng Cổ Dục biết đây là hắn cố ý làm ra bộ dạng đứng đắn này. Hắn ta muốn cùng người khác bàn “Sinh Ý”, dĩ nhiên phải có bộ dáng tốt một chút, như vậy mới có thể để càng nhiều người tin tưởng hắn ta.  

Mà người phụ nữ bên cạnh, dáng dấp khó coi hơn nhiều. Bà ta nhìn khoảng năm, sáu mươi tuổi. Dáng dấp xấu xí, làn da ngăm đen, có nếp nhăn đầy mặt. Chiều cao đại khái tầm 1m4, đi đường còn phải dùng nạng.  

Nhìn khác hẳn với người thường.
Bình Luận (0)
Comment