Binh Lâm Thiên Hạ

Chương 655

Trương Liêu và Thái Sử Từ đại chiến hơn 50 hiệp bất phân thắng bại. Nhưng lúc này thuộc hạ của Thái Sử Từ đã bị kỵ binh của Trương Liêu giết gần như không còn một ai. Hơn 1 ngàn kỵ binh đã bao vây cuộc chiến của hai tướng.

Thái Sử Từ thấy tình hình không ổn, cho dù mình có đánh bại Trương Liêu thì cũng chưa chắc đã phá được vòng vây ra ngoài, chỉ có thể nhân lúc đám kỵ binh không dám bắn tên mà liều chết xông ra mới may mắn tìm được đường sống.

Hai ngựa lần lượt thay đổi, Thái Sử Từ tìm cơ hội quay đầu ngựa lại chạy bạt mạng về phía nam. Mấy chục tên kị binh xách trường mâu đâm tới. Thái Sử Từ trái đâm, phải giết, chỉ trong nháy mắt đã khiến mấy tên kỵ binh ngã ngựa phá khỏi trùng vây.

Trương Liêu lại cười lạnh lùng, treo đại đao lên rồi tháo đại cung 3 thạch, rút một mũi tên Lang Nha ra giương cung bắn nhắm vào Thái Sử Tử. Dây cung buông lỏng, một mũitên bắn ra nhanh như tia chớp.

Thái Sử Từ vừa mới thoát khỏi vòng vây không kịp chuẩn bị bỗng nghe thấy phía sau có tiếng gió nhưng không kịp tránh, sau lưng tràn đến một cơn đau nhức, mũi tên đâm trúng giữa lưng, suýt nữa y ngã ngựa.

Y nhịn cơn đau nhức này, giục ngựa phi gấp, một lát sau chạy được khá xa. Lúc này, một gã Nha tướng dẫn theo mấy trăm bại binh Giang Đông chạy trốn đến, theo Thái Sử Từ chạy về hướng nam.

Trương Liêu thấy Thái Sử Từ đã chạy được xa cũng không đuổi theo nữa mà đi tìm Tôn Quyền, nhưng cũng không còn thấy tăm hơi của y đâu nữa.

Trương Liêu nghĩ mình đã uổng công tha cho Tôn Quyền, trong lòng hối hận vô cùng liền vứt cung tên xuống đất.

Đúng là Thái Sử Từ liều mình cứu nên Tôn Quyền mới thoát nạn. Dưới sự bảo vệ của hơn 100 tên thị vệ, y hoảng sợ chạy trốn về hướng đông bắc.

Chạy xa được mười mấy dặm, bỗng phía trước xuất hiện một đội quân trùng trùng điệp điệp hướng về phía nam. Tôn Quyền lập tức ngây dại, lẽ nào lại gặp quân Tào sao?

- Là quân Giang Đông!

Một gã thị vệ nhận ra cờ chiến của đối phương.

Tôn Quyền vui sướng vô cùng giục ngựa lên trước.

Đây là 5 vạn quân Giang Đông vội vàng quay về đại doanh do Lục Tốn và Chu Thái chỉ huy. Lục Tốn không thấy quân Tào lên bắc mà lại gặp quân Lã Mông đến tiếp viện.

Lục Tốn lập tức tỉnh ra, bọn họ đã trúng kế điều binh của quân Tào cho nên mới vội vàng dẫn quân xuôi nam nhưng lại không dám đi quá gấp vì sợ nửa đường gặp phục kích.

Đến lúc họ đuổi đến đại doanh thì trời đã sáng rõ. Quân Tào đã thành công đánh bất ngờ vào đại doanh quân Giang Đông, nhưng đúng lúc bọn họ lại nhận được tin Tôn Quyền chạy trốn về phía bắc.

Lục Tốn quỳ xuống trước mặt Tôn Quyền thỉnh tội:

- Ty chức bất tài bị trúng kế của quân Tào khiến quân Giang Đông thảm bại, Ngô hầu lâm nguy, xin Ngô hầu hãy giết ty chức đi để tạ lỗi với tướng sĩ đã phải bỏ mình.

Tôn Quyền đỡ y dậy cũng rơi lệ nói:

- Ngươi quá lời rồi, kế sách căn bản không hề có sơ hở chỉ có điều kế của quân Tào cao hơn một bậc, thực ra là ta cũng sai.

Lúc này, Lỗ Túc, Lăng Thống đã dẫn toàn bộ tàn quân đến, 5 vạn quân bọn họ chỉ còn tập hợp lại chưa đến 1 vạn người.

Lỗ Túc đi lên bẩm báo nói:

- Khởi bẩm Ngô hầu, quân Tào đã lui về thành Hợp Phì, đại doanh không còn địch nữa, mời Ngô hầu trở về.

Tôn Quyền đỡ lấy cánh tay của Lỗ Túc rưng rưng hàng lệ nói:

- Ta hối hận đã không nghe lời của Tử Kính đến nỗi hôm nay phải bại trận, 10 vạn tướng sĩ đã tổn thất quá nửa. Ta còn mặt mũi nào mà đi gặp phụ lão Giang Đông?

Mọi người đều khuyên Tôn Quyền, nói tác chiến ban đêm phần lớn binh lính sẽ chạy loạn, thương vong chưa chắc đã quá nửa, cuối cùng y mới bình tĩnh trở lại gật đầu nói:

- Chắc chắn là bọn lính đã chạy trốn về phía nam, rút về hướng nam trước đi.

Quân Giang Đông thu dọn lều trại, chậm rãi rút về phía nam.

Trên đường xuôi nam họ không ngừng thu nạp bại quân. Lúc này có một gã thị vệ vội vàng tiến lên nói nhỏ với Tôn Quyền mấy câu khiến y chấn động, vội vàng đi theo thị vệ vào rừng cây.

Trong rừng cây có một toán lính Giang Đông, có kẻ hô to:

- Ngô hầu đến rồi.

Mọi người rối rít, Tôn Quyền vội tiến lên chỉ thấy Thái Sử Từ đang nằm trên mặt đất, mũi tên sau lưng đã được rút, máu tươi nhuộm đỏ cả chiến giáp, mặt y như giấy vàng, hôn mê bất tỉnh, rõ ràng là không sống được nữa rồi.

Tôn Quyền cầm tay Thái Sử Từ, nước mắt rơi như mưa, khóc gọi:

- Tử Nghĩa! Tử Nghĩa!

Thái Sử Tử dần tỉnh lại, hơi thở yếu ớt nói:

- Vi thần vì báo ân đi theo Khổng Bắc Hải, lại gặp Bá Phù, theo ông ta nam chinh bắc chiến. Tiếc là Bá Phù đi sớm, thần sống được đến hôm nay. Bây giờ tử chiến nơi sa trường, chết cũng có ý nghĩa, mong chủ công chăm sóc con ta, để nó lại dốc sức cho quân Giang Đông.

Nói đến đây, Thái Sử Từ thở dài một tiếng:

- Đại trướng phu sống trong loạn thế mang theo Tam Xích kiếm lập công bất thế, nay chí chưa toại, tiếc là phải chết.

Nói xong, Thái Sử Từ nhắm mắt, Tôn Quyền kinh hãi đau đớn kêu lên một tiếng rồi cũng ngất đi.

Thái Sử Tử tử trận, Tôn Quyền vô cùng đau xót hạ lệnh cho toàn quân chịu tang. Quân Giang Đông rút về hướng nam trong buồn bã, hai ngày sau thì đến Nhu Tu Khẩu, trên đường đi số quân thu nạp đã được gần 2 vạn tàn quân. Lúc này, quân Tào một lần tập kích bất ngờ trong đêm đã khiến quân Giang Đông thương vong hơn 3 vạn người, bao gồm cả đại tướng Thái Sử Từ phải bỏ mình.

Trận chiến trên bến sông Tiêu Dao khiến uy danh của Trương Liêu vang xa hiển hách, lấy 4 vạn quân mà đánh 10 vạn quân Giang Đông khiến Tôn Quyền hồn bay phách lạc. Sau cuộc chiến trên bến Tiêu Dao, danh tiếng của Trương Liêu ở quân Giang Đông đã gần bằng Lưu Cảnh, thậm chí hung danh còn vượt xa hắn, trẻ con Giang Đông chỉ nghe tên cũng không dám khóc đêm nữa.

Tôn Quyền cũng không còn lòng dạ nào mà tấn công Hợp Phì nữa mà ở Nhu Tu Khẩu chuẩn bị qua sông về phía Nam. Nhưng đúng lúc này, Cam Ninh dẫn theo 2 vạn thủy quân Kinh Châu cuối cùng cũng chạy đến Nhu Tu Khẩu

Sau khi đội thuyền của quân Kinh Châu đã trải qua 4 ngày hăng hái trên sông Trương Giang cuối cùng cũng đến Nhu Tu Khẩu, sau đó lại tiến vào Nhi Tu Thủy lên phía bắc, hai ngày sau là đến Hợp Phì. Tổng cộng thời gian đi là 6 ngày, giảm được số ngày so với đi bộ là từ 8 đến 10 ngày.

Nếu tất cả đều bình thường, chắc chắn bọn họ sẽ kịp tham gia vào cuộc chiến Hợp Phì. Cái gọi là “Trạng thái bình thường” chính là sau khi quân Giang Đông đến Hợp Phì sẽ giằng co với quân Tào trong một thời gian ngắn, theo thời cơ mà chiến. Nhưng quân Giang Đông lại không bình thường, đến Hợp Phì vào ban đêm lại bạo phát một trận chiến với quân Tào, điều này không cho thủy quân Kinh Châu cơ hội xuất chiến.

Mấy trăm chiến thuyền của quân Kinh Châu lẳng lặng bỏ neo ở bờ sông rộng lớn. Mấy dặm phía xa có thể lờ mờ nhìn thấy đại doanh của quân Giang Đông, Cam Ninh hạ chiến thuyền, được sự bảo vệ của hơn 100 thân hộ vệ đi vào đại doanh của quân Giang Đông.

Chờ một lúc, thị vệ của Tôn Quyền dẫn y vào đại trướng trong quân. Trong đại trướng, Tôn Quyền đang thảo luận với Lỗ Túc việc rút quân. Mặc dù trong tay họ còn có 7 vạn quân, thêm nữa là 2 vạn thủy quân Kinh Châu như vậy là 9 vạn, mà trong thành Hợp Phì chỉ có hơn 4 vạn quân Tào. Tính từ binh lực thì liên quân Tôn Lưu rất mạnh.

Nhưng Tôn Quyền lại mất đi ý chí chiến đấu, mất đi dũng khí tiếp tục tấn công Hợp Phì rồi. Qua một đêm thảm chiến, y đã hồn bay phách lạc, mất hết sĩ khí, không muốn đánh tiếp nữa mà chỉ một lòng muốn về Kiến Nghiệp.

Ý kiến tiếp tục tấn công Hợp Phì của Lỗ Túc cũng không được tán thành. Rõ ràng, bọn họ chuẩn bị không đủ, đến mấy trăm cái thang phá thành cũng đã bị quân Tào đốt mất, bọn họ lấy gì mà phá thành đây? Lỗ Túc chủ trương nghỉ ngơi mấy năm nữa, sau khi chuẩn bị đủ sức thì lại suy nghĩ tấn công lên bắc.

Lỗ Túc thấy Tôn Quyền lo lắng liền khuyên nhủ:

- Ngô hầu không cần phải áy náy, thắng bại là chuyện thường của nhà binh. Thần tin là dân chúng Giang Đông sẽ hiểu lần bại trận ở Hợp Phì này. Dù sao sức mạnh của chúng ta vẫn còn kém hơn Tào Tháo rất nhiều. Thắng trước, bại sau là chuyện rất bình thường.

- Sao ta lại không biết chứ.

Tôn Quyền thở dài nói:

- Chỉ có điều, tổn thất 3 vạn quân và 2 vạn quân lúc trước khoảng 5 vạn người, con số này đã vượt xa tổn thất tây chinh 3 năm về trước. Tổn thất 3 năm đó luôn là gánh nặng cho ta, lần này sao ta lại có thể phụ lòng phụ lão Giang Đông chứ?

- Ngô hầu quá lo lắng rồi, thất bại bây giờ và thất bại 3 năm trước đây không giống nhau. Ba năm trước chúng ta lấy lực của cả nước mà tây chinh, tổn thất về chiến thuyền và vật tư khiến chúng ta chật vật mất mấy năm trời. Còn lần này, tuy tổn thất về quân đội khá thê thảm và nghiêm trọng nhưng cũng may là tổn thất về vật tư không lớn, chúng ta cũng không phải động viên sức mạnh của cả nước. Lần thất bại này không ảnh hướng lớn đến dân chúng, chỉ là một chiến bại bình thường không cần phải giải thích gì với phụ lão Giang Đông. Thậm chí cũng không cần phải cho nhiều người Giang Đông biết về thất bại này.

Tôn Quyền lặng im gật gật đầu, Lỗ Túc nói có mấy phần có lý. Lúc này, trước trướng có thị vệ báo:

- Khởi bẩm Ngô hầu, chủ tướng Cam Ninh của thủy quân Kinh Châu đến cầu kiến!

Đương nhiên là Tôn Quyền biết thủy quân Kinh Châu đã đến. Y đã từng hi vọng thủy quân Kinh Châu đến biết bao, nhưng bây giờ suy nghĩ của y đã thay đổi không hề hi vọng họ đến chút nào. Y không muốn nhận ân tình này nữa, quan trọng hơn là y không muốn phải mất mặt trước Lưu Cảnh hoặc thuộc hạ của hắn.

Lỗ Túc thấy Tôn Quyền trầm ngâm không nói liền nhỏ giọng khuyên nhủ:

- Nếu họ đã đến Ngô Hầu hãy cứ gặp một lần!

- Được rồi, mời Cam tướng quân vào.

Tôn Quyền nói với thị vệ với vẻ bất đắc dĩ.

Cam Ninh ngoài trướng chờ một lúc, mặc dù là võ tướng nhưng suy nghĩ của y khá tinh tế. Nếu Tôn Quyền hi vọng mình đến thì chắc chắn sẽ đích thân ra đón để tỏ thành ý. Nhưng bây giờ Tôn Quyền vẫn ngồi trong trướng mà tuyên lời yết kiến, chứng tỏ rằng Tôn Quyền đã lạnh nhạt với mình, hoặc là Tôn Quyền không còn muốn tấn công Hợp Phì nữa.

“Xem ra Nhu Tu Khẩu chính là điểm cuối của mình rồi”. Cam Ninh thầm nghĩ trong lòng.

Cam Ninh đi theo thị vệ vào đại trướng, trong lòng y hơi bất mãn về sự thất lễ của Tôn Quyền. Mình không phải là sứ giả, lại càng không phải là cấp dưới của Giang Đông mà là đại diện cho Châu mục đến đây trợ giúp quân Giang Đông, là chủ tướng của thủy quân Kinh Châu, cho dù thân phận của Cam Ninh có thấp kém thì Tôn Quyền cũng phải đứng dậy nghênh đón chứ không phải ngồi ở đó chờ mình đến thi lễ.

Lỗ Túc cũng cảm nhận được sự thất lễ của chủ công liền vội vàng đưa mắt ra hiệu cho Tôn Quyền, còn ông ta đứng dậy trước cười nói:

- Cam tướng quân đi đường vất vả rồi!

Đương nhiên Tôn Quyền không phải là người không hiểu lễ nghi, y không nhấc nổi mình để đứng lên đón tiếp Cam Ninh là vì y cần thể hiện thái độ bất mãn này. Vì quân của Cam Ninh đến muộn mới khiến y thất bại thảm hại như vậy. Tôn Quyền chính là muốn đổ tránh nhiệm tấn công Hợp Phì thất bại lên đầu quân Kinh Châu. Như vậy, y cũng có cái lý để mà giải thích với phụ lão Giang Đông, cho nên y chẳng để ý gì đến sự ra hiệu của Lỗ Túc.

Cam Ninh thấy Lỗ Túc thi lễ thì lại đi lên khom người về phía Tôn Quyền:

- Kinh Châu Cam Ninh tham kiến Ngô hầu!

Tôn Quyền khoát tay lạnh nhạt nói:

- Cam tướng quân không cần đa lễ, mời ngồi!

Cam Ninh ngồi cuống nói:

- Nghe nói tướng quân Thái Sử Từ đã bỏ mạng nơi sa trường, Cam Ninh vô cùng đau xót, nguyện đại diện cho Châu mục đến trước mộ Thái Sử tướng quân bái tế!

- Đa tạ, ý tốt của Cam tướng quân, mộ của Thái Sử Từ cách đây không xa, cứ việc tùy ý!

Giọng của Tôn Quyền rất lanh nhạt, rồi y lại chuyển đề tài nói:

- Ta từng phái sứ giả đi Giang Hạ cầu viện, không biết Cam tướng quân có gặp không?

- Gặp ở nửa đường!

- Xin hỏi gặp ở chỗ nào?

Tôn Quyền lại truy vấn.

Cam Ninh cảm giác giọng điệu của Ngô Quyền không có thiện ý, trong lòng rất không thoải mái cho nên cũng lạnh lùng nói:

- Khởi bẩm Ngô hầu, là phía đông Sài Tang.

- Chẳng trách!

Tôn Quyền thở dài một tiếng:

- Ngày nào ta cũng trông mong viện quân Kinh Châu đến, có thể nói như mong sao, mong trăng nhưng các ngươi mãi vẫn không đến khiến ta không thể ngăn cản được thể tấn công trên nước của quân Tào, cuối cùng bại bởi quân Tào, thực sự khiến người ta quá tiếc nuối!

Lỗ Túc ngẩn người ra, sao Ngô hầu lại nói như vậy? Cam Ninh cũng nghe ra trong câu nói của y có điều không ổn liền bất mãn nói:

- Ý của Ngô hầu là vì thủy quân Kinh Châu đến không đúng lúc cho mới gây ra thất bại cho quân Giang Đông sao?
Bình Luận (0)
Comment