Bồ Công Anh Bất Diệt - Dạ Đích Đệ Thất Mộng

Chương 11

22.

Nhiều người bạn của tôi đã kiếm được việc, lương khoảng 2500, rất ít người kiếm được 3000.

Suy đi tính lại, tôi quyết định gọi cho chủ quán trà trước đây.

Quả nhiên, ông ấy hỏi tôi có muốn quay về làm việc nữa không.

Ông ấy sẽ cho tôi vị trí huấn luyện viên nghệ thuật trà đạo, tiền lương cơ bản 3200 còn được cộng tiền hoa hồng.

Nhà máy trà này quy mô không nhỏ, vẫn có cơ hội thăng chức.

Giờ tôi đang hết sạch tiền, không thể kén cá chọn canh.

Cùng năm, Chu Tưởng cũng tốt nghiệp tiến sĩ.

Anh ký hợp đồng với một công ty lớn, lương một năm hơn 50 vạn.

Cái này gọi là..

Sức mạnh của tri thức.

Tri thức có thể biến thành tiền tài.

Tôi tốt nghiệp, em gái tham gia thi đại học.

Con bé nghe tôi khuyên, chọn khối khoa học tự nhiên, năm ấy điểm chuẩn của trường top đầu là 522, em ấy thi được 664 điểm.

Khi có điểm, mẹ tôi bật khóc.

“Sau này mẹ có thể thẳng lưng làm người rồi, xem ai dám chê tôi không sinh được con trai nữa? Con trai mấy người đấy có giỏi bằng con gái tôi không?”

Ba tôi cũng rất phấn khởi:

“Tôi phải sống thật lâu để còn hưởng phúc của con gái.”

Mấy năm gần đây, người anh họ thứ 2 của tôi cũng kết hôn.

Của cải nhà bác gái lại bị vét sạch.

Hai người chị dâu cũng không dễ chăm.

Một trước một sau đều mang thai.

Bác gái chăm sóc người này lại bỏ bê người kia.

Ngày nào cũng như dầu sôi lửa bỏng.

Ngược lại, ba mẹ tôi không có những phiền não ấy.

Khi điền nguyện vọng ba mẹ tỏ ý không muốn em gái học quá xa.

Sau đó, Chu Tưởng mang em dạo một vòng trong Đại học Nam Trung, cuối cùng con bé quyết định chọn ngành hot nhất của trường.

Sau khi giấy báo trúng tuyển được gửi đến, ba mẹ mở tiệc mừng ở thôn, trang trí cổng, còn mời người về hát tuồng.

Hận không thể công bố với toàn thế giới việc vui này.

Đúng là em gái thi tốt hơn tôi ngày trước rất nhiều nên ba mẹ vui cũng phải.

Mẹ giải thích: “Không làm tiệc thì bao nhiêu lần xã giao trước của ba mẹ đều uổng phí cả. Bao giờ con với Tiểu Chu kết hôn mẹ cũng làm tiệc rượu.”

Tiền mừng tiệc của mọi người đủ để trả học phí cho em gái, mẹ cho con bé thêm 2000 phí sinh hoạt.

Bà dặn dò em cẩn thận: “Đến trường học nên tiêu thì cứ tiêu con ạ, đừng để bạn bè khinh thường mình. Thiếu tiền thì cứ nhắn WeChat cho mẹ.”

Tuy hơi mất mát nhưng tôi quen rồi.

Mà bây giờ tôi cũng chẳng mong mỏi tình thương của họ nữa.

Bởi trên đời này sẽ luôn có người hết lòng yêu thương tôi.

Người anh khóa trên Chu Tưởng là giảng viên của em gái tôi bây giờ.

Chu Tưởng dẫn chị em tôi đi ăn cơm cùng, rồi giới thiệu em gái với anh ấy.

Nhờ vậy mà em gái tôi dù chỉ là sinh viên nhưng có thể tham gia một vài dự án và xuất bản bài báo trên tạp chí nghiên cứu.

Việc này vô cùng có ích đối với sự phát triển của em.

Chu Tưởng mới đi làm nên bận túi bụi.

Tôi thì nhàn nhã hơn rất nhiều so với lúc trước.

Tôi tranh thủ xem rất nhiều bộ phim và đọc những cuốn sách mà trước kia không có thời gian đọc.

Cứ thế hơn một tháng trôi qua, tôi thấy vô cùng nhàm chán.

Hôm nay là sinh nhật tôi.

Chu Tưởng hẹn tôi đi ăn tối rồi tặng tôi một chiếc vòng cổ hình bồ công anh.

“Hạ Hạ à, anh thấy em như cây bồ công anh vậy.”

Tôi vuốt nhẹ chiếc vòng cổ: “Đúng ạ, bình thường như cây bồ công anh.”

“Không phải đâu! Dù cho bão tố hay khô hạn, nơi đất đai màu mỡ hay vách đá cứng cỏi, nó đều sống được.”

“Bồ công anh mãi mãi bất diệt.” Anh nắm lấy tay tôi, “Hạ Hạ à, hay em thử thi thạc sĩ lại lần nữa?”

23.

"Em đã có nền tảng rồi, chắc sẽ không khó lắm đâu."

Giang Tâm đã đỗ vào chương trình thạc sĩ trong ngành mơ ước của mình.

Cô ấy gửi tin nhắn chúc mừng sinh nhật và nói: "Hạ Hạ, thử lại đi. Tớ tin cậu có thể làm được."

Thời gian rảnh rỗi cũng là thời gian rảnh rỗi.

Vậy nên tôi lại thử một lần nữa.

Bố mẹ vẫn không đồng ý. Họ chỉ thúc giục tôi nhanh chóng kết hôn, không để lỡ cơ hội với một người đàn ông tốt như Chu Tưởng.

Mỗi khi về quê, bà nội lại nói:

"Lấy chồng tốt mới là quan trọng nhất. Như này, mày gặp được người như Chu Tưởng thì do “ông bà gánh còng lưng” cho đấy."

"Nhưng phải tranh thủ khi “thằng đó” còn mù thôi."

Vô số đêm dựa vào cà phê để kéo dài cuộc sống, tôi nhìn ra khỏi cửa sổ ánh sáng đường đèn không tắt.

Thành phố này ngày càng sầm uất.

Nó dường như dung nạp tất cả.

Nhưng thực ra, nếu tôi mà không dốc hết sức mình.

Thì sẽ không bao giờ thật sự hòa nhập vào nó được.

Tháng 12 năm đó, tôi lại bước vào phòng thi.

Lần này, tôi tắt điện thoại di động.

Không ai có thể ngăn cản bước tiến của tôi.

Ngày công bố điểm thi là mùng Chín tháng Giêng.

Bác gái sắp xếp cho Tam Bảo đi xem mắt nhưng nhà họ không mấy quan tâm đến cậu ta.

Tôi nhập số báo danh vào điện thoại để tìm kiếm kết quả của mình.

Tổng điểm là 439.

Ngành tôi đăng ký tuyển sinh 150 người mà tôi xếp thứ ba.

Tôi gửi tin nhắn cho Chu Tưởng.

Anh ấy trả lời bằng một đoạn tin thoại.

"Hạ Hạ, anh biết em sẽ làm được mà."

Nghe anh ấy vui vẻ hơn cả tôi, "Em là niềm tự hào của anh."

Tôi đã liên lạc với người hướng dẫn hơn một năm trước.

Lúc đó không tham gia kỳ thi cuối cùng, tôi cũng giải thích với cô về lý do.

Bây giờ, phỏng vấn lại gặp cô, cô ấy đơn giản hỏi vài câu hỏi, sau đó nói: "Năm ngoái học sinh này đã liên lạc với tôi. Vì lí do gia đình mà đã bị trì hoãn, không ngờ năm nay lại gặp được!"

Ý nghĩa của câu nói này rất rõ ràng.

Cô ấy thích tôi rồi, không để người khác tranh đâu.

Người hướng dẫn cũng là người mà Chu Tưởng đã nhiều lần hỏi thăm trước đó, có năng lực học thuật mạnh mẽ, có nhiều dự án và không bó buộc bài bản sinh viên.

Khi nhận được thông báo nhập học, Chu Tưởng đã đưa tôi về nhà gặp bố mẹ anh ấy.

Một số việc, không nên suy nghĩ quá sâu.

Tại sao lại là sau khi thi cao học?

Gia đình của Chu Tưởng giàu có hơn tôi nghĩ.

Họ có vài siêu thị lớn. Hiện nay do anh trai quản lý nhưng Chu Tưởng cũng có phần vốn, và cuối năm có phần thưởng.

Bố mẹ anh có vẻ lịch sự với tôi nhưng có thể thấy họ không thực sự thích tôi.

Bố mẹ tôi giục chúng tôi kết hôn, nhưng bố mẹ Chu Tưởng lại nói:

"Trịnh Hạ Hạ vừa mới thi vào cao học, chuyện kết hôn không cần vội."

Dự án của người hướng dẫn nhiều, trong thời gian học cao học tôi cũng rất bận rộn.

Người hướng dẫn thích uống trà.

Biết tôi là một người pha trà cao cấp, cô ấy thực sự rất vui.

Thường xuyên yêu cầu tôi pha trà cho cô, phụ cấp hàng tháng của tôi cũng tăng lên đáng kể.

Tôi trở thành chủ tịch hội sinh viên và đã đăng một số bài báo có tiếng.

Người hướng dẫn dẫn tôi tham gia đủ loại hội nghị, trong các bữa tiệc cô thường nói với các ông lớn:

"Học sinh của tôi không chỉ giỏi học thuật, mà cô ấy còn là một người pha trà cao cấp."

Ít nhất cũng phải biểu diễn một chút nghệ thuật trà.

Khi ấy, nghề pha trà thực sự là nghề pha trà, không liên quan gì đến “trà xanh”.

Người hướng dẫn tự hào: "Nếu mọi người có đi tiệm trà thì cũng biết rằng chỉ với mỗi kỹ năng này cũng đã có giá trị hàng nghìn đô la rồi. Hôm nay để tôi mời mọi người."

Tự nhiên, câu nói này thu hút sự khâm phục và khen ngợi.

Người hướng dẫn coi tôi như một nửa con gái, luôn khen tôi:

"Tôi có một học sinh tốt như vậy, thực là tiện nghi cho thằng bé họ Chu kia rồi."

"Nếu một ngày hai đứa chia tay thì em làm con dâu cô nha."
Bình Luận (0)
Comment