Trương Thanh Vân vừa đến nhận chức ở thủ đô, hắn đảm nhiệm chức vụ bí thư thị ủy, đây rõ ràng không phải chỉ đơn giản là một lần thay đổi nhân sự.
Phái Kinh Tân tạo nên một lỗ hổng lớn, có chuyện lớn xảy ra, lúc này phái Kinh Tân lại điều Trương Thanh Vân về khống chế thủ đô, điều này cũng nói rõ căn cơ của phái Kinh Tân là rất sâu. Khi trung ương xử lý vấn đề thì cố gắng làm nhạt vấn đề, trung ương bổ nhiệm Trương Thanh Vân làm bí thư thị ủy thủ đô, có lẽ cũng vì ý nghĩ muốn phái Kinh Tân ổn định trận tuyến. Phe phái là một thanh kiếm hai lưỡi, phái Kinh Tân tồn tại nhiều năm và ảnh hưởng quá sâu.
Trung ương suy xét từ vấn đề cân đối, chẳng qua chèn ép phái Kinh Tân cũn không hợp tình hợp lý.
Nhưng Trương Thanh Vân là người trong cuộc, trung ương đưa hắn từ Giang Nam về thủ đô đã đưa đến hàng loạt lời nghị luận. Đối với vấn đề này có hai hướng nhìn, một nói về vấn đề Giang Nam bây giờ đang quá tốt, trung ương lại điều Trương Thanh Vân về thủ đô, rõ ràng muốn cân đối Trung Nguyên.
Sáu tỉnh Trung Nguyên, bây giờ trong mắt nhiều người đó là nơi tất cả binh hùng tướng mạnh tập trung, Trương Thanh Vân dẫn Giang Nam phá vòng vây tiến lên đã biểu hiện tài trí hơn người và năng lực mạnh mẽ. Dưới tình huống như vậy, nếu tiếp tục để Trương Thanh Vân ở lại Giang Nam thì gây ra bất lợi cho cạnh tranh công bình giữa các tỉnh khác.
Đặc biệt là đối với những cán bộ thê đội được trung ương bồi dưỡng trọng điểm như Trần Kiệt và Đường Vũ, bọn họ cạnh tranh với nhau ở Trung Nguyên cũng là kế hoạch của trung ương, nhưng bây giờ tình thế Giang Nam phát triển quá tốt, đồng thời lực lượng tích tụ ngày càng nhanh.
Dưới cục diện như vậy trung ương điều Trương Thanh Vân quá sáng chói đi nơi khác, Trung Nguyên vẫn có thể tiếp tục cạnh tranh công bằng, nếu nói từ vấn đề bồi dưỡng cán bộ thì cực kỳ có lợi.
Điều này cũng giải thích vì sao Trương Thanh Vân không đủ lý lịch mà có thể được trung ương cho đi làm bí thư thị ủy thủ đô. Nếu đưa Trương Thanh Vân rời khỏi Giang Nam để hắn trấn thủ thủ đô, như vậy coi như một phương án đền bù tổn thất.
Ngoài quan điểm này thì còn có một quan điểm khác cho rằng Trương Thanh Vân về thủ đô là một hoạt động hiệu quả của phái Kinh Tân, không phải chỉ một cá nhân bị diệt mà ảnh hưởng đến phái Kinh Tân. Dù phái Kinh Tân gặp phải đả kích nghiêm trọng nhưng cán bộ thê đội hạch tâm vẫn cực kỳ lợi hại.
Dưới bối cảnh như vậy thì Trương Thanh Vân về thủ đô không đơn giản vì đảm nhiệm chức vụ bí thư thị ủy thủ đô, rõ ràng phái Kinh Tân đang có ý đồ bồi dưỡng Trương Thanh Vân thành người đứng đầu trong tương lai.
Vì vậy lần này Trương Thanh Vân về thủ đô cũng không có dấu hiệu dừng lại, hắn cần phải cắm rể sâu vào phái Kinh Tân, cần phải thẩm thấu lực ảnh hưởng của mình vào toàn bộ phái Kinh Tân, phải tạo nên hình tượng vào uy vọng.
Muốn làm được điều này, dù là đối với phái Kinh Tân hay đối với Trương Thanh Vân thì đều là khiêu chiến và khảo nghiệm rất lớn.
phái Kinh Tân là một phe phái rời rạc có lực lượng cực kỳ hùng hậu, phái Kinh Tân không biết đã cung cấp bao nhiêu nhân tài cho đất nước, có rất nhiều thành viên là lãnh đạo bộ và ủy ban trung ương.
Trong số những người có khả năng đó thì Trương Thanh Vân không phải có uy vọng và lý lịch cao nhất, nếu so ra thì vẫn còn có rất nhiều người cao hơn.
Trương Thanh Vân muốn đánh bại những đối thủ này và vượt lên phía trước là cực kỳ khó khăn.
Thực tế thì Trương Thanh Vân tuy là cán bộ trực thuộc phái Kinh Tân nhưng nhiều năm như vậy vẫn lăn lộn bên ngoài, dù là ở Hoa Đông hay Giang Nam thì cũng không phải là thế lực của phái Kinh Tân. Vì vậy mà hắn không có nhiều quan hệ trong phái Kinh Tân, hắn dựa vào cái gì để trổ hết tài năng, dựa vào cái gì để đứng đầu phái Kinh Tân?
Nếu phân tích từ hai phương diện này thì thấy Trương Thanh Vân về thủ đô cũng rất gian nan, đặc biệt là nhữn tình huống phía sau, có nhiều tin đồn, tất nhiên sẽ có người tin.
Vì vậy mà Trương Thanh Vân đối mặt với những áp lực không chỉ đến từ bên ngoài, thậm chí còn gặp cả khiêu khích trong phái Kinh Tân. Thủ đô là trọng địa, nếu Trương Thanh Vân vẫn áp dụng phương án cũ, sợ rằng khó thể thuận buồm xuôi gió.
Một Trương Thanh Vân sắc bén tàn nhẫn rõ ràng không còn sân khấu để thi triển, nếu nói theo phương diện nào đó thì tay chân của hắn đã bị trói buộc. Hắn có thể làm được bao nhiêu ở thủ đô, thậm chí có thể trấn trụ cục diện hay không, đây đều là những gì mà người ta mỏi mắt chờ mong.
Thủ đô, bí thư thị ủy Trương Thanh Vân tham gia hội nghị chuyên đề kiểm tra chiến tuyến kỷ luật, trên hội nghị hắn khen ngợi ủy ban kỷ luật đã biểu hiện thành tích vĩ đại trong vài tháng qua. Vài tháng trước đó chiến tuyến kiểm tra kỷ luật không những quét sạch nhưng quan viên hủ bại, hơn nữa còn giữ vững tính ổn định, tạo nên cống hiến tốt.
Sự thật chứng minh chiến tuyến kiểm tra kỷ luật của thủ đô vượt qua khảo nghiệm, có thể nói là đội ngũ có sức chiến đấu rất cao.
Sau khen ngợi thì Trương Thanh Vân lên tiếng yêu cầu tất cả cán bộ chiến tuyến kiểm tra kỷ luật tiếp tục cố gắng giữ vững tác phong nghiêm túc, phải dùng ý thức cao độ để cảm giác sứ mạng và thực hiện chức trách nhiệm vụ, để đảm bảo cho đội ngũ trong sạch vững mạnh và liên tục tạo nên cống hiến.
Đây là hội nghị chuyên đề đầu tiên của Trương Thanh Vân sau khi đến đảm nhiệm chức vụ bí thư thị ủy thủ đô, lời phát biểu của hắn trên hội nghị có thể nói là biểu hiện thái độ. Trong con đường làm quan của Trương Thanh Vân, hắn chưa từng có kinh nghiệm làm bí thư ủy ban kỷ luật, nhưng điều này cũng không ảnh hưởng đến thanh danh nắm kỷ luật của hắn.
Trước kia hắn đả kích buôn lậu ở Hoa Đông, sau đó làm tốt trật tự kinh tế. Lúc đó rất nhiều cán bộ có liên quan, Trương Thanh Vân làm bí thư thị ủy Hoài Dương chỉ cần vung tay lên đã làm cho vài trăm quan viên rớt ngựa.
Sau khi từ Hoa Đông đến Giang Nam thì Trương Thanh Vân lại càng bộc lộ thần uy, hắn khống chế cục diện Giang Nam cực kỳ vững chắc. Trong mắt nhiều người thì hàng loạt quan viên Giang Nam liên tiếp xuống ngựa, cuối cùng ngay cả Thang Vận Quốc cũng xuống ngựa, điều này làm cho danh vọng của Trương Thanh Vân đạt đến cực hạn.
Năm xưa Trương Thanh Vân đến thủ đô tạo nên chấn động, bây giờ chỉ cách vài năm và hắn đã là bí thư thị ủy thủ đô. Trạm đầu tiên khi hắn đến thủ đô chính là chiến tuyến kiểm tra kỷ luật, điều này không thể làm cho người ta chú ý đến quá khứ của hắn, rõ ràng hắn về thủ đô cũng không phải tốt đẹp gì.
Sau khi Trương Thanh Vân tham dự hội nghị chuyên đề của chiến tuyến kiểm tra kỷ luật thì thị ủy thủ đô cũng nghênh đón hội nghị thường ủy đầu tiên của bí thư mới. Trước mắt các nhân viên thường ủy thị ủy thủ đô ngoài bí thư Trương Thanh Vân, chủ tịch Chu Bang Minh thì những người khác theo thứ tự là phó bí thư Kim Diệu, phó chủ tịch thường vụ Trần Hy Vinh, trưởng phòng tổ chức Đoạn Tiểu Hoa, bí thư ủy ban tư pháp kiêm cục trưởng cục công an Liêu Vĩnh Hằng, bí thư ủy ban kỷ luật Vương Trạch Côn, trưởng phòng tuyên truyền Dư Thúc Bình, phó chủ tịch Lưu Mẫn, thư ký trưởng văn phòng thị ủy Bạch Tiên Cương, bí thư quận ủy Bắc Hải Mã Hóa Long, bí thư quận ủy Nam Hải là Lý Nhược Minh, tư lệnh phân khu thủ đô Chu Binh Nghiêm.
Lần đầu tiên Trương Thanh Vân có được danh sách này thì khó thể miêu tả tâm tình của mình, đừng xem thường hơn mười vị thường ủy này, vì trong đám người dù là ai cũng có năng lực và bối cảnh không tầm thường. Text được lấy tại TruyenGG
Có thể làm quan ở thủ đô, hơn nữa còn là lãnh đạo thường ủy thì không có kẻ nào là người dễ dàng.
Ví dụ như Kim Diệu, đây là một cán bộ đến học tập ở trường đảng trung ương sớm hơn, thậm chí tiến vào hàng ngũ cán bộ thê đội còn sớm hơn cả Trương Thanh Vân.
Những năm gần đây Kim Diệu có ba lượt cơ hội xuống tỉnh tuyến dưới làm lãnh đạo đảng ủy, nhưng cá nhân hắn chủ động yêu cầu ở lại thủ đô.
Kim Diệu là phó bí thư thủ đô, trong các cơ cấu quan viên, các cơ cấu nhân viên nhà nước, các cơ chế cải cách, xây dựng đội ngũ...Hắn đều có thành tích, có thể nói là thanh danh khá mạnh.
Quan trọng hơn Kim Diệu cũng là cán bộ phái Kinh Tân, dù chưa có kinh nghiệm là lãnh đạo đảng ủy chính quyền cấp tỉnh, nhưng nếu nói về lý lịch thì tốt hơn cả Trương Thanh Vân, hơn nữa người này rất trưởng thành, đảo mắt khắp chính đàn cả nước cũng có ít cán bộ có bối cảnh vĩ đại như hắn.
Nếu lần này không phải Trương Thanh Vân về thủ đô, ban ngành thủ đô điều chỉnh, sợ rằng hắn có khả năng rất lớn làm bí thư thị ủy.
Bây giờ Trương Thanh Vân là một thành viên phái Kinh Tân làm bí thư thị ủy, Kim Diệu vẫn dậm chân tại chỗ. Tuy hai người cùng là qua viên phái Kinh Tân nhưng nói trong lòng Kim Diệu không có khúc mắc, như vậy rõ ràng là không đúng.
Ngoài Kim Diệu thì phó chủ tịch thường vụ Trần Hy Vinh cũng là một nhân vật cực giỏi, những năm này hắn được phân công quản lý công tác xây dựng quy hoạch thủ đô, vì vậy có ý nghĩa rất quan trọng. Công tác xây dựng rất trọng yếu, nhiều khi không phải thủ đô có thể khống chế, trung ương sẽ trực tiếp can thiệp.
Mặt khác tính đặc thù của thủ đô cũng quyết định tất cả chi tiết nhỏ cũng được nhân dân cả nước và thế giới chú ý, tình huống như vậy đưa ra yêu cầu rất cao cho người phụ trách tương quan.
Cũng giống như Kim Diệu, Trần Hy Vinh cũng nhiều lần có cơ hội được đề bạt, nhưng khi suy xét đến mức độ quan trọng trong công tác của hắn, trung ương liên tục không điều động. Mà Trần Hy Vinh cẩn trọng nhiều năm trên cương vị, không điều động thì không sao, nếu có thì phải là đề bạt.
Nhìn chung các thường ủy thủ đô thì những cán bộ như Kim Diệu và Trần Hy Vinh không phải là số ít, vì thủ đô quá đặc thù nên chú định trung ương sẽ không tùy ý điều chỉnh ban ngành.
Hơn nữa trên cương vị lãnh đạo thủ đô đều là những nhân vật có tư cách và khả năng, đây đều là những nhân tài, đều có biểu hiện rực sáng trên cương vị. Thủ đô công tác tốt thì trung ương cũng thích nghe ngóng.
Vì vậy rất nhiều người nói làm quan dưới chân vua thường phải cực kỳ cẩn thận, chỉ cần có chút sai lầm thì sợ rằng sẽ đi vào hoàn cảnh vạn kiếp bất phục. Nhưng làm quan ở thủ đô, bất động thì không sao, nếu đã động thì sẽ là đề bạt. Đặc biệt là quan lớn ở thủ đô, bình thường xuống địa phương đều là lãnh đạo đảng ủy chính quyền.
Tất nhiên có lợi sẽ có khó khăn, thủ đô muốn áp chế tệ nạn phải đặt ổn định lên đầu, bất cứ hành vi nào ảnh hưởng cũng bị chèn ép ngay lập tức