Chuong 113:
Chuong 113:Chuong 113:
Thế này thì cần gì phải phí thời gian ngồi chờ trấn Đào Nguyên cứu tế nữa, nếu thật sự có cơm ăn có tiền cầm, đi làm việc cũng được al
Nhà xưởng sản xuất giấy và xưởng in ở thôn Đào Hoa vẫn luôn không đủ nhân lực, các cửa hàng giấy, hiệu sách ở huyện Đào Nguyên ngày ngày chờ đợi hàng mới, đều ngóng dài cả cổ.
Có công nhân mới tất nhiên liền tốt, Triệu Hi cũng không cho bọn họ vào trong thôn Đào Hoa làm việc, mà là làm việc ngay tại thôn mới của bọn ở bên kia, phái mấy cán tướng đắc lực bên trong xưởng tới chỉ huy.
Ngoại trừ xưởng in xưởng giấy, ngay cả tổ xi măng cũng đang tuyển người, chỉ cần ngươi có sức là có thể tới!
Mới đầu còn có không ít lưu dân bị vây ở thái độ quan sát, nhưng những việc này đều kết toán ngay trong ngày. Có thể nhận tiền, cũng có thể trực tiếp nhận lương thực, tùy vào lựa chọn mỗi người.
Ngày đầu tiên đi theo công nhân xưởng giấy lên núi chặt trúc xanh, bó trúc lại rồi ném vào trong suối ngâm, sau một ngày làm việc bận rộn, thật đúng là được thanh toán liền.
Có một số người muốn tiền, còn đại đa số đều muốn lương thực.
Vô luận là tiền hay là lương thực, đều thật sự đến tay mình, đưa tay sờ sờ là thật, không phải đang nằm mơ, lúc này mới hiểu được bọn họ thật sự đang chiêu công, không phải giả.
Trong đó có một ông lão cam chặt một túi vải nhỏ, trong túi chứa số lượng ngô không tới nửa túi, số lương thực này cũng đủ cho hắn ăn một ngày.
Nước mắt ông lão đều sắp chảy xuống, hai tay nắm chặt miệng túi, nhìn thanh niên trước mặt đang đăng ký, thanh âm run rẩy hỏi: "Xin hỏi, xin hỏi tiên sinh, chủ xưởng in chủ xưởng giấy, rốt cuộc là người phương nào? Thật sự là vị Bồ Tát sống".
Trần tú tài ngẩng đầu, buông bút lông xuống, mỉm cười nói: "Chủ sao? Một nhà tiên nhân chính là chủ."
Trần tú tài cảm khái trong lòng, người khác thấy lưu dân đều sợ tránh không kịp, cũng chỉ có gia đình tiên nhân có trí tuệ như vậy, sẵn sàng cho lưu dân miếng cơm ăn.
Thế nhưng Trần tú tài vẫn có chút buồn bực, không biết vì sao Triệu Ngôn tiên nhân lại khăng khăng bắt mấy người dân thôn Đào Hoa khi tiếp xúc với lưu dân nhất định phải dùng vải che đậy miệng mũi, thời tiết nóng bức cũng phải đeo, nếu không một khi xung quanh tố cáo liền sẽ bị trừ tiền công, người tố cáo được nhận gấp đôi tiền lương, vật này hình như gọi là "khẩu trang"?
Lưu dân nghe vậy liền ngẩn ra, lão già đầu cầm liên tục gật đầu nói: "Là tiên nhân, đông gia lương thiện như vậy chắc chắn là tiên nhân." Những lưu dân này chỉ coi hai chữ "tiên nhân' là lời khen ngợi.
Trần tú tài mỉm cười, cũng không giải thích thêm, thêm một đoạn thời gian những người này sẽ tự hiểu, không cần nhiều lời.
Hỗ trợ làm việc liền được nhận tiền công còn có lương thực để ăn, tin tức này ngay ngày đầu tiên đã nhanh chóng truyền khắp thôn Lưu Dân, ngày thứ hai trời còn chưa sáng đã có lưu dân xếp hàng, trông mong chờ, sợ đi muộn người ta tuyển đủ công nhân rồi liền không tới phiên mình.
Triệu gia hiện tại đang thiếu sức lao động! Hán tử không biết chữ đi xưởng giấy làm việc nặng, phụ nữ cẩn thận liền sang xưởng giấy lọc giấy ép giấy, những lưu dân biết chút ít chữ liền vào xưởng in mới mở trong thôn lưu dân, làm công tác sắp chữ in sách.
Nhân lực dư thừa còn lại, trực tiếp đến xưởng xi măng làm vôi, mà tư quân lúc trước bị điều đến xưởng xi măng liền trở về làm công tác tuần tra, nếu thấy có người gây chuyện trực tiếp đá ra khỏi xưởng không cho cơ hội làm việc.
"Xin hỏi tráng sĩ, thứ tro đen này đến cùng là vật gì?" có lưu dân tạo xi măng buồn bực hỏi.
Làm giấy in ấn bọn họ còn hiểu, là để người đọc sách dùng để viết chữ, nhưng thứ tro đen này nhìn không ra dùng để làm gì, vậy mà đông gia lại yêu cau một lượng xi măng đặc biệt lớn.
Một người dân thôn Đào Hoa đeo khẩu trang vải trả lời, giọng đắc ý: "Cái này các ngươi không biết đi? Xi măng là bảo bối mà tiên nhân mang xuống, có thể xây nhà có thể lót đường. Huyện Giang Hạ, huyện Nam An đều gặp lũ lụt, mưa ở huyện Đào Nguyên cũng không nhỏ, trong trấn có không ít nhà bị ngập nước, chỉ có thôn Đào Hoa chúng ta là không sao. Một đống giấy như vậy đặt ở kho hàng xây bằng xi măng, nhiều ngày như vậy không có tờ nào bị ướt hỏng!"