Câu Chuyện Ngày Xuân

Chương 19

Tháng Tư mới đó đã đến, Tịnh Nhiên viết thư về, một lần nữa mời vợ chồng Mặc Trì tới Bắc Kinh chơi một chuyến. Vừa hay Tư Tồn mới kết thúc một môn học, có cả một tuần thảnh thơi. Còn Mặc Trì cuối cùng cũng không trúng cử chức Phó ban. Người ta cân nhắc tình hình sức khỏe của anh, nên dành vị trí đó cho Trương Vệ Binh. Cục trưởng nói, anh đảm đương công việc ở Ban phúc lợi rất xuất sắc nên bây giờ ông muốn điều anh tới một ban khác quan trọng hơn. Anh muốn vào Ban nào cũng được, chỉ cần thuộc phạm vi của Cục Dân chính do ông quản lý. Mặc Trì biết, Cục trưởng đang muốn vỗ về anh, cũng như giữ thể diện cho Thị trưởng Mặc. Anh từ chối sắp xếp của Cục, xin nghỉ phép một tuần cùng Tư Tồn đến Bắc Kinh ngao du một chuyến.

Mặc Trì vốn sinh ra ở thành phố Bắc Kinh. Anh đã từng kể qua cho Tư Tồn nghe về tuổi ấu thơ của mình ở đó.

Hồi ấy, đường phố Trường An thẳng tắp và rộng rãi. Trong những con ngõ nhỏ với hàng cây cổ thụ, cùng những bức tường gạch đỏ, Mặc Trì với đám bạn đồng trang lứa cùng chơi trò nhảy ngựa. Tứ hợp viện nơi gia đình Mặc Trì sinh sống có một cây hồng đỏ tất cao. Cứ đến đầu hè, Mặc Trì lại đặt dưới gốc cây một chiếc bàn vuông, mỗi khi học bài xong, anh dạy em gái Tịnh Nhiên viết chữ và đếm số. Buổi tối, trong lúc Trần Ái Hoa làm cơm, Thị trưởng Mặc chơi đùa cùng Tịnh Nhiên, Mặc Trì luyện dương cầm. Cả tứ hợp viện chìm trong tiếng nhạc du dương, cùng mùi thơm khó lòng cưỡng lại của thức ãn lan tỏa.

Cứ vào khoảng tháng Chín, tháng Mười là đến mùa hồng chín. Những quả hồng màu đỏ, ánh vàng kim treo lơ lửng trên cây như những chiếc đèn lồng bé xíu. Cô bé Tịnh Nhiên chỉ biết đứng dưới gốc cây nuốt nước bọt thèm thuồng. Mặc Trì cậy thân hình cao lớn, nhanh nhẹn ôm lấy thân cây, cố gắng leo lên hái hồng chia cho em gái nhỏ và các bạn cùng xóm.

Trần Ái Hoa nghĩ mãi vẫn không lí giải nổi tại sao đứa trẻ trầm tĩnh này lại có lúc trở nên “hoang dại” như vậy, vì thế bà luôn quản thúc cậu chặt chẽ. Cậu bé Mặc Trì tuy nhỏ tuổi nhưng lại lắm mưu nhiều trò. Cậu vẫn chăm chỉ làm bài, siêng năng luyện đàn, nhưng cũng không thiếu những giây phút bày trò nghịch ngợm. Chỉ cần mẹ đi vắng, cậu sẽ trở thành “trùm sò” của đám trẻ con trong ngõ.

Có một lần, Mặc Trì vừa nhét được mấy quả hồng vào túi áo, đang trượt khỏi thân cây thì Trần Ai Hoa bất ngờ dắt xe đạp vào cổng. Nhìn thấy Mặc Trì ở trên cây, bà tức giận quát khản cả cổ. Mặc Trì chưa kịp phản ứng gì, Tịnh Nhiên ở dưới đã khóc ầm ĩ, khiến cậu hốt hoảng rơi xuống đất, trẹo mất một bên chân. Tối hôm đó, Trần Ái Hoa kể tội của Mặc Trì, còn Thị trưởng Mặc ngồi một bên an ủi cô bé Tịnh Nhiên vẫn còn khóc lóc vì chuyện ban chiều... Những kỉ niệm đẹp đẽ ấy của tuổi thơ vẫn còn neo đậu ở một chốn bình yên trong kí ức Mặc Trì.

Năm Mặc Trì mười tuổi, ba anh được điều về thành phố X làm Bộ trưởng, sau đó mọi việc đều thuận buồm xuôi gió, ông lên được vị trí Thị trưởng như ngày nay. Từ đó về sau, Mặc Trì chưa từng một lần có dịp quay lại thành phố Bắc Kinh. Đôi lúc, nhớ lại những ngày tháng thơ ấu, anh không khỏi ghen tị với cậu bé Mặc Trì khi đó, vô ưu vô lo, lại khỏe mạnh tráng kiện.

Thành phố X cách Bắc Kinh không xa, chỉ mất khoảng ba giờ ngồi tàu hỏa. Chuẩn bị cho chuyến đi, Mặc Trì mang theo túi lớn túi nhỏ, túi nào túi nấy chứa đầy đồ ăn thức uống, nào trứng luộc, nào bánh quế, bánh mì, nào bơ sữa, lạp xưởng... Tư Tồn tròn xoe mắt: “Anh định mở cửa hàng ở Bắc Kinh đấy à?”

“Anh mang lên tàu để ăn”, Mặc Trì đáp. Hồi còn nhỏ, khi anh tham gia hoạt động dã ngoại mùa xuân của trường, lúc nào mẹ cũng chuẩn bị cho anh những món ngon như thế. Lúc ngồi trên xe, bọn trẻ mới đầu thì đứa nào ăn phần của đứa nây, nhưng không lâu sau, màn “hỗn chiến” bắt đầu diễn ra, đứa này tranh của đứa kia. Những thứ đồ ăn ngày thường rất bình thường nhưng nhờ cảnh sắc đẹp đẽ của cuộc hành trình mà như được tăng thêm mùi thêm vị, bỗng trở nên hấp dẫn vô cùng.

Với Tư Tồn, đây không phải là chuyến đi xa đầu tiên, nhưng cô vẫn rất hào hứng. Tới Bắc Kinh du lịch là mong ước của mỗi người Trung Quốc, cô chưa từng nghĩ mong ước này sẽ có ngày trở thành hiện thực. Tư Tồn dựa đầu vào vai Mặc Trì, hướng mắt ra cửa ngắm nhìn phong cảnh đang lùi dần về phía sau, trong lòng không ngớt hiếu kì. Lần trước, khi một mình tới núi Lư, trong cô chỉ toàn một màu tuyệt vọng, hoàn toàn chẳng có tâm trạng nào mà thưởng ngoạn cảnh đẹp. Lần này, có Mặc Trì ở bên, tinh thần cô thư thái hơn nhiều, nhìn thứ gì cũng thấy lạ lẫm, vui vẻ.

Đoàn tàu mang theo lòng hiếu kì và niềm hứng khởi của Tư Tồn dần dần tiến vào ga Bắc Kinh. Mặc Trì và Tư Tồn đợi hành khách xuống bớt rồi mới đi tới cửa tàu. Bậc thang xuống tàu vừa dốc vừa hẹp, rất bất tiện với Mặc Trì. Thấy vậy, Tư Tồn liền nhảy xuống trước, đỡ lấy đôi nạng của Mặc Trì, định dìu anh xuống tàu. Bất ngờ, một hành khách đã xuống tàu đang vội vàng quay lại, vô ý đẩy Mặc Trì sang một bên: “Tránh ra, tôi để quên đồ trên tàu rồi”.

Mặc Trì dù đã cố nắm chắc tay vịn nhưng vẫn sắp ngã đến nơi. Tư Tồn nhanh như cắt xông ra trước mặt anh, lấy thân mình đỡ cho anh khỏi trạng thái nghiêng ngả. Mặc Trì nhờ sức của cô nên cũng dần dần lấy lại thăng bằng, nhưng một nửa người của cô lại bị kẹt giữa tàu hỏa và bậc thang.

Tư Tồn lúc này lên không được, xuống cũng không xong nhưng hai tay cô vẫn không quên đỡ lấy Mặc Trì. Mặc Trì lo cô bị thương, bèn vội vã nhảy xuống tàu dìu cô. Tư Tồn nhíu mày, phủi bụi bặm bám trên người, bực mình quát người hành khách vô ý kia: “Đẩy cái gì đấy? Không thấy có người đang xuống à?”

Người đó mặt dài như mặt ngựa, khi không tìm thấy đồ, mặt hắn lại càng dài ra. Bao ấm ức trong lòng còn chưa tiêu tan hết liền được hắn xả ra, hắn lớn tiếng quát tháo: “Thật đen đủi, gặp phải một thằng què, làm ông mày mất cả bình trà quý”.

Lửa giận trong người Tư Tồn bỗng chốc dâng lên cuồn cuộn. Cô chỉ tay vào tên mặt ngựa quát: “Ông nói cái gì thế? Ông có hiểu thế nào là phép lịch sự không?”

Tên mặt ngựa cũng không vừa, quát lại: “Ông mày chỉ biết cái loại tàn tật thì nên ngoan ngoãn ngồi nhà, đừng có ra đường gây phiền phức cho người khác”.

Tư Tồn tức đến trắng bệch cả mặt, hét lên: “Sao lại có loại người vô ý thế nhỉ? Ông bảo ai gây phiền phức cho người khác? Là ai đẩy người ta trước?”

Tên mặt ngựa không ngờ lại bị một cô gái trẻ tuổi lên mặt dạy dỗ, cảm thấy mất thể diện, liền đẩy Tư Tồn ra một phía: “Ỏng mày cứ đẩy đấy!”

Mặc Trì làm sao nỡ giương mắt nhìn Tư Tồn bị bắt nạt? Anh vội kéo Tư Tồn về phía sau, hạ giọng nói: “Ông không được phép động đến cô ấy”.

Tên mặt ngựa cười nhạt: “Hô hô, hôm nay mới mẻ thật đấy, bị một con nhóc con vắt mũi chưa sạch với một thằng què lên mặt dạy đời. Ông mày cứ động thủ đấy, mày làm gì được tao?” Hắn ta nói rồi vươn tay tới sau lưng Mặc Trì, kéo Tư Tồn ra.

Mặc Trì nhanh chóng đẩy hắn ra: “Ông đừng có làm càn ở đây!”

Tên mặt ngựa không ngờ Mặc Trì lại dám đối đầu với mình, hắn vênh mặt lên quát: “Thế mày định làm gì? Muốn đánh nhau à?” Mặc Trì chấp nhận sự khiêu chiến, trong đôi mắt anh lửa đã cháy bừng bừng: “Tôi không muốn đánh nhau, nhưng ông cũng đừng hòng bắt nạt người khác”.

Lúc này, quá nửa số hành khách đã xuống tău, thế nên sự việc giữa Mặc Trì và Tư Tồn cùng tên mặt ngựa trở nên vô cùng nổi bật và không lọt khỏi tầm mắt của nhân viên nhà ga. Anh ta đến đứng chặn trước mặt tên mặt ngựa đang chuẩn bị động thủ, nói: “Anh định làm gì hả? Muốn đánh nhau để vào đồn à?”

Mặc Trì toan giải thích thì đã bị tên mặt ngựa cướp lời: “Thưa đồng chí, tôi bị mất đồ trên tàu. Họ là những người cuối cùng đi xuống, tôi nghi ngờ họ lấy cắp đồ của tôi”.

Tư Tồn tức giận, quát lên: “Sao lại có loại người đã ăn cắp lại còn la làng như ông? Rõ ràng ông đẩy chúng tôi trước, giờ lại nói chúng tôi ăn cắp đồ của ông?”

“Ông bị mất cái gì?”, nhân viên nhà ga hỏi.

“Ví tiền!”, tên mặt ngựa trả lời.

Tư Tồn tức đỏ cả mặt: “Không phải lúc nãy bảo là mất bình trà sao?”

Tên mặt ngựa nói tiếp: “Mất cả bình trà lẫn ví tiền”.

Nhân viên nhà ga nhìn tên mặt ngựa, rồi lại quan sát Mặc Trì và Tư Tồn. Tư Tồn lúc nãy bị ngã rách cả gấu quần, mặt mũi cũng nhem nhem nhuốc nhuốc, trông vô cùng đáng thương. Nhân Viên nhà ga tỏ ra lão luyện: “Đừng cãi nhau nữa, tất cả hãy đi theo tôi!”

Họ được đưa tới phòng điều hành của ga tàu, tên mặt ngựa vẫn khăng khăng đổ cho Mặc Trì và Tư Tồn lấy cắp ví tiền của hắn.

Nhân viên nhà ga chậm rãi hỏi tên mặt ngựa: “Ông nói xem trong ví của ông có bao nhiêu tiền?”

“Một trăm tệ”, tên mặt ngựa đáp.

Nhân viên nhà ga lại quay sang nói với Mặc Trì và Tư Tồn: “Hai anh chị mở hành lí ra xem có cái ví nào với tờ một trăm tệ không?”

Tư Tồn tức giận nói: “Anh dựa vào cái gì mà đòi kiểm tra hành lí của chúng tôi? Các người chỉ biết vu oan cho người tốt”.

Mặc Trì hít một hơi dài, mở hành lí, lấy ra một văn kiện rồi nói: “Tôi là nhân viên của Cục Dân chính thành phố X. Lần này, tôi cùng vợ tới Bắc Kinh du lịch. Đây là giấy giới thiệu của đơn vị. Các vị đại diện cho nhà ga của Thủ đô, không thể vì mấy câu nói không rõ trắng đen của người kia mà kiểm tra hành lí của chúng tôi. Nếu anh kia dám khẳng định chúng tôi lấy cắp ví tiền của anh ta thì hãy yêu cầu anh ta cũng đưa xác nhận của đơn vị ra, để đơn vị hai bên giải quyết”.

Nhân viên nhà ga đón lấy giấy giới thiệu, trên đó có viết: “Nhà khách Bắc Đại: Nhằn viên của đơn vị chúng tôi, đồng chí Mặc Trì cùng gia quyến tới Bắc Kinh du lịch. Hi vọng sẽ nhận được sự tiếp đón nồng hậu của quý đơn vị. Cục Dân chính thành phố X. (đã đóng dấu)”.

Tư Tồn cảm thấy đã nắm chắc phần thắng trong tay, bèn quay người nói với tên mặt ngựa: “Ông ở đơn vị nào? Có giấy giới thiệu không?”

Tên mặt ngựa nín thinh, cười cầu hòa: “Ôi, chắc là hai người ngồi đối diện tôi đã lấy cắp tiền. Tôi nhìn nhầm. Chỉ là hiểu lầm thôi mà”.

Anh mắt Mặc Trì bỗng trở nên sắc nhọn đến lạ thường: “Hiểu lầm hay là nói không thành có?”

Nhân viên nhà ga đứng giữa nên tìm cách giải hòa đôi bên: “Nếu đã là hiểu lầm thì coi như xong đi. Tôi xin thay mặt nhà ga Bắc Kinh xin lỗi hai vị, còn ông...” (quay sang nói với tên mặt ngựa) “Lần sau nhìn cho rõ ràng rồi hãy nói, đứng có mở miệng là nói năng linh tinh”.

Tên mặt ngựa gật đầu liên tiếp rồi tìm cách rời đi nhanh chóng. Nhân viên nhà ga nói với giọng ngại ngùng: “Do tôi chưa làm rõ sự tình, thật sự có lỗi với hai vị. Hay là để tôi cho xe đưa hai vị tới nhà khách Bắc Đại nhé”.

Mặc Trì nén cơn giận lúc nãy xuống: “Thôi, không cần, chúng tôi có người nhà đến đón rồi”.

Tư Tồn bỗng nhiên hét lớn: “Chết rồi, Tịnh Nhiên đến đón chúng ta, chắc bây giờ đang nóng ruột chết mất”.

Hai người vội vã ra khỏi Phòng Điều hành, quay lại sân ga. Từ xa họ đã nhìn thấy Tịnh Nhiên đứng cùng một nam sinh, dáng vẻ chờ đợi rất sốt ruột.

Mặc Trì vừa vẫy tay vừa gọi to: “Tịnh Nhiên, bọn anh ở bên này!”

Tịnh Nhiên và cậu bạn trai kia liền chạy về phía họ. Cô vừa thở hổn hển vừa hỏi: “Bọn em vừa tan học liền chạy vội tới đây, cứ tưởng chậm mất rồi. Anh chị đi đâu thế? Sao quần áo chị dâu lại lấm lem thế này?”

Tư Tồn cười hì hì trả lời: “Chị không sao. Lúc xuống tàu không cẩn thận bị trượt chân thôi. Vừa rồi, chị tới Phòng Điều hành rửa lại mặt mũi”.

Mặc Trì mỉm cười, quay sang nói với Tịnh Nhiên: “Đây có phải là cậu bạn mà em định giới thiệu với anh chị không?”

Tịnh Nhiên đỏ mặt. Chàng trai nhanh chóng chìa tay ra, tự giới thiệu: “Em tên Tạ Tư Dương, là bạn trai của Tịnh Nhiên”.

Tạ Tư Dương là một chàng trai cao to tráng kiện, khuôn mặt khôi ngô tuấn tú. Anh mặc cả một bộ quần áo màu trắng, đứng với Tịnh Nhiên mặc áo đỏ váy đen trông rất xứng đôi. An tượng đầu tiên của Mặc Trì với Tạ Tư Dương khá tốt đẹp. Anh bắt tay Tạ Tư Dương, sau đó anh vỗ vỗ vai chàng trai trẻ với hàm ý, anh tin tưởng giao cô em gái yêu quý nhất của mình cho cậu.

Tịnh Nhiên kéo Tư Tồn ra rồi nói: “Xem hai người cứ như gặp được tri kỉ vậy, quên mất chị dâu của em rồi. Tiểu Tạ, đây là chị dâu em, tên Tư Tồn”.

Tạ Tư Dương quay sang bắt tay Tư Tồn, sau đó đỡ lấy hành lí của hai người, xách lên vai rồi họ cùng nhau đi tới một quán ăn gần nhà ga. Tạ Tư Dương suy nghĩ vô cùng chu đáo, anh biết mọi người vừa xuống xe, chưa háo hức với chuyện ăn uống lắm, vì thế không gọi những món ăn nhiều dầu mỡ. Anh chỉ gọi cho mỗi người một bát mì Dương Xuân, vừa nóng hổi vừa tỏa mùi thơm phức. Được ăn một bát mì thơm ngon, những mệt mỏi trong cuộc hành trình dài của Mặc Trì và Tư Tồn hồ như cũng vợi đi một nửa. Sau bữa ăn, Mặc Trì cùng Tư Tồn về nhà khách Bắc Đại nghỉ ngơi, còn Tịnh Nhiên và Tạ Tư Dương tiếp tục lên lớp.

Tư Tồn đúng là mang dáng vẻ của một người lần đầu tiên tới Bắc Kinh, nom thứ gì cũng thây mới mẻ và lạ lẫm. Cô không nghỉ ngơi mà trèo lên cửa sổ nhà khách, ngắm nghía khuôn viên trường Bắc Đại. Nom cô chẳng có vẻ gì là mệt mỏi, Mặc Trì quyết định đưa cô xuống tầng, đi thăm quan khuôn viên trường. Họ đến hồ Vô Danh, tìm một chỗ tĩnh mịch và ngồi nghỉ. Ớ phía không xa, một vài cô nữ sinh đang ôm cuốn Từ điển tiếng Anh dày cộp học từ mới. Gió nhẹ khẽ mơn man trên khuôn mặt, nhành cây đu đưa, bóng tháp nghiêng mình soi bóng xuống mặt hồ rạng rỡ. Cảnh vật đẹp như một bức tranh thủy mặc.

“Hồ Vô Danh là biểu tượng của Bắc Đại.”, Mặc Trì nói: “Nhắc tới Bắc Đại, thứ đầu tiên người ta nghĩ tới chính là nó. Em biết không, có người nói, tinh túy của cả trường Bắc Đại có thể khái quát trong câu “nhất tháp, nhất hồ, nhất đồ là thế đấy”.

Tư Tồn nghe không rõ, hỏi lại: “Sao lại là rối tinh rối mù?”

Mặc Trì cười, giải thích lại một lượt cho cô nghe: “Thế mà em cũng dám nhận là tốt nghiệp Khoa Trung văn, ngay đến khả năng lĩnh hội cũng không có. Anh nói là “nhất tháp, nhất hồ, nhất đồ” chứ không phải cái gì mà “rối tinh rối mù”. Tháp ở đây là chỉ tháp Bác Nhã”. Đoạn, anh giơ tay chỉ về ngọn tháp ở phía Đông. “Thật ra, đấy là một giếng nước ngọt. Người ta xây nó để giải quyết vấn đề nước dùng hằng ngày cho giáo viên và sinh viên trong trường. Vẻ ngoài của nó mô phỏng tháp cổ Thông Ghâu. Đây chính là nét lãng mạn của Bắc Đại, biến giếng nước thành bảo tháp, khiến nó trở nên rất hòa hợp với khung cảnh xung quanh. Mặt hồ in bóng tháp trở thành một trong những cảnh đẹp nhất của Bắc Đại”.

Tư Tồn gật đầu lĩnh hội: “Đúng là khác biệt thật. Hồ Nhân Công ở trường em trống huơ trống hoác, chẳng có cảnh sắc gì đặc biệt cả. Buổi tối em đi qua đó lúc nào cũng thấy rờn rợn”.

Mặc Trì tiếp tục giới thiệu: “Hồ này chính ià hồ Vô Danh. Đã có rất nhiều mặc khách từng viết thơ về nó”.

Tư Tồn vồn vã hỏi tiếp: “Thế còn “nhất đồ” là gì hả anh?”

Mặc Trì hồ hởi: “Nhất đồ là chỉ thư viện Bắc Đại. Đấy thật sự là thánh đường của học thuật. Thái Nguyên Bồi, Lý Đại Siêu, Văn Nhất Đa... đều từng đọc sách ở đó”.

Vừa nghe nhắc đến sách, mắt Tư Tồn đã sáng lên: “Ở đó chắc muốn tìm sách gì cũng có, anh nhỉ?”

“Chắc chắn nó lớn gấp nhiều lần thư viện của trường em đó”, Mặc Trì cười đáp.

Ánh mắt Tư Tồn lộ rõ niềm khao khát. Như bắt được ý vợ, Mặc Trì hỏi luôn: “Em có thích Bắc Đại không?”

Tư Tồn gật đầu: “Thích! Tịnh Nhiên giỏi thật đấy. Cô ấy có thể thi đỗ trường đại học tốt như vậy”.

“Em cũng có thể làm được. Trở thành nghiên cứu sinh của Bắc Đại rồi, ngày ngày em tha hồ vào thư viện đắm mình trong biển sách”.

Biết Mặc Trì lại bắt đầu làm công tác tư tưởng về việc thi nghiên cứu sinh, Tư Tồn kéo tay anh lại rồi nói: “Không phải mình đã thống nhất sẽ thi nghiên cứu sinh ở Đại học Phương Bắc sao? Em vẫn dành nhiều tình cảm đặc biệt cho nó lắm. Nhà trường cứ chê em không tốt, em phải chứng minh cho họ thấy, em là một sinh viên giỏi”.

“Em cũng có chí khí đấy chứ.”, Mặc Trì cười đáp: “Thế nhưng, nếu thật sự có chí khí thì phải thi vào Bắc Đại cơ, để trường em sau này phải hối hận vì đã bỏ lỡ một nhân tài thật sự”.

Tư Tồn nghe tới đó không khỏi bồn chồn lo lắng một cách vô cớ, liền đứng dậy giậm giậm chân: “Sao anh cứ một mực muốn đẩy em đến Bắc Kinh thế? Bây giờ mỗi tuần chỉ được gặp anh một mình em đã thấy muốn nổ tung rồi. Nếu em tới Bắc Kinh, có khi một tháng mình cũng không nhìn thây mặt nhau. Em không chịu nổi đâu, em sẽ ốm chết mất!”

Mặc Trì đứng dậy, véo má cố rồi cười: “Hay anh đến Bắc Kinh cùng em. Vợ anh đi đâu, anh sẽ theo đó”.

Đôi mắt Tư Tồn sáng bừng lên: “Anh có thể được điều về Bắc Kinh sao?”

Mặc Trì khoanh tay lắc đầu: “Đương nhiên là không thể”.

Tư Tồn liền bĩu môi, ỉu xìu: “Thế anh còn đùa em”.

“Anh thật sự muốn ở bên cạnh em mà. Anh không thể chuyển công tác tới Bắc Kinh nhưng anh có thể thường xuyên ngồi tàu hỏa đến thăm em. Tư Tồn, thi nghiên cứu sinh là chuyện lớn của cả đời. Có thể đến học ở trường đại học tốt nhất Trung Hoa là điều mà nhiều người mơ cũng không được. Em có khả năng thi đỗ, anh hi vọng em có thể thử sức một lần”.

Tư Tồn lắc tay anh nói: “Em nghe theo anh là được chứ gì”.

Mặc Trì vờ làm ra vẻ buồn rầu: “Thế là vợ anh sắp bỏ anh bay đi rồi”.

Tư Tồn ngẩng đầu lên nhìn anh: “Em chỉ là một chú khỉ nhỏ, làm sao có thể bay ra khỏi “bàn tay Như Lai” của anh? Anh yên tâm, em sẽ không thi đỗ đâu”.

Mặc Trì bị Tư Tồn chọc cho cười nghiêng ngả. Cô thật biết cách tiếp thêm chí khí cho người khác bằng cách tự hạ thấp uy phong của chính mình.

Chiều tối, sau khi tan học, Tịnh Nhiên và Tạ Tư Dương liền tới hồ Vô Danh tìm họ. Tịnh Nhiên sắp xếp một lịch trình thưởng ngoạn vô cùng phong phú. Buổi tối, họ sẽ đi ăn vịt quay Bắc Kinh, sáng hôm sau tới thăm Thiên An Môn, Vương Phủ Tỉnh. Hôm sau nữa, Tịnh Nhiên sẽ dẫn Tư Tồn đi thăm Cố Cung, Di Hòa Viên, còn Tạ Tư Dương cùng Mặc Trì tới thư viện Bắc Đại xem sách.

“Sao không cho anh đi Cố Cung? Anh muốn đi cùng các em”, Mặc Trì thắc mắc.

Tịnh Nhiên nhìn anh trai với vẻ kì quặc, hỏi lại: “Này anh, theo em nhớ thì hồi bé anh đã đi Cố Cung không biết bao nhiêu lần rồi”.

Mặc Trì biết, thật ra cô em gái đang lo cho sức khỏe của ông anh trai, liền cười nói: “Em yên tâm đi, giờ thể lực của anh tốt lắm, tuyệt đối sẽ không làm vướng chân các em đâu”.

Tịnh Nhiên giậm chân nói to như phân bua: “Em không có ý đó!”

Mặc Trì cười đáp: “Anh đùa em đấy. Đã nói ngay từ đầu là chúng ta sẽ đi cùng nhau, không ai được đi lẻ cả. Thôi, bây giờ đi ăn nhé, phải làm thỏa mãn cái bụng trước đã”.

Đến Bắc Kinh ăn vịt quay, không thể không đến nhà hàng mang tên Toàn Tụ Đức ở Tiền Môn có thương hiệu hơn một trăm năm nay. Thực khách vừa bước vào cửa đã cảm nhận được không khí xưa cũ của nơi này. Tạ Tư Dương bận rộn tìm chỗ ngồi cho mọi người, sau đó lại tất bật đi gọi món. Lúc trả tiền, Mặc Trì âm thầm đi trước vì anh không muốn để Tạ Tư Dương phải rút hầu bao.

Tạ Tư Dương thấy vậy liền ngăn Mặc Trì lại: “Hôm nay em mời mọi người đi ăn, sao có thể để anh trả tiền được?”

Mặc Trì liền quay sang nói với Tạ Tư Dương: “Các em đều là sinh viên, còn anh đã đi làm, kiếm ra tiền rồi, không thể để em bỏ tiền được”. Nói rồi, Mặc Trì vươn tay ra bất chấp sự ngăn cản của Tạ Tư Dương, ấn tiền vào tay thu ngân rồi nói: “Anh là anh cả, em đừng tranh với anh”. Tạ Tư Dương không tranh lại với Mặc Trì, đành để anh trả tiền.

Thấy hai người trở về chỗ ngồi, Tịnh Nhiên mỉm cười, nói với Mặc Trì: “Vẫn là anh trai tốt, biết sinh viên bọn em không có tiền. Em với Tiểu Tạ vốn đã chuẩn bị sẵn tinh thần nhịn ăn nhịn mặc để tiếp đãi anh trai với chị dâu rồi”.

“Sao anh có thể để các em phải nhịn ăn nhịn mặc chứ?”, Mặc Trì cười đáp.

Món nguội được mang lên, Tạ Tư Dương lần lượt gắp thức ăn cho Tư Tồn, Mặc Trì và Tịnh Nhiên: “Anh Mặc Trì, tuy hai anh em mình bằng tuổi nhau, nhưng xét kĩ anh còn lớn hơn em vài tháng tuổi”.

Mặc Trì kinh ngạc hỏi: “Đến ngày sinh của anh mà Tịnh Nhiên cũng kể cho em nghe à?”

Tạ Tư Dương cười đáp: “Tịnh Nhiên nhớ hết sinh nhật của tất cả mọi người trong gia đình. Năm ngoái, trước sinh nhật của anh, em còn cùng Tịnh Nhiên đi chọn quà. Cô ấy rất sùng bái anh, lúc nào cũng nhắc tới anh trai với chị dâu. Chị Tư Tồn, nếu em không nhầm thì mấy ngày nữa là sinh nhật lần thứ hai mươi của chị, phải không?”

Tư Tồn gật đầu đáp: “Đúng rồi, chị sinh vào đúng Tết Thanh niên, mồng Bốn tháng Năm”.

“Tịnh Nhiên là lớp trưởng lớp em.”, Tạ Tư Dương nói: “Cô ấy là một sinh viên nổi tiếng của trường. Thế nhưng, cô ấy nói, mình còn có một người anh trai cực kì xuất sắc, cô ấy còn không sánh bằng một nửa của anh”.

Mặc Trì lắc đầu nói: “Con bé khiêm tốn đấy. Làm sao anh dám so sánh với sinh viên Bắc Đại chứ”.

Tạ Tư Dương nói: “Phong cách học tập nghiêm túc của sinh viên Bắc Đại quả thực không phải hư danh, nhưng những người tự học thành tài chắc chắn cũng không thua kém gì sinh viên Bắc Đại. Anh Mặc Trì bao nhiêu năm nay chưa ỉúc nào lơ là việc đọc sách, sao anh không thử thi vào lớp chuyên tu của Bắc Đại xem sao?”

Mặc Trì không muôn nhắc đến vấn đề này, lập tức chủ động chuyển câu chuyện sang hướng khác. Anh cười nói: “Em đồng niên với anh, chắc cũng hiểu việc cầm lại sách bút sau bao năm gián đoạn không phải là chuyện đơn giản”.

“Em tốt nghiệp trung học năm 1972, sau đó phải về nông thôn, năm năm làm nông dân ở Hắc Long Giang. Sau khi thi đỗ vào Bắc Đại, em mới từ nông trường chuyển đến thành phố Bắc Kinh”.

“Quê em ở đâu?”

“Em là người Khúc Phụ, Sơn Đông”.

Mặc Trì khen ngợi: “Giỏi thật đấy, quê hương của thánh nhân Khổng Tử đây mà”.

Vịt quay đã được đưa lên, phục vụ bàn thực hiện màn “đao thuật” như bay trên mình con vịt quay bóng nhẫy mỡ. Con vịt quay với hương thơm quyến rũ lần lượt được xẻ thành nhiều miếng mỏng, da giòn nâu bóng, thịt mềm và thơm, trông vô cùng hấp dẫn. Chẳng mấy chốc, hai đĩa thịt vịt đã được bày lên bàn. Tạ Tư Dương nói đùa: “Nghe nói mỗi con vịt quay được xắt thành một trăm lẻ tám miếng, lát nữa chúng ta có thể vừa ăn vừa đếm”.

Tịnh Nhiên thân mật dùng đũa gõ vào tay Tạ Tư Dương: “Anh lại bắt đầu rồi đấy, đợi anh đếm xong thịt vịt chắc nguội hết rồi. Chị dâu, mặc kệ anh ấy, mình ăn thôi!”

Tư Tồn nói nhỏ: “Không có cơm làm sao ăn được?”

Tịnh Nhiên và Tạ Tư Dương không hẹn mà cùng cười ồ lên.

Mặc Trì cũng bật cười. Anh nhấc lên một tấm bánh lá sen15 trong suốt, đặt vào đó hai miếng thịt, rồi thêm chút hành, rưới thêm chút dấm, gói lại, sau đó đưa lên miệng Tư Tồn.

Tư Tồn xấu hổ đỏ cả mặt. Cô cho rằng mình đã thành trò cười trước mặt mọi người nên chỉ biết cúi đầu nhai bánh. Mặc Trì nói, giọng dỗ dành: “Kệ hai đứa nó. Cũng có kiểu thịt vịt ăn cùng cơm mà. Hai đứa nó không hiểu biết nên mới thây lạ”.

Tịnh Nhiên cố nén cười, nói: “Anh trai thiên vị chị dâu nhé. Em cũng mới lần đầu được ăn vịt quay, sao anh không gói bánh cho em?”

Mặc Trì liếc nhìn Tịnh Nhiên một cái: “Em có Tiểu Tạ rồi, làm gì đến lượt anh gói nữa?”

Tạ Tư Dương nghe thế như chợt tỉnh giấc mộng, vội gói cho Tịnh Nhiên một miếng tương tự.

Họ còn gọi thêm mấy món nữa nhưng đều là những món hơi mặn, thế nên ăn xong ai nấy đều uống rất nhiều nước trà. Sau bữa ăn, họ chia tay ở trước cửa nhà khách Bắc Đại, hẹn sáng sớm hôm sau sẽ cùng đi Cố Cung.

15. Một loại bánh mỏng làm bằng bột, dùng sau khi hấp chín hoặc rán mỏng. Dùng bánh lá sen để quấn lát thịt vịt thái mỏng là một cách ăn vịt Bắc Kinh truyền thống đã được thừa kế hơn 300 năm nay.

Ngày Quốc tế Lao động lại trùng với Chủ nhật, thành ra Tịnh Nhiên và Tạ Tư Dương có hai ngày nghỉ, thoải mái cùng Mặc Trì và Tư Tồn đi tham quan Bắc Kinh. Theo kế hoạch, mồng Một tháng Năm họ sẽ tới Thiên An Môn và Vương Phủ Tỉnh, còn mồng Hai sẽ đi Cố Cung và Di Hòa Viên. Lúc thăm Cố Cung, đến thở mạnh Tư Tồn cũng không dám. Khi chiêm ngưỡng ngai vàng, long sàng của Hoàng đế, Tư Tồn nhận thấy chúng đều được kết cấu bằng gỗ cứng vuông thành sắc cạnh. Cô nín thở nói nhỏ: “Hoàng đế thời xưa sống chẳng thoải mái chút nào. Từ phòng này sang phòng khác cũng phải đi cả một đoạn đường rất xa, đã thế ghế ngồi và giường nằm lại cứng như đá”.

Mặc Trì vui vẻ nghĩ bụng, sao cô ấy lại có những suy nghĩ khác thường thế nhỉ?

Thành phố Bắc Kinh thật không hổ danh là thủ đô của Trung Quốc, chỉ một Di Hòa Viên thôi đã lớn bằng một nửa trung tâm thành phố X. Bốn người trẻ tuổi vô cùng thích thú, chỉ trong một ngày đã tham quan hết cả Cố Cung và Di Hòa Viên. Lúc đi từ Di Hòa Viên ra, thấy trời đã tối, Mặc Trì nói: “Chắc mọi người đều đói cả rồi. Muốn ăn gì nào?”

“Chúng ta về tới nhà khách ăn tạm cái gì cũng được, đi cả ngày trời, chắc anh cũng mệt rồi”, Tư Tồn đáp.

Tinh thần Mặc Trì vẫn tốt nhưng sắc mặt anh lại lộ ra vẻ mệt mỏi. Tịnh Nhiên nhận thấy điều đó nên cũng nhanh chóng phụ họa: “Không ra ngoài ăn nữa, chúng ta về nhà khách nghỉ ngơi trước đã, để Tiểu Tạ tới nhà ăn trong trường mua cơm. Ăn xong mọi người cùng đi nghỉ sớm”. Ý kiến của cô được Tạ Tư Dương tích cực ủng hộ.

Về đến nhà khách, Tư Tồn vội vàng vén gấu quần của Mặc Trì lên, cô thấy chân anh đã sưng rất to. Cô chỉ ấn nhẹ vào đầu gối đã khiến Mặc Trì đau tới mức phải thở hắt ra. Tư Tồn xót xa: “Em biết là anh mệt lắm rồi mà”. Mặc Trì vội cười, trấn an cô: “Anh không mệt chút nào”. Lúc sau Tạ Tư Dương mua bánh bao, cháo tiểu mễ đựng trong cặp lồng về nhà khách cho hai người, sau đó anh cùng Tịnh Nhiên ra về. Tư Tồn để Mặc Trì ăn trước, còn mình xách bình nước nóng ra ngoài.

Một lúc sau, cô mang nước nóng về, đổ ra chậu, pha thêm chút nước nguội rồi nhẹ nhàng nhấc chân phải của Mặc Trì đặt vào đó.

Mặc Trì vội nói: “Em cứ để anh tự làm”.

Tư Tồn cười ngọt nhưng không chịu buông tay: “Không cho anh làm!”

Nước trong chậu nóng quá khiến Mặc Trì không chịu nổi, phải co chân lên. Tư Tồn cầm chắc gót chân nhợt nhạt của anh, nhẹ nhàng vốc nước nhỏ lên chân để anh dần dần thích ứng với nhiệt độ của nước. Cô nói nhỏ: “Ngâm chân trong nước nóng có thể kích iioạt mạch máu ở chân, sẽ khiến anh dễ chịu hơn đấy”.

Lát sau, toàn thân Mặc Trì thư thái trở lại, anh dựa người vào lưng ghế, kéo Tư Tồn lại, bảo cô ngồi cùng anh: “Hôm nay em cũng đi nhiều, chúng mình cùng nhau ngâm chân nhé”.

Tư Tồn tháo giày, tháo tất rồi đặt đôi chân trắng trẻo, mềm mại của mình vào chậu. Nước nóng trào lên, len lỏi vào từng kẽ chân. Đôi bàn chân nhỏ nhắn của cô đặt trên bàn chân lớn của Mặc Trì, nhẹ nhàng xoa bóp cho anh.

Tới khi nước nguội bớt, cô liền đổ đi một nửa, sau đó rót thêm nước nóng vào chậu. Dưới sự kích thích của nước nóng, toàn thân Mặc Trì dễ chịu, hơi đổ mồ hôi, người mơ màng như muốn ngủ thiếp đi luôn được. Tư Tồn lấy khăn cẩn thận lau chân cho anh rồi dìu anh lên giường nằm nghỉ.

Đến ngày mùng ba tháng Năm, Tịnh Nhiên và Tạ Tư Dương phải lên lớp trở lại. Mặc Trì nói sẽ ở lại Bắc Kinh thêm vài ngày để tổ chức sinh nhật cho Tư Tồn xong mới tính chuyện quay về. Sáng sớm, họ nằm trên giường, cùng nhau vạch ra kế hoạch cho những ngày sắp tới. Mặc Trì hỏi: “Cả tuần này em đều không có tiết phải không?”

Tư Tồn nằm bên cạnh nghịch ngợm thổi bay mấy sợi tóc trên trán anh: “Thứ Sáu em mới có tiết”.

“Vậy là chúng ta vẫn còn bốn ngày nữa. Em muốn đi đâu nào? Hương Sơn hay Trường Thành?”

“Em không muốn đi những chỗ xa như thế. Chúng mình cứ ra hồ Vô Danh ngồi tắm nắng rồi nói chuyện. Em thấy như thế thoải mái nhất”.

Mặc Trì chuyển sang tư thế khác, ôm Tư Tồn vào lòng: “Vậy thì hôm nay chúng ta sẽ ra hồ Vô Danh tắm nắng. Ngày mai, đợi khi Tịnh Nhiên tan học, chúng mình sẽ tới Đông Lai Thuậrt ăn thịt dê trần để chúc mừng sinh nhật em”.

Bỗng, Mặc Trì thần người ra, khẽ nhíu mày rồi lẩm bẩm một mình: “Sao lâu thế rồi mà em mới hai mươi tuổi nhỉ?”

Tư Tồn bỗng đỏ mặt, nói nhỏ: “Người ta chưa đầy mười sáu tuổi đã bị gả làm vợ anh rồi”.

Mặc Trì chăm chú nhìn Tư Tồn. Bàn tay thô ráp do bao nhiêu năm chống nạng của anh khẽ vuốt nhẹ lên khuôn mặt mềm mại của cô, rồi anh lại bất giác nhìn cô với chút xót xa: “Đúng là em nhỏ tuổi thật. Vất vả cho em quá, chưa trưởng thành đã phải kết hôn rồi”.

Tư Tồn đan những ngón tay mình vào từng ngón tay của Mặc Trì. Ngón tay cô thon dài, đôi lập hẳn với lòng bàn tay thô ráp của Mặc Trì. Cô rúc vào lòng anh, áp mặt lên lồng ngực anh, thủ thỉ: “Em nói cho anh biết, lúc mới lấy anh, em thật sự rất sợ hãi. Anh dữ như thế, ngay ngày đầu tiên đã đuổi em đi, lại còn không thèm để ý đến em. Nếu không phải Tịnh Nhiên an ủi, chắc chắn em đã bị anh dọa đến chết rồi”.

Mặc Trì xót xa ôm Tư Tồn vào lòng, hôn lên má cô: “Lúc đó đều là anh không tốt, lúc nào cũng ức hiếp em, nhưng từ nay về sau sẽ không bao giờ như thế nữa”.

Tư Tồn mỉm cười ngọt ngào nói: “Anh ức hiếp em lúc nào? Em biết anh chỉ muốn tốt cho em. Nhưng em không nghĩ rằng anh lại tốt tới mức ấy, cho em thi đại học, còn yêu em, bao dung với mọi lỗi lầm của em”.

Mặc Trì hóm hỉnh đáp lại lời vợ: “Anh không ngờ em lại “dai” đến thế, cứ nhất quyết đòi theo anh”.

Sáng hôm đó, họ quấn quýt rất lâu trong nhà khách rồi mới tới hồ Vô Danh sưởi nắng. Đến chiều, họ cùng tới bếp ăn của nhà khách dùng bữa. Một ngày chậm rãi nhàn nhã trôi qua. Tư Tồn nói, đây chính là cuộc sống mà cô mong ước.

Ngày hôm sau, vừa mới sáng sớm, Tịnh Nhiên đã đến nhà khách để chúc mừng sinh nhật chị dâu yêu quý của mình. Hôm nay cô phải lên lớp buổi sáng nên cô hẹn sau khi tan học lúc một giờ chiều, cô và Tạ Tư Dương sẽ đến nhà khách, sau đó bốn người cùng tới Đông Lai Thuận ăn thịt dê.

Sau khi Tịnh Nhiên rời đi, Mặc Trì và Tư Tồn cũng không muốn ngồi một chỗ. Mặc Trì đề xuất: “Anh sẽ dẫn em tới con ngõ nhỏ nơi anh sinh sống hồi bé, biết đâu cây hồng đỏ vẫn còn đấy. Tiếc là bây giờ không phải mùa hồng, nếu không anh sẽ hái quả cho em ăn”.

Tư Tồn há hốc mồm: “Bây giờ anh vẫn còn muốn trèo cây sao?”

Mặc Trì nhíu mày: “Sao nào? Em cho rằng anh không trèo được chắc?”

Tư Tồn mỉm cười, chạm vào cánh tay của anh rồi nói: “Em không có ý đó. Em chỉ nhớ lại hồi bé em cũng trèo lên cây, rồi không sao xuống được, sợ tới phát khóc. Cuối cùng anh trai phải trèo lên để đỡ em xuống”.

Mặc Trì nghe cô kể liền bật cười ha ha: “Hóa ra em cũng có “thành tích” xuất sắc đấy chứ!”

Đúng lúc họ đang vui đùa thì có tiếng của nhân viên phục vụ từ hành lang vọng đến: “Đồng chí Mặc Trì ở thành phố X tới nhận điện thoại”.

Mặc Trì cười nói: “Có lẽ là Tịnh Nhiên gọi đến. Con bé này chắc là không có tấm trí gì lên lớp nữa rồi”.

Anh đi đến cuối hành lang, tới bên chiếc bàn vuông nhỏ. Điện thoại của nhà khách được khóa trong một chiếc hộp gỗ, chỉ có thể nghe chứ không được phép gọi. Mặc Trì cầm ống nghe, cười nói: “Alô, là Tịnh Nhiên à?”

“Mặc Trì, là ba”. Trong ống nghe là tiếng của Thị trưởng Mặc.

“Ba ạ?”, Mặc Trì nghi hoặc.

“Mặc Trì, con mau đưa Tư Tồn về nhà ngay hôm nay, ngay bây giờ. Mau đi mua vé tàu đi!”
Bình Luận (0)
Comment