Câu Chuyện Ngày Xuân

Chương 7

Tư Tồn tạm thời bị nhà trường đình chỉ học tập. Mặc Trì liền bàn với cô, ba mẹ đều là những người khuôn phép, nghiêm khắc, không thể để họ biết việc Tư Tồn tham gia vũ hội, lại còn bị bắt tới Sở Cảnh sát, nếu không chắc chắn sẽ nổi giận lôi đình. Cho dù Tư Tồn không bị nhà trường đuổi học thì cũng có thể bị họ bắt thôi học.

“Chúng ta hãy làm thế này đi, anh sẽ nói với ba mẹ rằng, trong kí túc xá của em có dịch cúm nên buổi tối em về nhà ngủ, còn ban ngày lại đến trường đi học bình thường”.

“Nhưng bây giờ nhà trường không cho em lên lớp”, Tư Tồn không biết nói dối, sợ hãi đến đỏ cả khuôn mặt.

“Em hãy ra khỏi nhà từ sớm, đi hướng ngược lại với khu đại viện của Chính phủ rồi đến vườn hoa trên phố" đợi anh. Sau đó, anh sẽ tới đó tìm em”. Mặc Trì từ nhỏ đã lắm mưu nhiều kế, hồi trưóc khi chưa bị thương anh vẫn thường cầm đầu đám trẻ trong khu đại viện Chính phủ bày trò nghịch ngợm. Lần này, Tư Tồn gây họa lớn không ngờ lại làm sống dậy bản tính trước kia của anh.

“Nhưng nói dối không tốt đâu”, Tư Tồn nói với vẻ mặt nghiêm túc.

“Đây không gọi là nói dối, mà là chia sẻ âu lo với lãnh đạo. Ba mẹ dù có biết chuyện cũng không giúp được gì, thậm chí còn lo lắng theo chúng ta. Chi bằng chúng ta tự nghĩ cách giải quyết thì hơn, em thấy có phải không?”, Mặc Trì ôn tồn giảng giải cho cô nghe.

Nghe nói đến chức trách của mình bây giờ là phải “chia sẻ âu lo với lãnh đạo”, Tư Tồn cuối cùng cũng gật đầu đồng ý. Sáng hôm sau, theo sự thương lượng từ trước, sau khi ăn xong bữa sáng, Tư Tồn liền vội vã ra khỏi nhà. Mặc Trì, theo lệ thường, vẫn uống sữa, uống thuốc và đợi ba đi làm rồi mới nói với mẹ lúc này đang chuẩn bị đi làm: “Từ hôm nay con sẽ tới thư viện đọc sách, trưa ăn mì ở hàng ăn quốc doanh là được, mẹ không cần đợi con về đâu”.

Sách trong nhà vẫn chưa đủ hay sao, việc gì phải tới thư viện nữa chứ? Trần Ái Hoa thầm nghĩ, có lẽ Mặc Trì ở nhà mãi cũng thấy buồn tẻ nên muốn ra ngoài cho khuây khỏa, bà lẽ ra nên vui mừng mới đúng: “Được, để mẹ bảo bác Chương chở con đi”.

“Mẹ không cần nói với bác Chương đâu, tới lúc đi con sẽ gọi điện cho bác ấy”, Mặc Trì khoan thai nói.

“Vậy con cứ tự sắp xếp đi. Mẹ phải đi làm rồi”. Nói xong bà xách túi, soi gương, chỉnh lại trang phục rồi bước ra ngoài.

Tám giờ sáng, Mặc Trì tính giờ này ba mẹ anh đều đã bắt đầu làm việc nên tự mình đẩy xe lăn ra khỏi nhà, đến vườn hoa trên phô" tìm Tư Tồn. Bên ngoài, ánh mặt trời rực rỡ, gió nhè nhẹ phả vào mặt anh, hoa trong bồn đua nhau khoe sắc, cảnh đẹp không bút nào tả xiết. Ngồi trong vườn hoa một lúc, cả hai mới nhận ra chỗ này vẫn chưa thực an toàn, có thể bị Thị trưởng Mặc đi qua đây bắt gặp, Mặc Trì liền nói: “Chúng ta tới nơi khác đi”.

“Đi đâu bây giờ?”, Tư Tồn hoang mang hỏi.

Mặc Trì là người không bao giờ thiếu ý tưởng: “Anh đưa em đi chơi nhé, dù sao em cũng chưa từng được đi thăm thú thành phố lần nào”.

Hôm đầu tiên, hai người đi dạo ở Bách hóa Hữu nghị và Bách hóa Đệ nhất. Ngày thứ hai, họ đến vườn thú. Ngày thứ ba, vào Công viên Nhân dân chèo thuyền, ngắm cảnh hồ.

Từ lúc kết hôn đến giờ, chưa bao giờ Tư Tồn và Mặc Trì có nhiều thời gian đi chơi đến thế. Sau khi du ngoạn hết một vòng thành phô", Tư Tồn cảm thán, thành phố này thật sự rất đẹp, nhưng đến ngày thứ tư, cô không thể vui vẻ nổi nữa. Nhà trường vẫn chưa ra thông báo cho cô được đi học trở lại, kì thi cuối kì chỉ còn cách hơn chục ngày nữa, cô lại không được lên lớp, vậy thì biết thi cử thế nào đây? Tư Tồn bỗng chốc cảm thấy tiền đồ trước mắt mình thật mù mịt.

“Chúng ta thử đến trường thăm dò xem sao?”, Mặc Trì đề xuất.

“Tìm ai mà thăm dò chứ?”, Tư Tồn sốt sắng giậm chân liên tục.

“Chẳng nhẽ cả phòng em đều “hi sinh” sau buổi vũ hội đó sao?”

“Vì Tô Hồng Mai kéo cả phòng đi nên... À không, có chị Lưu Anh không đi. Tới tìm chị ấy xem sao”.

Căn đúng giờ tan học, Tư Tồn tìm thấy Lưu Anh đang trên đường từ giảng đường tới nhà ăn.

“Mọi người gây họa lớn rồi! Nhà trường đã triển khai hội nghị, yêu cầu tất cả các lớp đều phải viết báo cáo rồi dán lên bảng thông báo của trường”, Lưu Anh không nén nổi bức xúc khi nhìn thấy Tư Tồn, đã lên tiếng dạy dỗ cô.

“Kết quả thế nào vậy chị?”, Tư Tồn khẩn thiết hỏi.

“Vẫn chưa có kết quả, nhưng nhà trường nói sẽ mau chóng đưa ra hình phạt”.

Chữ “hình phạt” khiến Tư Tồn có phần chột dạ: “Còn những người khác trong phòng mình hiện nay ra sao?”, Tư Tồn chỉ còn hi vọng cô không phải là người duy nhất “hi sinh”.

“Vu Tiểu Xuân tới ở nhờ nhà họ hàng trong thành phố, hàng ngày đều đến trường nghe ngóng tình hình, cô ấy vừa rời đi được một lúc thì em đến. Trương Kế Phương và Đổng Lệ Bình vẫn ở lại trong kí túc, đi học như bình thường, nhưng hầu như lần nào cũng bị giáo viên mời ra ngoài. Hai em ấy khó khăn lắm mới từ công xưởng thi đỗ vào đại học nên sợ nhâ"t là bị đuổi học giữa chừng. Tô Hồng Mai thì cứ như không có chuyện gì xảy ra. Sau hôm đó, cô ta đã quay về nhà, hôm qua đến kí túc lấy đồ, còn nhờ chị gửi lời chào mọi người. Cô ta nói với Ban giám hiệu nhà trường là, chính cô ta đã ép mọi người đi cùng, nếu ra hình phạt thì chỉ cần phạt một mình cô ta là đủ”.

“Vậy rốt cuộc nhà trường định phạt bọn em thế nào?”, Tư Tồn lo lắng hỏi.

“Chị không biết”, Lưu Anh nhún vai nói: “Em cứ an tâm ở lại nhà người thân đi, có tin tức gì mới nhà trường sẽ tự thông báo cho em”. Có vẻ Lưu Anh vẫn còn nhớ người “họ hàng” trẻ tuổi ngồi trên xe lăn của cô.

Cả Mặc Trì và Tư Tồn đều ủ rũ quay về vì không thu hoạch được gì nhiều.

“Đành đợi thêm vài hôm vậy, sẽ không có vấn đề gì đâu”, Mặc Trì an ủi cô.

“Hay là chúng ta về nhà thôi”. Mới là buổi trưa nhưng Tư Tồn đã không còn tâm trạng nào mà dạo chơi nữa.

“Bây giờ về nhà thì khác nào tự chui đầu vào rọ chứ? Sẽ gặp ba anh đấy”- Mặc Trì biết, nếu không đi công tác thì buổi trưa ba chắc chắn sẽ về nhà nghỉ ngơi.

“Thế bây giờ chúng ta đi đâu đây?”

“Anh sẽ đưa em đến một nơi rất tuyệt”, Mặc Trì lại hiến kế.

Hai người cùng đi về hướng Tây của Đại học Phương Bắc, sau gần một tiếng đồng hồ thì tới được vùng ngoại ô. Nơi này cách xa hoàn toàn không gian ồn ào của thành phố với trời cao xanh lồng lộng, bầu không khí trong lành, thoáng đãng, khung cảnh chẳng khác nào chốn thế ngoại đào viên. Nhìn những nông trang đều tăm tắp hai bên đường, Mặc Trì bồi hồi sống lại kí ức: “Hồi nhỏ, vào mùa xuân, bọn anh thường được dẫn tới đây tham quan và được những người nông dân chỉ cho cách phân biệt các loại lương thực”.

Tư Tồn bĩu môi: “Trẻ con thành phố thật kém cỏi, lương thực thì có gì mà phải học cách phân biệt?”. Cô từ nhỏ đã sống ở nông thôn, loại nào loại nấy đều biết rõ cả rồi.

“Em đừng coi thường, anh đã từng làm ruộng đấy. Hồi cấp hai, khi bọn anh học trồng trọt, cô giáo yêu cầu mỗi người phải tự trồng một khoảnh khoai tây. Ba đã dạy anh, lúc khoai tây vừa mới trưởng thành thì phải đào cả dây khoai từ dưới đất lên, cắt bỏ những củ nhỏ, không phát triển được trong từng dây, chỉ để lại một củ to nhất, khỏe nhất rồi lại vùi vào trong đất. Khi thấy anh cắt khoai, các bạn đều cười nhưng cuối cùng đến thời gian thu hoạch, khoai của anh thuộc loại to và nặng nhất trong lớp đấy”.

“Tại sao thế?”, Tư Tồn tròn mắt hỏi.

“Em lớn lên ở nông thôn mà điều này cũng không hiểu sao? Nếu mỗi dây chỉ để lại một củ khoai có khả năng sinh trưởng tốt nhất thì củ khoai ấy sẽ hấp thu được toàn bộ chất dinh dưỡng, đương nhiên phát triển vượt trội hơn. Củ khoai anh trồng to như cái bát, nhưng cô giáo lại nói không đạt tiêu chuẩn”, Mặc Trì vừa nói vừa vẽ ra hình cái bát trong không khí.

“Tại sao vậy?”

“Cô giáo nói chọn cái tốt, đào thải cái xấu là tư tưởng của Đác - Uyn, là chủ nghĩa Tư bản”, Giọng nói của Mặc Trì có phần cảm khái.

“Hóa ra anh cũng từng bị coi là theo chủ nghĩa Tư bản, chúng ta đúng là đồng bệnh tương lân”. Tư Tồn thấy nỗi buồn của mình như vợi đi phần nào, vì giờ đây cô đã có “người cùng khổ” rồi.

“Không bao lâu sau đó, ba anh bị phế chức, gia đình anh cũng vì đó mà li tán”, Mặc Trì ưu tư nói.

Tư Tồn như muốn nghẹt thở, chẳng phải đó là kí ức bi thảm nhất trong tâm trí Mặc Trì hay sao. Cô liền đi vòng ra trước xe lăn, vùi đầu vào ống quần rỗng vốn là chân trái của anh rồi dịu dàng vòng tay qua eo anh: “Tất cả đều là quá khứ rồi, bây giờ không phải chúng ta đang rất tốt sao? Còn có em ở bên cạnh anh nữa. Mọi chuyện sẽ ổn cả thôi”.

Mặc Trì mỉm cười xoa lên mái tóc cô: “Đúng, tất cả đều rất tốt. Nào, bây giờ em dạy anh cách phân biệt lương thực đi, bên kia là tiểu mạch, kia nữa là cao lương, kia là ngô...”

“Ngô ư?”

Đột nhiên thấy vô cùng hứng khởi, Tư Tồn liền rướn cao cổ lên. Trước mặt cô là cả một cánh đồng ngô xanh ngút mắt, đang phát ra những tiếng xào xạc mỗi khi gió nhẹ lùa qua. Ca từ một bài hát Cách mạng nào đó bỗng đâu hiện lên trong tâm trí cô: “Trong lớp màn xanh, dũng sĩ du kích trổ tài anh hào”. “Lớp màn xanh” ở đây chính là cánh đồng ngô với những cây ngô lá to bản, mọc san sát làm thành tấm áo giáp tuyệt diệu cho các chiến sĩ du kích. Chẳng những thế, còn là điểm hẹn hò lí tưởng của các đôi lứa yêu nhau. Bao nhiêu văn nhân đã chẳng tiếc bút mực miêu tả câu chuyện lãng mạn sau “chiếc màn xanh” ấy thế nhưng cái hiện lên trong tâm trí Tư Tồn ngay lúc này lại là những bắp ngô nướng thơm ngọt.

“Đang đúng vào mùa ngô non, chúng mình bẻ vài bắp nướng ăn, anh nhé”, cô hưng phấn đề nghị.

“Bẻ á? Ăn trộm hả?”

“Bẻ vài bắp thôi mà, sao gọi là ăn trộm được! Mau đi thôi!”, Tư Tồn nói rồi liền đẩy xe lăn của Mặc Trì chạy về phía ruộng ngô.

“Anh ở đây trông chừng để em vào bên trong nhé”, Tư Tồn dừng xe lăn bên ruộng ngô rồi một mình đi xuyên vào màn xanh.

“Em quay lại đi!”, Mặc Trì kéo tay cô lại khiến Tư Tồn cảm thấy mất vui. Rõ thật là trẻ con thành phô", nề nếp đến khó chịu, thật không thú vị chút nào.

“Sao anh có thể để một cô gái đi trộm đồ được? Em ở đây trông chừng, anh vào trộm”.

“Không phải trộm, mà ỉà bẻ”, Tư Tồn chỉnh lại lời anh.

“Được rồi, để anh vào bẻ”. Mặc Trì tự đẩy xe đi vào ruộng, nhưng chưa được bao xa đã không thể tiến vào trong được nữa. Mấy hôm trước hình như chỗ này có mưa, lá ngô rất bẩn quệt vào áo anh khiến chiếc áo trắng lấm lem bùn đất, còn bánh xe thì bị kẹt sâu trong đống bùn.

Tư Tồn thấy vậy liền đẩy anh ra khỏi ruộng rồi tự mình chui vào: “Thôi anh cứ trông chừng đi, để em vào cho”.

Chưa đầy một khắc sau, cô đã chui ra ngoài, hai tay cầm hai bắp ngổ to tướng: “Anh giữ lấy này, em vào bẻ thêm mấy bắp nữa”.

“Hai bắp là đủ cho chúng mình ăn rồi!”, Mặc Trì nói. Lẽ nào cô ấy còn định mang cả đặc sản ngoại ô về nhà sao?

“Không đủ đâu! Mình em đã ăn hết hai bắp rồi!”, tiếng Tư Tồn trong trẻo vọng ra từ ruộng ngô.

Lần đầu tiên làm chuyện vụng trộm như thế này, trong lòng Mặc Trì không khỏi nơm nớp lo sợ. Anh đảo mắt nhìn tứ phía, đột nhiên tiếng hét của Tư Tồn ở đâu đập vào tai: “Có người đang đến, mau chạy thôi!”.

Thế rồi anh chỉ còn nghe thấy những tiếng xột xoạt phát ra từ ruộng ngô và nhìn thấy biển lá ngô rập rờn mà không thấy bóng dáng Tư Tồn đâu cả. Mặc Trì quay đầu lại thì đã thấy một người nông dân đang chui ra từ ruộng ngô. Ông ta vừa nhìn thấy Mặc Trì liền giơ tay hét lớn: “Tên trộm ngô kia, cấm chạy!”

Có người đến thật sao? Mặc Trì hốt hoảng, chỉ còn biết khua hai tay thúc mạnh bánh xe toan chạy trốn. Song thật không may là, xe lăn vốn chẳng phải phương tiện để chạy trốn, lại thêm lực cản của đường đất, Mặc Trì còn phải cố sức giữ lấy hai bắp ngô vì không thể để người ta phát hiện ra tang vật. Rốt cục, xe của anh cũng bị lão nông kia giữ chặt cứng từ phía sau, cả người lẫn tang vật bị bắt ngay tại trận. Tư Tồn phải chạy rất xa mới lén lén lút lút chui ra khỏi màn xanh rồi quay đầu lại nhìn. Từ xa, cô thấy Mặc Trì đã bị tóm gọn và đang đôi diện với một lão nông. Tư Tồn bực mình giậm chân, miệng lẩm bẩm: “Đúng là đồ ngốc!” Sợ anh bị bắt nạt, cô vội vội vàng vàng quay trở lại, từ xa đã hét lớn: “Anh ấy chỉ đứng canh thôi, tôi mới là người ăn trộm ngô”.

Ruộng ngô này của lão nông bị bọn trẻ con nghịch ngợm bẻ trộm ngô không biết đã bao nhiêu lần. Hôm nay, lão đã tóm được một tên, nhưng người thanh niên này chỉ có một chân, chạy còn không nổi. Lão đang không biết nên giải quyết thế nào thì bỗng đâu xuất hiện một cô gái tự chui đầu vào rọ. Cô gái này có khuôn mặt vô cùng thanh tú nhưng đã lấm lem bùn đất, mái tóc sổ hết cả ra, quần áo bẩn thỉu nhưng nghĩa khí xung thiên đến đứng chắn trước chàng trai tàn tật vì sợ anh ta bị bắt nạt.

“Trả lại cho bác cái này, bác thả anh ấy ra đi”. Cô gái dúi vào tay lão nông mấy bắp ngô đang cầm trên tay, rồi lại giằng lấy hai bắp ngô trong tay chàng trai tàn tật trả cho ông lão. Sau đó, cô mau mắn đẩy chàng trai đi mất.

Lão nông cứ gãi đầu liên tục, nghĩ bụng, xem ra hai đứa trẻ này đói lắm đây, gia cảnh nghèo khó lại tàn tật nữa, thật đáng thương. Bỗng nhiên ông thấy động lòng.

“Này, đợi chút đã”.

Tư Tồn dừng bước, quay đầu lại đáp: “Chẳng phải cháu trả hết ngô cho bác rồi sao? Bác còn muốn gì nữa?”

“Nhìn hai đứa khó khăn quá, mau mang mây bắp ngô này về mà ăn”. Lão nông lương thiện dúi ngô vào tay chàng trai đang ngồi trên xe lăn rồi đứng đờ ra nhìn họ, không nói thêm câu gì nữa.

Mặc Trì ôm mấy bắp ngô trong tay cũng ngây người ra, ngược lại Tư Tồn phản ứng rất nhanh, cô cúi đầu cảm ơn lão nông: “Cảm ơn bác!”. Nói rồi, cô đẩy xe lăn đi rất nhanh như đang chạy trốn.

Lâu lắm rồi, Mặc Trì chưa được trải nghiệm tốc độ như vậy, tiếng gió vun vút bên tai, những cánh đồng hai bên đường chẳng mấy chốc bị bỏ lại sau lưng. Chạy được một quãng xa, Tư Tồn mới dừng lại rồi ôm bụng cười ha hả.

“Em cười gì vậy?”, Mặc Trì ngơ ngác hỏi.

“Bác đó... ha ha ha, tưởng chúng ta là... thế nào nhỉ, đúng rồi, ăn mày... ha ha ha”, Tư Tồn buồn cười đến mức nói không thành lời.

“Cái gì cơ?”, Mặc Trì càng ngơ ngác không hiểu.

“Anh mau nhìn lại diện mạo của anh đi...”, Tư Tồn chỉ vào Mặc Trì. Ao sơ mi trắng của anh từ lúc nào đã lấm lem bùn đất, một vết bẩn to tướng trước ngực áo, trên đầu còn vương vài sợi râu ngô, anh lại đang ngồi trên xe lăn, nom chẳng khác nào một cậu bé ăn mày đáng thương. Mặc Trì thấy Tư Tồn cũng trong bộ dạng nhếch nhác không kém, cuối cùng cũng hiểu ra vấn đề, hóa ra lão nông đó tưởng hai người bọn họ là những đứa trẻ ăn xin lang bạt. Anh mở miệng cười lớn, trong lòng cảm thấy vô cùng thú vị.

Tư Tồn vừa cười vừa không ngừng quay đầu ngoái nhìn phía sau, chỉ sợ lão nông kia nổi cơn hối hận sẽ đuổi theo bọn họ.

“Bác ấy không đuổi theo đâu. Bây giờ đi về hướng Tây, ở đó có một con sông, mình sẽ ngồi bên bờ sông nướng ngô ăn”. Mặc Trì hồi nhỏ thường xuyên tới đây chơi nên vô cùng thông thuộc địa bàn của vùng này.

“Hướng nào mới là hướng Tây?”

Mặc Trì bĩu môi tỏ vẻ bất lực: “Hướng có ngọn núi kia kìa”.

Ngọn núi theo hướng tay anh chỉ có tên là Thê Phượng, còn dòng sông quanh co dưới chân núi gọi là Yến Minh. Giữa quãng sông có một chiếc cầu hình vòm nom giống hệt chiếc mắt kính bắc ngang qua chia nó làm hai khúc, nên còn được người dân ở đây gọi là sông Mắt Kính.

Hai người đến bên bờ sông, mặt trời phía Tây phản chiếu mặt nước lấp lánh như dát bạc. Tư Tồn nhặt củi dưới chân núi, còn Mặc Trì chọn vài cây chắc chắn nhất để làm xiên nướng ngô. Xong xuôi đâu đó, Tư Tồn lôi từ trong túi ra một bao diêm.

“Ây dà, chuẩn bị chu đáo gớm, xem ra em đã lập mưu trộm ngô từ trước rồi”. Mặc Trì giễu Tư Tồn, chẳng phải đều nhờ mấy ý tưởng quái dị của cô mà anh được một phen bị người ta bắt hay sao, chứ bản thân anh từ trước tới nay chưa từng làm những chuyện mất mặt đến thế.

“Ai bảo anh thế? Buổi tốì ở kí túc, em thức đêm đọc sách nên phải dùng cái này để châm nến”.

“Cũng chăm chỉ đấy nhỉ... Mà em có biết nướng ngô không đấy?”

“Anh đừng coi thường người khác!”. Tư Tồn liền châm lửa đốt cành củi khô rồi đưa ngô ỉên nướng trên lửa. Ngọn ỉửa chẳng mấy chốc cháy tới lá ngô làm hương thơm tỏa ra tứ phía.

“Này, anh cũng nướng cùng đi”, cô đưa cho Mặc Trì một bắp rồi nói tiếp: “Nông dân ở thành phố" các anh thật keo kiệt, ở quê em, trẻ con có lấy vài bắp ngô thì cũng không ai gọi là ăn trộm cả”, Tư Tồn than thở.

“Nông dân ở đây mà keo kiệt sao?”, Mặc Trì phản bác: “Chẳng phải cuối cùng người ta cho mình ngô rồi đấy thôi?”

Tư Tồn nghe thế không nhịn nổi cười: “Nếu sớm biết anh là con trai Thị trưởng, người ta chắc chắn đã giải anh đến đồn công an rồi”.

“Anh làm sao so bì độ xuất sắc với em được, chỉ cần một lần phạm lỗi đã được công an mời trà nước rồi”. 

Mặc Trì bỗng thấy buồn bực vì tự nhiên anh bị người khác coi là ăn mày. Bộ dạng của anh nom thảm hại đến vậy sao?

“Vụ của em là án oan!”, Tư Tồn lên tiếng cải chính.

“Thưa bạn Chung Tư Tồn, mồm mép bạn càng ngày càng lợi hại đấy”, Mặc Trì phản pháo cô.

Tư Tồn nghiêng người, nét mặt hiện rõ sự phẫn nộ, bất bình. Coi bộ dạng ấy Mặc Trì không dám cười, chỉ hít một hơi nói: “Không xong rồi, bắp ngô của em đang cháy rồi đấy!”

“Sao mà cháy được chứ?”, Tư Tồn liền giơ bắp ngô ra trước mặt, quả nhiên đã bị cháy cả mảng lớn. Cô thổi hết bụi than bám trên đó rồi khẽ mở miệng cắn một miếng. Bắp ngô bên ngoài thì cháy, bên trong thì sống nhưng mùi hương thơm nức mũi.

“Thơm quá, anh mau ăn thử một miếng đi. cẩn thận kẻo bỏng nhé”, Tư Tồn vừa nói vừa đưa bắp ngô tới trước miệng Mặc Trì.

Lời dặn dò của Tư Tồn vẻ như đã muộn. Mặc Trì bị bỏng tới mức thở hắt ra, cùng lúc nước miếng cứ thế trào ra bởi nướp ngô non trong miệng thật sự hấp dẫn. Hai người thay nhau anh một miếng, em một miếng, chẳng mấy mà gặm hết bắp ngô. Tình thực, điều kiện ăn uống ở gia đình Thị trưởng không tồi chút nào, những người được thuê về làm việc đều phải trải qua một khóa đào tạo về dinh dưỡng trước khi bắt tay vào iàm chính thức. Món ăn nấu ra không những phải ngon miệng, đẹp mắt, mà còn phải chú trọng cân bằng dinh dưỡng. Bữa sáng có sữa bò, bữa trưa có cá thịt, bữa tối rau xanh, họ không bao giờ để hai đứa trẻ phải âu lo chuyện ăn uống. Dẫu vậy, một bắp ngô nướng thơm ngon nhường này e là cô giúp việc chưa từng làm được. Ăn xong, toàn bộ phần dưới cằm của Tư Tồn đã trở nên đen kịt, bởi ngô thì bị cháy đen mà cô vẫn đưa lên miệng gặm một miếng rõ to.

Mặc Trì thấy vậy liền trêu: “Xem kìa, trông em như con mèo mướp ấy”.

“Thế thì đã làm sao, chốc nữa về nhà em rửa mặt là được rồi”, Tư Tồn chẳng mảy may để ý đến điều ấy.

Mặc Trì cười nói: “Sao hồi trước anh không nhận ra em ghê gớm thế này nhỉ?” Bộ dạng sợ sệt của cô trong ngày đầu tiên bước chân vào nhà họ Mặc còn đọng mãi trong tâm trí anh.

Tư Tồn cười hì hì không đáp lại. Giờ đây, ở trước mặt anh, cô luôn cảm thây thoải mái, an lòng, chẳng cần phải lo nghĩ hay sợ hãi điều gì.

“Em đúng là đồ ngôc, rõ ràng đã chạy thoát rồi sao còn quay lại? Em không sợ bác nông dân ấy lên cơn giận dữ sao?”, Mặc Trì tán thưởng cô theo cách riêng của mình.

“Em sợ bác ấy bắt nạt anh”.

“Lẽ nào anh vô dụng đến mức cần một cô bé như em bảo vệ sao?”, Mặc Trì nhìn xuống chân mình, vờ làm bộ không vui.

“Tuyệt đối không phải như vậy đâu”, Tư Tồn vội vã giải thích: “Em sợ anh chưa từng làm chuyện xấu bao giờ, lúc bị bắt e không biết đường thoát thân”.

“Kinh nghiệm trận mạc của em cũng dạn dày gớm nhỉ? Xem ra, em đã tái phạm nhiều lần rồi đúng không?”, Mặc Trì dường như đã “nghiện” đấu khẩu với cô. Khi mối quan hệ của họ đã trở nên thân mật, anh mới phát hiện, hóa ra cô cũng là người mồm mép lanh lợi.

“Cái gì mà kẻ tái phạm chứ? Chẳng qua là vì nông dân ở thành phố các anh ki bo quá đấy thôi, bẻ mấy bắp ngô cũng tính là ăn trộm...”, Tư Tồn lại bắt đầu nói với giọng phẫn nộ.

“Thôi được rồi, cái gì mà nông dân thành phố với cả nông thôn, em lại nói năng linh tinh rồi đấy. Mau ra đây để anh chải lại tóc cho nào”. Hai bím tóc của Tư Tồn lúc này đã sổ hết cả ra, bù xù như tổ quạ.

Tư Tồn liền ngồi quay lưng vào Mặc Trì, cảm nhận rõ anh đang tháo hai bím tóc của cô ra và nhẹ nhàng vuốt lại. Trong thời kì loạn lạc, anh và em gái đã phải dựa vào nhau mà sống nhưng anh cũng chưa từng chải tóc cho em gái. Hôm nay nhìn mái tóc rối bù của Tư Tồn, đột nhiên anh lại có mong muốn được chải tóc cho cô. Đây là lần đầu tiên anh chạm vào mái tóc của một người con gái, động tác có phần luống cuống nhưng cảm giác lại vô cùng kì diệu. Ngón tay anh đan vào làn tóc dày mềm mượt rồi nhẹ nhàng vuốt lại đám tóc rối cho chỉnh tề. Lần này, Tư Tồn không trêu chọc anh cũng không đâu khẩu với anh. Cô ngồi yên lặng, chờ anh tết tóc cho mình, bỗng nhiên nhớ đến một bài thơ cổ đã từng học: “Kết tóc nên duyên vợ chồng, ân ái không nghi hoặc”. Bài thơ ấy chắc hẳn nói về hình ảnh của họ ngay lúc này đây. Cô len lén quay đầu nhìn khiến bàn tay đang mải tết tóc của anh bỗng trở nên quýnh quáng. Làm ra vẻ phiền não, anh chỉnh đầu cô quay lại. Hai má Tư Tồn thô"t nhiên ửng đỏ, cô khẽ mím môi mỉm cười.

Bóng chiều dần buông, Tư Tồn dìu Mặc Trì tới bên bờ sông, vợt nước rửa khuôn mặt lấm lem, còn những vết bẩn trên quần áo thì không tài nào gột đi được. Hai người cùng nhìn nhau và thấy đối phương hệt như một chú khỉ nhếch nhác.

“Không sao đâu, giờ này có lẽ mẹ vẫn chưa về, chúng mình có thể lẻn lên phòng”, Mặc Trì nói.

Gần đây, công việc của vợ chồng Thị trưởng Mặc quả thực vô cùng bận rộn, họ hiếm khi về nhà trước chín giờ tối.

Dưới ánh trăng, Mặc Trì và Tư Tồn cùng thong dong dạo bước về nhà, chẳng khác nào đang thưởng thức một thú vui tao nhã. về đến cổng, ánh mắt của cả hai không khỏi bị hút vào ngôi nhà trước mặt. Bình thường sẽ không có ai ở nhà vào giờ này, nhưng hôm nay đèn điện lại sáng trưng.

“Mọi người chắc đã ăn cơm xong và về phòng rồi. Chúng mình chỉ cần nhẹ nhàng trở về phòng, tắm giặt sạch sẽ thì không phải lo gì nữa”, Mặc Trì lên tiếng an ủi Tư Tồn. Thật ra, tim anh cũng đang đập thình thịch, bộ dạng nhếch nhác này nhỡ đâu bị bố mẹ nhìn thấy thì chuyện Tư Tồn bị đình chỉ học cũng theo đó mà vỡ lở mất.

Người xưa nói thật chẳng sai: “người tính không bằng trời tính”. Vừa bước vào cửa, Mặc Trì và Tư Tồn đã bắt gặp Thị trưởng Mặc và Trần Ái Hoa đang ngồi trên sô pha, sắc mặt lạnh lùng, mắt nhìn đóng đinh về phía cửa ra vào.

“Ba... mẹ!”, Mặc Trì ngay tức thì định thần lại, cố làm ra vẻ không có chuyện gì, ra hiệu cho Tư Tồn về phòng trước, còn mình thì tự đẩy xe lăn tới trước mặt ba mẹ: “Con đói rồi, tối nay nhà mình ăn gì thế?”

“Con mau quay lại đây”. Thị trưởng Mặc nói với Tư Tồn, lời nói tuy không nhiều, không có vẻ gì là nạt nộ nhưng tràn đầy uy nghiêm.

Tư Tồn đành quay lại đứng bên cạnh Mặc Trì, đầu cúi thấp xuống. Thấy không khí căng thẳng đến mức tĩnh lặng bao trùm lấy căn phòng, Mặc Trì vội vàng lên tiếng: “Ba, hôm nay Tư Tồn không có tiết nên chúng con ra ngoại ô chơi một vòng”, nói rồi trong lòng còn tự đắc vì phản ứng nhanh nhạy của mình.

“Chắc không phải chỉ chiều nay mới không có tiết đấy chứ?”, Trần Ái Hoa lên tiếng.

Mặc Trì câm lặng, thầm hỏi, làm sao ba mẹ lại biết chuyện Tư Tồn bị đình chỉ học được nhỉ.

“Mẹ, rốt cuộc phía nhà trường nói thế nào?”, Mặc Trì luôn cho rằng lỗi của Tư Tồn chưa lớn đến mức bị đuổi học.

Trần Ái Hoa quyết không hé miệng nói thêm lấy nửa lời, Tư Tồn hoảng sợ, cuối cùng Thị trưởng Mặc cũng lên tiếng: “Nhà trường nói sẽ ghi lại một lỗi cảnh cáo trong học bạ, ngày mai Tư Tồn được quay lại trường, lên lớp bình thường”.

“Thật không ạ?”, Cả Mặc Trì và Tư Tồn cùng đồng thanh lên tiếng, hỏi mà như reo lên. Nỗi ngạc nhiên và niềm vui mừng cùng lúc vỡ òa.

Trần Ái Hoa thấy vậy giận dữ không chịu nổi, trẻ con thời nay thật không biết thế nào là xấu hổ, đúng là hết thuốc chữa.

“Hai đứa về phòng tắm rửa rồi nghỉ ngơi sớm đi, mai còn đi học”, Thị trưởng Mặc nói. Mặc Trì và Tư Tồn thấy mình như thể vừa được ban lệnh ân xá. Riêng Trần Ái Hoa, bà vẫn chưa hết giận, nói: “Em đã bảo không được để nó đi học rồi, mới học có nửa năm đã làm loạn lên thế này, về sau liệu có an thân sống với Mặc Trì không?”

Thị trưởng Mặc nhìn đôi vợ chồng nhỏ đang líu ríu dìu nhau lên tầng, mĩm cười nói: “Anh vẫn chỉ có một câu nói như trước thôi, con cái tự có phúc phần của chúng, chúng ta không quản được. Hơn nữa, con trai em cũng đâu phải hạng xoàng, nhìn hai đứa xứng đôi vừa lứa đấy chứ”.

Tư Tồn cuối cùng cũng được quay trở lại trường học.

Kì thi cuối kì mỗi lúc một gần, trước đó cô đã bỏ lỡ rất nhiều tiết học nên bây giờ nỗi sợ thi trượt khiến cô cảm thấy vô cùng lo lắng, vậy là từ sáng đến tối đều mải mê vùi đầu vào sách vở. Trong bầu không khí học tập căng thẳng, Tư Tồn còn nhận ra một số điều đã khác với trước kia.

Mỗi lần, cô cùng các chị em trong phòng ngồi ở hàng ghế đầu trên giảng đường hoặc đi trong trường hay xếp hàng mua đồ thì luôn có người chỉ trỏ vào họ rồi bình phẩm những câu kiểu như: "giai cấp Tư sản tự do hóa”: “thành phần lạc hậu”. Vu Tiểu Xuân nghiến răng nghiến lợi kể lại, sau khi họ bị đưa tới đồn cảnh sát, nhà trưởng đã mở hội nghị thảo luận riêng về vấn đề của họ và phê bình không ngớt. May thay, thầy giáo Đường trong Khoa đã ra sức bảo vệ, còn đưa ra văn kiện có dâu đỏ của Trung ương, cuối cùng cũng giúp họ bảo lưu được kết quả học tập.

Các cô gái phòng 302, ngoại trừ Lưu Anh ra, thì tất cả đều bị lưu một lỗi phạt trong học bạ. Sau trận “sóng to gió lớn” này, xem ra cả phòng đều nổi tiếng khắp trường. Bởi không dễ dàng gì thi được vào trường, giờ lại thêm nỗi sợ bị liên lụy, Lưu Anh đã mấy lần lên Khoa yêu cầu giáo viên cho đổi phòng, nhưng giáo viên nói chị là người chín chắn nên nhất định phải ở lại phòng 302, làm gương cho những cô gái còn lại. Tuy không được đổi phòng nhưng từ sau vụ đó, Lưu Anh đã quyết định vạch rõ ranh giới với mọi người.

Ngược lại, Tô Hồng Mai lại coi Tư Tồn như tri kỉ, bởi sau vụ vũ hội, cả Vu Tiểu Xuân, Trương Kế Phương, Đổng Lệ Bình đều đổ hết trách nhiệm lên người cô, chỉ có Tư Tồn không mảy may trách móc lấy một lời. Một lần, Tô Hồng Mai lén lút nói với Tư Tồn: “Mình sớm đã nhận ra cậu không giống những người đó, bọn họ quá lề thói, chẳng mấy mà lạc hậu đâu”.

Tư Tồn ngơ ngác hỏi: “Mình là người như thế nào cơ?”

Tô Hồng Mai thay chiếc áo sơ mi đỏ, phôi với quần đen rồi cố soi toàn thân trong chiếc gương bé tí: “Chẳng phải chúng ta cùng một ruột hay sao, có tư tưởng tiên tiến, dám nghĩ dám làm”.

Nhìn Tô Hồng Mai đang ngoe nguẩy trước gương, Tư Tồn vội xua tay nói: “Sao chúng ta có thể cùng một ruột được chứ, cậu là người thành phố, mình là người nông thôn mà”.

Tô Hồng Mai đóng chiếc gương lại, đưa ánh mắt sắc sảo nhìn Tư Tồn: “Cậu đừng hòng lừa được mình. Ngay từ hôm đầu tiên nhập học, mình đã biết cậu không phải người dưới quê. Người dưới quê đi học lấy đâu ra xe đưa đón, họ cũng không thể to gan như cậu được. Tư Tồn, nói cho mình biết, rốt cuộc ba mẹ cậu làm gì?”

“Ba mẹ mình đều là nông dân, cậu không tin thì thôi”, Tư Tồn nói.

“Thế chuyện cậu có xe đưa đón là thế nào?”, Tô Hồng Mai vẫn còn lưu lại ấn tượng rất sâu đậm về việc Tư Tồn từng ngồi trong xe hơi.

“Mình đã nói rồi, đó là xe của người thân”. Nói rồi Tư Tồn không để tâm đến Tô Hồng Mai nữa mà tiếp tục vùi đầu vào đọc sách. Kì thi đuổi đến sau lừng rồi, cô không thể lãng phí dù chỉ là một phút, một giây.

Tô Hồng Mai ngồi xuống bên cạnh cô rồi nói: “Ba mình là Phó Thị trưởng thành phố S. Mình biết chỉ có cán bộ cấp thành phô" mới có xe riêng, mới được dùng xe đưa đón người nhà”. Tư Tồn liền nhớ lại suy đoán của Vu Tiểu Xuân, quả nhiên Tô Hồng Mai đúng là con của cán bộ cao cấp.

“Mình không biết, đó chỉ là người họ hàng xa của mình thôi”. Lời dặn dò của cô Xuân Hồng năm xưa vẫn còn như văng vẳng bên tai Tư Tồn. Cô ấy dặn rằng, khi ra ngoài nhất định phải khiêm tốn, không nên khoe khoang mình là con dâu Thị trưởng, tránh đem lại những phiền phức không cần thiết cho ông.

Tô Hồng Mai cũng không gặng hỏi thêm nữa, song lại rủ: “Tối nay lại có vũ hội, cậu đi cùng mình nhé? Cả phòng này mình chỉ rủ mỗi mình cậu thôi đấy”.

Tư Tồn xua tay: “Mình không đi đâu, mình còn phải đọc sách”.

Tô Hồng Mai nhìn cô khinh miệt: “Không phải cậu sợ đấy chứ? Nói cho cậu biết, Trung ương đã ra chỉ thị rồi, chúng ta cần phải giải phóng tư tưởng”.

“Ai nói là mình sợ nào? Mình không thể hiểu được tại sao tham gia vũ hội lại biến thành giai cấp Tư sản được”, Tư Tồn nhớ đến lỗi phạt của mình và cảm thấy không khỏi bất bình: “Nhưng, bây giờ mình phải học đã, thi cử đến nơi rồi”.

“Cậu đúng là con mọt sách, mình đi một mình vậy”. Tô Hồng Mai liền đứng dậy, vươn vai, thẳng lưng, mắt không nhìn nghiêng, bước đi như một vũ công ba lê. “Cậu ta thật sự nghĩ mình là vũ công sao?”, Tư Tồn cười thầm lẩm bẩm.

Dưới sự sắp xếp nhiệt tình của Lưu Xuân Hồng, Mặc Trì được vào làm việc ở Cục Dân chính. Trong chuyện này cũng có sự góp tay của Trần Ái Hoa, bà không muốn Mặc Trì tiếp tục lãng phí thời gian ở nhà, để rồi tiền đồ bị hủy hoại, chẳng những thế tinh thần còn ngày càng đí xuống. Việc Mặc Trì giúp Tư Tồn nói dối chẳng phải chính là minh chứng rõ ràng nhất hay sao. Vậy nên, tốt nhất là anh phải có một công việc. 

Trong số những vị trí có thể lựa chọn, công việc phụ trách những vấn đề liên quan tới người tàn tật ở Cục Dân chính có lẽ là vô cùng thích hợp rồi. Bao nhiêu ánh mắt đều đang chòng chọc dõi theo xem con trai Thị trưởng Mặc sẽ ngồi vào vị trí nào. Trên thực tế, bà có thể thu xếp cho Mặc Trì vào một cơ quan khác tốt hơn, nhưng xét cho cùng, anh cũng chỉ  là một đứa trẻ tàn tật, vào làm Cục Dân chính e là mới có thể bịt miệng đám người thích hóng hớt đưa chuyện kia.

Trước hôm đi làm một ngày, Mặc Trì đã viết một lá thư gửi cho Tư Tồn: “Cuối cùng, anh đã kết thúc những ngày tháng dài đằng đẵng nghỉ dưỡng tại nhà và bước vào vị trí công tác mới, từ nay làm một thanh niên có ích cho xã hội. Hi vọng sinh viên Tư Tồn có thể coi đồng chí Mặc Trì như một tấm gương tốt, chăm chỉ học tập, ngày ngày tiến bộ. Chủ nhật hàng tuần em nhất định phải về, bởi trừ Chủ nhật ra, những ngày khác anh cũng không ở nhà”. Gắng viết thư bằng một giọng điệu thoải mái nhưng thật ra trong lòng Mặc Trì cảm thấy vô cùng chua chát. Làm việc ở Cục Dân chính, chuyên phụ trách công việc liên quan tới người tàn tật chẳng khác nào anh đang tự khắc hai chữ “tàn tật” lên người mình. Đam mê ấp ủ hồi còn nhỏ của Mặc Trì là được trở thành một nhà khoa học hoặc anh hùng chiến đâu, phi hành gia, nhà văn... Chưa bao giờ anh từng nghĩ mình sẽ thành một người tàn tật.

Cục Dân chính chỉ cách Đại học Phương Bắc có vài cây số nhưng cũng không vì thế mà họ được thường xuyên gặp gỡ. Với đầu óc linh hoạt, Mặc Trì liền nghĩ ra cách “hồng nhạn” truyền thư. Anh hẹn Tư Tồn, cứ cách hai ngày họ sẽ viết thư cho nhau một lần để chia sẻ những chuyện vui buồn trong cuộc sống.

“Tư Tồn, hôm nay là ngày đầu tiên đi làm nhưng anh được hưởng nghi thức đón tiếp chẳng khác nào Thủ trưởng cơ quan. Các đồng chí lãnh đạo của Cục Dân chính, Cục Vệ sinh, Cục Giáo dục đều chào đón anh ở nơi làm việc mới. Vị trí làm việc của anh là ở Ban phúc lợi. Trưởng ban đã ngoài năm mươi tuổi, tên Từ Khánh Đông, vừa gặp đã biết là một người tốt. Còn một người khác tên Trương Vệ Binh. Nhiều lúc họ nhiệt tình đến mức khiến anh thấy ngạt thở, cũng may văn phòng của Ban phúc lợi ở tầng một, nếu không ngày ngày họ đòi cõng anh lên văn phòng mất”.

“Mặc Trì, nhìn chữ mà như được gặp người vậy. Bọn em đang trong giai đoạn ôn tập để chuẩn bị thi cuối kì. Có quá nhiều bài em phải học thuộc lòng, giáo sư lại cực kì nghiêm khắc, đặc biệt là thầy giáo dạy môn Văn học Tiên Tần. Thầy ấy vờ bảo rằng sẽ khoanh trọng tâm ôn tập cho bọn em, nhưng anh biết không, kì thực trọng tâm ôn tập nằm từ trang mười đến trang ba trăm năm mươi lăm, trong đó mười trang đầu tiên là mục lục với lời nói đầu, còn sau trang ba trăm năm mươi ỉăm chỉ là thư mục sách tham khảo thôi”.

“Tư Tồn, anh không thích cô Lưu Xuân Hồng bắt Trương Vệ Binh phải để ý chăm sóc anh. Suốt ngày anh ấy rót nước, pha trà, đưa báo cho anh, ngay cả lúc anh đi vệ sinh cũng theo sau lưng. Đã xua ra chỗ khác mà anh ấy vẫn không chịu. Có một người đàn ông to lớn cứ chằm chặp bên cạnh thì anh có ra được không? Song, anh vẫn phải cảm ơn cô Lưu bởi vì cô ấy đã mang em đến bên anh. Chúng mình đều mang ơn cô ấy. Em hãy nỗ lực học tập và giữ gìn sức khỏe nhé”.

“Mặc Trì, nhìn chữ mà như được gặp người vậy. Tối nào cũng học bài tới hơn mười một giờ nhưng em vẫn thấy lo lắng lắm. Nhất là môn tiếng Anh, có bao nhiêu từ mới với bài khóa phải học thuộc lòng, thời gian khồng đủ thì em biết làm thế nào đây? Hồi đỗ đại học xong, em cứ tưởng từ giờ mình sẽ thoát được việc học thuộc lòng, ai ngờ giờ còn phải học thuộc nhiều thứ hơn. Bây giờ nghĩ lại, em thấy ở nhà viết thư pháp với anh là sướng nhất”.

“Tư Tồn à, với chữ viết của em người ta chỉ gọi là viết chữ thôi chứ chưa thể coi là thư pháp. Ban phúc lợi nơi anh làm việc chỉ có ba nhân viên, Trưởng ban Từ Khánh Đông phụ trách công việc chung nhưng cả ngày chẳng thấy mặt mũi đâu cả. Trương Vệ Binh lớn hơn anh vài tuổi, phụ trách việc đối ngoại, còn anh làm văn thư nhưng thật ra cũng chẳng phải làm gì cả. Thành phô" còn phải làm nhiều việc để chấn hưng lại nền kinh tế, nên tạm thời vẫn chưa để ý tới những người như anh. Tuy nhiên, anh hi vọng lãnh đạo có thể sớm đưa ra kế hoạch cụ thể để anh có việc mà làm”.

“Mặc Trì, nhìn chữ mà như được gặp người vậy. Thứ Hai tuần sau em bắt đầu thi học kì rồi. Em thật sự hơi căng thẳng, nếu thi không ra gì thì xấu hổ lắm.

Ngày nào em cùng học bài từ sáng đến tối, nhưng mà Lưu Anh còn lợi hại hơn, hôm nào chị ấy cũng ôn bài tới tận ba, bốn giờ sáng. Không khéo em đứng đội sổ mất thôi. Kì thi sẽ kéo dài trong vòng một tuần, em không biết mình có qua nổi không. Em nhớ anh nhiều lắm!”.

“Tư Tồn, phải nói em rất may mắn trong thi cử đấy. Hồi ôn thi đại học, em ôn tập có đến nơi đến chốn đâu mà vẫn đỗ đại học như thường. Thi học kì thì có đáng kể gì, chắc chắn em sẽ qua được thôi. Phải tự tin vào bản thân mình chứ. Còn anh, công việc hàng ngày của anh ở văn phòng là một tách trà và một tờ báo. Trương Vệ Binh vẫn ân cần như trước, cứ như anh có mặt ở đây không phải vì phục vụ nhân dân, mà là để Trương Vệ Binh phục vụ vậy. Phải nghĩ cách để trị anh ấy mới được. Các cơ quan khác cứ đến cuối năm lại bận rộn tối mắt tối mũi, còn Cục Dân chính thì chẳng có việc gì để làm”.

“Mặc Trì, nhìn chữ mà như được gặp người vậy. Ngày mai em bắt đầu bước vào kì thi rồi nên tuần tới đây sẽ không viết thư cho anh được. Song, em vẫn mong thư của anh. Thi học kì vừa căng thẳng lại vừa nhạt nhẽo, đọc thư của anh mới là việc khiến em vui nhất”.

“Tư Tồn, cứ nghĩ tới việc được gặp em vào tuần sau là anh cảm thấy vui khôn tả xiết. Lần này về nhà, anh sẽ dành cho em một điều bất ngờ, em ngốc thế, đừng mất công đoán mà làm gì. Sáng Chủ nhật em thi môn cuối đúng không? Thi xong thì về nhà ăn trưa luôn nhé! Anh sẽ bảo cô giúp việc làm thêm mấy món, mua thêm quả dưa hấu cho em giải khát. Em mau về với anh!”
Bình Luận (0)
Comment